Nhóm Biệt Phái và Kinh Sư phê bình Đức Kitô làm bạn với phường thu thuế và tội lỗi. Đây là lí do sinh ra dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' hay còn có tên khác là 'Người Cha Nhân Hậu'. Đáp lại lời nhóm chống đối phê bình, Đức Kitô dùng dụ ngôn nói lên tình yêu vô biên Chúa yêu thương nhân loại. Tình yêu vô biên này con người thường hay lạm dụng lòng nhân hậu Chúa.

Dụ ngôn kể người cha có hai con trai. Người trai thứ nói với cha, xin cho con phần gia tài thuộc về con. Con muốn có ngay bây giờ mà không chờ cho tới kì hạn. Ngạc nhiên thay, người cha đáp lại lời yêu cầu ngược đời đó. Nhận được phần gia tài, người trai thứ vui vẻ ôm của ra đi. Sau khi tiêu hết tiền, nạn đói xảy đến. Anh lâm vào cảnh túng quẫn phải đi chăn heo. Đói đến độ anh muốn ăn cám heo nhưng không có mà ăn. Trong cơn túng quẫn đó anh nhớ lại cha anh thương người làm công trong nhà, và đối xử nhân lành với họ. Chính điều này thúc đẩy anh đứng dậy về xin làm công cho cha với hy vọng đươc cha anh đối xử như một người làm công. Nếu cha anh là người chủ hà khắc, chắc chắn anh không dám về. Anh về vì cha là người nhân lành. Đói khổ, túng quẫn giúp anh nhận ra cha anh là một người nhân lành. Người cha giang rộng tay đón anh với tất cả tâm tình. Điều này làm cho người trai cả bực dọc, giận hờn. Người cha vừa nhận lại người trai thứ, không khéo lại mất người trai cả. Cha anh nhẹ nhàng, ôn tồn, ngọt nhạt với trai cả,

'Chúng ta nên vui vẻ, ăn mừng vì em con đã mất nay tìm thấy'. Lk 15,32

Đòi chia gia tài khi cha còn sống là hành động ngông cuồng. Của thừa tự thường được chia cho sau khi người cha qua đời. Đàng này anh đòi chia phần gia tài khi cha anh còn sống. Điều đó cũng tương tự như mong mỏi cha chết để sớm nhận được của. Người cha làm ngơ mọi đàm tiếu xã hội, chiều theo í người con, cho anh điều anh muốn. Người trai thứ coi trọng tự do cá nhân hơn cả tình gia đình, tình cha con. Phát cho người trai thứ điều anh xin, người cha trở thành chủ đề thiên hạ đàm tiếu. Ông chấp nhận mọi đàm tiếu để cho con được vui. Yêu chân thành quả không đơn giản. Người cha đau khổ một mình, không biết chia sẻ cùng ai, người trai cả không hiểu và không thể tâm sự cùng người làm công. Người trai cả ở nhà với cha, nhưng anh không vui, anh cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Điều này thể hiện qua lời đối đáp với cha anh.

'Cha coi, bao năm trời con làm nô lệ cho cha, không khi nào trái lệnh...Thằng con của cha đó'. c.29

Nô lệ không có giai cấp, không tiếng nói trong xã hội. Người trai cả cảm thấy anh giống như một người nô lệ trong nhà. Nô lệ cũng không bao giờ được cãi lại lệnh chủ. Câu 'thằng con của cha đó' là câu nói từ chối tình anh em. Cả hai người con đều hiểu lầm tình cha. Trai thứ bỏ đi biệt tăm, trai cả ở nhà nhưng cảm thấy cha không thương. Dụ ngôn nói lên giá trị của yêu thương, nhưng khi giá trị của yêu thương bị coi thường; tình yêu đó không còn mức thu hút, gắn bó. Khi tình yêu không gắn bó, rạn nứt, chia rẽ gia đình xuất hiện.

Cả hai người con, mỗi người một cách, hiểu lầm tình yêu cha dành cho. Diễn tả tình yêu trong những trường hợp kỉ niệm, vui mừng đặc biệt thật đơn giản; diễn tả tình yêu trong cuộc sống hàng ngày quả là không dễ. Cuộc sống ai cũng bận rộn, cộng thêm lo lắng, vất cả với công việc. Chính những điều này làm cho tình yêu lu mờ trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh này, hiểu lầm lẫn nhau, than phiền không được yêu thương. Tình yêu rất quí, rất quan trọng nhưng cũng rất dễ hiểu lầm và cũng rất dễ bị lạm dụng. Cả hai người con đều hiểu lầm tình yêu cha họ dành cho. Qua biến cố đau thương họ mới nhận ra họ được trìu mến, yêu thương.

Người trai thứ tiêu hết tiền cũng đúng lúc xảy ra nạn đói. Anh khổ đến nỗi đi chăn heo và mong được ăn cám heo. Chủ trại heo là một người ngoại bởi dân Do Thái không ăn heo, nói chi người con thứ mong ăn cám heo chống đói. Theo niềm tin Do Thái, anh tự hạ mình xuống ngang hàng súc vật đáng khinh nhất. Qua đói khổ anh nhớ lại tình thương cha anh dành cho công nhân trong nhà. Chính điều này mang đến cho anh niềm hy vọng, anh trở về xin làm công và mong cha đối xử như người làm công. Một lần nữa người con nhận định sai về tình thương của cha. Trông thấy anh từ đàng xa, người cha chạy đến ôm anh vào lòng. Ông đón nhận anh như người con trong nhà như trước khi bỏ nhà ra đi. Ông không hề muốn nghe lời người con xin lỗi và cũng không muốn biết tại sao anh trở về. Vì đói khổ hay thành tâm thống hối, trở về? Anh về vì bất cứ lí do gì ông cũng chấp nhận vì đó là con ông: 'Đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại'. Ông không mong gì hơn nữa. Người trai cả đi làm về nghe chuyện, anh từ chối vào nhà. Người cha một lần nữa ra khuyên nhủ. Anh kịch liệt phản đối. Câu 'Thằng con của cha đó' Lc 15:30 từ chối tình cha con, tình anh em. Người cha nói với anh 'nó là em con' tái xác định với anh về ngôi thứ gia đình.

Dụ ngôn nói lên tình thương, lòng mến người cha dành cho con vượt lên trên mọi phong tục, tập quán xã hội. Tình yêu Đức Kitô dành cho Kitô hữu cũng vượt lên trên tất cả, vượt lên trên cả sự chết. Vì thế Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá vì ta.

TiengChuong.org

Lost And Found

The Pharisees and the Scribes criticized Jesus for being friend to tax collectors and sinners, and that gave birth to the parable known as the Prodigal Son. Jesus told the parable to emphasize God's immeasurable love for mankind. We, God's children often misinterpreted God's love. The father had two sons, the young one asked for the inheritance which would eventually be his. He desperately wanted to take it right now rather than to wait for a later time. Surprisingly, the father gave it to him. Receiving the inheritance, the son joyfully left home with his wealth. After he had spent all he had. He experienced a severe famine and that forced him to think about his father's love. The father received him wholeheartedly, and that enraged the elder son. The father got back his younger son; but that disconcerted the elder one. The father told the elder that we should celebrate because, 'your brother was lost and is found' Lk 15,32.

Asking for an inheritance when the father is still alive is an act of rebellion. The inheritance is given not before but after a person has died. Regardless of the social stigma, the younger son pursued what he really wanted. He placed personal freedom as his first priority, even above his father's love. Granting the son's request would make the father to be a laughing stock, and yet he granted him what he asked for. The father would suffer immensely, and yet he accepted the pain to satisfy his son. True love is tough. The father suffered alone and could share it with no one, certainly not his servants. The elder son stayed home, but he too, suffered quietly. He revealed his inner self when he said:

'I have slaved for you and never once disobeyed your order... this son of yours'. v. 29

A slave has no social status and should never say 'no' to his master's order and that what the elder son felt. The statement 'this son of yours' implies your son is not my brother. Both the sons failed to embrace their father's love. One went away, the other stayed home but felt unloved. The parable seems to say, love is powerful but when we take it for granted, we fail to see it, and that causes disharmony in a family. Both the sons, each in his own way, failed to see their father's great love. Expressing love for a special occasion is easy, but in day to day life, is a real challenge for us all.

The younger son experienced the severe famine when he ran out of money. He worked for a pig farm, and degraded himself to eat what unclean animals eat. His father's kindness to the workers at home empowered him to return home with hope, that his father would treat him in the same way as he did to others. Again the younger son underestimated his father's love. Seeing him from afar, the father run to embrace, and quickly restored his sonship status. It would be shameful for a man with a dignity status like his to run in public, but he didn't care. He refused to listen to what the son had to say. He cared not whether the son would sincerely repent or if it was because he had hit rock bottom. Whatever the son's intension was; above all he is my son, he would say and I love him dearly. The elder son refused to join the celebration. Again, the father went out to meet him and talked to him. The elder son used the term 'this son of yours' Lk 15:30, but the father emphasized, 'this brother of yours' to restate the family status.

The father in the parable placed love and compassion above all social norms, and that is how God loves us.