Ông kia bà nọ làm được (thánh) tại sao tôi lại không?
Suy niệm lễ Các Thánh 1/11/2022
Đó là câu nói của Thánh Augustino. Là ki-tô hữu lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, được tấn phong Giám mục lúc 41 tuổi: ai ai cũng quen thuộc với tiểu sứ tóm lược của Thánh Augustino Hippo, một tội nhân trở thành thánh nhân.
Như vậy, để trở thành một thánh nhân không phải không trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Là con người, ngay từ đầu Thiên Chúa sáng tạo rất là tốt đẹp hay nói như Mạnh Tử: ‘nhân chi sơ tính bản thiện’ (con người sinh ra bản tính là thiện). Tuy nhiên, vì tội nguyên tổ, là Adong và Eva, con người phải mang lấy sự đau khổ và sự chết. Chính Thánh Phaolô đã khẳng định: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5,12). Vì thế, thánh nhân cũng nhận chân rằng “Điều tôi muốn tôi lại không làm, còn điều tôi không muốn tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).
Tại sao phải nên thánh? Chúng ta làm sao nên thánh được?
Trước khi là thánh nhân, chúng ta là những con người tội lỗi cần được thứ tha và cần được Thiên Chúa xót thương. Quả thật, Thiên Chúa dựng nên muôn loài muôn vật, đặc biệt con người chúng ta là nhằm để chúng ta được hưởng ơn cứu độ, hay nói cách khác để chúng ta nên thánh. Chính Chúa đã phán: “Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh” (Lv 19,2). Cũng vậy, Đức Giê-su đã mời gọi:“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt5,48). Thánh Công Ðồng Vatican II cũng khẳng định là ‘ơn gọi của mọi người tín hữu là nên thánh.’ Chính vì thế, tại sao ta phải nên thánh vì chính Thiên Chúa mời gọi ta nên thánh. Ngài không chỉ mời gọi một lần cho muôn lần, nhưng lời mời gọi đó âm vang mãi từng giây từng phút trong cuộc đời của chúng ta.
Tại sao là những người bị xem như là tội lỗi và bất toàn, các vị tiền nhân đã trở nên những vị thánh lỗi lạc và thánh thiện?
Phải chăng các ngài đã nghe được tiếng mời gọi của Chúa và mau mắn lên đường đi theo tiếng mời gọi đó dầu có nhiều chông gai, thử thách và khó khăn gian khổ. Các ngài đã sống triệt để Mười Lời (10 điều răn) và Tám Mối Phúc mà chính Đức Giê-su đã mời gọi. Chúng ta thử xem lại hành trình nên thánh của các vị thánh trong Giáo Hội, là chúng ta biết rõ ràng cách nên thánh của các ngài. Chẳng hạn, hành trình nên thánh của Thánh An tôn tu rừng như sau: vào khoảng năm 271 một thanh niên giàu có, tới nhà thờ vào một buổi sáng Chúa nhật. Hôm đó, người thanh niên giàu có được nghe bài Phúc Âm được trích trong Matthêu 19,16-22: “Xảy ra là có một người thanh niên đến thưa với Chúa rằng: Lạy Thầy, tôi phải làm gì tốt để được sống đời đời? – Chúa đáp: Nếu ngươi muốn vào cõi hằng sống, hãy giữ các giới răn. – Người đó thưa: Những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ, tôi còn thiếu xót gì nữa chăng? – Chúa nói tiếp: Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”
Đó là một trong những lời mời gọi của Chúa. Người thanh niên đó bắt đầu suy nghĩ nhưng anh chưa thấy được con đường mà Chúa muốn cho anh đi là con đường nào. Chúa nhật sau cũng trong khung cảnh của ngôi thánh đường quen thuộc đó, Lời Chúa lại vang lên: “Các người đừng lo cho ngày mai. Việc ngày mai để cho ngày mai lo. Khó khăn ngày nào có đủ cho ngày đó.” (Mt 6,34). Thế là con đường đã rõ, anh về bán tất cả tài sản do bố mẹ để lại, chia phần của cô em nhờ ông bác quản lý để lo cho em, còn của anh, anh bán tất cả và làm như lời Chúa dạy rồi anh vào trong rừng vắng sống cuộc đời tu trì ở trong đó. Đó là Thánh Antôn tu rừng, ông tổ của dòng tu chiêm niệm.
Nên thánh là đi theo con đường hẹp.
Theo Chúa là phải từ bỏ cái tôi, cái ý riêng, cái tội lỗi, cái danh lợi dục nơi con người để theo sát chân Đức Giê-su, con người của sự hi sinh, dấn thân, yêu thương và phục vụ. Nên thánh là đi trên con đường hẹp, đó là con đường Chúa đã đi qua: con đường thập giá và hy sinh; con đường yêu thương và phục vụ; con đường vui vẻ và hân hoan dẫu có đắng cay và nghiệt ngã trên đường đời.
