Đến với Chúa, phải chấp nhận từ bỏ (Lc 14,25-33)
(Suy niệm Chúa nhật 23 thường niên C)
Khi ấy “ có rất nhiều người đi đường với Chúa Giê-su”: họ đang cùng với Chúa Giê-su “tiến lên Giêrusalem”. Nhưng có lẽ họ cho rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian, theo nghĩa chính trị. Để xoá tan hiểu làm này, Chúa Giê-su đã nói: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta.” (Lc 14, 26-27)
Tại sao đến với Chúa, tôi phải chấp nhận từ bỏ mọi sự?
Dành ưu tiên trên hết là Chúa: Chúa là Đấng Sáng Tạo, là Chủ muôn loài muôn vật, là Đấng quyền năng, Đấng có quyền trên sự sống của con người,…Cha mẹ, anh chị em, ngay cả mạng sống của chúng ta đều là bởi Chúa. Chúng ta không phải hiểu theo nghĩa đen là loại trừ Cha mẹ, anh chị em và cả mạng sống, nếu hiểu như vậy thì chúng ta mâu thuận với điều răn thứ 4: Thảo kính Cha mẹ, là điều mà Chúa đã dạy chúng ta. Và nếu chúng ta loại trừ, dứt bỏ anh chị em, phải chăng chúng ta đang đi ngược với Tin mừng là hãy yêu thương tha nhân như chính mình? Như vậy, Chúa Giê-su nói: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa,…” có nghĩa là Ngài muốn mọi người phải biết dành ưu tiên vị trí Chúa là trên hết mọi sự, kể cả Cha mẹ, vợ con, anh chị em và ngay cả mạng sống. Một sự ưu tiên đem lại ơn cứu độ cho con người. Một sự hướng thượng đem lại bình an và hạnh phúc đích thực và đời đời.
Lời mời gọi từ bỏ hết những gì mình có để xứng đáng làm môn đệ của Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất là lời mời gọi thiết thực và quan trọng đối với tất cả mọi người và cho tất cả mọi người. Làm môn đệ hay trở nên bạn chí cốt của Đức Giê-su cần chấp nhận từ bỏ những rườm rà, những dính bén không mấy tốt đẹp từ xác thịt, từ thế gian và từ những cám dỗ của ma quỷ. Và ngay cả những gì thân thuộc nhất đối với ta, là cha mẹ, vợ con, chồng con, anh chị em và cả mạng sống cũng phải nhường chỗ cho sự sống đời đời hay cho giá trị cao quý là được nhận biết và ở lại với Đức Giê-su, là nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Hơn nữa, cách triệt đế nhất để trở nên môn đệ của Đức Giê-su là phải vác thập giá mỗi ngày, nghĩa là phải chấp nhận chết đi mỗi ngày và luôn luôn những ý riêng, những ước muốn tội lỗi và những thói đời xấu xa nơi bản thân mình. Chúng ta có thể làm được không? Theo John Newton “những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục…Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi!”
Quả thật, đi theo Chúa là một quyết định dứt khoát và liên tục, để làm được điều đó mỗi người cần phải suy nghĩ kỹ càng và chuẩn bị mọi hành trang nhằm lên đường bước theo Đức Giê-su. Ngang qua hai dụ ngôn xây tháp và dụ ngôn về một vị vua định giao chiến với vị vua khác. Hai dụ ngôn có những nét giống nhau. Chúng đều nói đến chuyện một người muốn làm một khó khăn và quan trọng (xây tháp hay giao chiến). Hai người này đều “trước tiên ngồi xuống” để suy nghĩ xem mình có thể hoàn thành được việc này không, có đủ tiền để xây tháp hay đủ sức để đương đầu quân địch không. Họ sẽ bị chế giễu nếu để công trình xây tháp dang dở, hay sợ bị thua vì quân địch đông hơn. Cũng thế, nếu biết theo Chúa Giê-su phải chấp nhận từ bỏ tất cả, thì trước khi theo phải tính toán cho kỹ lượng.
Tôi đang theo Chúa Giê-su trong mức độ nào? Tôi đã thật sự dám can đảm từ bỏ những quyến luyến, những tương quan thân thiện nơi gia đình là cha mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em và cả mạng sống tôi để chọn Chúa là giá trị cao cả nhất chưa? Chúa có phải là giá trị đời để tôi bỏ sự để theo bước không? Nếu chưa làm được những điều trên, hôm nay Chúa Giê-su mời gọi tôi “ai muốn theo Ngài, làm môn đệ Chúa Giê-su thì phải yêu mến Ngài hơn tất cả những gì mình tha thiết nhất”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 23 thường niên C)
Khi ấy “ có rất nhiều người đi đường với Chúa Giê-su”: họ đang cùng với Chúa Giê-su “tiến lên Giêrusalem”. Nhưng có lẽ họ cho rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian, theo nghĩa chính trị. Để xoá tan hiểu làm này, Chúa Giê-su đã nói: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta.” (Lc 14, 26-27)
Tại sao đến với Chúa, tôi phải chấp nhận từ bỏ mọi sự?
Dành ưu tiên trên hết là Chúa: Chúa là Đấng Sáng Tạo, là Chủ muôn loài muôn vật, là Đấng quyền năng, Đấng có quyền trên sự sống của con người,…Cha mẹ, anh chị em, ngay cả mạng sống của chúng ta đều là bởi Chúa. Chúng ta không phải hiểu theo nghĩa đen là loại trừ Cha mẹ, anh chị em và cả mạng sống, nếu hiểu như vậy thì chúng ta mâu thuận với điều răn thứ 4: Thảo kính Cha mẹ, là điều mà Chúa đã dạy chúng ta. Và nếu chúng ta loại trừ, dứt bỏ anh chị em, phải chăng chúng ta đang đi ngược với Tin mừng là hãy yêu thương tha nhân như chính mình? Như vậy, Chúa Giê-su nói: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa,…” có nghĩa là Ngài muốn mọi người phải biết dành ưu tiên vị trí Chúa là trên hết mọi sự, kể cả Cha mẹ, vợ con, anh chị em và ngay cả mạng sống. Một sự ưu tiên đem lại ơn cứu độ cho con người. Một sự hướng thượng đem lại bình an và hạnh phúc đích thực và đời đời.
Lời mời gọi từ bỏ hết những gì mình có để xứng đáng làm môn đệ của Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất là lời mời gọi thiết thực và quan trọng đối với tất cả mọi người và cho tất cả mọi người. Làm môn đệ hay trở nên bạn chí cốt của Đức Giê-su cần chấp nhận từ bỏ những rườm rà, những dính bén không mấy tốt đẹp từ xác thịt, từ thế gian và từ những cám dỗ của ma quỷ. Và ngay cả những gì thân thuộc nhất đối với ta, là cha mẹ, vợ con, chồng con, anh chị em và cả mạng sống cũng phải nhường chỗ cho sự sống đời đời hay cho giá trị cao quý là được nhận biết và ở lại với Đức Giê-su, là nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Hơn nữa, cách triệt đế nhất để trở nên môn đệ của Đức Giê-su là phải vác thập giá mỗi ngày, nghĩa là phải chấp nhận chết đi mỗi ngày và luôn luôn những ý riêng, những ước muốn tội lỗi và những thói đời xấu xa nơi bản thân mình. Chúng ta có thể làm được không? Theo John Newton “những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục…Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế: chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi!”
Quả thật, đi theo Chúa là một quyết định dứt khoát và liên tục, để làm được điều đó mỗi người cần phải suy nghĩ kỹ càng và chuẩn bị mọi hành trang nhằm lên đường bước theo Đức Giê-su. Ngang qua hai dụ ngôn xây tháp và dụ ngôn về một vị vua định giao chiến với vị vua khác. Hai dụ ngôn có những nét giống nhau. Chúng đều nói đến chuyện một người muốn làm một khó khăn và quan trọng (xây tháp hay giao chiến). Hai người này đều “trước tiên ngồi xuống” để suy nghĩ xem mình có thể hoàn thành được việc này không, có đủ tiền để xây tháp hay đủ sức để đương đầu quân địch không. Họ sẽ bị chế giễu nếu để công trình xây tháp dang dở, hay sợ bị thua vì quân địch đông hơn. Cũng thế, nếu biết theo Chúa Giê-su phải chấp nhận từ bỏ tất cả, thì trước khi theo phải tính toán cho kỹ lượng.
Tôi đang theo Chúa Giê-su trong mức độ nào? Tôi đã thật sự dám can đảm từ bỏ những quyến luyến, những tương quan thân thiện nơi gia đình là cha mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em và cả mạng sống tôi để chọn Chúa là giá trị cao cả nhất chưa? Chúa có phải là giá trị đời để tôi bỏ sự để theo bước không? Nếu chưa làm được những điều trên, hôm nay Chúa Giê-su mời gọi tôi “ai muốn theo Ngài, làm môn đệ Chúa Giê-su thì phải yêu mến Ngài hơn tất cả những gì mình tha thiết nhất”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương