Chúa Cứu Thế Là Vua
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chua Kitô Vua
( Lc 23, 35-43 )
Vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành lễ Chúa Kitô Vua với ước muốn cho mọi người thấy Vương quyền của Chúa Kitô Vua hoàn vũ, đồng thời hô vang : Hoan hô Chúa Cứu Thế là Vua!
Dòng dõi vua Đavít
Thiên Chúa đã thề hứa cùng David rằng, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời (x. 2. Sm 7,10). Nhưng sống cảnh lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Lời Chúa hứa qua miệng tiên tri Isaia có viết : “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11,1). Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
Đavid là vua, Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavid. Khi các đầu mục đến Hêbron yết kiến Ðavít và xin qui phục vương quyền của ông. Họ thưa : Ngài (tức là Ðavít) cũng là cốt nhục với chúng tôi. Ngài đã từng là tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi. Ngài đã được Thiên Chúa chọn để chăn dắt và lãnh đạo dân Người.
Những lời trên cho thấy một vị Vua của Israel... phải có cốt nhục với đồng bào của ông; phải vào sinh ra tử cho Ðất nước của họ; và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Nếu, Vương quốc của Ðavít chỉ có ở nơi Ðavít thì vương quốc của Chúa Kitô cũng chỉ có ở nơi Chúa Kitô và là công trình của Thiên Chúa và hoàn toàn lệ thuộc Chúa Kitô; nên Nước của Người không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu Kitô, tuy sinh ra như một con người; nhưng Người lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Ðavít là vị mục tử đầy nhân ái và đạo đức đã là hình ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho dân là Đức Giêsu Kitô, vua vũ hoàn. Cả hai đã được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận, nhằm bảo hộ bênh vực để dân Chúa được bình an và hạnh phúc.
Chúa Giêsu Kitô là Vua
Ai cũng biết suốt đời Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một ông Vua. Người còn nhất mực từ chối mỗi khi dân chúng có ý tưởng tôn Người làm Vua. Nhưng bỗng dưng Người có một thay đổi bất ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Người muốn tỏ ra mình là một ông vua thái hòa. Người cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Người đi, và Người chấp nhận để cho người ta tung hô mình là Con Vua Ðavít, vua của Israel.
Nhưng trong cuộc rước ấy, Người vẫn âm thầm. Và Người cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp nô nức ấy. Thế rồi Người bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước tòa. Chính ở đây và từ đây Người mới có thái độ làm vua.
Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh Giá, chúng ta khám phá ra Vị Vua Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, thương xót, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi : “Người này là vua dân Do thái” (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là vua ư? Sao có thể thế được? Người là Vua những gì?
Câu trả lời : Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua.
Vương quốc của Vua Giêsu là sự thật và là sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ Máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô. Vương quốc của Vua Chúa Giêsu, Đấng đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng.
Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô” (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô “(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La-mã thách thức Người :”Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi“(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết : “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa : “Ông hãy tự cứu mình đi !” Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.
Công dân Vua Giêsu
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: “hoặc cho mình hay cho Chúa” (x. Rm 14:7-9), vậy tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa?
Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loại thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin thương xót chúng con, xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chua Kitô Vua
( Lc 23, 35-43 )
Vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành lễ Chúa Kitô Vua với ước muốn cho mọi người thấy Vương quyền của Chúa Kitô Vua hoàn vũ, đồng thời hô vang : Hoan hô Chúa Cứu Thế là Vua!
Dòng dõi vua Đavít
Thiên Chúa đã thề hứa cùng David rằng, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời (x. 2. Sm 7,10). Nhưng sống cảnh lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Lời Chúa hứa qua miệng tiên tri Isaia có viết : “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11,1). Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
Đavid là vua, Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavid. Khi các đầu mục đến Hêbron yết kiến Ðavít và xin qui phục vương quyền của ông. Họ thưa : Ngài (tức là Ðavít) cũng là cốt nhục với chúng tôi. Ngài đã từng là tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi. Ngài đã được Thiên Chúa chọn để chăn dắt và lãnh đạo dân Người.
Những lời trên cho thấy một vị Vua của Israel... phải có cốt nhục với đồng bào của ông; phải vào sinh ra tử cho Ðất nước của họ; và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Nếu, Vương quốc của Ðavít chỉ có ở nơi Ðavít thì vương quốc của Chúa Kitô cũng chỉ có ở nơi Chúa Kitô và là công trình của Thiên Chúa và hoàn toàn lệ thuộc Chúa Kitô; nên Nước của Người không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu Kitô, tuy sinh ra như một con người; nhưng Người lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Ðavít là vị mục tử đầy nhân ái và đạo đức đã là hình ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho dân là Đức Giêsu Kitô, vua vũ hoàn. Cả hai đã được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận, nhằm bảo hộ bênh vực để dân Chúa được bình an và hạnh phúc.
Chúa Giêsu Kitô là Vua
Ai cũng biết suốt đời Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một ông Vua. Người còn nhất mực từ chối mỗi khi dân chúng có ý tưởng tôn Người làm Vua. Nhưng bỗng dưng Người có một thay đổi bất ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Người muốn tỏ ra mình là một ông vua thái hòa. Người cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Người đi, và Người chấp nhận để cho người ta tung hô mình là Con Vua Ðavít, vua của Israel.
Nhưng trong cuộc rước ấy, Người vẫn âm thầm. Và Người cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp nô nức ấy. Thế rồi Người bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước tòa. Chính ở đây và từ đây Người mới có thái độ làm vua.
Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh Giá, chúng ta khám phá ra Vị Vua Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, thương xót, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi : “Người này là vua dân Do thái” (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là vua ư? Sao có thể thế được? Người là Vua những gì?
Câu trả lời : Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua.
Vương quốc của Vua Giêsu là sự thật và là sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ Máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô. Vương quốc của Vua Chúa Giêsu, Đấng đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng.
Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô” (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô “(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La-mã thách thức Người :”Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi“(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết : “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa : “Ông hãy tự cứu mình đi !” Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.
Công dân Vua Giêsu
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: “hoặc cho mình hay cho Chúa” (x. Rm 14:7-9), vậy tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa?
Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loại thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin thương xót chúng con, xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