Gặp Gỡ Và Biến Đổi
(Suy niệm Chúa nhật 31 TNC, Lc 19,1-10)
Lời tự sự của Gia-kêu
Chào mọi người, tôi biệt danh là Gia-kêu. Người ta xem tôi là lão đại gia, kẻ giàu có, hơn nữa tôi là kẻ có quyền vì tôi là người đứng đầu trong nhóm người thu thuế. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy hạnh diện, nở mày nở mặt lắm. Thế nhưng, tôi suy nghĩ lại và cảm thấy mình bị cô lập giữa đám đông. Người ta cho tôi là kẻ giàu có và có quyền thế, nhưng tôi tự cảm thấy mình là kẻ nghèo nàn và thất bại. Tôi có thể sung sướng mỗi lần thu tiền nhưng đối với con mắt của những người Do Thái thì tôi là kẻ bán nước, kẻ phản quốc, kẻ trộm cướp, kẻ đáng bị nguyền rủa, kẻ ô uế, kẻ phải loại trừ,…Tại sao vậy? Như mọi người biết làm nghề thu thuế lúc bấy giờ là cộng tác với đế quốc Rô-ma để thu tiền hay nói cách khác bóc lột dân Do Thái của tôi. Tôi bị mang danh là ‘cọng rắn cắn gà nhà’ hay ‘rước voi về giày mả tổ’! Đối với họ, tội của tôi to lớn lắm, nên tôi luôn nhận lấy những ánh mắt khinh bỉ và xem thường. Tôi đau buồn và chán nản lắm mọi người ơi. Dù nhìn bề ngoài thì tôi có đầy dư tiền bạc, dư của cải, nhưng tâm hồn tôi, lương tâm tôi và cả con người tôi dường như trống vắng và thiếu thốn đủ bề. Tôi phải làm sao đây? Phải chăng bỏ nghề hái ra tiền này? Cũng có thể bỏ nhưng tôi sẽ được gì? Ai sẽ giúp tôi ngay lúc này đây?
Mọi người biết không? Trong khi đang chiến đấu với những tư tưởng giày vò lương tâm, tôi đã nghe biết về một người có tên là Giê-su. Nghe nói Ngài là bậc Thầy nổi tiếng và có lòng thương xót và hay cứu giúp mọi người: Ngài làm cho kẻ què đi được, kẻ điếc nghe được, kẻ mù được sáng, kẻ câm nói được, kẻ bệnh tật được chữa lành và ngay cả kẻ chết cũng được cho sống lại. Đặc biệt hôm nay, tôi nghe tin Ngài sắp vào thành Giê-ri-cô, nơi tôi đang hiện diện. Tôi ao ước và háo hức mong gặp thấy Ngài để xem Ngài là ai và là người như thế nào?.
Nhưng thấy Ngài không phải chuyện dễ vì mọi người rất đông đều quấn quýt và tìm cách sờ vào Ngài, hơn nữa, với đám đông đó tôi làm sao có thể thấy được Ngài vì tôi quá lùn. Cản trở này ăn thua gì, vì người ta hay bảo nhau: “nhất lẻ nhì lùn” cơ mà. Ở đây lẻ không có, chỉ tôi lùn, chắc tôi nhất rồi! Nói vậy, lùn là phải thông minh phải không? Biết mình lùn giữa đám đông, tôi phải có cách để tìm gặp cho được Đức Giê-su chứ. Nghĩ vậy, tôi liền chạy lại và trèo lên một cây sung bên đường mà Đức Giê-su sẽ đi qua. Từ trên cây sung, tôi sẽ thoải mái nhìn thấy Ngài và đám đông không thể cản trở tôi.
Các bạn biết không, thật sự tôi nhìn Ngài rất rõ. Tôi cảm thấy rạo rực trong lòng và thấy bình an khi trông thấy Ngài. Bỗng, tôi nghe được một tiếng gọi từ trong đám đông, hình như đó là lời của Ngài, Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đã nhìn thấy tôi và tôi nhìn thấy Ngài. Hai ánh mắt nhìn nhau. Tiếng kêu của Ngài: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” (Lc 19, 5). Tiếng kêu đó làm cả hàng nghìn con mắt hướng về tôi. Tôi ngại ngùng quá nhưng rất đỗi vui mừng vì Ngài đã đoái thương đến tôi là kẻ bị loại trừ, là kẻ tội lỗi. Tôi vinh dự quá và vội vàng tụt xuống để mau dẫn Ngài và một số anh em về nhà tôi để được đón tiếp.
Mọi người thấy không? Tôi vui quá chừng luôn! Các bạn đồng nghiệp của tôi cũng được mời vào gặp Đức Giê-su. Người Do Thái loại trừ và xem chúng tôi là kẻ tội lỗi và ô uế, nhưng Ngài thì không. Ngài đã đích thân gọi tên tôi, vào nhà tôi, ăn uống đồng bàn với tôi. Ngài đã cho tôi thêm nghị lực sống và thực sự tôi đã được tôn trọng. Giờ này đối với tôi, Ngài là nguồn sống và bình an nhất. Mọi của cải tôi có lúc này so với sự hiện hữu của Ngài chẳng là gì cả. Cho nên, tôi đã không màng tới của cải vật chất nữa. Tôi đã mạnh mồm và quyết định ngay khi tôi lên tiếng với Ngài:“Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.(cc. 8). Theo luật, tôi chỉ cần đền gấp 2 mà thôi, nhưng niềm vui gặp được Đức Ki-tô làm cho cõi lòng của tôi vui sướng và hạnh phúc. Điều đó thôi thúc tôi phải cho đi tất cả và trao ban những gì tôi có cho mọi người, nhất là đối với người nghèo. Tôi không kiềm chế được nước mắt lúc này mọi người ạ.
Người đời, cụ thể người Do Thái đã xa cách và loại trừ tôi, nhưng nhờ Đức Giê-su, mà tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp của tôi nói chung đã được phục hồi nhân phẩm, được gặp gỡ, được biến đổi và được tràn đầy niềm vui. Không những được Đức Giê-su gặp gỡ và tha thứ, tôi còn được đón nhận ơn cứu độ khi Ngài tuyên bố thẳng thắn: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. (cc.9-10). Quả thật, gặp gỡ Đức Giê-su, tôi đã trở nên con người có giá trị và nguồn ơn cứu độ không khó đối với tôi.
Các bạn thân mến của tôi, qua đây tôi muốn nhắn gửi các bạn đôi lời tâm sự nhé: thật sự ai trong chúng ta mà chẳng có tội, có lỗi. Ai trong chúng ta ít nhất một lần đã sa ngã và phạm tội cách này hay cách khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tình yêu, Người đại lượng và nhân hậu vô cùng. Người là Thiên Chúa vô hình nhưng chúng ta bắt gặp Người hữu hình ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời làm người. Đức Giê-su, hình ảnh của Thiên Chúa hữu hình đến thế gian để tìm và cứu chữa con người tội lỗi của chúng ta. Vì thế, để đón nhận được sự hiện diện của Đức Giê-su vào nhà mình, vào tâm hồn mình, thiết tưởng chúng ta phải ý thức cái ‘lùn’ của mình, nghĩa là con người yếu đuối bất toàn của mình trước mắt Chúa để Chúa dễ dàng trông thấy, đón nhận và bước vào trong cõi lòng nhằm ban ơn cứu độ cho chúng ta. Và, một khi đã được Chúa ngự vào lòng, vào tâm hồn, chắc chắn chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên con người của sự sẻ chia, trao ban và gặp gỡ anh chị em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, già cả neo đơn và loại trừ. Thật là đúng, khi chúng ta nói với nhau:
“Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Ki-tô đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Ki-tô chân thành mình gặp mình
Gặp gỡ Đức Ki-tô nảy sinh tình đệ huynh.” (Linh mục Giuse Tiến Lộc)
Xin kính chào các bạn và mong gặp các bạn trên Nước Trời nhé vì tất cả chúng ta đều là con cháu tổ phụ Ap-ra-ham! Các bạn cố gắng gặp gỡ Đức Ki-tô thường xuyên và liên tục nhé. Ký tên, Gia-kêu, bạn của các bạn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 31 TNC, Lc 19,1-10)
Lời tự sự của Gia-kêu
Chào mọi người, tôi biệt danh là Gia-kêu. Người ta xem tôi là lão đại gia, kẻ giàu có, hơn nữa tôi là kẻ có quyền vì tôi là người đứng đầu trong nhóm người thu thuế. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy hạnh diện, nở mày nở mặt lắm. Thế nhưng, tôi suy nghĩ lại và cảm thấy mình bị cô lập giữa đám đông. Người ta cho tôi là kẻ giàu có và có quyền thế, nhưng tôi tự cảm thấy mình là kẻ nghèo nàn và thất bại. Tôi có thể sung sướng mỗi lần thu tiền nhưng đối với con mắt của những người Do Thái thì tôi là kẻ bán nước, kẻ phản quốc, kẻ trộm cướp, kẻ đáng bị nguyền rủa, kẻ ô uế, kẻ phải loại trừ,…Tại sao vậy? Như mọi người biết làm nghề thu thuế lúc bấy giờ là cộng tác với đế quốc Rô-ma để thu tiền hay nói cách khác bóc lột dân Do Thái của tôi. Tôi bị mang danh là ‘cọng rắn cắn gà nhà’ hay ‘rước voi về giày mả tổ’! Đối với họ, tội của tôi to lớn lắm, nên tôi luôn nhận lấy những ánh mắt khinh bỉ và xem thường. Tôi đau buồn và chán nản lắm mọi người ơi. Dù nhìn bề ngoài thì tôi có đầy dư tiền bạc, dư của cải, nhưng tâm hồn tôi, lương tâm tôi và cả con người tôi dường như trống vắng và thiếu thốn đủ bề. Tôi phải làm sao đây? Phải chăng bỏ nghề hái ra tiền này? Cũng có thể bỏ nhưng tôi sẽ được gì? Ai sẽ giúp tôi ngay lúc này đây?
Mọi người biết không? Trong khi đang chiến đấu với những tư tưởng giày vò lương tâm, tôi đã nghe biết về một người có tên là Giê-su. Nghe nói Ngài là bậc Thầy nổi tiếng và có lòng thương xót và hay cứu giúp mọi người: Ngài làm cho kẻ què đi được, kẻ điếc nghe được, kẻ mù được sáng, kẻ câm nói được, kẻ bệnh tật được chữa lành và ngay cả kẻ chết cũng được cho sống lại. Đặc biệt hôm nay, tôi nghe tin Ngài sắp vào thành Giê-ri-cô, nơi tôi đang hiện diện. Tôi ao ước và háo hức mong gặp thấy Ngài để xem Ngài là ai và là người như thế nào?.
Nhưng thấy Ngài không phải chuyện dễ vì mọi người rất đông đều quấn quýt và tìm cách sờ vào Ngài, hơn nữa, với đám đông đó tôi làm sao có thể thấy được Ngài vì tôi quá lùn. Cản trở này ăn thua gì, vì người ta hay bảo nhau: “nhất lẻ nhì lùn” cơ mà. Ở đây lẻ không có, chỉ tôi lùn, chắc tôi nhất rồi! Nói vậy, lùn là phải thông minh phải không? Biết mình lùn giữa đám đông, tôi phải có cách để tìm gặp cho được Đức Giê-su chứ. Nghĩ vậy, tôi liền chạy lại và trèo lên một cây sung bên đường mà Đức Giê-su sẽ đi qua. Từ trên cây sung, tôi sẽ thoải mái nhìn thấy Ngài và đám đông không thể cản trở tôi.
Các bạn biết không, thật sự tôi nhìn Ngài rất rõ. Tôi cảm thấy rạo rực trong lòng và thấy bình an khi trông thấy Ngài. Bỗng, tôi nghe được một tiếng gọi từ trong đám đông, hình như đó là lời của Ngài, Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đã nhìn thấy tôi và tôi nhìn thấy Ngài. Hai ánh mắt nhìn nhau. Tiếng kêu của Ngài: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” (Lc 19, 5). Tiếng kêu đó làm cả hàng nghìn con mắt hướng về tôi. Tôi ngại ngùng quá nhưng rất đỗi vui mừng vì Ngài đã đoái thương đến tôi là kẻ bị loại trừ, là kẻ tội lỗi. Tôi vinh dự quá và vội vàng tụt xuống để mau dẫn Ngài và một số anh em về nhà tôi để được đón tiếp.
Mọi người thấy không? Tôi vui quá chừng luôn! Các bạn đồng nghiệp của tôi cũng được mời vào gặp Đức Giê-su. Người Do Thái loại trừ và xem chúng tôi là kẻ tội lỗi và ô uế, nhưng Ngài thì không. Ngài đã đích thân gọi tên tôi, vào nhà tôi, ăn uống đồng bàn với tôi. Ngài đã cho tôi thêm nghị lực sống và thực sự tôi đã được tôn trọng. Giờ này đối với tôi, Ngài là nguồn sống và bình an nhất. Mọi của cải tôi có lúc này so với sự hiện hữu của Ngài chẳng là gì cả. Cho nên, tôi đã không màng tới của cải vật chất nữa. Tôi đã mạnh mồm và quyết định ngay khi tôi lên tiếng với Ngài:“Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.(cc. 8). Theo luật, tôi chỉ cần đền gấp 2 mà thôi, nhưng niềm vui gặp được Đức Ki-tô làm cho cõi lòng của tôi vui sướng và hạnh phúc. Điều đó thôi thúc tôi phải cho đi tất cả và trao ban những gì tôi có cho mọi người, nhất là đối với người nghèo. Tôi không kiềm chế được nước mắt lúc này mọi người ạ.
Người đời, cụ thể người Do Thái đã xa cách và loại trừ tôi, nhưng nhờ Đức Giê-su, mà tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp của tôi nói chung đã được phục hồi nhân phẩm, được gặp gỡ, được biến đổi và được tràn đầy niềm vui. Không những được Đức Giê-su gặp gỡ và tha thứ, tôi còn được đón nhận ơn cứu độ khi Ngài tuyên bố thẳng thắn: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. (cc.9-10). Quả thật, gặp gỡ Đức Giê-su, tôi đã trở nên con người có giá trị và nguồn ơn cứu độ không khó đối với tôi.
Các bạn thân mến của tôi, qua đây tôi muốn nhắn gửi các bạn đôi lời tâm sự nhé: thật sự ai trong chúng ta mà chẳng có tội, có lỗi. Ai trong chúng ta ít nhất một lần đã sa ngã và phạm tội cách này hay cách khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tình yêu, Người đại lượng và nhân hậu vô cùng. Người là Thiên Chúa vô hình nhưng chúng ta bắt gặp Người hữu hình ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời làm người. Đức Giê-su, hình ảnh của Thiên Chúa hữu hình đến thế gian để tìm và cứu chữa con người tội lỗi của chúng ta. Vì thế, để đón nhận được sự hiện diện của Đức Giê-su vào nhà mình, vào tâm hồn mình, thiết tưởng chúng ta phải ý thức cái ‘lùn’ của mình, nghĩa là con người yếu đuối bất toàn của mình trước mắt Chúa để Chúa dễ dàng trông thấy, đón nhận và bước vào trong cõi lòng nhằm ban ơn cứu độ cho chúng ta. Và, một khi đã được Chúa ngự vào lòng, vào tâm hồn, chắc chắn chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên con người của sự sẻ chia, trao ban và gặp gỡ anh chị em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, già cả neo đơn và loại trừ. Thật là đúng, khi chúng ta nói với nhau:
“Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Ki-tô đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Ki-tô chân thành mình gặp mình
Gặp gỡ Đức Ki-tô nảy sinh tình đệ huynh.” (Linh mục Giuse Tiến Lộc)
Xin kính chào các bạn và mong gặp các bạn trên Nước Trời nhé vì tất cả chúng ta đều là con cháu tổ phụ Ap-ra-ham! Các bạn cố gắng gặp gỡ Đức Ki-tô thường xuyên và liên tục nhé. Ký tên, Gia-kêu, bạn của các bạn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương