Sứ Điệp Tử Đạo
Sứ điệp của các Thánh Tử Đạo VN rất phong phú và đa dạng, để lại cho chúng ta được viết bằng xương, máu, mồ hôi và nước mắt. Các Ngài còn muốn gửi thế hệ con cháu, giữ lấy mà sống đạo như Cha Ông đã sống. Các Thánh Tiền nhân muốn nhắn nhủ con cháu, qua các nếp sống đạo hàng ngày: - Sống đức tin và làm tông đồ - Thánh hóa gia đình và cộng đoàn giáo xứ - Yêu mến Giáo Hội và quê hương và Sùng kính Đức Mẹ
Sống đức tin và làm tông đồ
Năm 1789, hai vị truyền giáo đầu tiên đến Cửa Bạng, Thanh Hóa, khai đầu cuộc giảng đạo, tại VN. Các Ngài hết sức cảm động vì thấy một mỏm đá, giữa giòng sông, tự nhiên không biết ai vẽ hình một Thánh Giá bằng vôi. Xúc động, ngước mặt lên trời, các ngài cảm tạ Thiên Chúa và nghĩ ngày nào đó Thánh Giá sẽ hiển trị trên phần đất mai này. Hứa hẹn mùa gặt mới. Nhưng trước khi Iúa chín, báo hiệu nông vụ có biết bao nhiêu đau khổ mồ hôi nước mắt đổ ra.
Quả thật, 1625-1885, trong gần 300 năm bách đạo đã có 42 cuộc bách hại và đã được 130.000 anh hùng hy sinh tử đạo. Trong đó 117 thánh và một chân phước. Niềm hãnh diện và vui sướng cho con dòng giống VN.
Sống đức tin của tiền nhân là suy niệm và sống ơn Rửa Tội. Giữ gìn ơn thánh trong tâm hồn Iuôn xứng đáng là con thờ Thiên Chúa. Lánh xa tội lỗi. Nếu có trót xa ngã biết trở về làm hòa với Chúa qua bí tích tình thương giải tội. Tuân theo thành ý Chúa, vui lòng lãnh nhận mọi đau khổ, thánh giá Chúa gửi đến. Sống bác ái, chia sẻ cơm áo cho những ai thiếu thốn. Tha thứ cho những ai lỗi phạm. Đơn thành nhất là các kinh cầu nguyện tối sáng trong gia đình. Lời cầu nguyện là hơi thở của linh hồn.
Các Thánh Tử Đạo VN không phải là ‘‘siêu nhân’’. Họ là những người đã có lúc yếu đuối, lỗi lầm, sa ngã...nhưng biết hối lỗi, cải thiện đời sống và lấy máu đào rửa sạch vết dơ. Tử đạo là làm chứng cho đức tin.
Thánh Thầy Giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (Ninh Bình, 1808-1840) từ nhỏ sống trong nhà Đức Chúa Trời và làm Thầy Giảng. Sau khi mồ côi cha, thầy Tự theo thừa sai Borie Cao. Cha Cao và thầy bị bắt. Nhờ đức tin kiên vững, Thầy đã chịu đựng những trận Çòn tra tấn ghê gớm. Thầy khuyên nhû các tín hữu đến thăm trung thành giữ đạo, cầu nguyện cho nhau chịu đựng đến cùng. Tại pháp trường thầy xin qui chính cho thừa sai Cao đổ máu. Thầy và Ông Năm Quỳnh cùng bị giây xiết chặt cổ cho chết, 10.7.1840.
Ba thánh quân nhân là Augustinô Phan Viết Huy (Bùi Chu, 1796-1839), Thánh Nicôla Bùi Đức Thể (Bùi Chu, 1792-1839) và Thánh Đa Minh Đinh Đạt (Thanh Hóa, 1803-1839) đã một thời quân nhân sống tự do phóng đãng. Ba vị nghe lời hứa hẹn đường mật của quan coi ngục, và vì bị ép buộc đã bước qua thánh Giá. Năm 1839, biết ăn năn hối cải đã trở lại dâng thú với vua Minh Mạng tuyên xưng đức tin. Nôi dung thư như sau: Cha ông chúng tôi theo đạo Gia Tô. Năm ngoái các quan ép buộc chúng tôi bước qua Thánh giá. Chúng tôi miễn cưỡng làm theo, chứ thực tâm không muốn. Nay chúng tôi xin tiếp tục giữ đạo để tròn đạo hiếu với cha ông chúng tôi. Lá thư này đã đưa ba anh hùng đến phúc tử đạo. (7. 1839). Các Thánh VN đã sống và tin vào Lời Chúa hứa:
- Chúa khuyên các Tông Đồ khi tiên báo ngày tử nạn: Anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy (Ga 14,1).
-Chúa đã nhắc Maria, khi buồn vì em là Lazarô qua đời: Thầy chẳng nói với chị rằng, nếu chị tin, chị sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa sao? (Ga 11, 40)
- Quyền năng cứu chuộc, Chúa đã quả quyết với Nicôđêmô: Bất cứ người nào tin (vào thập giá), thì được sống muôn đời...Ai tin vào Con Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 15-16)
Thánh hóa gia đình và cộng đoàn giáo xứ
Đời sống đức tin của giáo dân trải qua khuôn khổ gia đình và giáo xứ. Trong số 117 thánh, có 59 vị có gia đình. Đủ mọi giai cấp, nghề nghiệp và chức sắc trong giáo xứ. Các ngài ý thức trách nhiệm giáo dục con cái sống đức tin. Giáo dục không bằng lời nói mà bằng gương sáng, làm việc lành trước cho cho con cháu theo.
