Nhạc Việt Nam Tiềm Ẩn Sắc Thái Đức Tin
Bài này nối tiếp bài ‘‘Văn chương VN mang nghĩa Thánh Kinh’’. Vì văn chương và âm nhạc là ‘‘hồn dân tộ VN’’. Hai yếu tố cấu thành VN, không thể tách rời. Văn chương đã tiềm ẩn Thánh Kinh thì âm nhạc dẫn đưa đức tin con tim thổn thức vào đời.
Tác giả những bản nhạc được chọn, nhân vật trong lời nhạc chưa chắc là người Công Giáo, nhưng sáng tác theo nguồn và cảm hứng theo căn tính dân tộc Viêt Nam. Thánh đường, lời kinh là điểm tựa cho hồn bay lên tìm ánh sáng.
Bài viết được sắp xếp theo : Niềm tin, cầu nguyện, sám hối và thánh đường
Niềm Tin là tình cảm hàng đầu của người VN, dù tôn giáo nào.
Trong bóng tối âm u của thánh đường hay ngọn tháp cao. Cửa nhà thờ mở, tiếng chuông ngân vang, lời cầu kinh bên trong vang ra. Như quyến rũ mời gọi người bộ hành lén vào bên trong nhà thờ. Rồi như ‘‘đèn trời soi sáng, cất lên tự đáy lòng”
Lạy Chúa tôi, con người không đạo
Nhưng tin có Chúa trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Nhưng mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nao
...Nhưng yêu nhớ làm nhắc chuông khuya
Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu
Cho người thương còn xa mãi xa
Nửa nhỡ ngồi ôm em
Nhưng Chúa giúp đời đau
...hờn đau thu ngắn
... Đám mây hồng âu yếm bay sang.
(Trần Thiện Thanh. Trời Chưa Muốn Sáng)
Người trẻ nhiều ước mơ. Không tan vỡ, bỏ cuộc. Đầy tin tưởng như cha ông khuyến khích ‘‘thất bại là mẹ thành công’’. Vì người trẻ biết trời dạy qua đức tin. Anh mù, trong Thánh Kinh, không chán nản đã mạnh dạn đến với Chúa Giêsu. Đức tin cho anh sự sống thân xác và linh hồn (x. Mc 10, 46-52)
Và chỉ người Samari múc nước bên giếng. Buồn chán vì đời chóng qua mà không hạnh phúc. Chỉ lấy lại khi gặp Dức Giêsu, người chỉ dẫn Nước Trường Sinh (x. Lc 4, 7-25). Ai muốn tìm ra lối đi cho cuộc sống, hãy đến với Chúa Giêsu Tình Yêu.
Tìm một con đường, tìm một lối đi
Lạc loài niềm tin sống không ngày mai...
Và con tim đã vui trở lại.
Tình yêu đến cho tôi ngày mai
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi...
Và niềm tin đã dâng về Người
Trọn tâm hồn nguyện xin
Yêu mãi riêng Người mà thôi
Dẫu như tôi phải qua đi vực sâu tối
Tôi sẽ không sợ hãi
Vì Người ở gần bên tôi mãi.
(Đức Huy. Và Con Tim Đã Vui Trở Lại.
Tâm sự dù tầm thường nhỏ bé mấy biết tỏ cùng ai. Tình yêu cao qúi, khát vọng, mong chờ. Tình đầu tan vỡ thành bọt bèo, vì chạy theo tiền bạc. Tình sau bẽ bàng. Xin chắp tay khấn nguyện trung thành với nhau’’. Đủ, qúi lắm rồi. Niềm tâm sự chỉ biết trút hết vào Chúa trên Trời :
Con qùy lạy Chúa trên Trời.
Sao cho con lấy được người con thương
Đời con cay đắng đã nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay: nghèo, trắng tay
Thề rằng sóng gió biển dâu
Đã yêu trước cũng như sau, giữ lời...
(Phạm Duy. Con qùy lạy Chúa trên Trời).
Quan niệm Trời, phải được tôn thờ, kính trọng, thần phục, và khấn xin... Như ông cha vẫn làm khi gặp thiên tai, nghịch cảnh hay khó khăn sinh sống.
-Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
Chỉ còn có một Ông Trời
- Ai ơi cũng có ăn, có lời
Bụt kia có mắt
Ông Trời có tai.
