Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C
Theo thống kê, thế giới hiện có hơn 7 tỷ người, nhưng chỉ khoảng 1,5 tỷ người Công Giáo.
Tại Việt Nam có hơn 90 triệu người nhưng chỉ có khoảng hơn 7 triệu tín hữu Công Giáo.
Một cánh đồng truyền giáo còn bát ngát trên mọi phương diện. Vì thế, Hội Thánh của Chúa Kitô vẫn cần mọi tấm lòng của mọi tín hữu Kitô dành hết tâm huyết của mình cho việc mở rộng biên giới Nước Trời tại trần gian.
Chính vì thế, lời Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” mãi mãi mang tính thời sự, mãi mãi vẫn là lời thúc bách hết sức hiện thực dành cho từng người chúng ta.
Bởi tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo, nên ngay sau khi thông báo: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, Chúa Kitô vừa căn dặn: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”, vừa phác lệnh: “Các con hãy đi”. Nhưng thật lạ lùng. Lời sai đi của Chúa lại kèm theo lời cảnh báo đáng sợ: “Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”.
Như vậy, con đường mà Kitô hữu phải bước lên đó để thực hành sứ mạng truyền giáo, không phải là con đường trải thảm, không phải là nhung lụa, càng không bao giờ là con đường mang lại vinh quang, bình an hay lợi lộc theo nghĩa tìm kiếm sự vinh thân, phì da, sung túc cho cuộc sống đời này…
Người môn đệ của Chúa thực hành công tác truyền giáo, sẽ là người quăng mình vào mọi nơi, mọi ngỏ ngách, chỉ có lý tưởng Tin Mừng, lý tưởng tình yêu Chúa Kitô làm lẽ sống. Mang lấy lý tưởng cao cả ấy để ra đi, người môn đệ Chúa Kitô chỉ còn biết hiến thân mình cho công cuộc mang ơn cứu rỗi đến trong tâm hồn con người.
Người môn đệ Chúa Kitô bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, mọi bấp bênh, mọi thiếu thốn, mọi bách hại, mọi chống đối, mọi thách thức của hoàn cảnh, của thái độ cứng cõi và lòng người thâm ác… để chỉ băng mình sống chết cho sự nghiệp Tin Mừng mà mình đang cưu mang.
Hình ảnh người môn đệ ra đi truyền giáo như chiên hiền lành giữa bầy sói, khiến chúng ta nhớ lại lời Ðức Gioan Phaolô II, trong chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8.1981, khi nhắc đến những hình thức bách hại đạo tại nhiều nơi trên thế giới:
"Có những tín hữu bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút, bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ không được phép hoạt động. Có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng. Có những nữ tu bị phân tán không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những người trẻ quảng đại nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị tước đoạt cả quyền có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực thi bác ái. Có những bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con em một nền giáo dục dựa trên niềm tin của mình..."
Y như lời Đức cố Giáo hoàng, tại Việt Nam đang xảy ra sự chênh lệch quá mức giữa nhu cầu thợ và tính cấp bách của cánh đồng lúa mà chính Chúa Kitô đã nhìn thấy cách đây hơn 2000 năm.
Đó cũng chính là lời cảnh báo về “chiên” và “sói” mà Chúa Kitô, trong khi sai các môn đệ ra đi, đã từng lên tiếng cảnh báo:
Bởi sống giữa một đất nước, tuy chưa phải là quốc gia phát triển về kinh tế, nhưng đã có hiện tượng, người ta đâm đầu chạy theo thói hưởng thụ, càng ngày càng đẩy mạnh lối sống tục hóa, cộng vào đó, những thủ đoạn khuếch trương chủ nghĩa vô thần, thậm chí nhiều nơi còn gây gắt trong việc thực hành đạo của người tín hữu Kitô, đã làm cho gánh nặng về việc truyền giáo như nặng hơn.
Cũng tại Việt Nam, có nhiều khu vực rộng lớn không có một ngôi nhà thờ nào, không tìm thấy một người Công Giáo nào. Nhiều nơi khác, một vài người Công Giáo phải sống chung phần lớn với những anh chị em chưa nhận biết Chúa.
Thêm vào đó, ý thức về trách nhiệm, về ơn gọi truyền giáo chưa thật sự ăn sâu và cảm nhận đủ nơi tâm tư mỗi Kitô hữu. Nhiều người sống giữa người ngoại giáo, trở thành lai căng, pha trộn, hoặc chối bỏ hẳn đức tin của mình. Rõ ràng, lời kêu gọi của Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” luôn thiết thực và cấp bách.
Vì thế, vâng lời Chúa và thực hiện chính mệnh lệnh của Chúa: “Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”, là một đòi hỏi can đảm, một đòi hỏi dấn thân không biết sợ thử thách mà tất cả những ai ý thức, hãy cố gắng thực hiện cho bằng được, vì lợi ích của Hội Thánh, lợi ích thiêng liêng của chính đồng bào mình.
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C
Theo thống kê, thế giới hiện có hơn 7 tỷ người, nhưng chỉ khoảng 1,5 tỷ người Công Giáo.
Tại Việt Nam có hơn 90 triệu người nhưng chỉ có khoảng hơn 7 triệu tín hữu Công Giáo.
Một cánh đồng truyền giáo còn bát ngát trên mọi phương diện. Vì thế, Hội Thánh của Chúa Kitô vẫn cần mọi tấm lòng của mọi tín hữu Kitô dành hết tâm huyết của mình cho việc mở rộng biên giới Nước Trời tại trần gian.
Chính vì thế, lời Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” mãi mãi mang tính thời sự, mãi mãi vẫn là lời thúc bách hết sức hiện thực dành cho từng người chúng ta.
Bởi tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo, nên ngay sau khi thông báo: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, Chúa Kitô vừa căn dặn: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”, vừa phác lệnh: “Các con hãy đi”. Nhưng thật lạ lùng. Lời sai đi của Chúa lại kèm theo lời cảnh báo đáng sợ: “Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”.
Như vậy, con đường mà Kitô hữu phải bước lên đó để thực hành sứ mạng truyền giáo, không phải là con đường trải thảm, không phải là nhung lụa, càng không bao giờ là con đường mang lại vinh quang, bình an hay lợi lộc theo nghĩa tìm kiếm sự vinh thân, phì da, sung túc cho cuộc sống đời này…
Người môn đệ của Chúa thực hành công tác truyền giáo, sẽ là người quăng mình vào mọi nơi, mọi ngỏ ngách, chỉ có lý tưởng Tin Mừng, lý tưởng tình yêu Chúa Kitô làm lẽ sống. Mang lấy lý tưởng cao cả ấy để ra đi, người môn đệ Chúa Kitô chỉ còn biết hiến thân mình cho công cuộc mang ơn cứu rỗi đến trong tâm hồn con người.
Người môn đệ Chúa Kitô bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, mọi bấp bênh, mọi thiếu thốn, mọi bách hại, mọi chống đối, mọi thách thức của hoàn cảnh, của thái độ cứng cõi và lòng người thâm ác… để chỉ băng mình sống chết cho sự nghiệp Tin Mừng mà mình đang cưu mang.
Hình ảnh người môn đệ ra đi truyền giáo như chiên hiền lành giữa bầy sói, khiến chúng ta nhớ lại lời Ðức Gioan Phaolô II, trong chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8.1981, khi nhắc đến những hình thức bách hại đạo tại nhiều nơi trên thế giới:
"Có những tín hữu bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút, bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ không được phép hoạt động. Có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng. Có những nữ tu bị phân tán không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những người trẻ quảng đại nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị tước đoạt cả quyền có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực thi bác ái. Có những bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con em một nền giáo dục dựa trên niềm tin của mình..."
Y như lời Đức cố Giáo hoàng, tại Việt Nam đang xảy ra sự chênh lệch quá mức giữa nhu cầu thợ và tính cấp bách của cánh đồng lúa mà chính Chúa Kitô đã nhìn thấy cách đây hơn 2000 năm.
Đó cũng chính là lời cảnh báo về “chiên” và “sói” mà Chúa Kitô, trong khi sai các môn đệ ra đi, đã từng lên tiếng cảnh báo:
Bởi sống giữa một đất nước, tuy chưa phải là quốc gia phát triển về kinh tế, nhưng đã có hiện tượng, người ta đâm đầu chạy theo thói hưởng thụ, càng ngày càng đẩy mạnh lối sống tục hóa, cộng vào đó, những thủ đoạn khuếch trương chủ nghĩa vô thần, thậm chí nhiều nơi còn gây gắt trong việc thực hành đạo của người tín hữu Kitô, đã làm cho gánh nặng về việc truyền giáo như nặng hơn.
Cũng tại Việt Nam, có nhiều khu vực rộng lớn không có một ngôi nhà thờ nào, không tìm thấy một người Công Giáo nào. Nhiều nơi khác, một vài người Công Giáo phải sống chung phần lớn với những anh chị em chưa nhận biết Chúa.
Thêm vào đó, ý thức về trách nhiệm, về ơn gọi truyền giáo chưa thật sự ăn sâu và cảm nhận đủ nơi tâm tư mỗi Kitô hữu. Nhiều người sống giữa người ngoại giáo, trở thành lai căng, pha trộn, hoặc chối bỏ hẳn đức tin của mình. Rõ ràng, lời kêu gọi của Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” luôn thiết thực và cấp bách.
Vì thế, vâng lời Chúa và thực hiện chính mệnh lệnh của Chúa: “Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”, là một đòi hỏi can đảm, một đòi hỏi dấn thân không biết sợ thử thách mà tất cả những ai ý thức, hãy cố gắng thực hiện cho bằng được, vì lợi ích của Hội Thánh, lợi ích thiêng liêng của chính đồng bào mình.