Thánh Lý Trưởng Gioan Baotixita Cỏn (Nam Định, 1805-1840), siêng năng việc làng, nhưng do bạn bè lôi kéo quyến rũ lại chẩnh mảng việc tôn giáo. Nhưng rất mực chu toàn việc nhà thờ xứ đạo và nhất là nhiệt tình giúp đỡ các vị truyền giáo. Ông bị bắt vì chứa chấp các linh mục truyền giáo và nuôi dưỡng các linh mục già yếu, bệnh tật, chữa trị thuốc men, tại nhà. Các cha Nghi, cha Ngân, cha Thịnh, Ông Martinô Thể cùng bị bắt cùng với Ông Cỏn là chủ nhà. Trước tòa, quan dụ dỗ: Cứ đạp Thánh Giá, rồi sau xưng tội, là khỏi tội. Rồi quan bắt lính khiêng ông qua ảnh Chuộc Tội. Thánh nhân giơ tay lên và tuyên bố: Đạo tại tâm, quan cưỡng bách mà lòng chúng tôi chẳng muốn, thì chẳng mắc tội gì. Quan còn dự định bày kế đem vợ con đến trước mặt, cốt vì tình cãm xót thương mà Ông chối Đạo. Nhưng gia đình biết trước, chạy trốn. Quan nói: Nếu ta đưa vợ con đến đây để giết, thì ngươi có chịu bỏ Đạo không?
Ông thưa: Cửa nhà, vợ con đều do Chúa ban, chúng tôi không tiếc xót gì cả. Nếu vợ con cùng tử đạo, chúng tôi càng mong ước về thiên đàng. Nghe thế quan nổi giận cho Ông ban ngày phơi nắng, ban đêm nằm ngoài cống rãnh nước thải của tù nhân.
Thánh nông dân Augustino Nguyễn Văn Mới (Thái Bình, 1806- 1839) vốn lương giáo. Năm 31 tuổi mới được rửa tội, và lập gia đình với người trong xứ đạo. Vợ chồng sống đạo rất tốt. Dù lao động vất vả, khuya mấy, gia đình không bỏ đọc kinh Mân Côi mỗi tối.
Yêu mến Giáo Hội và quê hương
Giáo Hội là Mẹ hiền (Mater Ecclesia), đã sinh chúng ta trong đời sống thiêng liêng, nuôi dưỡng bằng bí tích, dạy dỗ theo đường chân lý. Đi trước là các thánh tiền bối, đi sau là con cháu. Tất cả phải ghi lòng tạc då biết ơn, yêu mến và xây dựng Giáo Hội. Mong cho ngôi nhà Giáo Hội VN ngày một đẹp, chững chạc hơn. Trong số các thánh có 37 linh mục, 16 thầy giảng, 6 trùm họ.
Thánh cai đội Guise Lê Đặng Thị (Quảng Trị, 1825-1860) theo sắc chỉ cấm đạo của Tự Đức: trong hàng ngũ lãnh đạo là người Công Giáo, ai không bỏ đạo, bị giải ngũ, bị khắc chữ tả đạo vào má và phát lưu. Cai đội Lê Đặng Thị làm đơn xuất ngũ, về quê Nghệ An sinh sống với vợ con. Năm 1860, lệnh cấm đạo áp dụng triệt để. Ông bị tố giác và bị bắt với 31 quân nhân. Ông nhận mình là cai đội và Công Giáo. Ông bị án xử giảo. Trong lá thư gửi cho vợ, ông viết: Anh nghĩ chúng ta không cần gặp nhau, dầu chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn yêu nhau. Anh luôn nhớ đến mẹ con em. Trong tù Ông đã khuyên, dạy giáo lý và rửa tội cho một bạn tù. Hai người cùng bị xử giảo tại pháp trường An Hòa, Huế.
Các thánh còn nêu gương lòng yêu nước yê tổ quốc. Trong thời kỳ bách đạo, có nhiều nhóm phản loạn, nhưng không người Công Giáo nào về phe phản loạn.
Thánh Cai Đội Phanxicô Trần Văn Trung (Quảng Trị, 1825-1858) là sỹ quan sẵn sàng đi đánh Pháp ở cửa Hàn,1.9.1858. Trước khi lâm trận, Ông bị ép buộc bước qua Thánh Giá. Thánh nhân tuyên bố: Tôi là người Công Giáo, tôi sẵn sàng đi đánh địch để bảo vệ đất nước, nhưng không bao giờ chịu bỏ Đạo. Thánh nhân cũng căn dặn vợ: Tôi có chết, mình lo săn sóc các con. Hết lòng yêu thương các con. Đừng tái hôn với ai nữa nhé.
Giáo Hội VN tự hào về hai sự nghiệp vĩ đại để lại cho sử xanh: có các Thánh Tử Đạo và cho quốc gia. Lịch sử VN gắn liền với dân tộc.
Lòng sùng kính Đức Mẹ
Lòng sùng kính Đức Mẹ là nét đặc thù của tinh thần đạo đức mà cha ông chúng ta, gia tài qúi báu để lại. Bên Đức Mẹ các Ngài đã kiên trì trong đức tin. Đức Mẹ là đường dẫn đến Thiên Chúa, là Nữ Vương Việt Nam thân yêu.
Thánh Linh Mục Philipphê Phan Văn Minh (Vĩnh Long, 1815-1853) Tay cầm chuỗi ra pháp trường, trước khi bị chém đầu (1853) đã trối cho Ông trùm Phượng cùng cảnh, cầm bông chúc thấm máu vào cỗ tràng hạt, ngài cầu nguyện to tiếng: Lạy Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con trong giờ lâm chung nguy hiểm này.
Ngày 7.1.1862, nhóm Văn Thân đứng nhìn 200 đàn ông, 106 đàn bà và 50 trẻ em Công Giáo, bị thiêu sống trên nền nhà thờ Bà Rịa, trong tiếng kinh lần hạt sang sảng, càng lâu càng tàn lụi trong ánh lửa bập bùng.
Thánh Linh Mục Francesco Federich Tế (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1702-1745)
Tự nhận là “con điên” của Đức Mẹ, khi dừng bước ở Macao đợi tàu đến VN, ngài đã cầu nguyện:
Lạy Thánh Mẫu cao vời nhân ái
Tấm lòng con điên dại đáng thương
Ngày đêm nung nấu can trường
Lòng bao la Mẹ đâu phương đáp
Trong tâm tưởng con hằng mơ ước
Khắp muôn phương loan báo Tin Mừng
Giờ con gặp cảnh sầu thương
Như thuyền neo bến trùng dương xa vời
Thánh Giám Mục Pierre Dumoulin Borie Cao (MEP, 1808-1838)
Ghi lại trong nhật ký lời nguyện ngày tận hiến cho Mẹ tại chủng viện
Lạy Mẹ của con, xin hãy tin con, khi con trưởng thành. Con sẽ hiến toàn thân con cho việc cải hóa các người chưa tin. Xin Mẹ giúp con theo đường và tinh thần ơn gọi đó. Xin cho được chịu đau khổ, đón nhận nghành lá tử đạo và về bến vinh quang.
Trong tù, Đc Cao cùng với hai Thánh Linh mục Tử Đạo Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm (Quảng Trị, 1761-1838) và Vũ Đăng Khoa (Nghệ An, 1790-1938) hát bài Ave Maria Stella (Kính chào Mẹ Ngôi sao sáng) và cầu nguyện:
Như xưa, Mẹ đã dâng Con yêu qúi trong đền thờ. Nay cũng xin hiến dâng chúng con trong cuộc tử đạo hồng phúc này.
Thánh Lê Thị Thành (Phát Diệm, 1781-1841) tâm sự:
Nhờ ơn Đức Mẹ giúp sức tôi không thấy đau đớn
Thánh Linh Mục Jean Charles Cortay Tân (MEP, 1809-1837) ngay gần tử hình đã kêu cầu Đức Mẹ:
Xin Đức Mẹ chứng giám cho việc xám hối của chúng con.
Trong trại tù Thánh Tân cùng với Thánh Jacinto Castaneda Gia (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1743-1773) và Thánh Jeronimo Hermosilia Vọng (Liêm) (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1800-1861) đã hát vang bài kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương)
Lạy Mẹ nhân lành,
làm cho chúng con được sống
được vui được cậy…
Xin cho được thấy Chúa Giêsu lòng Mẹ
Thánh Giám Mục Valentino Berriochoa Vinh (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1837-1861)
Trong thư gửi cho mẹ (thư số 61) đã nói lên suy nghĩ:
Mẹ à, với tràng hạt Mân Côi trong tay, lời kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng Maria tươi nở trên môi.
Với tư tưởng thánh thiện trong tâm trí
Hỏi thế giới còn chi đẹp đẽ hơn?
Mẹ hãy thưa với Đức Mẹ về con
Lời cầu nguyện tốt ấy sẽ bẻ gẫy răng kẻ dữ.
Thánh Jean Théophane Vénard Ven (MEP 1829-1860) ghi lại lời gửi cho Giám Mục Theurel Chiêu ( ):
Lạy Mẹ Vô Nhiễm,
Khi đầu con rơi xuống dưới lưỡi gươm của lý hình
Xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé
Như trái nho chín được hái
Như bông hồng nở rộ
Được ngắt về dâng kính trên bàn thờ. Ave Maria.
Thánh Linh Mục Augustin Schoeffler Đông (MEP, 1822-1851) tỏ ra mừng rỡ vì biết mình được tử đạo vào 1.5, đầu tháng hoa kính Đức Mẹ.Thánh Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan (Huế, 1798-1861) trên cổ luôn trên cổ ảnh Đức Mẹ đến giờ xử giảo, và nói: Đây là ảnh Đức Trinh Nữ Matia, Bà Chúa của tôi, không cho ai được.
Trong lần họp T HĐ GM TG tại Roma (10.1987), hai Giám Mục đại diện cho VN đã kể cho các thượng phụ tham dự nghe những chuyện thông thường. Khi đi chợ, phụ nữ miền quê, đầu đội thúng khoai, tay kia lần Chuỗi. Vừa đi vừa đọc Kính Mừng Maria. Người mẹ VN có nhiều khó khăn do thời cuộc. Nhưng vẫn tin vào Chúa Quan Phòng.