Nên thánh là chấp nhận chịu thiệt thòi bây giờ và hôm nay, để ngày mai Chúa sẽ định liệu và thưởng công xứng đáng cho những ai kiên trì đến cùng. “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ.” (Mt 10, 22). Chẳng hạn, Thánh Antôn tu rừng mà chúng ta vừa kể trên. Sau khi bán hết mọi sự để theo tiếng Chúa gọi là một việc làm khó khăn, nhưng để sống theo Chúa cách sát sao lại con khó khăn hơn rất nhiều. Quả thật, sau khi đã bán mọi sự, Antôn đi vào trong rừng vắng. Ma quỉ đã không để anh được yên. Chúng thi nhau tấn công anh, tấn công bằng mọi thủ đoạn kể cả những thủ đoạn tầm thường nhất. Chúng dùng đến cả những hình ảnh bẩn thỉu nhất để cám dỗ anh. Anh đã phải chiến đấu liên lỉ. Và nhờ sự nỗ lục kiên trì chiến đấu không mệt mỏi cộng với ơn Chúa, anh Antôn đã đã chiến thắng.
Thêm vào đó, chúng ta bắt gặp một trong những bà thánh nổi tiếng về đời sống kiên trì theo Chúa không mệt mỏi, đó bà thánh Monica. Chúng ta tưởng là bà đã nên thánh một cách đễ dàng sao? Không, hoàn toàn không! Không dễ dàng chút nào cả mà là đầy những cố gắng chất chứa những hy sinh chịu đựng. Trong suốt 30 năm ròng rã cầu nguyện, hãm mình hi sinh, thánh nhân mới thành công đem được người con của bà về với Chúa, đó là Thánh Augustino mà chúng ta đã nhắc ở trên. Nhờ lòng bền độ trong âm thầm lặng lẽ với lòng tín thác cậy trông vào Chúa, gia đình bà đã sum họp trong sự thánh thiện và hạnh phúc. Quả thật, chỉ có những ai biết nhẫn nại kiên trì, những người ấy mới xứng đáng với vinh quang Nước Trời. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được.”(Mt 11,12).
Ông kia bà nọ làm được (thánh) tại sao tôi không?
Một chàng thanh niên thuở xưa có tên là Salésio. Anh có tên thánh là Phanxicô. Một lần kia anh đọc lịch sử Giáo Hội, anh thấy trong Giáo Hội đã có 3 người mang tên Phanxicô đã làm thánh: Đó là thánh Phanxicô khó khăn, thánh Phanxicô đệ Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê, tự nhiên anh cảm thấy mình cũng phải làm gì để được nên thánh. Thế là anh đi tới một quyết định: Tôi sẽ là Phanxicô thứ 4. Anh đã giữ được quyết định đó và anh đã làm thánh. Đó là thánh Phanxicô Salésio.
Gần đây chúng ta hay nhắc đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Tôi chắc chắn Mẹ đã biết trong lịch sử của Giáo Hội đã có hai vị thánh mang tên Têrêsa: Đó là thánh Têrêsa Avila, Têrêsa Hài đồng Giêsu. Tuy không nói ra nhưng tôi tin Mẹ cũng đã nguyện ước Mẹ cũng là một thánh Têrêsa khác. Và hôm nay, mẹ đã thành công. Giáo Hội đã tôn phong mẹ lên hàng chân phước.
Thật vậy, các thánh cũng là những con người bình thường như chúng ta, thậm chí còn có những quá khứ không mấy tốt đẹp hơn chúng ta, nhưng tại sao các ngài lại vượt qua được tất cả và đã trở nên những người được Thiên Chúa chọn lựa và chúc phúc. Sách Khải Huyền đã định nghĩa các thánh: “Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên”. (Kh 7,14). Chính các ngài đã ý thức thân phận bất tài, mỏng giòn của mình để không cậy vào mình nhưng Tin – Cây – Yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Quả thật, ai đó đã nói “không thánh nhân nào mà không có quá khứ, không tội nhân nào mà không có tương lai”. Vì thế, mỗi chúng ta có thể se là những thánh nhân trong tương lai dù quá khứ chúng ta không mấy sáng sủa và tốt lành, nhưng chúng ta hãy cố gắng, nỗ lực sống thật tốt ngang qua Tám Mối Phúc Thật và các điều răn của Chúa dạy. Các ông này bà nọ làm được thánh, chẳng lẽ chúng ta lại không? Chúng ta hãy cố gắng và phấn đấu nên thánh mỗi ngày như Chúa Giê-su luôn luôn mời gọi chúng ta: :“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt5,48).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy niệm lễ Các Thánh 1/11/2022
Đó là câu nói của Thánh Augustino. Là ki-tô hữu lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, được tấn phong Giám mục lúc 41 tuổi: ai ai cũng quen thuộc với tiểu sứ tóm lược của Thánh Augustino Hippo, một tội nhân trở thành thánh nhân.
Như vậy, để trở thành một thánh nhân không phải không trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Là con người, ngay từ đầu Thiên Chúa sáng tạo rất là tốt đẹp hay nói như Mạnh Tử: ‘nhân chi sơ tính bản thiện’ (con người sinh ra bản tính là thiện). Tuy nhiên, vì tội nguyên tổ, là Adong và Eva, con người phải mang lấy sự đau khổ và sự chết. Chính Thánh Phaolô đã khẳng định: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5,12). Vì thế, thánh nhân cũng nhận chân rằng “Điều tôi muốn tôi lại không làm, còn điều tôi không muốn tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).
Tại sao phải nên thánh? Chúng ta làm sao nên thánh được?
Trước khi là thánh nhân, chúng ta là những con người tội lỗi cần được thứ tha và cần được Thiên Chúa xót thương. Quả thật, Thiên Chúa dựng nên muôn loài muôn vật, đặc biệt con người chúng ta là nhằm để chúng ta được hưởng ơn cứu độ, hay nói cách khác để chúng ta nên thánh. Chính Chúa đã phán: “Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh” (Lv 19,2). Cũng vậy, Đức Giê-su đã mời gọi:“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt5,48). Thánh Công Ðồng Vatican II cũng khẳng định là ‘ơn gọi của mọi người tín hữu là nên thánh.’ Chính vì thế, tại sao ta phải nên thánh vì chính Thiên Chúa mời gọi ta nên thánh. Ngài không chỉ mời gọi một lần cho muôn lần, nhưng lời mời gọi đó âm vang mãi từng giây từng phút trong cuộc đời của chúng ta.
Tại sao là những người bị xem như là tội lỗi và bất toàn, các vị tiền nhân đã trở nên những vị thánh lỗi lạc và thánh thiện?
Phải chăng các ngài đã nghe được tiếng mời gọi của Chúa và mau mắn lên đường đi theo tiếng mời gọi đó dầu có nhiều chông gai, thử thách và khó khăn gian khổ. Các ngài đã sống triệt để Mười Lời (10 điều răn) và Tám Mối Phúc mà chính Đức Giê-su đã mời gọi. Chúng ta thử xem lại hành trình nên thánh của các vị thánh trong Giáo Hội, là chúng ta biết rõ ràng cách nên thánh của các ngài. Chẳng hạn, hành trình nên thánh của Thánh An tôn tu rừng như sau: vào khoảng năm 271 một thanh niên giàu có, tới nhà thờ vào một buổi sáng Chúa nhật. Hôm đó, người thanh niên giàu có được nghe bài Phúc Âm được trích trong Matthêu 19,16-22: “Xảy ra là có một người thanh niên đến thưa với Chúa rằng: Lạy Thầy, tôi phải làm gì tốt để được sống đời đời? – Chúa đáp: Nếu ngươi muốn vào cõi hằng sống, hãy giữ các giới răn. – Người đó thưa: Những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ, tôi còn thiếu xót gì nữa chăng? – Chúa nói tiếp: Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”
Đó là một trong những lời mời gọi của Chúa. Người thanh niên đó bắt đầu suy nghĩ nhưng anh chưa thấy được con đường mà Chúa muốn cho anh đi là con đường nào. Chúa nhật sau cũng trong khung cảnh của ngôi thánh đường quen thuộc đó, Lời Chúa lại vang lên: “Các người đừng lo cho ngày mai. Việc ngày mai để cho ngày mai lo. Khó khăn ngày nào có đủ cho ngày đó.” (Mt 6,34). Thế là con đường đã rõ, anh về bán tất cả tài sản do bố mẹ để lại, chia phần của cô em nhờ ông bác quản lý để lo cho em, còn của anh, anh bán tất cả và làm như lời Chúa dạy rồi anh vào trong rừng vắng sống cuộc đời tu trì ở trong đó. Đó là Thánh Antôn tu rừng, ông tổ của dòng tu chiêm niệm.
Nên thánh là đi theo con đường hẹp.
Theo Chúa là phải từ bỏ cái tôi, cái ý riêng, cái tội lỗi, cái danh lợi dục nơi con người để theo sát chân Đức Giê-su, con người của sự hi sinh, dấn thân, yêu thương và phục vụ. Nên thánh là đi trên con đường hẹp, đó là con đường Chúa đã đi qua: con đường thập giá và hy sinh; con đường yêu thương và phục vụ; con đường vui vẻ và hân hoan dẫu có đắng cay và nghiệt ngã trên đường đời.
