Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN
Trước cả rue Du Bac, Paris (1830), Lộ Đức (1858), và Fatima (1917)... Đức Mẹ đã đến với con dân VN. Năm 1798, tại La Vang, Mẹ đến trong thời bách Đạo, đang lúc gian truân khốn khó. Đức Mẹ đã an ủi và nâng đỡ cha ông tiền nhân, không những giữ vững đức tin mà còn đổ máu đào tử đạo, vì danh Chúa. Giáo Hội đã tuyên phong hiển thánh cho 117 Thánh Tử Đạo, trong số hơn 130.000 Anh Hùng Tử Đạo. Sau Lavang, hai lần khác Đức Mẹ còn tỏ ra tình yêu thương hiền mẫu luôn bên cạnh giáo dân VN. Tại Trà Kiệu, 1885 và 1957 tại La Mã Bến Tre. Mọi nơi, lúc nào Mẹ cũng sẵn sàng ban ơn với những ai thành tâm chạy đến. Với niềm tin sâu xa, Giáo Hội VN xin tôn vinh Mẹ là ‘‘Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN’ chúng con.
Từ Nữ Tỳ đến Nữ Vương
Hành trình đức tin của Đức Maria khởi đầu từ giai thoại truyền tin (Lc 1, 26-38). Cô gái quê miền Nazareth Trinh Nữ Maria nhận ‘‘Vâng, tôi đây là ‘‘nữ tỳ’’ của Chúa’’ (Lc 1,38). Người nữ tỳ này được cất nhắc lên bậc ‘‘Nữ Vương’’. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc (Lc 1,48).
Việc cất nhắc người hèn mọn ‘‘Nữ Tỳ’’ lên bậc cao sang ‘‘Nữ Vương’’ là vua do lòng yêu thương của Thiên Chúa vì Bà đẹp lòng Thiên Chúa (Lc 1, 30), vừa do sự tin tưởng phó thác trọn vẹn đời mình vào ý định của Thiên Chúa : Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1,38).
Trinh Nữ Maria là môn đệ đầu tiên tin vào Thiên Chúa. Sau đó, suốt đời chấp nhận bao gian nguy thử thách sẽ đến, không lường trước. Sau cùng chỉ còn Đức Maria là người trung thành đứng dưới chân Thánh giá, cùng chia sẻ những đau đớn thống khổ của Con mình, là Chúa Cứu Thế (Ga 19, 25-27), trong khi các Tông Đồ bỏ hết.
Thiên Chúa đã thưởng công cho Đức Maria vì đức tin trung kiên và tình yêu say mến của Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ đã được tôn phong là Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Vương các Thánh. Như Công Đồng Vatican II tuyên xưng : Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Đức Maria được tôn vinh sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người. Vì Người là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô. Do đó, Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính. (Lumen Genum, 66)
Đức Maria có chịu tử đạo không?
Sách Giáo Lý Công Giáo định nghïa tử đạo là chứng tỏ tối cao mà ta làm chứng cho chân lý của đức tin, đó là chứng tỏ cho đến chết. Vì tử đạo làm chứng cho Chúa Kitô đã chết và đã sống lại mà họ tha thiết găn bó bằng bác ái (SGL, 2473).
Sách giáo lý chứng minh các trường hợp tử đạo khác nhau, như : Người mẹ diễm phúc của bảy người con tử đạo trong sách Macabê (2 Mcb 7, 22-23, 28) (SGL 297). Thánh Catarina thành Siêna (SGL 313). Thánh Gioan Baotixita (SGL 523). Chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (SGL 558). Hình thức ‘‘tử đạo khác’’ ăn chay, cầu nguyện, bố thí’’ nói lên sự hối cải bản thân...nhờ phép rửa và phúc tử đạo. (SGL 1434).
Chỉ lựa chọn ưng thuận hay từ chối. ‘‘Vâng’’ hay ‘‘không’’ dựa trên niềm tin vào giá trị của quyết định. Trong ngày truyền tin Đức Maria đã dùng chính mạng sống để làm chứng cho thánh Ý Thiên Chúa ‘‘Vâng, tôi đây là ‘‘nữ tỳ’’ của Chúa’’ Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1,38). Đức Maria có thai. Bởi phép Chúa Thánh Thần. (Lc 1, 26-27). Thực thi lời hứa trong huyền bí bất an, Maria hoàn toàn giữ kín (Mt 1,19). Theo triết gia Miguel de Unamuno (Tây Ban Nha, 1864-1936): Không tin mà sống như tin là ‘‘tử đạo’’. (Ns. HN 215, 11,2010, tr. 16)
Đức Mẹ đã xuất hiện công khai trong đời Chúa Giêsu, từ tiệc cưới Cana (Ga 2, 1-11). Công đồng Vatican II tóm lược cuộc đời Đức Mẹ : Như thế Đức Trinh Nữ cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên Thánh Giá, và Ngài cũng ở đó theo Ý Chúa (x. Ga 19, 25). Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một mình và dự phần vào hy lễ của Con với tấm lòng người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy lễ trong lòng mình sinh ra. Cuối cùng, chính Chúa Giêsu khi hấp hối trên Thánh Giá đã trối Ngài làm Mẹ của môn đệ qua lời ‘‘Thưa bà, này là con Bà’’ (x. Ga 19, 26-27) (Lumen Gentium, 58)
Nữ Vương các thánh Tử Đạo VN
Khai đầu Giáo Hội, những ngày chờ đợi Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được Đức Mẹ bên cạnh nâng đỡ cùng cầu nguyện tất cả cộng đoàn đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng mấy người phụ nữ với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và với anh em Người (Cv 1,14). Tiếp nối tư tưởng trên về sự
liên kết, và vai trò Đức Mẹ trong sứ vụ truyền giáo của các Tông Đồ, Công Đồng Vatican II xác định Đức Maria cũng tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần là Đấng bao phủ lấy Ngài trong ngày truyền tin...Và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quan trên trời cả hồn lẫn xác, và Thiên Chúa đã tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết (Lumen Gentium, 59). Công Đồng vui mừng và khuyến khích giáo dân kiên trì cầu khẩn Đức Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng cây trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành (Lumen Gentium 68).
Trang sử Giáo Hội VN cũng như Giáo Hội hoàn vũ đã được an toàn dưới cánh tay ‘Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu’’. Đức Mẹ đã đến với dân tộc VN ba lần. Sử sách còn ghi.
Năm 1798, tại La Vang, theo truyền khẩu, năm 1798, triêu đại Cảnh Thịnh (1792-1802), vua công khai ra sắc cấm đạo bắt, giam cấm tín hữu Công Giáo. Giáo dân thuộc ho đạo Cổ Vưu, Thạch Hãn đã trốn chạy vào La Vang Quảng Trị lánh nạn. Trong những đêm trốn tránh, đang khi cầu kinh, lần chuỗi, họ nhìn thấy nhiều lần có Bà Xinh Đẹp, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai Thiên Thần đứng chầu. Bà (Đức Mẹ) nói :
Các con hãy tin tưởng hãy vui lòng chịu khổ. Mẹ đã nhận lời chúng con cầu khẩn. Từ nay về sau hễ ai đến nơi đây kêu xin Mẹ, sẽ được toại nguyện.
Đức Mẹ đã ban ơn và chữa lành nhiều bệnh nhân. Tại đại hội La Vang đầu tiên, 8.8.1901, Đức Cha Gaspar Lộc đã tuyên bố ‘‘Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu’’ là tước hiệu Đức Mẹ La Vang và là bổn mạng của đền Thánh La Vang. (Lm Nguyễn Văn Ngọc, Linh Địa a Vang, TTĐM tái bản 1978; Lm Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, tr. 337)
Ngày 10. 9.1885, tại Trà Kiệu, Quảng Nam, Văn Thân kéo quân vây làng Công Giáo Quảng Trị. Linh Mục Bruyère (cố Nhơn) là cha xứ, gom họp giáo dân, trong tay chỉ có 5 khẩu súng và 40 viên đạn. Quân Văn Thân đông gấp 10 lÀn. Giáo dân vẫn cầm cự, trong 21 ngày lại còn thu về nhiều chiến lợi phẩm. Trong khi trai tráng chống kẻ thù, thì vào nhà thờ các cụ già lần chuỗi liên tục... Xin Đức Mẹ phù giúp. Đến ngày 11.9.1885, quân sỹ Công Giáo tấn công với khẩu hiệu ‘‘Giêsu, Maria Giuse’’. Quân địch bắn thế nào cũng không trúng vào ‘‘Bà Xinh Đẹp Áo Trắng’’ luôn đứng trên nóc nhà thờ. Đạn bắn vào nhà thờ chạy ngược lại địch, làm chết nhiều người. Địch quân nản, dùng voi đem phá hủy làng. Nhưng quân sỹ Công Giáo nổi lửa đốt voi. Quân địch bỏ chạy. Sau khi hết giao tranh, năm 1898, giáo dân Trà Kiệu xây nhà thờ trên đồi Bửu Châu để kỷ niệm chiến thắng Trà Kiệu. Nhà thờ mang tên ‘‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’’. Năm 1971, Đức Cha Phạm Ngọc Chi đã công bố, Trung tâm hành hương Trà Kiệu là Trung Tâm hành hương Giáo Phận Qui Nhơn. (TTĐM, 252, 12. 1998, tr. 19)
Ngày 2.2.1957, tại La Mã, Bến Tre sự kiện xảy ra như sau.
Năm 1930, khi lập nhà thờ Sơn Đốc, Vĩnh Long, cha sở Luca Sách có tặng nhà thờ bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, lộng kính. Đến năm 1957, chiến tranh, nhà cửa bị tàn phá, bổn đạo tản mát. Ông Nguyễn Văn Hạt đem ảnh Đức Mẹ về nhà, rồi ông lại trao bức ảnh cho con là Nguyễn Văn Thành đem về nhà riêng thờ kính.
Rồi, ngày 2.2.1957, cũng như bao người, gia đình anh Thành gặp khó khăn. Bức ảnh mất tích. Một hôm (đầu tháng 5) người gần nhà anh Thành tên Võ Thị Liếng (Cao Đài) đi xúc cá, vớt được khung ảnh. Anh Thành nhận ra đó là khung ảnh Đức Mẹ bị mất, chị Liếng cho lại anh Thành. Anh khám lại, nhưng chỉ còn đôi nét mờ mờ như nét bút chì...ảnh thật sự hư, không còn gì tôn thờ. Anh đem ra mái hiên che mưa. Vì tình hình chiền sự, anh Thành phải chạy lánh nạn qua quê vợ ở Tam Bình. Ông trùm Hạt còn nhà con, thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, mới đem về nhà đặt trên bàn thờ, sáng tối đọc kinh.
Ngày 7.10,1950, chiến sự bất ngờ tái diễn khu Bình Dơi. Ông Hạt và con út không kịp chạy, núp dưới tủ thờ qua cơn sóng gió. Căn nhà ông bị càn tan nát, riêng tủ thờ còn nguyên. Nhìn lên bức ảnh Đức Mẹ tạ ơn, thì bức ảnh phai mờ mục nát trước kia, nay sáng rõ nét tự bao giờ... Ông rướm lệ qùi tạ ơn. Hôm sau, giời lễ, ông đem ảnh Đức Mẹ đến nhà thờ. Ai cũng nhận là lạ lùng. Ông đem lại cho Cha Sách ở Cái Bông coi. Ngày 20.6.1951, ảnh Đức Mẹ được tôn kính tại nhà thờ mới tên là La Mã (tên cũ Cái Bông)
Lễ Đức Me Lên Trời 15.8. 1951, nhà thờ Cái Sơn mượn ảnh về làm tuần 9 ngày, sau khi rước Đức Mẹ quanh nhà thờ, người ta lại thấy bức ảnh Đức Mẹ có thêm triều thiên. Cả ngàn người có mặt cảm động. Hiện nay nhiều người còn giữ ảnh Đức Mẹ chưa có triều thiên. Nghe tin có những sự lạ này, người ta tuốn đến đông khấn xin và có người tuyên bố mình được phép lạ. Ngày 11.2.1952, Đức Cha Ngô Đình Thục giám mục Vĩnh Long đã ra huấn lệnh đến kính viếng thánh ảnh này.
Gương các Thánh Tử Đạo VN
Nếu đức tin là hồng ân Chúa ban tặng cho nhân loại, thì làm chứng bằng tính mạng của các Thánh Tử Đạo VN lại là quà tặng qúi giá hơn nữa. Qua sự phù hộ của Đức Mẹ. Ngày nay không còn ‘‘tử đạo’’ như xưa, nhưng những khó khăn thử thách trong đời sống, sống đạo cũng là hình thức tử đạo. Tử đạo bằng lửa, trung thành với đức tin Kitô giáo.
Thánh Phaolô Tống Viết Bường (Huế, 1773-1833)
Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một viên quan thanh liêm, dòng tộc Công Giáo thuần túy, lại có lòng thương người và mộ mến Đức Mẹ. Thời gian trong tù, Ngài khuyên các bạn tù kiên tâm dũng cảm, cầu nguyện và tín thác nơi Đức Mẹ để được ơn bền đỗ đền cùng, và chấp nhận vác thánh giá theo đường chông gai Chúa dành cho. Đứng trước cực hình đau khổ Ông luôn cậy trông vào Đức Mẹ. Ông suy gẫm và lần chỗi mỗi ngày. Có dịp Ông lân la đến dạy bạn tù suy ngẫm và đọc kinh Mân Côi. Nhờ ơn lành Đức Mẹ, thánh Phaolô Bường can đảm tuyên bố khi nhận bản án tử hình cùng với sáu bản tử đạo khác, rằng : Xin anh em thêm lời cầu nguyện để tôi can đảm lãnh nhận thánh Ý Chúa. Đừng lo cho tôi, xin anh em luôn đi theo đường lối của Chúa. (23.10.1833).
Thánh Lm. Tôma Đinh Viết Dụ (Bùi Chu, 1783-1839)
Sau khi thụ phong linh mục, cha Dụ xin gia nhập Dòng Đa Minh, chuyên truyền bá kinh Mân Côi. Cha khấn dòng ngày 21.12.1814. Từ đó, tài sản duy nhất cha mang theo trong người chỉ có chuỗi tràng hạt, một vũ khí quí báu và hành trang vô giá suốt đời. Nơi linh mục của cha là gương mẫu chiêm niệm, say mê suy ngẫm cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Ngày 20.5.1839, cha bị bắt ngay sau khi vừa dâng lễ xong. Tại đình làng, trước mặt quan, quân lính lục soát người cha, tưởng là tìm được tài liệu và đồ thánh để ghép tội cha. Nhưng người ta chỉ thấy có nguyên chuỗi tràng hạt mà thôi. Bị đánh đập tàn nhẫn đến ngất sỉu nhiều lần, cha vẫn chịu đựng gan dạ và nói với bà cụ vào thăm : Sức tôi tuy giảm, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được nữa. Chúa đã chịu bao cực hình để cứu chuộc nhân loại. Tôi sẵn sàng chịu mọi cực khổ này mong giống Chúa phần nào. Lửa yêu mến Đức Mẹ nồng nàn giúp thánh Toma Dụ can đảm ra pháp trường, vào cùng ngày ngân khánh linh mục (1814-1839) cùng với thánh linh mục bạn cùng dòng Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên (Thái Bình, 1786-1839).
Thánh Lý Trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ (Phát Diệm, 1804-1838)
Mười tuổi đã mồ côi mẹ, và 12 tuổi mất cha, Thánh lý trưởng Micae Nguyển Huy Mỹ có lòng kính mến Đức Mẹ và các việc đạo đức khác với các trẻ em cùng tuổi trong làng. Thường ngày, cậu tìm nơi vắng vẻ trong vườn để lần chuỗi và cầu nguyện một mình. Lập gia đình năm 20 tuổi, và có 8 người con, Ông thúc dục vợ con đi lễ đọc kinh kính Đức Mẹ mỗi ngày. Khi làm lý trưởng làng Kẻ Vĩnh, Ông luôn sát cánh với thánh linh mục Giuse Marchand Du (Pháp, 1803-1835) giúp các linh mục và các chủng sinh Vĩnh Trị Mỗi tối, hay trước khi đi tuần, canh giữ hay kiểm soát an ninh, Ông thường đọc kinh với phu tuần. Ông Lý Mỹ bị nhốt chung với bố vợ là thánh trùm họ Antôn Nguyễn Đích (Bùi Chu, 1769-1838) và thánh linh mục Giacôbê Mai Năm (Thanh Hóa, 1781-1838). Thấy bố vợ già, đã 70 tuổi, con rể Lý Mỹ mới 34 tuổi xin chịu đòn thay. Thiếu thốn tình mẹ trong gia đình, Thánh Micae Mỹ được Đức Mẹ thay thế chæm sóc về mặt thiêng liêng từ nhỏ tới lúc ngã gục trên vũng máu vì đức tin, ngày 12.8.1838. Cùng tử đạo có thánh Antôn Nguyễn Đích và thánh linh mục Giacôbê Mai Năm.
Thánh Linh Mục Gioan Théophane Vénard Ven (Pháp, 1829-1861)
Thánh Vénard Ven sinh ra trong một gia đình đạo hạnh ở Poitier, Pháp. Năm 1841, Gioan Théophane Vénard Ven khi còn ở trung học Doué la Fontaine ở Anjou đã gia nhập Hội Con Đức Mẹ, lần chuỗi mỗi ngày. Trong thư gửi cho chị Mélanie, Vénard viết rằng: Em tin chị hay, em có sửa cải tính nết, và em quyết tâm lần chuỗi mỗi tuần để kính Mẹ Maria. Ngày 8.12.18 và qua thư khác, Vénard viết: Em hứa với Mẹ Maria, kể từ hôm nay, ngày 17.6.1847, hàng ngày em lần hạt mân côi kính Đức Mẹ.
Năm 10 tuổi, Ven xưng tội và rước lễ lần đầu, Vénard đã ghi lòng cảm mến Đức Mẹ : Xin cha mẹ, chị và hai em cầu xin Đức Mẹ để con được chuẩn bị đón Ngài cho chu đáo tử tế xứng đáng. Năm 1843, thân mẫu qua đời. Théophane hoàn toàn phó thác vào Đức Mẹ trên trời. Từ chủng viện Thừa Sai Paris, Théopnane viết thư cho gia đình, ngoài thăm hỏi, còn viết: Con rất sung sướng được Mẹ Maria phù hộ, dìu dắt. Con tự xét mình như đứa con cưng của Đức Mẹ vậy. Ngày lãnh chức Cắt Tóc, năm 1848, Thày Vénard ghi đã tạ ơn Đức Mẹ : Cắt tóc có nghĩa là thuộc về Đức Mẹ. Lạy Nữ Vương hàng giáo sỹ, xin cầu cho chúng con.
Ngày 20.8.1852, từ hội Thừa Sai Paris, 28 rue du Bac, có sáu linh mục lên đường đi truyền giáo xa. Trong đó, có Vénard, bị bệnh thương hàn nặng nên bị hoãn lại. Cả trường làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ, Vénard khỏi bệnh nhanh chóng và được cử đi Việt Nam thay thế cho một cha mới bị trục xuất khỏi Việ Nam.
Tháng 4.1860, Cha bị bắt, lúc trong sắc tay của Cha chỉ có tràng hạt và sách kinh nguyện. Từ nhà giam, cha viết thư về tâm sự với chị Mélanie, thay mẹ đã qua đời: Em ngồi bó gối trong cũ gỗ, có 8 lính canh, đám đông tò mò ồn ào bu lại coi. Em cầu xin với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ thương phù hộ người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ.
Ngày 3.1.1861, vị anh hùng tử đạo gửi thư cho ĐC Theurel bày tỏ niềm tin sắt son và yêu mến Mẹ Maria: Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống dưới lưỡi gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé như trái nho chín mọng, như bông hồng nở rộ được ngắt dâng kính Mẹ. Ave Maria. Nửa giờ trước khi bị chém, Cha Thánh không ngừng ca hát thánh vịnh và kết thúc bằng kinh Magnificat. Ngày 2.2.1861, cha bị chém đầu. Nhằm ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Ngày nay, tại nhà thờ họ tại Poitier, người ta còn giữ bàn thờ Cha làm lễ trước khi qua VN. Và trong gia đình Cha còn giữ thư Cha viết từ VN về.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã gửi sứ điệp cho Giáo Hội VN qua Đức TGM Nguyễn Như Thể, ngày 16.12.1997, dịp khai mạc năm toàn xá kỷ niệm 200, từ 13-15.8.1998, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang : Suốt hai thế kỷ qua, sứ điệp ‘‘các con hãy tin tưởng hãy vui lòng chịu đau khổ. Mẹ đã nhận lời các con cầu khấn. Từ nay về sau, hễ ai đến kêu xin Mẹ tại nơi đây, sẽ được toại nguyện’’ vẫn luôn luôn hợp thời, đã được sốt sáng đón nhận tại La Vang...Tôi chúc tụng Thiên Chúa đã không bao giờ bỏ toàn dân này trong những ngày hạnh phúc cũng như trong những lúc khốn cùng...Tôi đồng tâm hiệp ý trong lời cầu nguyện với đông đảo khách hành hương về La Vang và tha thiết khẩn cầu Mẹ Chúa Kitô, Mẹ nhân loại cho toàn dân VN cũng như các cộng đoàn Kitô hữu VN sống ở hải ngoại. Ước gì họ đặt tin tưởng vào Đức Trinh Nữ rất thánh, Đấng đang đồng hành với họ trong cuộc lữ hành trần thế với tất cả tình hiền mẫu. Dù sống bất cứ nơi đâu, ước gì họ là những môn đệ của Chúa Kitô, trung thành và quảng đại làm chứng nhân cho tình yêu vô biên cûa Thiên Chúa ở giữa anh chị em mình (Vietcatholic network. 21.5.98)
Nhớ ơn các Thánh Tử Đạo và cùng dâng lời cảm tạ Đức Mẹ, mỗi khi đọc kinh các Thánh Tử Đạo VN Kính lạy các Thánh Tử Đạo VN, xưa đã biết dùng ơn Chúa mà lướt thắng mọi khó khăn khổ cực, để gieo rắc hạt giống Phúc m và xây dựng Hội Thánh Chúa trên đất nước VN. Các Thánh đã can đảm tuyên xưng đức tin đến hy sinh mạng sống vì lòng yêu mến Chúa và phần rỗi các linh hồn, nên đáng hưởng hạnh phúc trên trời. Chúng con xin hiệp ý cùng các thánh tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạ đã ban cho các Thánh được hồng phúc như vậy. Chúng con hoan hỉ ca tụng các Thánh là những hoa tươi đầu mùa cao qúy của Hội Thánh VN.
Xin các Thánh cầu bầu cho chúng con, là con cháu biết noi gương và sống đạo Phúc m, thi hành Bác Ái, trung thành với Hội Thánh và yêu mến Quê Hương. Và khi chúng con gặp khó khăn nguy hiểm, xin Các Thánh giúp đỡ ủi an, để chúng con đủ sức vâng theo Thánh Ý Chúa, cộng tác vào mầu nhiệm Thập Giá cứu độ của Chúa Giêsu, tiếp tục con đường các Thánh đã đi hầu đạt tới hạnh phúc muôn đời. Amen.
(TGM Nguyễn Văn Bình, Imprimatur, 10.8.1988)¾
Trước cả rue Du Bac, Paris (1830), Lộ Đức (1858), và Fatima (1917)... Đức Mẹ đã đến với con dân VN. Năm 1798, tại La Vang, Mẹ đến trong thời bách Đạo, đang lúc gian truân khốn khó. Đức Mẹ đã an ủi và nâng đỡ cha ông tiền nhân, không những giữ vững đức tin mà còn đổ máu đào tử đạo, vì danh Chúa. Giáo Hội đã tuyên phong hiển thánh cho 117 Thánh Tử Đạo, trong số hơn 130.000 Anh Hùng Tử Đạo. Sau Lavang, hai lần khác Đức Mẹ còn tỏ ra tình yêu thương hiền mẫu luôn bên cạnh giáo dân VN. Tại Trà Kiệu, 1885 và 1957 tại La Mã Bến Tre. Mọi nơi, lúc nào Mẹ cũng sẵn sàng ban ơn với những ai thành tâm chạy đến. Với niềm tin sâu xa, Giáo Hội VN xin tôn vinh Mẹ là ‘‘Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN’ chúng con.
Từ Nữ Tỳ đến Nữ Vương
Hành trình đức tin của Đức Maria khởi đầu từ giai thoại truyền tin (Lc 1, 26-38). Cô gái quê miền Nazareth Trinh Nữ Maria nhận ‘‘Vâng, tôi đây là ‘‘nữ tỳ’’ của Chúa’’ (Lc 1,38). Người nữ tỳ này được cất nhắc lên bậc ‘‘Nữ Vương’’. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc (Lc 1,48).
Việc cất nhắc người hèn mọn ‘‘Nữ Tỳ’’ lên bậc cao sang ‘‘Nữ Vương’’ là vua do lòng yêu thương của Thiên Chúa vì Bà đẹp lòng Thiên Chúa (Lc 1, 30), vừa do sự tin tưởng phó thác trọn vẹn đời mình vào ý định của Thiên Chúa : Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1,38).
Trinh Nữ Maria là môn đệ đầu tiên tin vào Thiên Chúa. Sau đó, suốt đời chấp nhận bao gian nguy thử thách sẽ đến, không lường trước. Sau cùng chỉ còn Đức Maria là người trung thành đứng dưới chân Thánh giá, cùng chia sẻ những đau đớn thống khổ của Con mình, là Chúa Cứu Thế (Ga 19, 25-27), trong khi các Tông Đồ bỏ hết.
Thiên Chúa đã thưởng công cho Đức Maria vì đức tin trung kiên và tình yêu say mến của Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ đã được tôn phong là Nữ Vương Thiên Đàng, Nữ Vương các Thánh. Như Công Đồng Vatican II tuyên xưng : Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Đức Maria được tôn vinh sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người. Vì Người là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô. Do đó, Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính. (Lumen Genum, 66)
Đức Maria có chịu tử đạo không?
Sách Giáo Lý Công Giáo định nghïa tử đạo là chứng tỏ tối cao mà ta làm chứng cho chân lý của đức tin, đó là chứng tỏ cho đến chết. Vì tử đạo làm chứng cho Chúa Kitô đã chết và đã sống lại mà họ tha thiết găn bó bằng bác ái (SGL, 2473).
Sách giáo lý chứng minh các trường hợp tử đạo khác nhau, như : Người mẹ diễm phúc của bảy người con tử đạo trong sách Macabê (2 Mcb 7, 22-23, 28) (SGL 297). Thánh Catarina thành Siêna (SGL 313). Thánh Gioan Baotixita (SGL 523). Chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (SGL 558). Hình thức ‘‘tử đạo khác’’ ăn chay, cầu nguyện, bố thí’’ nói lên sự hối cải bản thân...nhờ phép rửa và phúc tử đạo. (SGL 1434).
Chỉ lựa chọn ưng thuận hay từ chối. ‘‘Vâng’’ hay ‘‘không’’ dựa trên niềm tin vào giá trị của quyết định. Trong ngày truyền tin Đức Maria đã dùng chính mạng sống để làm chứng cho thánh Ý Thiên Chúa ‘‘Vâng, tôi đây là ‘‘nữ tỳ’’ của Chúa’’ Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1,38). Đức Maria có thai. Bởi phép Chúa Thánh Thần. (Lc 1, 26-27). Thực thi lời hứa trong huyền bí bất an, Maria hoàn toàn giữ kín (Mt 1,19). Theo triết gia Miguel de Unamuno (Tây Ban Nha, 1864-1936): Không tin mà sống như tin là ‘‘tử đạo’’. (Ns. HN 215, 11,2010, tr. 16)
Đức Mẹ đã xuất hiện công khai trong đời Chúa Giêsu, từ tiệc cưới Cana (Ga 2, 1-11). Công đồng Vatican II tóm lược cuộc đời Đức Mẹ : Như thế Đức Trinh Nữ cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên Thánh Giá, và Ngài cũng ở đó theo Ý Chúa (x. Ga 19, 25). Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một mình và dự phần vào hy lễ của Con với tấm lòng người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế hy lễ trong lòng mình sinh ra. Cuối cùng, chính Chúa Giêsu khi hấp hối trên Thánh Giá đã trối Ngài làm Mẹ của môn đệ qua lời ‘‘Thưa bà, này là con Bà’’ (x. Ga 19, 26-27) (Lumen Gentium, 58)
Nữ Vương các thánh Tử Đạo VN
Khai đầu Giáo Hội, những ngày chờ đợi Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ đã được Đức Mẹ bên cạnh nâng đỡ cùng cầu nguyện tất cả cộng đoàn đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng mấy người phụ nữ với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và với anh em Người (Cv 1,14). Tiếp nối tư tưởng trên về sự
liên kết, và vai trò Đức Mẹ trong sứ vụ truyền giáo của các Tông Đồ, Công Đồng Vatican II xác định Đức Maria cũng tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần là Đấng bao phủ lấy Ngài trong ngày truyền tin...Và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quan trên trời cả hồn lẫn xác, và Thiên Chúa đã tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết (Lumen Gentium, 59). Công Đồng vui mừng và khuyến khích giáo dân kiên trì cầu khẩn Đức Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng cây trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành (Lumen Gentium 68).