Một bà khác dành dụm ít tiền mua được một radio nho nhỏ. Tình cờ, đêm khuya, bà mở nghe được ĐGH Gioan Phaolô II đang lần Chuỗi. Thông lệ vào tối thứ Bảy đầu tháng. Bà sung sướng bỏ hết mọi sự, lần chuỗi chung với Ngài, sau đó nhận phép lành của Ngài. Sáng hôm sau bà khoe với Giám Mục: Hôm đó, con được đượcv bảy mươi phúc đời. Từ đó, con cảm thấy an ủi vui sống.
ĐC Giuse Nguyễn Văn Sang (1932-2017) trình bày giữa phiên họp trên đã phát biểu: Giáo dân VN ý thức mình là nhiệm thể Chúa Kitô. Nhưng hiện thực, vì thiếu thốn ‘có thực mới vực được đạo’. Họ không thuộc những bản văn của công đồng Vatican II. Tuy nhiên trong đời sống họ đã thi hành căn bản giáo lý từ lâu. Giáo dân VN sống đạo bằng năng chịu các phép Bí Tích và sống tốt đời sống Công Giáo.
Người giáo dân VN nhớ mãi lời ĐHY Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898-1978) giảng dạy: Đời sống thánh thiện của giáo dân VN trong môi trường xã hội ví như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, nó thay thế được sách và báo chí. Vì nó có quyền lực làm chứng cho Chúa Kitô và Giáo Hội.
Cũng từ đó, trong triều yết (1987) thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho 40 linh mục VN, đã chỉ thị cho các gia đình VN: phải trở nên trường dạy đức tin, cầu nguyện, nơi đào tạo con người và hun đúc tinh thần truyền giáo. Vấn đề ơn gọi phải chiếm chỗ ưu tiên trong tư duy mục vụ. (ĐÔ Trần Ngọc Thụ. ĐM HCG số 2&3, 1988. Tr. 17-21)
Lời nói của Tertullianô (Catharge, Tunisie 160-220): “Máu tử đạo là hạt giống sinh nhiều giáo hữu” đã ứng nghiệm trên quê hương VN. Tính từ ngày Inêkhu tới VN (1533) đến nay, thì hạt cải đã biến thành cộng đoàn hùng mạnh, hơn 8 triệu giáo dân trong nước, không kể ngoài nước.
Cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin với các Thánh Tử Đạo VN (kinh thứ nhất)
Lạy các Thánh Tử Đạo VN là con thảo của Cha trên Trời, là chứng nhân anh dũng của Chúa Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh.
Nay chúng con xin hợp với các Ngài và Đức Mẹ Maria là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo VN mà ca tụng Chúa muôn trùng cao cả.
Xin Chúa ban cho các Ngài được vững tin vào Lời Chúa và đầy sức mạnh của các Thánh, nên các Ngài đã kiên tâm chịu gian lao đau khổ, quyết một lòng theo Đức Kitô trên con đường Thập Giá và hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
Các Ngài đã chấp nhận nên hạt lúa gieo vào lòng đất, để Giáo Hội VN thu lượm được mùa lúa dồi dào. Nay Hội Thánh lại dâng các Ngài lên Chúa, như hoa qủa đầu mùa để cảm tạ tri ân
Các Ngài đã yêu mến quê hương. Xin cầu cho Đất Nước được an vui hạnh phúc và góp phần xây dựng một thế giới hòa bình.
Các Ngài đã cam lòng chịu chết mà không oán hận. Xin cầu cho đồng bào mọi người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Các Ngài đã hy sinh tất cả vì đức tin, và cầu xin cho mọi Kitô hữu biết sống và chia sẻ niềm tin của mình.
Lạy các Thánh Tử Đạo VN, là những bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ mạng. Xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu, được noi gương các Ngài, biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ, để một ngày kia trên Thiên Quốc, chúng con được hợp tiếng với các Ngài ca tụng tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. Amen. (TGM Nguyễn Văn Bình, Imprimatur, 10.8.1988)
Kết luận bằng trích đôi lời trong bài bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II, trong ngày phong thánh 19.6.1988.
“Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1Cr 1,23). Bằng những lời này của Thánh Phaolô Tông Đồ, hôm nay Hội Thánh Roma xin chào Hội Thánh và dân tộc VN, dù xa xôi về địa lý, vẫn gần với trái tim chúng tôi… (số 1). Các Thánh Tử Đạo VN “đã gieo trong nước mắt”…(số 5). Những ai trông cậy vào Người sẽ hiểu biết chân lý. Những ai trung thành sẽ gần Người trong tình yêu, vì ân sủng đã dành cho ai Người truyển chọn (x. Kh, 3, 9)… Nguyện cho mùa gặt của các Ngài kéo dài trong hân hoan!..(số 9). (HĐ GM VN. Hạnh Các Thánh Tử Đạo VN. 2018. Sài Gòn. ttr. 321-329)
Tài liệu tham Khảo
- HĐ GM VN. Hạnh Các Thánh Tử Đạo VN. 2018. Sài Gòn
- Thiên Hùng Sử. San Jose. CA. 1990. Hoa Kỳ
- Ns Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tháng 2&3.1988; tháng 6. 1989
Sứ điệp của các Thánh Tử Đạo VN rất phong phú và đa dạng, để lại cho chúng ta được viết bằng xương, máu, mồ hôi và nước mắt. Các Ngài còn muốn gửi thế hệ con cháu, giữ lấy mà sống đạo như Cha Ông đã sống. Các Thánh Tiền nhân muốn nhắn nhủ con cháu, qua các nếp sống đạo hàng ngày: - Sống đức tin và làm tông đồ - Thánh hóa gia đình và cộng đoàn giáo xứ - Yêu mến Giáo Hội và quê hương và Sùng kính Đức Mẹ
Sống đức tin và làm tông đồ
Năm 1789, hai vị truyền giáo đầu tiên đến Cửa Bạng, Thanh Hóa, khai đầu cuộc giảng đạo, tại VN. Các Ngài hết sức cảm động vì thấy một mỏm đá, giữa giòng sông, tự nhiên không biết ai vẽ hình một Thánh Giá bằng vôi. Xúc động, ngước mặt lên trời, các ngài cảm tạ Thiên Chúa và nghĩ ngày nào đó Thánh Giá sẽ hiển trị trên phần đất mai này. Hứa hẹn mùa gặt mới. Nhưng trước khi Iúa chín, báo hiệu nông vụ có biết bao nhiêu đau khổ mồ hôi nước mắt đổ ra.
Quả thật, 1625-1885, trong gần 300 năm bách đạo đã có 42 cuộc bách hại và đã được 130.000 anh hùng hy sinh tử đạo. Trong đó 117 thánh và một chân phước. Niềm hãnh diện và vui sướng cho con dòng giống VN.
Sống đức tin của tiền nhân là suy niệm và sống ơn Rửa Tội. Giữ gìn ơn thánh trong tâm hồn Iuôn xứng đáng là con thờ Thiên Chúa. Lánh xa tội lỗi. Nếu có trót xa ngã biết trở về làm hòa với Chúa qua bí tích tình thương giải tội. Tuân theo thành ý Chúa, vui lòng lãnh nhận mọi đau khổ, thánh giá Chúa gửi đến. Sống bác ái, chia sẻ cơm áo cho những ai thiếu thốn. Tha thứ cho những ai lỗi phạm. Đơn thành nhất là các kinh cầu nguyện tối sáng trong gia đình. Lời cầu nguyện là hơi thở của linh hồn.
Các Thánh Tử Đạo VN không phải là ‘‘siêu nhân’’. Họ là những người đã có lúc yếu đuối, lỗi lầm, sa ngã...nhưng biết hối lỗi, cải thiện đời sống và lấy máu đào rửa sạch vết dơ. Tử đạo là làm chứng cho đức tin.
Thánh Thầy Giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (Ninh Bình, 1808-1840) từ nhỏ sống trong nhà Đức Chúa Trời và làm Thầy Giảng. Sau khi mồ côi cha, thầy Tự theo thừa sai Borie Cao. Cha Cao và thầy bị bắt. Nhờ đức tin kiên vững, Thầy đã chịu đựng những trận Çòn tra tấn ghê gớm. Thầy khuyên nhû các tín hữu đến thăm trung thành giữ đạo, cầu nguyện cho nhau chịu đựng đến cùng. Tại pháp trường thầy xin qui chính cho thừa sai Cao đổ máu. Thầy và Ông Năm Quỳnh cùng bị giây xiết chặt cổ cho chết, 10.7.1840.
Ba thánh quân nhân là Augustinô Phan Viết Huy (Bùi Chu, 1796-1839), Thánh Nicôla Bùi Đức Thể (Bùi Chu, 1792-1839) và Thánh Đa Minh Đinh Đạt (Thanh Hóa, 1803-1839) đã một thời quân nhân sống tự do phóng đãng. Ba vị nghe lời hứa hẹn đường mật của quan coi ngục, và vì bị ép buộc đã bước qua thánh Giá. Năm 1839, biết ăn năn hối cải đã trở lại dâng thú với vua Minh Mạng tuyên xưng đức tin. Nôi dung thư như sau: Cha ông chúng tôi theo đạo Gia Tô. Năm ngoái các quan ép buộc chúng tôi bước qua Thánh giá. Chúng tôi miễn cưỡng làm theo, chứ thực tâm không muốn. Nay chúng tôi xin tiếp tục giữ đạo để tròn đạo hiếu với cha ông chúng tôi. Lá thư này đã đưa ba anh hùng đến phúc tử đạo. (7. 1839). Các Thánh VN đã sống và tin vào Lời Chúa hứa:
- Chúa khuyên các Tông Đồ khi tiên báo ngày tử nạn: Anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy (Ga 14,1).
-Chúa đã nhắc Maria, khi buồn vì em là Lazarô qua đời: Thầy chẳng nói với chị rằng, nếu chị tin, chị sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa sao? (Ga 11, 40)
- Quyền năng cứu chuộc, Chúa đã quả quyết với Nicôđêmô: Bất cứ người nào tin (vào thập giá), thì được sống muôn đời...Ai tin vào Con Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 15-16)
Thánh hóa gia đình và cộng đoàn giáo xứ
Đời sống đức tin của giáo dân trải qua khuôn khổ gia đình và giáo xứ. Trong số 117 thánh, có 59 vị có gia đình. Đủ mọi giai cấp, nghề nghiệp và chức sắc trong giáo xứ. Các ngài ý thức trách nhiệm giáo dục con cái sống đức tin. Giáo dục không bằng lời nói mà bằng gương sáng, làm việc lành trước cho cho con cháu theo.
Thánh Lý Trưởng Gioan Baotixita Cỏn (Nam Định, 1805-1840), siêng năng việc làng, nhưng do bạn bè lôi kéo quyến rũ lại chẩnh mảng việc tôn giáo. Nhưng rất mực chu toàn việc nhà thờ xứ đạo và nhất là nhiệt tình giúp đỡ các vị truyền giáo. Ông bị bắt vì chứa chấp các linh mục truyền giáo và nuôi dưỡng các linh mục già yếu, bệnh tật, chữa trị thuốc men, tại nhà. Các cha Nghi, cha Ngân, cha Thịnh, Ông Martinô Thể cùng bị bắt cùng với Ông Cỏn là chủ nhà. Trước tòa, quan dụ dỗ: Cứ đạp Thánh Giá, rồi sau xưng tội, là khỏi tội. Rồi quan bắt lính khiêng ông qua ảnh Chuộc Tội. Thánh nhân giơ tay lên và tuyên bố: Đạo tại tâm, quan cưỡng bách mà lòng chúng tôi chẳng muốn, thì chẳng mắc tội gì. Quan còn dự định bày kế đem vợ con đến trước mặt, cốt vì tình cãm xót thương mà Ông chối Đạo. Nhưng gia đình biết trước, chạy trốn. Quan nói: Nếu ta đưa vợ con đến đây để giết, thì ngươi có chịu bỏ Đạo không?
Ông thưa: Cửa nhà, vợ con đều do Chúa ban, chúng tôi không tiếc xót gì cả. Nếu vợ con cùng tử đạo, chúng tôi càng mong ước về thiên đàng. Nghe thế quan nổi giận cho Ông ban ngày phơi nắng, ban đêm nằm ngoài cống rãnh nước thải của tù nhân.
Thánh nông dân Augustino Nguyễn Văn Mới (Thái Bình, 1806- 1839) vốn lương giáo. Năm 31 tuổi mới được rửa tội, và lập gia đình với người trong xứ đạo. Vợ chồng sống đạo rất tốt. Dù lao động vất vả, khuya mấy, gia đình không bỏ đọc kinh Mân Côi mỗi tối.
Yêu mến Giáo Hội và quê hương
Giáo Hội là Mẹ hiền (Mater Ecclesia), đã sinh chúng ta trong đời sống thiêng liêng, nuôi dưỡng bằng bí tích, dạy dỗ theo đường chân lý. Đi trước là các thánh tiền bối, đi sau là con cháu. Tất cả phải ghi lòng tạc då biết ơn, yêu mến và xây dựng Giáo Hội. Mong cho ngôi nhà Giáo Hội VN ngày một đẹp, chững chạc hơn. Trong số các thánh có 37 linh mục, 16 thầy giảng, 6 trùm họ.
Thánh cai đội Guise Lê Đặng Thị (Quảng Trị, 1825-1860) theo sắc chỉ cấm đạo của Tự Đức: trong hàng ngũ lãnh đạo là người Công Giáo, ai không bỏ đạo, bị giải ngũ, bị khắc chữ tả đạo vào má và phát lưu. Cai đội Lê Đặng Thị làm đơn xuất ngũ, về quê Nghệ An sinh sống với vợ con. Năm 1860, lệnh cấm đạo áp dụng triệt để. Ông bị tố giác và bị bắt với 31 quân nhân. Ông nhận mình là cai đội và Công Giáo. Ông bị án xử giảo. Trong lá thư gửi cho vợ, ông viết: Anh nghĩ chúng ta không cần gặp nhau, dầu chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn yêu nhau. Anh luôn nhớ đến mẹ con em. Trong tù Ông đã khuyên, dạy giáo lý và rửa tội cho một bạn tù. Hai người cùng bị xử giảo tại pháp trường An Hòa, Huế.
Các thánh còn nêu gương lòng yêu nước yê tổ quốc. Trong thời kỳ bách đạo, có nhiều nhóm phản loạn, nhưng không người Công Giáo nào về phe phản loạn.
Thánh Cai Đội Phanxicô Trần Văn Trung (Quảng Trị, 1825-1858) là sỹ quan sẵn sàng đi đánh Pháp ở cửa Hàn,1.9.1858. Trước khi lâm trận, Ông bị ép buộc bước qua Thánh Giá. Thánh nhân tuyên bố: Tôi là người Công Giáo, tôi sẵn sàng đi đánh địch để bảo vệ đất nước, nhưng không bao giờ chịu bỏ Đạo. Thánh nhân cũng căn dặn vợ: Tôi có chết, mình lo săn sóc các con. Hết lòng yêu thương các con. Đừng tái hôn với ai nữa nhé.
Giáo Hội VN tự hào về hai sự nghiệp vĩ đại để lại cho sử xanh: có các Thánh Tử Đạo và cho quốc gia. Lịch sử VN gắn liền với dân tộc.
Lòng sùng kính Đức Mẹ
Lòng sùng kính Đức Mẹ là nét đặc thù của tinh thần đạo đức mà cha ông chúng ta, gia tài qúi báu để lại. Bên Đức Mẹ các Ngài đã kiên trì trong đức tin. Đức Mẹ là đường dẫn đến Thiên Chúa, là Nữ Vương Việt Nam thân yêu.
Thánh Linh Mục Philipphê Phan Văn Minh (Vĩnh Long, 1815-1853) Tay cầm chuỗi ra pháp trường, trước khi bị chém đầu (1853) đã trối cho Ông trùm Phượng cùng cảnh, cầm bông chúc thấm máu vào cỗ tràng hạt, ngài cầu nguyện to tiếng: Lạy Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con trong giờ lâm chung nguy hiểm này.
Ngày 7.1.1862, nhóm Văn Thân đứng nhìn 200 đàn ông, 106 đàn bà và 50 trẻ em Công Giáo, bị thiêu sống trên nền nhà thờ Bà Rịa, trong tiếng kinh lần hạt sang sảng, càng lâu càng tàn lụi trong ánh lửa bập bùng.
Thánh Linh Mục Francesco Federich Tế (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1702-1745)
Tự nhận là “con điên” của Đức Mẹ, khi dừng bước ở Macao đợi tàu đến VN, ngài đã cầu nguyện:
Lạy Thánh Mẫu cao vời nhân ái
Tấm lòng con điên dại đáng thương
Ngày đêm nung nấu can trường
Lòng bao la Mẹ đâu phương đáp
Trong tâm tưởng con hằng mơ ước
Khắp muôn phương loan báo Tin Mừng
Giờ con gặp cảnh sầu thương
Như thuyền neo bến trùng dương xa vời
Thánh Giám Mục Pierre Dumoulin Borie Cao (MEP, 1808-1838)
Ghi lại trong nhật ký lời nguyện ngày tận hiến cho Mẹ tại chủng viện
Lạy Mẹ của con, xin hãy tin con, khi con trưởng thành. Con sẽ hiến toàn thân con cho việc cải hóa các người chưa tin. Xin Mẹ giúp con theo đường và tinh thần ơn gọi đó. Xin cho được chịu đau khổ, đón nhận nghành lá tử đạo và về bến vinh quang.
Trong tù, Đc Cao cùng với hai Thánh Linh mục Tử Đạo Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm (Quảng Trị, 1761-1838) và Vũ Đăng Khoa (Nghệ An, 1790-1938) hát bài Ave Maria Stella (Kính chào Mẹ Ngôi sao sáng) và cầu nguyện:
Như xưa, Mẹ đã dâng Con yêu qúi trong đền thờ. Nay cũng xin hiến dâng chúng con trong cuộc tử đạo hồng phúc này.
Thánh Lê Thị Thành (Phát Diệm, 1781-1841) tâm sự:
Nhờ ơn Đức Mẹ giúp sức tôi không thấy đau đớn
Thánh Linh Mục Jean Charles Cortay Tân (MEP, 1809-1837) ngay gần tử hình đã kêu cầu Đức Mẹ:
Xin Đức Mẹ chứng giám cho việc xám hối của chúng con.
Trong trại tù Thánh Tân cùng với Thánh Jacinto Castaneda Gia (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1743-1773) và Thánh Jeronimo Hermosilia Vọng (Liêm) (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1800-1861) đã hát vang bài kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương)
Lạy Mẹ nhân lành,
làm cho chúng con được sống
được vui được cậy…
Xin cho được thấy Chúa Giêsu lòng Mẹ
Thánh Giám Mục Valentino Berriochoa Vinh (Dòng Đa Minh, Tây Ban Nha, 1837-1861)
Trong thư gửi cho mẹ (thư số 61) đã nói lên suy nghĩ:
Mẹ à, với tràng hạt Mân Côi trong tay, lời kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng Maria tươi nở trên môi.
Với tư tưởng thánh thiện trong tâm trí
Hỏi thế giới còn chi đẹp đẽ hơn?
Mẹ hãy thưa với Đức Mẹ về con
Lời cầu nguyện tốt ấy sẽ bẻ gẫy răng kẻ dữ.
Thánh Jean Théophane Vénard Ven (MEP 1829-1860) ghi lại lời gửi cho Giám Mục Theurel Chiêu ( ):
Lạy Mẹ Vô Nhiễm,
Khi đầu con rơi xuống dưới lưỡi gươm của lý hình
Xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé
Như trái nho chín được hái
Như bông hồng nở rộ
Được ngắt về dâng kính trên bàn thờ. Ave Maria.
Thánh Linh Mục Augustin Schoeffler Đông (MEP, 1822-1851) tỏ ra mừng rỡ vì biết mình được tử đạo vào 1.5, đầu tháng hoa kính Đức Mẹ.Thánh Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan (Huế, 1798-1861) trên cổ luôn trên cổ ảnh Đức Mẹ đến giờ xử giảo, và nói: Đây là ảnh Đức Trinh Nữ Matia, Bà Chúa của tôi, không cho ai được.
Trong lần họp T HĐ GM TG tại Roma (10.1987), hai Giám Mục đại diện cho VN đã kể cho các thượng phụ tham dự nghe những chuyện thông thường. Khi đi chợ, phụ nữ miền quê, đầu đội thúng khoai, tay kia lần Chuỗi. Vừa đi vừa đọc Kính Mừng Maria. Người mẹ VN có nhiều khó khăn do thời cuộc. Nhưng vẫn tin vào Chúa Quan Phòng.