Nên thánh là chấp nhận chịu thiệt thòi bây giờ và hôm nay, để ngày mai Chúa sẽ định liệu và thưởng công xứng đáng cho những ai kiên trì đến cùng. “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ.” (Mt 10, 22). Chẳng hạn, Thánh Antôn tu rừng mà chúng ta vừa kể trên. Sau khi bán hết mọi sự để theo tiếng Chúa gọi là một việc làm khó khăn, nhưng để sống theo Chúa cách sát sao lại con khó khăn hơn rất nhiều. Quả thật, sau khi đã bán mọi sự, Antôn đi vào trong rừng vắng. Ma quỉ đã không để anh được yên. Chúng thi nhau tấn công anh, tấn công bằng mọi thủ đoạn kể cả những thủ đoạn tầm thường nhất. Chúng dùng đến cả những hình ảnh bẩn thỉu nhất để cám dỗ anh. Anh đã phải chiến đấu liên lỉ. Và nhờ sự nỗ lục kiên trì chiến đấu không mệt mỏi cộng với ơn Chúa, anh Antôn đã đã chiến thắng.
Thêm vào đó, chúng ta bắt gặp một trong những bà thánh nổi tiếng về đời sống kiên trì theo Chúa không mệt mỏi, đó bà thánh Monica. Chúng ta tưởng là bà đã nên thánh một cách đễ dàng sao? Không, hoàn toàn không! Không dễ dàng chút nào cả mà là đầy những cố gắng chất chứa những hy sinh chịu đựng. Trong suốt 30 năm ròng rã cầu nguyện, hãm mình hi sinh, thánh nhân mới thành công đem được người con của bà về với Chúa, đó là Thánh Augustino mà chúng ta đã nhắc ở trên. Nhờ lòng bền độ trong âm thầm lặng lẽ với lòng tín thác cậy trông vào Chúa, gia đình bà đã sum họp trong sự thánh thiện và hạnh phúc. Quả thật, chỉ có những ai biết nhẫn nại kiên trì, những người ấy mới xứng đáng với vinh quang Nước Trời. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được.”(Mt 11,12).
Ông kia bà nọ làm được (thánh) tại sao tôi không?
Một chàng thanh niên thuở xưa có tên là Salésio. Anh có tên thánh là Phanxicô. Một lần kia anh đọc lịch sử Giáo Hội, anh thấy trong Giáo Hội đã có 3 người mang tên Phanxicô đã làm thánh: Đó là thánh Phanxicô khó khăn, thánh Phanxicô đệ Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê, tự nhiên anh cảm thấy mình cũng phải làm gì để được nên thánh. Thế là anh đi tới một quyết định: Tôi sẽ là Phanxicô thứ 4. Anh đã giữ được quyết định đó và anh đã làm thánh. Đó là thánh Phanxicô Salésio.
Gần đây chúng ta hay nhắc đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Tôi chắc chắn Mẹ đã biết trong lịch sử của Giáo Hội đã có hai vị thánh mang tên Têrêsa: Đó là thánh Têrêsa Avila, Têrêsa Hài đồng Giêsu. Tuy không nói ra nhưng tôi tin Mẹ cũng đã nguyện ước Mẹ cũng là một thánh Têrêsa khác. Và hôm nay, mẹ đã thành công. Giáo Hội đã tôn phong mẹ lên hàng chân phước.
Thật vậy, các thánh cũng là những con người bình thường như chúng ta, thậm chí còn có những quá khứ không mấy tốt đẹp hơn chúng ta, nhưng tại sao các ngài lại vượt qua được tất cả và đã trở nên những người được Thiên Chúa chọn lựa và chúc phúc. Sách Khải Huyền đã định nghĩa các thánh: “Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên”. (Kh 7,14). Chính các ngài đã ý thức thân phận bất tài, mỏng giòn của mình để không cậy vào mình nhưng Tin – Cây – Yêu và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Quả thật, ai đó đã nói “không thánh nhân nào mà không có quá khứ, không tội nhân nào mà không có tương lai”. Vì thế, mỗi chúng ta có thể se là những thánh nhân trong tương lai dù quá khứ chúng ta không mấy sáng sủa và tốt lành, nhưng chúng ta hãy cố gắng, nỗ lực sống thật tốt ngang qua Tám Mối Phúc Thật và các điều răn của Chúa dạy. Các ông này bà nọ làm được thánh, chẳng lẽ chúng ta lại không? Chúng ta hãy cố gắng và phấn đấu nên thánh mỗi ngày như Chúa Giê-su luôn luôn mời gọi chúng ta: :“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt5,48).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương