63. KHÔNG THIẾU MỘT TẤC
Giáp mượn Ất một số tiền, nói rõ ràng tiền lời là hai phân, đúng kỳ hạn là trả sạch. Nhưng ai ngờ Giáp mượn xong thì không thấy mặt mày đâu nữa, Ất nhiều lần đến đòi nợ mà không gặp, bèn viết một bức thư hỏi cho ra lẽ.
Thế là, Giáp trả lại trước một số tiền, qua mấy tháng sau lại trả thêm một số tiền nữa, một năm sau mới trả hết được tiền vốn, đến tiền lời thì một xu cũng không trả, lại còn nói:
- “Tiền vốn tôi không mượn một xu, cái mà để được lợi chẳng qua là lợi tức mà thôi”.
Ất ôm hận trong lòng, bèn mượn lại của Giáp một cái áo dài vải lụa Nam Kinh, mượn xong rồi thì đi mất tiêu mấy tháng sau mới trở về trả một tấc lụa Nam Kinh, lại còn viết:
- “Mượn áo dài, trước trả một tay áo.”
Lại qua mấy tháng nữa đem trả thêm ba tấc nữa, nói:
- “Hôm nay đem trả thêm một vạt áo”.
Qua hai năm sau mới từ từ trả hết cái áo.
Ất nói với Giáp:
- “Mượn áo dài, không thiếu một tấc, cái mà được lợi chẳng qua là tiền công may áo mà thôi”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 63:
Ở đời con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: nợ tình thương là giúp đỡ và phục vụ; nợ hận thù là lấy oán báo oán; nợ vật chất được quy ra nơi tiền bạc, áo quần, thức ăn.v.v...; nợ tinh thần được thể hiện ra nơi lời nói an ủi động viên, hành động cao thượng.v.v...Cho nên không ai được phép nói là mình không mắc nợ ai cả, bởi vì chúng ta đang sống chung, sống với, sống cùng những người chung quanh chúng ta.
Ai cũng mắc nợ nhau, người Ki-tô hữu càng hiểu rõ điều đó hơn, do đó họ cố gắng tỉm cách để “trả nợ” ấy ở đời này: họ giúp đỡ người khác vô vị lợi, họ chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân, họ sẵn sàng hy sinh thời giờ tiền bạc để người khác được hạnh phúc.v.v...bởi vì họ xác tín rằng, khi họ hết lòng phục vụ tha nhân là họ “trả nợ” tình thương của Đức Chúa Giê-su đối với họ.
Chúng ta không cách gì “trả nợ” tình thương mà Đức Chúa Giê-su đã dành cho mình, nhưng chúng ta có thể “trả nợ” ấy nơi những người bất hạnh khốn khổ chung quanh chúng ta, bởi vì họ chính là hình ảnh đau khổ của Đức Chúa Giê-su trên thánh giá, đó là hình ảnh của yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giáp mượn Ất một số tiền, nói rõ ràng tiền lời là hai phân, đúng kỳ hạn là trả sạch. Nhưng ai ngờ Giáp mượn xong thì không thấy mặt mày đâu nữa, Ất nhiều lần đến đòi nợ mà không gặp, bèn viết một bức thư hỏi cho ra lẽ.
Thế là, Giáp trả lại trước một số tiền, qua mấy tháng sau lại trả thêm một số tiền nữa, một năm sau mới trả hết được tiền vốn, đến tiền lời thì một xu cũng không trả, lại còn nói:
- “Tiền vốn tôi không mượn một xu, cái mà để được lợi chẳng qua là lợi tức mà thôi”.
Ất ôm hận trong lòng, bèn mượn lại của Giáp một cái áo dài vải lụa Nam Kinh, mượn xong rồi thì đi mất tiêu mấy tháng sau mới trở về trả một tấc lụa Nam Kinh, lại còn viết:
- “Mượn áo dài, trước trả một tay áo.”
Lại qua mấy tháng nữa đem trả thêm ba tấc nữa, nói:
- “Hôm nay đem trả thêm một vạt áo”.
Qua hai năm sau mới từ từ trả hết cái áo.
Ất nói với Giáp:
- “Mượn áo dài, không thiếu một tấc, cái mà được lợi chẳng qua là tiền công may áo mà thôi”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 63:
Ở đời con người ta ai cũng có mắc nợ nhau: nợ tình thương là giúp đỡ và phục vụ; nợ hận thù là lấy oán báo oán; nợ vật chất được quy ra nơi tiền bạc, áo quần, thức ăn.v.v...; nợ tinh thần được thể hiện ra nơi lời nói an ủi động viên, hành động cao thượng.v.v...Cho nên không ai được phép nói là mình không mắc nợ ai cả, bởi vì chúng ta đang sống chung, sống với, sống cùng những người chung quanh chúng ta.
Ai cũng mắc nợ nhau, người Ki-tô hữu càng hiểu rõ điều đó hơn, do đó họ cố gắng tỉm cách để “trả nợ” ấy ở đời này: họ giúp đỡ người khác vô vị lợi, họ chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân, họ sẵn sàng hy sinh thời giờ tiền bạc để người khác được hạnh phúc.v.v...bởi vì họ xác tín rằng, khi họ hết lòng phục vụ tha nhân là họ “trả nợ” tình thương của Đức Chúa Giê-su đối với họ.
Chúng ta không cách gì “trả nợ” tình thương mà Đức Chúa Giê-su đã dành cho mình, nhưng chúng ta có thể “trả nợ” ấy nơi những người bất hạnh khốn khổ chung quanh chúng ta, bởi vì họ chính là hình ảnh đau khổ của Đức Chúa Giê-su trên thánh giá, đó là hình ảnh của yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info