16. NẤU CHÁO THỊT ĂN.
Tấn Huệ đế ở trong vườn Hoa Lâm, nghe tiếng cóc nhái kêu, bèn hỏi người bên cạnh:
- “Tiếng kêu ấy là của quản gia hay của cá nhân trăm họ?”
Tên hầu là Giả Dận trả lời:
- “Ở trên đất của quan là tiếng kêu của quản gia, ở trên đất của tư nhân là tiếng kêu của tư nhân”.
Hồi ấy thiên hạ náo loạn vì đói, dân chúng chết đói rất nhiều, Tấn Huệ đế sau khi nghe trả lời bèn nói:
- “Chúng nó thật quá vô tri, không có lương thực, tại sao không nấu cháo thịt mà ăn chứ?”
(Tấn thư)
Suy tư 16:
Câu nói của đế vương Tấn Huệ đúng là một câu nói ngu ngốc, câu nói của ông vua xa rời trăm họ, câu nói của những người chưa hề biết đói hoặc chưa hề biết lương thực mà người dân trăm họ đang cần là gì, rau không có mà ăn thì thịt đâu ra để mà ăn chứ?
Đói khát là chuyện đáng sợ nhất, vì sợ đói khát nên người ta mới đi làm việc kiếm tiền mua gạo, mua thức ăn; vì sợ đói khát nên người ta không ngại gì bán đứng anh em để giành cho được địa vị; vì sợ đói khát nên con người ta không quản ngại gian lao vất vả, không thèm coi trọng danh dự bản thân, không thèm nhân phẩm, miễn có tiền thì thôi...
Người Ki-tô hữu cũng là con người, nên nhu cầu ăn mặc cũng như những người khác, nhưng họ vẫn luôn ý thức rằng, đói khát phần linh hồn thì càng nguy hiểm hơn gấp bội, vì thế, mặc dù vẫn lăn lộn với chuyện thường ngày ăn mặc cho phần xác, thì họ vẫn không quên đi dâng thánh lễ để linh hồn được bồi dưỡng bởi Bánh Hằng Sống, họ ý thức được rằng, khi linh hồn được no đầy lương thực Hằng Sống, thì chính lúc ấy thân xác được an vui và dễ dàng cảm thông với những bất hạnh của tha nhân, nên họ không ngần ngại hi sinh những gì mình có để chia sẻ với mọi người.
Bởi vì khi chia sẻ cho tha nhân, thì chính họ cũng được bồi bổ linh hồn bằng lời hằng sống của Thiên Chúa: “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.
“Lạy Chúa, đã có nhiều lúc con vì quá bận tâm đến việc sợ đói sợ khát mà tích trử thật nhiều vàng bạc của cải cho phần xác, mà bỏ đói phần linh hồn của con: không tham dự thánh lễ và các bí tích, không đọc không nghe không sống Lời Chúa, và như thế, con sẽ không biết giúp đỡ người bất hạnh đói khát chung quanh con. Xin Chúa ban cho con có một tâm hồn biết nhạy bén trước nỗi đói khát của linh hồn mình, để mà săn sóc chu đáo hơn cho phần rỗi của mình và của tha nhân”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tấn Huệ đế ở trong vườn Hoa Lâm, nghe tiếng cóc nhái kêu, bèn hỏi người bên cạnh:
- “Tiếng kêu ấy là của quản gia hay của cá nhân trăm họ?”
Tên hầu là Giả Dận trả lời:
- “Ở trên đất của quan là tiếng kêu của quản gia, ở trên đất của tư nhân là tiếng kêu của tư nhân”.
Hồi ấy thiên hạ náo loạn vì đói, dân chúng chết đói rất nhiều, Tấn Huệ đế sau khi nghe trả lời bèn nói:
- “Chúng nó thật quá vô tri, không có lương thực, tại sao không nấu cháo thịt mà ăn chứ?”
(Tấn thư)
Suy tư 16:
Câu nói của đế vương Tấn Huệ đúng là một câu nói ngu ngốc, câu nói của ông vua xa rời trăm họ, câu nói của những người chưa hề biết đói hoặc chưa hề biết lương thực mà người dân trăm họ đang cần là gì, rau không có mà ăn thì thịt đâu ra để mà ăn chứ?
Đói khát là chuyện đáng sợ nhất, vì sợ đói khát nên người ta mới đi làm việc kiếm tiền mua gạo, mua thức ăn; vì sợ đói khát nên người ta không ngại gì bán đứng anh em để giành cho được địa vị; vì sợ đói khát nên con người ta không quản ngại gian lao vất vả, không thèm coi trọng danh dự bản thân, không thèm nhân phẩm, miễn có tiền thì thôi...
Người Ki-tô hữu cũng là con người, nên nhu cầu ăn mặc cũng như những người khác, nhưng họ vẫn luôn ý thức rằng, đói khát phần linh hồn thì càng nguy hiểm hơn gấp bội, vì thế, mặc dù vẫn lăn lộn với chuyện thường ngày ăn mặc cho phần xác, thì họ vẫn không quên đi dâng thánh lễ để linh hồn được bồi dưỡng bởi Bánh Hằng Sống, họ ý thức được rằng, khi linh hồn được no đầy lương thực Hằng Sống, thì chính lúc ấy thân xác được an vui và dễ dàng cảm thông với những bất hạnh của tha nhân, nên họ không ngần ngại hi sinh những gì mình có để chia sẻ với mọi người.
Bởi vì khi chia sẻ cho tha nhân, thì chính họ cũng được bồi bổ linh hồn bằng lời hằng sống của Thiên Chúa: “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.
“Lạy Chúa, đã có nhiều lúc con vì quá bận tâm đến việc sợ đói sợ khát mà tích trử thật nhiều vàng bạc của cải cho phần xác, mà bỏ đói phần linh hồn của con: không tham dự thánh lễ và các bí tích, không đọc không nghe không sống Lời Chúa, và như thế, con sẽ không biết giúp đỡ người bất hạnh đói khát chung quanh con. Xin Chúa ban cho con có một tâm hồn biết nhạy bén trước nỗi đói khát của linh hồn mình, để mà săn sóc chu đáo hơn cho phần rỗi của mình và của tha nhân”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info