Đức Phanxicô Viếng Thăm Kazakhastan từ 13 đến 15.9.2022

Đức Phanxicô viếng thăm Kazakhastan, thuộc địa cũ của Nga, một nước Tiểu Á, từ 13 đến 15.9.2022. Đây là chuyến đi thứ 38 ngoài Ý. Tháp tùng có 30 người, dẫn đầu là HY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, TGM Ngoại Trưởng Paul Gallagher, HY Ayuso, Bộ Trưởng Bộ Đối Thoại Liên Tôn và 80 ký giả

Logo chuyến đi (công bố 23.8.2022) chủ đề: Các sứ giả của hòa bình và hiệp nhất. Hình vẽ trên vòng tròn, có hình chim bồ câu và cành ôliu. Đôi cánh được mô tả bằng hai bàn tay (xanh và vàng) đan nhau, lòng bàn tay có khắc trái tim. Chim bay về thánh gía màu xanh. Nền Logo là màu xanh lạt. Nửa vòng tròn trên và dưới ghi bằng chữ Kazaki (đia phương). Hai màu được xử dụng là vàng và trắng, cờ Vatican.

Mục đích là viếng thăm nước, Giáo Hội Kazakhstan nhỏ bé và tham dự Đại Hội lần thứ 7 Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo và Truyền Thống Thế Giới. Ngày 13.9.2022, tại công trường Thánh Phêrô, ĐGH yêu cầu dân chúng tụ họp cầu nguyện cho chuyến “hành hương hòa bình” tại Kazakhstan. Đây là dịp gặp gỡ rất nhiều đại diện các tôn giáo và đối thoại hòa bình như anh em và cổ vũ hòa bình chung, thế giới đang khát khao.

Tránh bay qua Ukraine, chuyến bay Airbus A300 phải đi vòng, phía nam, dài hơn, mất 5. 600 km

Kazakhastan có lãnh thổ lớn, với 970.000 km2, đứng thứ 9 thế giới về diện tích, gấp 8 lầnVN. Gồm 150 sắc tộc.70% theo Hồi giáo.

Năm 1278, dã có giám mục đầu tiên. Sau đó các tín hữu bị đàn áp bởi Sô Viết. Nga hoàng trục xuất người Âu Châu, nhiều người bị tù đầy, sống tập trung, bị đánh đập dã man và đã chết. Từ thế kỷ XV-XVI sống theo du mục. Năm 1991 đất nước này mới độc lập và 1992 có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. 1995, có hiến pháp, là nước cộng hòa với lưỡng viện. Người Công Giáo có khoảng 182.000 người, chiếm 1%. Đa số là Hồi giáo. Nga và Kazakhstan cùng biên giới 5.000 dậm. Cờ: nền xanh có 7 gạch trắng (ngang), giữa có chim bồ câu xòe cánh ôm hình bầu dục, tia sáng chung quanh.

Trước và sau khi đi, ĐGH có thói quen, từ 2013, đến khấn với Đức Mẹ tại nhà thờ Đức Bà Cả, Roma

LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI

Ngày 13.9.2022

Trên báy bay, ĐTC nói với ký giả: Tôi luôn sẵn sàng đi Trung Quốc. Không có tin Ngài gặp lãnh tụ Tập Cận Bình.

1g27, tại sân bay quốc tế Nur-Sultan, ĐTC được đón tiếp bởi Tổng Thống Kassym-Jomant Tokayev (từ 2021). Có mặt Ngoại giao đoàn, Chính Phủ, các Nhà Lãnh Đạo Thế Giới và Truyền Thống Tôn Giáo, về tham dự đại hội. ĐGH phát biểu: Tôi đến thăm như một người hành hương hòa bình, tìm kiếm đối thoại và đoàn kết. Hãy bảo vệ và phát triển cây đàn hai dây (như đàn bầu VN, ý nói nền văn hóa) của Dambra Abai (1845-1904) là thi sỹ, cha đẻ nền văn minh hiện đại, để lại bao nhiêu tác phẩm giá trị. Đây là quốc gia gồm nhiều dân tộc với các sắc dân, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, đang phát triển mọi mặt. Đóng góp của các tôn giáo rất quan trọng. ĐGH xác định đây là vùng đất anh hùng tử đạo, bị trục xuất, trí thức và nghệ sỹ. Bao trùm lịch sử huy hoàng của văn hóa nhân tính và đau khổ.

