1. Những người đứng đầu các Giáo Hội tại Ai Cập bày tỏ lòng sự hài lòng đối với “Cách mạng ngày 30 tháng 6” đã đưa Tổng thống al Sisi lên nắm quyền

Nhân dịp kỷ niệm 9 năm cuộc “Cách mạng 30 tháng 6”, năm 2013 dẫn đến việc lật đổ chính phủ Ai Cập do Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo lãnh đạo, các đại diện chính của các Giáo hội Kitô có mặt tại Ai Cập đã phê chuẩn thông điệp công khai đưa ra các nhận định tích cực của riêng mình liên quan đến sự kiện gây tranh cãi đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi chính trị đau thương của đất nước Bắc Phi vĩ đại.

Tại cuộc họp truyền thống được tổ chức vào thứ Tư 29 tháng 6 tại Nhà thờ Chính thống giáo Coptic ở Alexandria, Thượng phụ Chính thống giáo Coptic-Tawadros II nói rằng cuộc Cách mạng ngày 30 tháng 6 đã cứu Ai Cập khỏi sự hỗn loạn và bóng tối đã nhấn chìm đất nước trong những năm trước đó.

Đức Thượng Phụ Tawadros, nhắc lại kỷ niệm 9 năm ngày “ Cách mạng”, đã chúc mừng Tổng thống Sisi, chính phủ, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Ai Cập và cảm ơn Chúa vì tất cả những phước lành mà Đấng toàn năng đã ban cho Ai Cập.

Đức Thượng Phụ nói thêm: “Chúng tôi biết rằng đất nước của chúng ta là một đất nước được may mắn vì đã được Chúa Giêsu viếng thăm và đã được chào đón Thánh Gia”. Ngài cũng cầu xin Thiên Chúa tiếp tục bảo vệ 105 triệu người Ai Cập trong hòa bình và thịnh vượng.

Về phần mình, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sidrak, cũng là Chủ tịch Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, đã gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi nhân dịp kỷ niệm 9 năm “Cách mạng” tháng Sáu.. “Thay mặt cho Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, và tất cả các tổ chức và cơ quan Công Giáo, cũng như thay mặt tôi, chúng tôi xin chúc mừng Ngài Tổng thống Cộng hòa Abdel Fattah al Sisi nhân dịp Kỷ niệm 9 năm cuộc Cách mạng ngày 30 tháng Sáu.

“Giáo Hội Công Giáo Ai Cập xác nhận mối quan hệ và sự ủng hộ của họ với các cơ quan nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Abdel Fattah al Sisi, và cầu nguyện rằng Chúa toàn năng có thể hướng dẫn họ theo đuổi lợi ích của những người thân yêu của chúng ta”.

Ngày 24 tháng 6 năm 2012, cuộc bầu cử dân chủ đã cho thấy Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiến thắng và do đó, lãnh đạo của tổ chức này là Mohamed Morsi trở thành Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền của ông này, tình hình đất nước đã trở nên tuyệt vọng vì Mohamed Morsi muốn biến Ai Cập thành một quốc gia Hồi Giáo dựa trên luật Sharia.

Ngày 30 tháng 6 năm 2013, 20 triệu người Ai Cập đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ và yêu cầu bầu cử sớm. Tại thời điểm này, Lực lượng Vũ trang, đứng đầu là Tướng Abdel Fattah al Sisi, người cũng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra một tối hậu thư 48 giờ yêu cầu khắc phục tình trạng bế tắc đã khiến đất nước tê liệt trong nhiều tuần. Vào ngày 3 tháng 7, quân đội đã lật đổ Tổng thống Morsi. Vào ngày 4 tháng 7, Thẩm phán Adli Mansur được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời. Abdel Fattah al Sisi sau khi thôi giữ chức vụ trong quân đội đã ứng cử tổng thống trong hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2014, và được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập với 96,91% số phiếu bầu.

Ngày 17 tháng 6, 2019 trong một phiên tòa xét xử Morsi tội gián điệp, ông ta bị đột quỵ và qua đời ngay sau đó.
Source:Fides

2. Trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã bị tấn công

Hôm 30 tháng 6, các tin tặc chưa xác định được danh tính đã tấn công trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là DREE.

Sau quyết định của Thánh Công Đồng Chính thống Nga, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của tổng giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ năm 2009, đã bị Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga bãi nhiệm vì ngài bất đồng quan điểm với Thượng Phụ Kirill về cuộc xâm lược Ukraine do Putin khởi xướng và được Thượng Phụ Kirill nồng nhiệt ủng hộ.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã mất tất cả các chức vụ đang đảm nhận, chỉ còn giữ được chức vụ Giám Quản Tông Tòa tại Budapest nơi Chính Thống Giáo Nga chỉ có vài trăm tín hữu.

Từ ngày 7 tháng 6, Đức Cha Anthony Sevryuk được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Ngài đã thông báo rằng trang web mospat.ru, “đã bị tấn công. Chúng tôi đang làm việc để khôi phục chức năng của nó”.

Trong quá khứ, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa từng bị tấn công bởi các nhóm hacker.Tháng 4 năm ngoái, báo chí đưa tin về một vụ tấn công mạng nhằm vào Giáo Hội Chính thống Nga. Vào thời điểm đó, các tin tặc tuyên bố đã đánh cắp khoảng 57,5.000 email và gần 15 gigabyte dữ liệu.
Source:Sismografo

3. Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị “chới với” trong lễ trừ tà

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #197: Priest ‘Slimed’ in Exorcism”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị ‘chới với’ trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Đó chắc chắn là một trường hợp khó khăn, nhưng nhiều tiến bộ đã được thực hiện. Một số thành viên trong nhóm gồm giáo dân và các linh mục đã có mặt trong các phiên trừ tà. Đối với phiên này, linh mục-linh hướng của người đau khổ cũng có mặt, là điều mà chúng tôi khuyến khích. Đó là lần đầu tiên ngài tham gia vào một lễ trừ tà long trọng dành cho một người bị quỷ ám.

Đặc biệt, đối với những lễ trừ tà long trọng, chúng tôi cẩn thận sàng lọc những ai đang ở trong phòng. Chúng tôi chỉ nhận những người Công Giáo trưởng thành, những người có đức tin mạnh mẽ với khả năng được công nhận cho sứ vụ này. Tuy nhiên, phiên đầu tiên có thể hơi áp đảo, đặc biệt là khi có sự biểu hiện mạnh mẽ của ma quỷ. Không có gì thực sự có thể chuẩn bị cho bạn để đối mặt hoàn toàn với Ác ma.

Khi phiên trừ tà kéo dài kết thúc, Nhà Trừ Tà, như mọi khi, cầu nguyện những lời cầu nguyện giải thoát và bảo vệ. Sau đó, cả đội tạm dừng sang phòng tiếp theo để họp và tóm tắt lại. Linh mục-linh hướng cũng có mặt. Đã có lúc, vị linh mục cố gắng nói nhưng cứ lắp bắp, nói năng lộn xộn. Ngài nói rằng ngài không thể suy nghĩ mạch lạc và gặp khó khăn khi nói chuyện cho trôi chảy. Ngài bối rối và nói thêm, “Tôi không thể hiểu tại sao bộ não của tôi không hoạt động.”

Nhà Trừ Tà hỏi ngài về các triệu chứng của một cách sâu sắc hơn. Cuối cùng, Nhà Trừ Tà kết luận, “Có vẻ như cha đã bị 'chới với'“ (mượn một cách diễn đạt trong cuốn phim nổi tiếng). Nhà Trừ Tà khiến vị linh mục nhớ đến một cảnh phim khi một sự hiện diện của ác quỷ đi qua một người để lại một lớp cặn nhầy nhụa khiến người ấy chới với, mất phương hướng về mặt tinh thần. “ Đúng vậy,” vị linh mục nói, “Cảm giác như vậy đấy. “

Vì vậy, Nhà Trừ Tà đã thực hiện một vòng cầu nguyện thanh tẩy khác cho vị linh mục và toàn đội. Những “lời cầu nguyện để được bảo vệ” và “lời cầu nguyện thanh tẩy” ở đầu và cuối buổi trừ tà là quan trọng và phần lớn có hiệu quả. *Trong những trường hợp khó khăn, một số hiệu ứng ma quỷ cần phải bị phá vỡ trong lời cầu nguyện lần thứ hai.

Là một đội trừ tà, chúng tôi cố gắng thực thi chức vụ của mình một cách chính trực. Chúng tôi vâng phục mọi giáo huấn Giáo hội và các bề trên trong Giáo hội của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải “ở dưới cái ô” bảo vệ của Giáo hội. Chúng tôi sẵn sàng làm như vậy. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khó khăn, chúng ta có thể bị “chới với” và có thể cảm nghiệm một số triệu chứng ma quỷ hạn chế.

Chúng tôi coi đó là một cái giá nhỏ khi tham gia vào chức vụ này. Và chúng tôi cầu nguyện rằng những hy sinh nhỏ bé của chúng tôi là một ân sủng bổ sung cho những người đau khổ đến với chúng tôi để được giúp đỡ. Trái tim của chúng tôi hướng về họ và chúng tôi cầu nguyện cho sự giải thoát nhanh chóng cho họ.
Source:Catholic Exorcism