Trang sử Giáo Hội VN cũng như Giáo Hội hoàn vũ đã được an toàn dưới cánh tay ‘Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu’’. Đức Mẹ đã đến với dân tộc VN ba lần. Sử sách còn ghi.
Năm 1798, tại La Vang, theo truyền khẩu, năm 1798, triêu đại Cảnh Thịnh (1792-1802), vua công khai ra sắc cấm đạo bắt, giam cấm tín hữu Công Giáo. Giáo dân thuộc ho đạo Cổ Vưu, Thạch Hãn đã trốn chạy vào La Vang Quảng Trị lánh nạn. Trong những đêm trốn tránh, đang khi cầu kinh, lần chuỗi, họ nhìn thấy nhiều lần có Bà Xinh Đẹp, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai Thiên Thần đứng chầu. Bà (Đức Mẹ) nói :
Các con hãy tin tưởng hãy vui lòng chịu khổ. Mẹ đã nhận lời chúng con cầu khẩn. Từ nay về sau hễ ai đến nơi đây kêu xin Mẹ, sẽ được toại nguyện.
Đức Mẹ đã ban ơn và chữa lành nhiều bệnh nhân. Tại đại hội La Vang đầu tiên, 8.8.1901, Đức Cha Gaspar Lộc đã tuyên bố ‘‘Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu’’ là tước hiệu Đức Mẹ La Vang và là bổn mạng của đền Thánh La Vang. (Lm Nguyễn Văn Ngọc, Linh Địa a Vang, TTĐM tái bản 1978; Lm Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, tr. 337)
Ngày 10. 9.1885, tại Trà Kiệu, Quảng Nam, Văn Thân kéo quân vây làng Công Giáo Quảng Trị. Linh Mục Bruyère (cố Nhơn) là cha xứ, gom họp giáo dân, trong tay chỉ có 5 khẩu súng và 40 viên đạn. Quân Văn Thân đông gấp 10 lÀn. Giáo dân vẫn cầm cự, trong 21 ngày lại còn thu về nhiều chiến lợi phẩm. Trong khi trai tráng chống kẻ thù, thì vào nhà thờ các cụ già lần chuỗi liên tục... Xin Đức Mẹ phù giúp. Đến ngày 11.9.1885, quân sỹ Công Giáo tấn công với khẩu hiệu ‘‘Giêsu, Maria Giuse’’. Quân địch bắn thế nào cũng không trúng vào ‘‘Bà Xinh Đẹp Áo Trắng’’ luôn đứng trên nóc nhà thờ. Đạn bắn vào nhà thờ chạy ngược lại địch, làm chết nhiều người. Địch quân nản, dùng voi đem phá hủy làng. Nhưng quân sỹ Công Giáo nổi lửa đốt voi. Quân địch bỏ chạy. Sau khi hết giao tranh, năm 1898, giáo dân Trà Kiệu xây nhà thờ trên đồi Bửu Châu để kỷ niệm chiến thắng Trà Kiệu. Nhà thờ mang tên ‘‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’’. Năm 1971, Đức Cha Phạm Ngọc Chi đã công bố, Trung tâm hành hương Trà Kiệu là Trung Tâm hành hương Giáo Phận Qui Nhơn. (TTĐM, 252, 12. 1998, tr. 19)
Ngày 2.2.1957, tại La Mã, Bến Tre sự kiện xảy ra như sau.
Năm 1930, khi lập nhà thờ Sơn Đốc, Vĩnh Long, cha sở Luca Sách có tặng nhà thờ bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, lộng kính. Đến năm 1957, chiến tranh, nhà cửa bị tàn phá, bổn đạo tản mát. Ông Nguyễn Văn Hạt đem ảnh Đức Mẹ về nhà, rồi ông lại trao bức ảnh cho con là Nguyễn Văn Thành đem về nhà riêng thờ kính.
Rồi, ngày 2.2.1957, cũng như bao người, gia đình anh Thành gặp khó khăn. Bức ảnh mất tích. Một hôm (đầu tháng 5) người gần nhà anh Thành tên Võ Thị Liếng (Cao Đài) đi xúc cá, vớt được khung ảnh. Anh Thành nhận ra đó là khung ảnh Đức Mẹ bị mất, chị Liếng cho lại anh Thành. Anh khám lại, nhưng chỉ còn đôi nét mờ mờ như nét bút chì...ảnh thật sự hư, không còn gì tôn thờ. Anh đem ra mái hiên che mưa. Vì tình hình chiền sự, anh Thành phải chạy lánh nạn qua quê vợ ở Tam Bình. Ông trùm Hạt còn nhà con, thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, mới đem về nhà đặt trên bàn thờ, sáng tối đọc kinh.
Ngày 7.10,1950, chiến sự bất ngờ tái diễn khu Bình Dơi. Ông Hạt và con út không kịp chạy, núp dưới tủ thờ qua cơn sóng gió. Căn nhà ông bị càn tan nát, riêng tủ thờ còn nguyên. Nhìn lên bức ảnh Đức Mẹ tạ ơn, thì bức ảnh phai mờ mục nát trước kia, nay sáng rõ nét tự bao giờ... Ông rướm lệ qùi tạ ơn. Hôm sau, giời lễ, ông đem ảnh Đức Mẹ đến nhà thờ. Ai cũng nhận là lạ lùng. Ông đem lại cho Cha Sách ở Cái Bông coi. Ngày 20.6.1951, ảnh Đức Mẹ được tôn kính tại nhà thờ mới tên là La Mã (tên cũ Cái Bông)
Lễ Đức Me Lên Trời 15.8. 1951, nhà thờ Cái Sơn mượn ảnh về làm tuần 9 ngày, sau khi rước Đức Mẹ quanh nhà thờ, người ta lại thấy bức ảnh Đức Mẹ có thêm triều thiên. Cả ngàn người có mặt cảm động. Hiện nay nhiều người còn giữ ảnh Đức Mẹ chưa có triều thiên. Nghe tin có những sự lạ này, người ta tuốn đến đông khấn xin và có người tuyên bố mình được phép lạ. Ngày 11.2.1952, Đức Cha Ngô Đình Thục giám mục Vĩnh Long đã ra huấn lệnh đến kính viếng thánh ảnh này.
Gương các Thánh Tử Đạo VN
Nếu đức tin là hồng ân Chúa ban tặng cho nhân loại, thì làm chứng bằng tính mạng của các Thánh Tử Đạo VN lại là quà tặng qúi giá hơn nữa. Qua sự phù hộ của Đức Mẹ. Ngày nay không còn ‘‘tử đạo’’ như xưa, nhưng những khó khăn thử thách trong đời sống, sống đạo cũng là hình thức tử đạo. Tử đạo bằng lửa, trung thành với đức tin Kitô giáo.
Thánh Phaolô Tống Viết Bường (Huế, 1773-1833)
Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một viên quan thanh liêm, dòng tộc Công Giáo thuần túy, lại có lòng thương người và mộ mến Đức Mẹ. Thời gian trong tù, Ngài khuyên các bạn tù kiên tâm dũng cảm, cầu nguyện và tín thác nơi Đức Mẹ để được ơn bền đỗ đền cùng, và chấp nhận vác thánh giá theo đường chông gai Chúa dành cho. Đứng trước cực hình đau khổ Ông luôn cậy trông vào Đức Mẹ. Ông suy gẫm và lần chỗi mỗi ngày. Có dịp Ông lân la đến dạy bạn tù suy ngẫm và đọc kinh Mân Côi. Nhờ ơn lành Đức Mẹ, thánh Phaolô Bường can đảm tuyên bố khi nhận bản án tử hình cùng với sáu bản tử đạo khác, rằng : Xin anh em thêm lời cầu nguyện để tôi can đảm lãnh nhận thánh Ý Chúa. Đừng lo cho tôi, xin anh em luôn đi theo đường lối của Chúa. (23.10.1833).
Thánh Lm. Tôma Đinh Viết Dụ (Bùi Chu, 1783-1839)
Sau khi thụ phong linh mục, cha Dụ xin gia nhập Dòng Đa Minh, chuyên truyền bá kinh Mân Côi. Cha khấn dòng ngày 21.12.1814. Từ đó, tài sản duy nhất cha mang theo trong người chỉ có chuỗi tràng hạt, một vũ khí quí báu và hành trang vô giá suốt đời. Nơi linh mục của cha là gương mẫu chiêm niệm, say mê suy ngẫm cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Ngày 20.5.1839, cha bị bắt ngay sau khi vừa dâng lễ xong. Tại đình làng, trước mặt quan, quân lính lục soát người cha, tưởng là tìm được tài liệu và đồ thánh để ghép tội cha. Nhưng người ta chỉ thấy có nguyên chuỗi tràng hạt mà thôi. Bị đánh đập tàn nhẫn đến ngất sỉu nhiều lần, cha vẫn chịu đựng gan dạ và nói với bà cụ vào thăm : Sức tôi tuy giảm, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được nữa. Chúa đã chịu bao cực hình để cứu chuộc nhân loại. Tôi sẵn sàng chịu mọi cực khổ này mong giống Chúa phần nào. Lửa yêu mến Đức Mẹ nồng nàn giúp thánh Toma Dụ can đảm ra pháp trường, vào cùng ngày ngân khánh linh mục (1814-1839) cùng với thánh linh mục bạn cùng dòng Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên (Thái Bình, 1786-1839).
Thánh Lý Trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ (Phát Diệm, 1804-1838)
Mười tuổi đã mồ côi mẹ, và 12 tuổi mất cha, Thánh lý trưởng Micae Nguyển Huy Mỹ có lòng kính mến Đức Mẹ và các việc đạo đức khác với các trẻ em cùng tuổi trong làng. Thường ngày, cậu tìm nơi vắng vẻ trong vườn để lần chuỗi và cầu nguyện một mình. Lập gia đình năm 20 tuổi, và có 8 người con, Ông thúc dục vợ con đi lễ đọc kinh kính Đức Mẹ mỗi ngày. Khi làm lý trưởng làng Kẻ Vĩnh, Ông luôn sát cánh với thánh linh mục Giuse Marchand Du (Pháp, 1803-1835) giúp các linh mục và các chủng sinh Vĩnh Trị Mỗi tối, hay trước khi đi tuần, canh giữ hay kiểm soát an ninh, Ông thường đọc kinh với phu tuần. Ông Lý Mỹ bị nhốt chung với bố vợ là thánh trùm họ Antôn Nguyễn Đích (Bùi Chu, 1769-1838) và thánh linh mục Giacôbê Mai Năm (Thanh Hóa, 1781-1838). Thấy bố vợ già, đã 70 tuổi, con rể Lý Mỹ mới 34 tuổi xin chịu đòn thay. Thiếu thốn tình mẹ trong gia đình, Thánh Micae Mỹ được Đức Mẹ thay thế chæm sóc về mặt thiêng liêng từ nhỏ tới lúc ngã gục trên vũng máu vì đức tin, ngày 12.8.1838. Cùng tử đạo có thánh Antôn Nguyễn Đích và thánh linh mục Giacôbê Mai Năm.
Thánh Linh Mục Gioan Théophane Vénard Ven (Pháp, 1829-1861)
Thánh Vénard Ven sinh ra trong một gia đình đạo hạnh ở Poitier, Pháp. Năm 1841, Gioan Théophane Vénard Ven khi còn ở trung học Doué la Fontaine ở Anjou đã gia nhập Hội Con Đức Mẹ, lần chuỗi mỗi ngày. Trong thư gửi cho chị Mélanie, Vénard viết rằng: Em tin chị hay, em có sửa cải tính nết, và em quyết tâm lần chuỗi mỗi tuần để kính Mẹ Maria. Ngày 8.12.18 và qua thư khác, Vénard viết: Em hứa với Mẹ Maria, kể từ hôm nay, ngày 17.6.1847, hàng ngày em lần hạt mân côi kính Đức Mẹ.
Năm 10 tuổi, Ven xưng tội và rước lễ lần đầu, Vénard đã ghi lòng cảm mến Đức Mẹ : Xin cha mẹ, chị và hai em cầu xin Đức Mẹ để con được chuẩn bị đón Ngài cho chu đáo tử tế xứng đáng. Năm 1843, thân mẫu qua đời. Théophane hoàn toàn phó thác vào Đức Mẹ trên trời. Từ chủng viện Thừa Sai Paris, Théopnane viết thư cho gia đình, ngoài thăm hỏi, còn viết: Con rất sung sướng được Mẹ Maria phù hộ, dìu dắt. Con tự xét mình như đứa con cưng của Đức Mẹ vậy. Ngày lãnh chức Cắt Tóc, năm 1848, Thày Vénard ghi đã tạ ơn Đức Mẹ : Cắt tóc có nghĩa là thuộc về Đức Mẹ. Lạy Nữ Vương hàng giáo sỹ, xin cầu cho chúng con.
Ngày 20.8.1852, từ hội Thừa Sai Paris, 28 rue du Bac, có sáu linh mục lên đường đi truyền giáo xa. Trong đó, có Vénard, bị bệnh thương hàn nặng nên bị hoãn lại. Cả trường làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ, Vénard khỏi bệnh nhanh chóng và được cử đi Việt Nam thay thế cho một cha mới bị trục xuất khỏi Việ Nam.
Tháng 4.1860, Cha bị bắt, lúc trong sắc tay của Cha chỉ có tràng hạt và sách kinh nguyện. Từ nhà giam, cha viết thư về tâm sự với chị Mélanie, thay mẹ đã qua đời: Em ngồi bó gối trong cũ gỗ, có 8 lính canh, đám đông tò mò ồn ào bu lại coi. Em cầu xin với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ thương phù hộ người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ.
Ngày 3.1.1861, vị anh hùng tử đạo gửi thư cho ĐC Theurel bày tỏ niềm tin sắt son và yêu mến Mẹ Maria: Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống dưới lưỡi gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé như trái nho chín mọng, như bông hồng nở rộ được ngắt dâng kính Mẹ. Ave Maria. Nửa giờ trước khi bị chém, Cha Thánh không ngừng ca hát thánh vịnh và kết thúc bằng kinh Magnificat. Ngày 2.2.1861, cha bị chém đầu. Nhằm ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Ngày nay, tại nhà thờ họ tại Poitier, người ta còn giữ bàn thờ Cha làm lễ trước khi qua VN. Và trong gia đình Cha còn giữ thư Cha viết từ VN về.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã gửi sứ điệp cho Giáo Hội VN qua Đức TGM Nguyễn Như Thể, ngày 16.12.1997, dịp khai mạc năm toàn xá kỷ niệm 200, từ 13-15.8.1998, Đức Mẹ hiện ra tại La Vang : Suốt hai thế kỷ qua, sứ điệp ‘‘các con hãy tin tưởng hãy vui lòng chịu đau khổ. Mẹ đã nhận lời các con cầu khấn. Từ nay về sau, hễ ai đến kêu xin Mẹ tại nơi đây, sẽ được toại nguyện’’ vẫn luôn luôn hợp thời, đã được sốt sáng đón nhận tại La Vang...Tôi chúc tụng Thiên Chúa đã không bao giờ bỏ toàn dân này trong những ngày hạnh phúc cũng như trong những lúc khốn cùng...Tôi đồng tâm hiệp ý trong lời cầu nguyện với đông đảo khách hành hương về La Vang và tha thiết khẩn cầu Mẹ Chúa Kitô, Mẹ nhân loại cho toàn dân VN cũng như các cộng đoàn Kitô hữu VN sống ở hải ngoại. Ước gì họ đặt tin tưởng vào Đức Trinh Nữ rất thánh, Đấng đang đồng hành với họ trong cuộc lữ hành trần thế với tất cả tình hiền mẫu. Dù sống bất cứ nơi đâu, ước gì họ là những môn đệ của Chúa Kitô, trung thành và quảng đại làm chứng nhân cho tình yêu vô biên cûa Thiên Chúa ở giữa anh chị em mình (Vietcatholic network. 21.5.98)
Nhớ ơn các Thánh Tử Đạo và cùng dâng lời cảm tạ Đức Mẹ, mỗi khi đọc kinh các Thánh Tử Đạo VN Kính lạy các Thánh Tử Đạo VN, xưa đã biết dùng ơn Chúa mà lướt thắng mọi khó khăn khổ cực, để gieo rắc hạt giống Phúc m và xây dựng Hội Thánh Chúa trên đất nước VN. Các Thánh đã can đảm tuyên xưng đức tin đến hy sinh mạng sống vì lòng yêu mến Chúa và phần rỗi các linh hồn, nên đáng hưởng hạnh phúc trên trời. Chúng con xin hiệp ý cùng các thánh tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạ đã ban cho các Thánh được hồng phúc như vậy. Chúng con hoan hỉ ca tụng các Thánh là những hoa tươi đầu mùa cao qúy của Hội Thánh VN.
Xin các Thánh cầu bầu cho chúng con, là con cháu biết noi gương và sống đạo Phúc m, thi hành Bác Ái, trung thành với Hội Thánh và yêu mến Quê Hương. Và khi chúng con gặp khó khăn nguy hiểm, xin Các Thánh giúp đỡ ủi an, để chúng con đủ sức vâng theo Thánh Ý Chúa, cộng tác vào mầu nhiệm Thập Giá cứu độ của Chúa Giêsu, tiếp tục con đường các Thánh đã đi hầu đạt tới hạnh phúc muôn đời. Amen.
(TGM Nguyễn Văn Bình, Imprimatur, 10.8.1988)¾