Tại dinh Tổng Thống, trước nhà cầm quyền, ĐGH nói: Kazakhstan là ngã tư chính trị quan trọng, nó giữ vai trò căn bản giảm thiểu. Tôi đến giữa lúc có chiến tranh vô nghĩa tại Ukraine.

Thế giới đang cần hòa bình cấp bách, khôi phục hài hòa của nó. Viên chức chính phủ cần chia sẻ trách nhiệm. Vị tiền nhiệm là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến sau 10 ngày, vụ nổ bi thảm, 11. 9. 2001, tại Nexw York.

Ngày 14.9.2022

10g, tại dinh Độc Lập, thủ đô Nur-Sultan, ĐGH tham dự khai mạc Đại Hội lần thứ 7 Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Thế Giới và Truyền Thống, 100 đại biểu, đến từ 50 quốc gia. Chủ đề: Vai trò những người có trách nhiệm tôn giáo và truyền thống thế giới về phát triển tinh thần và xã hội nhân bản sau đại dịch. (Le Rôle des responsables religions mondiales et traditionnelles dans le dévelopement socio-spirituel de l’humanité dans la période post-pandémique). ĐTC đọc diễn văn khai mạc. Nội dung:

1)Tôn giáo nhắc nhở chúng ta là tạo vật, là con người hành trình về Nước Trời. Bản chất là nối kết chung thành huynh đệ chân chính, sâu sắc.

2) Nền văn hóa qua tiếng đàn Dombra, các bài thơ (1897) nổi tiếng của thi sỹ Dombra Abai để lại là sự nghiệp tôn sùng các tôn giáo lâu bền, phản ảnh tâm hồn cao qúi của dân tộc này. Lòng khao khát hòa bình không bao giờ khép kín, nhưng lúc nào cũng cởi mở, luôn sẵn sàng. Nhu cầu của nhân loại với tôn giáo nhắc nhở chúng ta con người luôn hiện hữu, để thỏa mãn lợi ích trần thế, kinh tế. Abai nói : linh hồn sống động và trí óc minh mẫn (Sách các Lời, số 6)

3) Thế giới mong đợi chúng ta trở thành tấm gương sống động và trí óc minh mẫn. Trông mong nơi chúng ta tinh thần tôn giáo chân chính. Đến lúc phải có tâm hồn cởi mở và nhân ái.

4). Điều kiện thiết yếu cho phát triển nhân bản và toàn diện là tự do tôn giáo. Chúng ta tin và thờ phượng, không nên buộc người khác tin và thờ phượng theo.

Ba ghế trống không đến là Thượng Phụ Kiril, Tập Cẩn Bình và Vladimir Putin.

16g45, tại khu triển lãm thủ đô Nur-Sultan, dù Công Giáo 1%, dân số 19 triệu. ĐGH cử hành thánh lễ đại trào tôn vinh Thánh Giá. Trong lễ, ĐGH trình bày Chúa dùng lý trí với tội lỗi mở cho chúng ta chân trời mới, đổi mới đức tin, nhìn vào Thiên Chúa vào tình yêu phổ quát và bị đóng đinh của Ngài. Thập giá là cái giá của sự chết. Trên cây gỗ, Chúa Giêsu tự mình gánh lấy tội lỗi và điều ác, vì yêu chúng ta. Nhìn lên trên, để học hỏi tình yêu là gì.

Ngày 15.9.2022

10g,30, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thủ đô Nur-Sudan, ĐGH gặp các Giám Mục, Linh Mục, Tu sỹ: ĐTC khuyến khích, theo hai từ thánh Phaolô xử dụng:

Những người thừa kế và lời hứa : Mỗi Giáo Hội là người thừa kế lịch sử nước đó. Luôn được sinh ra từ Tin Mừng. Dựa trn lời hằng sống của Chúa Kitô. Mỗi Giáo Hội là cộng đồng đã thấy lời hứa, được ứng nhiệm nơi Chúa Giêsu.

Tương lai: Nhớ về qúa khứ không làm dừng lại mà giúp chúng ta tiến vào lời hứa Tin Mừng, bảo đảm với chúng ta, có Chúa Giêsu bên chúng ta. Ngày nay, chúng ta được mời gọi, đón nhận đổi mới mà Chúa Kitô Phục Sinh mang lại cuộc sống mới. Bất chấp yếu đuối, thấp hèn nhỏ bé.

16g, ĐTC đọc diễn văn kết thúc đại hội, 3 năm / lần.

Đại hội lần thứ 7 này, chúng ta tham gia nhờ ân sủng Đấng Toàn Năng, đánh dấu quan trọng trong hành trình chung, bắt đầu từ 2003, là mô hình ‘ngày cầu cho hòa bình trên thế giới’ tái khẳng định đóng góp tích cực của Truyền Thống tôn giáo đối thoại hòa hợp giữa các dân tộc.

2) Tuyên bố chung của đại hội rằng mọi hoạt động bạo lực không liên quan đến tinh thần tôn giáo đều bị bác bỏ (x, đ 5). Đấng Toàn Năng tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

3) Kazakhstan là trung tâm lục địa Á Châu lớn lao và quan trọng, là nơi tự nhiên gặp nhau. Lá cờ nước này nhắc nhở chúng ta cần thiết phải duy trì quan hệ lành mạnh về giữa chính trị và tôn giáo. Chúng ta hãy nói “không” khi lầm lẫn, vì lợi ích mọi người.

4) Đối với Giáo Hội, “mọi con đường dẫn đến con người” và con người là “con đường với Giáo Hội’(Redemtor Hominis, 14). Con đường cho tất cả tôn giáo.

5) Các truyền thống và khôn ngoan kêu gọi làm chứng ngôn cho hiện hữu của di sản thiêng liêng và đạo đức chung, dựa trên tình huynh đệ.

6) Thiếu hòa bình là thiếu quan tâm, yêu thương, tạo ra sự sống. Mưu tìm hòa bình mời gọi tham gia hoạt động gia đình. Vì thế cần bảo vệ gia đình đến nơi đến chốn.

7) Người trẻ là sứ giả hòa bình và thống nhất trong hiện tại và tương lai. Chính họ hơn ai hết kêu gọi hòa bình và tôn trọng ngôi nhà chung. Thái độ bóc lột, thống trị, đục khoét sẽ giới trẻ bác bỏ. Vì là thế giới không hy vọng và ước mơ.

Bản dự thảo tuyên ngôn chung, gồm 35 điểm của Đại Hội được ĐGH và Đại Giáo Trưởng Ahmad Al-Tayyed, Grand Imam của Al-Azhar, ký tại tòa nhà Độc Lập, có nhan đề: Tình Huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống. Trong tuyên ngôn, các vị lãnh đạo:

-Nhấn mạnh ý chí các tôn giáo đề ra sáng kiến xây dựng hòa bình và đối thoại, loại bỏ thái độ cực đoan, duy căn và khủng bố.

-Lên án mọi xung đột võ trang, đổ máu vô ích. Gây phản ứng dây chuyền, hủy hoại quan hệ quốc tế. (Văn bản không nói đế Ukraine)

ĐGH nhận xét theo ba hạn từ:

- Ước mơ và mục tiêu của chúng ta là hòa bình. Cần và cấp thiết phải có hòa bình. Vì thời đại chúng ta vẫn có điểm nóng căng thẳng (x. đ 4) gây đổ máu (x. đ 7)

- Phụ nữ chăm sóc sự sống trên thế giới. Họ là con đường dẫn tới hòa bình. Là thành viên quan trọng trong gia đình (x. đ 23)

- Người trẻ là sứ giả hòa bình và thống nhất. Vì thế lưu ý tới giáo dục, chấp nhận, chung sống, tôn trọng tôn giáo và xây dựng văn hóa. (x. đ 21)

19g45, trở về Roma, trên máy bay, ĐGH trả lời các ký giả, đại ý về:

1)Các nước cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ trước sự xâm lược của Nga là có thể chấp nhận, về đạo lý. ĐGH kêu gọi Kyiv cởi mở đối thoại, mặc dầu khó khăn cho phía Ukraine. Tự vệ biểu thị yêu quê hương đất nước.

2) Về tình hình Giáo Hội Đức, ĐGH nói: cần mục tử tốt, chức không cần kế hoạch.

3) Không ngờ, sau bao nhiêu năm bách hại, Kazakhstan phát triển mạnh như vậy, cho chúng ta tương lai tươi đẹp sáng sủa hơn

4) Khi nghe hòa bình, người ta khóc vì chiến tranh kết thúc. Bao giờ ngưng tiếng súng. Vì bom đạn vẫn còn nổ (Ukraine, Nigéria, Nicaragua, Azenbaijna, Arnenia...). Các đợt di cư (nam Sudan), vẫn tiếp diễn liên tục ra đi. Họ nói “chúng tôi không hợp tác”. Người di cư phải được chào đón. Nói tới chiến tranh tại Ukraine, ĐTC hỏi còn bao nhiêu người nữa sẽ phải đổ máu, hy sinh

5) Đại Hội Liên Tôn kết quả rất tốt. Lâu dài, cần đối thooại và cầu nguyện để giải quyết vấn đề liên hệ.

6) Cần có chính phủ tôn trọng nền dân chủ, công bằng, bác ái xã hội. Người làm chính trị phải coi trọng nhân phẩm, nhân quyền, giá trị quốc gia.

7) Xét xử ĐHY Quân ở Hong Kong là vi phạm tôn giáo.

NH N ĐỊNH VỀ CHUYẾN ĐI

- ĐHY Quốc Vụ Khanh Pietrô Parolin, qua trả lời phỏng vấn trước chuyến đi (đêm 13.9.22) cho biết:

+Chuyến đi này là dịp cầu nguyện cho hòa bình thế giới, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập tại Assisi 24. 1. 2002.

+ Số Công Giáo tuy ít và khiêm tốn nhưng hy vọng sẽ theo các nhân chứng đức tin xưa, vươn lên, như các chân phước của họ, xây dựng xã hội thống nhất, hài hòa và hòa bình. (RV 13.9.22)

- Tạp chí CruxNew cho rằng đến Kazakhstan là nỗ lực ngoại giao của ĐGH Phanxicô, giữa lúc khủng hoảng toàn cầu do chiến tranh đang diễn ra tại Ukraine vì Nga xâm chiếm. ĐGH lên án Nga xâm chiếm Ukraine. Kazakhstan đóng vai trò quan trọng tìm kiếm hòa bình trong vùng. ĐGH ca ngợi Kazakhstan sự hòa hợp các cộng đồng, trong việc giải trừ hạt nhân bảo vệ sự sống, bỏ án tử hình vào 2021.ồ

-Gs Azza Karam, Tổng Thư Ký của các tôn giáo vì hòa bình, nhận định : ĐGH được coi như nhà lãnh đạo tôn giáo nói lên trách nhiệm tinh thần và giải thích mọi điều cần thiết

-Cha Ruslan Rakhimberliov, giám đốc Chủng viện Công Giáo tại Karag anda, cho biết: Cộng đồng địa phương nhỏ bé chúng tô i được diễm phúc được đón tiếp vị cha chung. Chuyến viếng thăm này là cơ hội nhận được sự thúc đẩy bên trong.

-Hãng AP cho chạy tít lớn: chiến tranh của Nga tại Ukraine là tấm phông cho chuyến đi của ĐGH Phaxicô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ts Notre Dame de Paris, số 1922, 8.9.2022

http//Vietcatholic News, từ 13-16.9.2022