Một bà khác dành dụm ít tiền mua được một radio nho nhỏ. Tình cờ, đêm khuya, bà mở nghe được ĐGH Gioan Phaolô II đang lần Chuỗi. Thông lệ vào tối thứ Bảy đầu tháng. Bà sung sướng bỏ hết mọi sự, lần chuỗi chung với Ngài, sau đó nhận phép lành của Ngài. Sáng hôm sau bà khoe với Giám Mục: Hôm đó, con được đượcv bảy mươi phúc đời. Từ đó, con cảm thấy an ủi vui sống.
ĐC Giuse Nguyễn Văn Sang (1932-2017) trình bày giữa phiên họp trên đã phát biểu: Giáo dân VN ý thức mình là nhiệm thể Chúa Kitô. Nhưng hiện thực, vì thiếu thốn ‘có thực mới vực được đạo’. Họ không thuộc những bản văn của công đồng Vatican II. Tuy nhiên trong đời sống họ đã thi hành căn bản giáo lý từ lâu. Giáo dân VN sống đạo bằng năng chịu các phép Bí Tích và sống tốt đời sống Công Giáo.
Người giáo dân VN nhớ mãi lời ĐHY Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898-1978) giảng dạy: Đời sống thánh thiện của giáo dân VN trong môi trường xã hội ví như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, nó thay thế được sách và báo chí. Vì nó có quyền lực làm chứng cho Chúa Kitô và Giáo Hội.
Cũng từ đó, trong triều yết (1987) thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho 40 linh mục VN, đã chỉ thị cho các gia đình VN: phải trở nên trường dạy đức tin, cầu nguyện, nơi đào tạo con người và hun đúc tinh thần truyền giáo. Vấn đề ơn gọi phải chiếm chỗ ưu tiên trong tư duy mục vụ. (ĐÔ Trần Ngọc Thụ. ĐM HCG số 2&3, 1988. Tr. 17-21)
Lời nói của Tertullianô (Catharge, Tunisie 160-220): “Máu tử đạo là hạt giống sinh nhiều giáo hữu” đã ứng nghiệm trên quê hương VN. Tính từ ngày Inêkhu tới VN (1533) đến nay, thì hạt cải đã biến thành cộng đoàn hùng mạnh, hơn 8 triệu giáo dân trong nước, không kể ngoài nước.
Cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin với các Thánh Tử Đạo VN (kinh thứ nhất)
Lạy các Thánh Tử Đạo VN là con thảo của Cha trên Trời, là chứng nhân anh dũng của Chúa Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh.
Nay chúng con xin hợp với các Ngài và Đức Mẹ Maria là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo VN mà ca tụng Chúa muôn trùng cao cả.
Xin Chúa ban cho các Ngài được vững tin vào Lời Chúa và đầy sức mạnh của các Thánh, nên các Ngài đã kiên tâm chịu gian lao đau khổ, quyết một lòng theo Đức Kitô trên con đường Thập Giá và hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
Các Ngài đã chấp nhận nên hạt lúa gieo vào lòng đất, để Giáo Hội VN thu lượm được mùa lúa dồi dào. Nay Hội Thánh lại dâng các Ngài lên Chúa, như hoa qủa đầu mùa để cảm tạ tri ân
Các Ngài đã yêu mến quê hương. Xin cầu cho Đất Nước được an vui hạnh phúc và góp phần xây dựng một thế giới hòa bình.
Các Ngài đã cam lòng chịu chết mà không oán hận. Xin cầu cho đồng bào mọi người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Các Ngài đã hy sinh tất cả vì đức tin, và cầu xin cho mọi Kitô hữu biết sống và chia sẻ niềm tin của mình.
Lạy các Thánh Tử Đạo VN, là những bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ mạng. Xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu, được noi gương các Ngài, biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ, để một ngày kia trên Thiên Quốc, chúng con được hợp tiếng với các Ngài ca tụng tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. Amen. (TGM Nguyễn Văn Bình, Imprimatur, 10.8.1988)
Kết luận bằng trích đôi lời trong bài bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II, trong ngày phong thánh 19.6.1988.
“Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1Cr 1,23). Bằng những lời này của Thánh Phaolô Tông Đồ, hôm nay Hội Thánh Roma xin chào Hội Thánh và dân tộc VN, dù xa xôi về địa lý, vẫn gần với trái tim chúng tôi… (số 1). Các Thánh Tử Đạo VN “đã gieo trong nước mắt”…(số 5). Những ai trông cậy vào Người sẽ hiểu biết chân lý. Những ai trung thành sẽ gần Người trong tình yêu, vì ân sủng đã dành cho ai Người truyển chọn (x. Kh, 3, 9)… Nguyện cho mùa gặt của các Ngài kéo dài trong hân hoan!..(số 9). (HĐ GM VN. Hạnh Các Thánh Tử Đạo VN. 2018. Sài Gòn. ttr. 321-329)
Tài liệu tham Khảo
- HĐ GM VN. Hạnh Các Thánh Tử Đạo VN. 2018. Sài Gòn
- Thiên Hùng Sử. San Jose. CA. 1990. Hoa Kỳ
- Ns Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tháng 2&3.1988; tháng 6. 1989