Cầu nguyện là nhu cầu của người Việt, càng khó khăn con người càng muốn tìm cái phao nắm giữ. Người Việt ở bất cứ thời nào, lứa tuổi nào cũng biết cầu kinh. Chắp tay, thinh lặng, ngước nhìn lên cao. Không kỳ đêm ngày. Với lòng thành cho quê hương, người khác trước, mình sau. Trong Thánh Kinh Chúa đưa ra lí do và khuyên: Đừng nản chí khi cầu nguyện (x. Lc 18, 1-8)
Cầu kinh yêu thương, xin:
...quê hương không còn nhọc nhằn
...nhân gian không còn khốn khó
... tin lành rên van bổn phương
... em tôi quên ngày tình buồn
Cầu đêm đêm. Cầu miên man.
Cầu không quên dù thân rã rời
Cầu trong tim...không mệt mỏi..
(Nhạc và lời : Nguyễn Thành Nhân. Khúc Kinh Cầu.)
Ai nói, chiến tranh làm cho con người VN mất đi “tính bản thiện’’. Sinh ra hận thù, ghen ghét, oán hờn. Mong thanh bình trả lại an lành cho dân Việt
Hãy lắng nghe nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương, vết thương trần gian.
Thương có hỏi, có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài...
Thương có hỏi hãy lắng nghe người dân hiền
Vì đất nước đang còn ưu phiền
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên
(Lê Minh Bằng. Đêm Nguyện Cầu)
Thánh Gia, Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu lên đền thờ hát thánh ca và cầu nguyện. Chúa Giêsu được mọi người ngạc nhiên về trí thông minh. Còn Đức Mẹ đầy tràn ân sủng, ghi những điều ấy trong lòng. (x. Lc 2, 41-52). Giây phút trầm tư và linh thiêng bỏ đi ồn ào bên ngoài. Mình mình với Thiên Chúa. Qúi vô cùng.
Thánh giá xa vời lắm, với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đêm cuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.
...Tôi tiếc thời tươi sáng trôi năm tháng.
Trí óc âm thầm...
(Nguyễn Thiện Từ & Phi Tâm Yên. Giáo Đường Im Bóng)
Sám hối hay nói đúng là ‘‘lời xin lỗi’’ luôn nơi cửa miệng, trong cư xử hàng ngày và đời sống giao tế. Tinh thần sám hối là tựa bản nhạc ‘‘Cát Bụi’’, của Trịnh Công Sơn luôn có trong người khi lầm lỗi với Thiên Chúa hay anh em. Tâm trạng sám hối, nghĩ lại vì đã lầm đường với quê hương, sai lỗi với chính đồng loại mình. ‘’Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng’’ (Lễ Tro, Mùa Chay)
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi
n tình yêu xay mòn thành đá cuội...
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy.
Nhận biết mình yếu đuối thấp hèn, luôn vững tin và trông cậy. Bản nhạc quen thuộc ‘‘Nơi Là Phù Du’’ của Từ Công Phụng, nhắc : Tìm Nước Trời trước. Phù vân lại là phù vân.
Tôi như người du mộng
Sống cuộc đời bềnh bồng, ngõ quanh đời quạnh hiu.
Tôi như loài cỏ dại...chênh vênh, buồn tênh
Xin một chút hiền ngoan thật lòng
Vì cõi này là những đam mê, chia ly, đớn đau, lẻ loi
Nên vẫn hoài công xe cát biển nhỏ
... tự cõi lòng, bóng mát ngày thiên thu bóng một đời phù du.
4. Thánh đường nơi gửi gắm tâm sự, ngay cả tỏ tình. Mở đầu hay kết thúc. Tự nhiên, đến thánh đường lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Hết khóc và hết ưu phiền. Mừng vui tràn đầy. Hy vọng vươn lên.
Người bật khóc bên giáo đường, bên chân tượng
Người cười rũ không lo mộng, không mang sầu, giữa cơ cầu
Loài người nào đã biết thương đau
(Nguyễn Hữu Nghĩa. Bài ca viết bên giáo đường)
Giống văn chương VN có truyện tình lãng mạn ‘‘Hồn Bướm Mơ Tiên’’. Ban nhạc ‘‘Em Hiền Như Ma Soeur’’ thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy phô nhạc. Nội dung truyện và bản nhạc trữ tình. Nhưng vai chủ động gạt bỏ tình cảm riêng tư mà tôn trọng lý tưởng cao sang : cứu người và giúp đời. Tim đã thắm tình mà vẫn can đảm bỏ đi. Vì người anh em khác.
Em mang hồn vô tội
Đeo Thánh Giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng
Em hiền như ma soeur
Hãy ru tên vô đạo
Hãy ru tên khát khao...
Duyên tình đã qua
Có bao giờ không xưa?
Như u tình đã xa
Thắm linh hồn ma soeur!
Tha thiết hơn, khi qùi bên nhau, trong thánh đường. Trịnh trọng, thề nguyền chung sống, ăn đời ở kiếp.
Em bên mình anh lặng yên dưới bàn thờ
Và quanh chúng ta là vui sướng chan hòa
Tình duyên nho bé thành đôi ước mơ sau.
Bao nhiêu tóc tơ giờ đây đã kết nghĩa bên Mẹ Maria
Người yêu hỡi ơi, người yêu dấu ơi !
Mình bên nhau suốt đời cùng chia sót nỗi vui
Hay nỗi sầu cùng nhau biết bao là yêu.
(Nhạc ngoại quốc. Lời Việt Phạm Duy. Ngày Tân Hôn)
Kỷ niệm lâu không bao giờ quên vẫn từ ‘giáo đường’’. Đau thương hơn hết vẫn là kẻ khuấy động con tim, hăng say mê trong kinh nguyện.
Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng
Dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung
Trong lời khấn xin chan chứa niềm tin
Có ai ngỏ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo
Tháp chuông bị giảm tan... Cuộc tình trên cũng tro tàn.
...Từng đêm anh chắp hai tay xin cho tình yêu đó
Thấm nhuần trong tay Chúa ban ơn
Anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa.
(Phương Linh. Bóng Nhỏ Giáo Đường)
Những kỷ niệm học trò : đến trường, hẹ hò, lưu bút, tóc thề, học thi, trường gần nhà thờ, đi và về vào lễ Chúa Nhật...
Trường em ngó qua gác chuông nhà thờ
Chủ nhật em xem lễ, tôi học bài vu vơ
Giờ tan lễ hai đứa chung đường về
Em thẹn thùng không nói tôi cũng lại không đi...
Rộn ràng mong thánh lễ áo tím ngày vu quy.
(Hồi Chuông Xóm Đạo. Nhạc: Anh Bằng; Thơ : Kiên Giang)
Bài học đầu tiên ông cha dạy ‘‘phải có gì với núi sông mới nghĩ đến tình duyên’’
Hai người hai phương trời chờ mong. Nhưng hiểu nhau vì nghiệp vụ :
Đêm về nguyện cầu cho anh
Quanh năm cầu anh an lành
Mai anh về có em bên mình
Lúc bấy giờ thà hồ vui
Nửa đêm giáo đường chuông vang xa xôi
Phó vui như thủa ban đầu
Gặp nhau giữa đêm kinh cầu
Cầu xin xuốt đời mình mãi yêu nhau
Mang tình đó không phai màu...
Mong anh trọn tình chúng ta trọn đời
(Nguyên Thao. Nguyện Cầu Trong Đêm)
Câu thề hứa trung thủy khi đám cưới
Kỷ niệm không phải góc giáo đường
Ngày nào em cũng chờ anh góc
giáo đường vang tiếng kinh buồn...
Tình ta giờ khuất mây trời...
Dù đời có bể dâu, mong tình không vững u sầu
Dù cho muôn kiếp, ta nguyện lòng chung phai màu.
Tiếng chuông ngân giáo đường, anh dừng chân nhớ thương
Gác chuông bây giờ, chỉ còn là khói sương
Chập chờn hư ảo, phai tàn theo cơn bão
Tim em giờ ở phương nào?
(Vũ Phong Sơn. Góc Giáo Đường Cũ)
Tuổi đẹp nhất vẫn là tuổi học trò ngây thơ. Nơi mến thương nhất vẫn là xóm đạo hiền hòa. Tình cao qúi nhất vẫn là tình đầu. Nhưng chiến tranh đến làm mất tình duyên hai người
Ngày xưa tôi có người yêu rất đẹp ở xóm đạo
Những buổi tan trường thường hay tìm nhau xây mơ ước ngày sau
Nhặt cành hoa trắng thiết tha tôi cài lên trên áo lụa xanh màu tím
Say sưa trao nhau kỷ niệm phút giây ban đầu
Tình ta sẽ dài lâu như hoa trắng không phai màu
Một hôm tôi đến tìm em đề từ giã lên đường
Gửi lại phố phường duyên đôi mình thương mãi xa cách ngàn phương.
(Bằng Quang. Người Em Xóm đạo)
Lời ca của Lê Trung Nguyên trong bài Chiều Bên Giáo Đường. Gợi nhớ ‘‘Mười Trinh Nữ’’ trong Thánh Kinh (x. Mt 25, 1-13). Đọc kỹ những từ trong bản nhạc mới thấy, nhớ chiều chiều đến nhà thờ, mà người con gái giữ nguyên vẹn trong chiếc áo tâm hồn, lại trong tay có đèn dầu. Cho chú rể đón...vào dự tiệc cưới.
Tà áo trinh nguyên tung bay
Nụ cười ân ái
Hồi chuông thiêng loang sức mây trời...
Xa dần đen tối, tìm màu xuân mới trên làn môi
Rồi đây mây xám bay qua rồi.
Trong gió hẹn ước không thôi
Là lúc tin yêu lên ngôi
Ta hát khúc chung đôi.
Biết bao mối tình chớm nở, bắt đầu lớn lên, thành hình từ... qùi trong giáo đường, bên Chúa, dưới tháp chuông, bên tiếng kinh, nhạc ngân vang, với ánh nến lung linh...Tất cả được Thiên Chúa chúc phúc, thánh hóa.
Bài thánh ca còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần...
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu...
(Nguyễn Vũ. Bài Thánh Ca Buồn)
Mẩu tâm tình thú vị chớm nở này, diễn ra nơi kín đáo, nghiêm trang, tĩnh mịch, thiêng liêng... gợi nhớ chi tiết trong Thánh Kinh: Hai người cầu nguyện trong đền thờ, với tình thần khác nhau. Một người khiêm tốn, một bên không. (x. Lc 18, 9-14)
Phó tế Phạm Bá Nha
Bài này nối tiếp bài ‘‘Văn chương VN mang nghĩa Thánh Kinh’’. Vì văn chương và âm nhạc là ‘‘hồn dân tộ VN’’. Hai yếu tố cấu thành VN, không thể tách rời. Văn chương đã tiềm ẩn Thánh Kinh thì âm nhạc dẫn đưa đức tin con tim thổn thức vào đời.
Tác giả những bản nhạc được chọn, nhân vật trong lời nhạc chưa chắc là người Công Giáo, nhưng sáng tác theo nguồn và cảm hứng theo căn tính dân tộc Viêt Nam. Thánh đường, lời kinh là điểm tựa cho hồn bay lên tìm ánh sáng.
Bài viết được sắp xếp theo : Niềm tin, cầu nguyện, sám hối và thánh đường
Niềm Tin là tình cảm hàng đầu của người VN, dù tôn giáo nào.
Trong bóng tối âm u của thánh đường hay ngọn tháp cao. Cửa nhà thờ mở, tiếng chuông ngân vang, lời cầu kinh bên trong vang ra. Như quyến rũ mời gọi người bộ hành lén vào bên trong nhà thờ. Rồi như ‘‘đèn trời soi sáng, cất lên tự đáy lòng”
Lạy Chúa tôi, con người không đạo
Nhưng tin có Chúa trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Nhưng mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nao
...Nhưng yêu nhớ làm nhắc chuông khuya
Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu
Cho người thương còn xa mãi xa
Nửa nhỡ ngồi ôm em
Nhưng Chúa giúp đời đau
...hờn đau thu ngắn
... Đám mây hồng âu yếm bay sang.
(Trần Thiện Thanh. Trời Chưa Muốn Sáng)
Người trẻ nhiều ước mơ. Không tan vỡ, bỏ cuộc. Đầy tin tưởng như cha ông khuyến khích ‘‘thất bại là mẹ thành công’’. Vì người trẻ biết trời dạy qua đức tin. Anh mù, trong Thánh Kinh, không chán nản đã mạnh dạn đến với Chúa Giêsu. Đức tin cho anh sự sống thân xác và linh hồn (x. Mc 10, 46-52)
Và chỉ người Samari múc nước bên giếng. Buồn chán vì đời chóng qua mà không hạnh phúc. Chỉ lấy lại khi gặp Dức Giêsu, người chỉ dẫn Nước Trường Sinh (x. Lc 4, 7-25). Ai muốn tìm ra lối đi cho cuộc sống, hãy đến với Chúa Giêsu Tình Yêu.
Tìm một con đường, tìm một lối đi
Lạc loài niềm tin sống không ngày mai...
Và con tim đã vui trở lại.
Tình yêu đến cho tôi ngày mai
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi...
Và niềm tin đã dâng về Người
Trọn tâm hồn nguyện xin
Yêu mãi riêng Người mà thôi
Dẫu như tôi phải qua đi vực sâu tối
Tôi sẽ không sợ hãi
Vì Người ở gần bên tôi mãi.
(Đức Huy. Và Con Tim Đã Vui Trở Lại.
Tâm sự dù tầm thường nhỏ bé mấy biết tỏ cùng ai. Tình yêu cao qúi, khát vọng, mong chờ. Tình đầu tan vỡ thành bọt bèo, vì chạy theo tiền bạc. Tình sau bẽ bàng. Xin chắp tay khấn nguyện trung thành với nhau’’. Đủ, qúi lắm rồi. Niềm tâm sự chỉ biết trút hết vào Chúa trên Trời :
Con qùy lạy Chúa trên Trời.
Sao cho con lấy được người con thương
Đời con cay đắng đã nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay: nghèo, trắng tay
Thề rằng sóng gió biển dâu
Đã yêu trước cũng như sau, giữ lời...
(Phạm Duy. Con qùy lạy Chúa trên Trời).
Quan niệm Trời, phải được tôn thờ, kính trọng, thần phục, và khấn xin... Như ông cha vẫn làm khi gặp thiên tai, nghịch cảnh hay khó khăn sinh sống.
-Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
Chỉ còn có một Ông Trời
- Ai ơi cũng có ăn, có lời
Bụt kia có mắt
Ông Trời có tai.
Cầu nguyện là nhu cầu của người Việt, càng khó khăn con người càng muốn tìm cái phao nắm giữ. Người Việt ở bất cứ thời nào, lứa tuổi nào cũng biết cầu kinh. Chắp tay, thinh lặng, ngước nhìn lên cao. Không kỳ đêm ngày. Với lòng thành cho quê hương, người khác trước, mình sau. Trong Thánh Kinh Chúa đưa ra lí do và khuyên: Đừng nản chí khi cầu nguyện (x. Lc 18, 1-8)
Cầu kinh yêu thương, xin:
...quê hương không còn nhọc nhằn
...nhân gian không còn khốn khó
... tin lành rên van bổn phương
... em tôi quên ngày tình buồn
Cầu đêm đêm. Cầu miên man.
Cầu không quên dù thân rã rời
Cầu trong tim...không mệt mỏi..
(Nhạc và lời : Nguyễn Thành Nhân. Khúc Kinh Cầu.)
Ai nói, chiến tranh làm cho con người VN mất đi “tính bản thiện’’. Sinh ra hận thù, ghen ghét, oán hờn. Mong thanh bình trả lại an lành cho dân Việt
Hãy lắng nghe nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương, vết thương trần gian.
Thương có hỏi, có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài...
Thương có hỏi hãy lắng nghe người dân hiền
Vì đất nước đang còn ưu phiền
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên
(Lê Minh Bằng. Đêm Nguyện Cầu)
Thánh Gia, Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu lên đền thờ hát thánh ca và cầu nguyện. Chúa Giêsu được mọi người ngạc nhiên về trí thông minh. Còn Đức Mẹ đầy tràn ân sủng, ghi những điều ấy trong lòng. (x. Lc 2, 41-52). Giây phút trầm tư và linh thiêng bỏ đi ồn ào bên ngoài. Mình mình với Thiên Chúa. Qúi vô cùng.
Thánh giá xa vời lắm, với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đêm cuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.
...Tôi tiếc thời tươi sáng trôi năm tháng.
Trí óc âm thầm...
(Nguyễn Thiện Từ & Phi Tâm Yên. Giáo Đường Im Bóng)
Sám hối hay nói đúng là ‘‘lời xin lỗi’’ luôn nơi cửa miệng, trong cư xử hàng ngày và đời sống giao tế. Tinh thần sám hối là tựa bản nhạc ‘‘Cát Bụi’’, của Trịnh Công Sơn luôn có trong người khi lầm lỗi với Thiên Chúa hay anh em. Tâm trạng sám hối, nghĩ lại vì đã lầm đường với quê hương, sai lỗi với chính đồng loại mình. ‘’Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng’’ (Lễ Tro, Mùa Chay)
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài.
Mặt trời nào soi sáng tim tôi
n tình yêu xay mòn thành đá cuội...
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy.
Nhận biết mình yếu đuối thấp hèn, luôn vững tin và trông cậy. Bản nhạc quen thuộc ‘‘Nơi Là Phù Du’’ của Từ Công Phụng, nhắc : Tìm Nước Trời trước. Phù vân lại là phù vân.
Tôi như người du mộng
Sống cuộc đời bềnh bồng, ngõ quanh đời quạnh hiu.
Tôi như loài cỏ dại...chênh vênh, buồn tênh
Xin một chút hiền ngoan thật lòng
Vì cõi này là những đam mê, chia ly, đớn đau, lẻ loi
Nên vẫn hoài công xe cát biển nhỏ
... tự cõi lòng, bóng mát ngày thiên thu bóng một đời phù du.
4. Thánh đường nơi gửi gắm tâm sự, ngay cả tỏ tình. Mở đầu hay kết thúc. Tự nhiên, đến thánh đường lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Hết khóc và hết ưu phiền. Mừng vui tràn đầy. Hy vọng vươn lên.
Người bật khóc bên giáo đường, bên chân tượng
Người cười rũ không lo mộng, không mang sầu, giữa cơ cầu
Loài người nào đã biết thương đau
(Nguyễn Hữu Nghĩa. Bài ca viết bên giáo đường)
Giống văn chương VN có truyện tình lãng mạn ‘‘Hồn Bướm Mơ Tiên’’. Ban nhạc ‘‘Em Hiền Như Ma Soeur’’ thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy phô nhạc. Nội dung truyện và bản nhạc trữ tình. Nhưng vai chủ động gạt bỏ tình cảm riêng tư mà tôn trọng lý tưởng cao sang : cứu người và giúp đời. Tim đã thắm tình mà vẫn can đảm bỏ đi. Vì người anh em khác.
Em mang hồn vô tội
Đeo Thánh Giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng
Em hiền như ma soeur
Hãy ru tên vô đạo
Hãy ru tên khát khao...
Duyên tình đã qua
Có bao giờ không xưa?
Như u tình đã xa
Thắm linh hồn ma soeur!
Tha thiết hơn, khi qùi bên nhau, trong thánh đường. Trịnh trọng, thề nguyền chung sống, ăn đời ở kiếp.
Em bên mình anh lặng yên dưới bàn thờ
Và quanh chúng ta là vui sướng chan hòa
Tình duyên nho bé thành đôi ước mơ sau.
Bao nhiêu tóc tơ giờ đây đã kết nghĩa bên Mẹ Maria
Người yêu hỡi ơi, người yêu dấu ơi !
Mình bên nhau suốt đời cùng chia sót nỗi vui
Hay nỗi sầu cùng nhau biết bao là yêu.
(Nhạc ngoại quốc. Lời Việt Phạm Duy. Ngày Tân Hôn)
Kỷ niệm lâu không bao giờ quên vẫn từ ‘giáo đường’’. Đau thương hơn hết vẫn là kẻ khuấy động con tim, hăng say mê trong kinh nguyện.
Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng
Dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung
Trong lời khấn xin chan chứa niềm tin
Có ai ngỏ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo
Tháp chuông bị giảm tan... Cuộc tình trên cũng tro tàn.
...Từng đêm anh chắp hai tay xin cho tình yêu đó
Thấm nhuần trong tay Chúa ban ơn
Anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa.
(Phương Linh. Bóng Nhỏ Giáo Đường)
Những kỷ niệm học trò : đến trường, hẹ hò, lưu bút, tóc thề, học thi, trường gần nhà thờ, đi và về vào lễ Chúa Nhật...
Trường em ngó qua gác chuông nhà thờ
Chủ nhật em xem lễ, tôi học bài vu vơ
Giờ tan lễ hai đứa chung đường về
Em thẹn thùng không nói tôi cũng lại không đi...
Rộn ràng mong thánh lễ áo tím ngày vu quy.
(Hồi Chuông Xóm Đạo. Nhạc: Anh Bằng; Thơ : Kiên Giang)
Bài học đầu tiên ông cha dạy ‘‘phải có gì với núi sông mới nghĩ đến tình duyên’’
Hai người hai phương trời chờ mong. Nhưng hiểu nhau vì nghiệp vụ :
Đêm về nguyện cầu cho anh
Quanh năm cầu anh an lành
Mai anh về có em bên mình
Lúc bấy giờ thà hồ vui
Nửa đêm giáo đường chuông vang xa xôi
Phó vui như thủa ban đầu
Gặp nhau giữa đêm kinh cầu
Cầu xin xuốt đời mình mãi yêu nhau
Mang tình đó không phai màu...
Mong anh trọn tình chúng ta trọn đời
(Nguyên Thao. Nguyện Cầu Trong Đêm)
Câu thề hứa trung thủy khi đám cưới
Kỷ niệm không phải góc giáo đường
Ngày nào em cũng chờ anh góc
giáo đường vang tiếng kinh buồn...
Tình ta giờ khuất mây trời...
Dù đời có bể dâu, mong tình không vững u sầu
Dù cho muôn kiếp, ta nguyện lòng chung phai màu.
Tiếng chuông ngân giáo đường, anh dừng chân nhớ thương
Gác chuông bây giờ, chỉ còn là khói sương
Chập chờn hư ảo, phai tàn theo cơn bão
Tim em giờ ở phương nào?
(Vũ Phong Sơn. Góc Giáo Đường Cũ)
Tuổi đẹp nhất vẫn là tuổi học trò ngây thơ. Nơi mến thương nhất vẫn là xóm đạo hiền hòa. Tình cao qúi nhất vẫn là tình đầu. Nhưng chiến tranh đến làm mất tình duyên hai người
Ngày xưa tôi có người yêu rất đẹp ở xóm đạo
Những buổi tan trường thường hay tìm nhau xây mơ ước ngày sau
Nhặt cành hoa trắng thiết tha tôi cài lên trên áo lụa xanh màu tím
Say sưa trao nhau kỷ niệm phút giây ban đầu
Tình ta sẽ dài lâu như hoa trắng không phai màu
Một hôm tôi đến tìm em đề từ giã lên đường
Gửi lại phố phường duyên đôi mình thương mãi xa cách ngàn phương.
(Bằng Quang. Người Em Xóm đạo)
Lời ca của Lê Trung Nguyên trong bài Chiều Bên Giáo Đường. Gợi nhớ ‘‘Mười Trinh Nữ’’ trong Thánh Kinh (x. Mt 25, 1-13). Đọc kỹ những từ trong bản nhạc mới thấy, nhớ chiều chiều đến nhà thờ, mà người con gái giữ nguyên vẹn trong chiếc áo tâm hồn, lại trong tay có đèn dầu. Cho chú rể đón...vào dự tiệc cưới.
Tà áo trinh nguyên tung bay
Nụ cười ân ái
Hồi chuông thiêng loang sức mây trời...
Xa dần đen tối, tìm màu xuân mới trên làn môi
Rồi đây mây xám bay qua rồi.
Trong gió hẹn ước không thôi
Là lúc tin yêu lên ngôi
Ta hát khúc chung đôi.
Biết bao mối tình chớm nở, bắt đầu lớn lên, thành hình từ... qùi trong giáo đường, bên Chúa, dưới tháp chuông, bên tiếng kinh, nhạc ngân vang, với ánh nến lung linh...Tất cả được Thiên Chúa chúc phúc, thánh hóa.
Bài thánh ca còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần...
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu...
(Nguyễn Vũ. Bài Thánh Ca Buồn)
Mẩu tâm tình thú vị chớm nở này, diễn ra nơi kín đáo, nghiêm trang, tĩnh mịch, thiêng liêng... gợi nhớ chi tiết trong Thánh Kinh: Hai người cầu nguyện trong đền thờ, với tình thần khác nhau. Một người khiêm tốn, một bên không. (x. Lc 18, 9-14)
Phó tế Phạm Bá Nha