Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Nước Nga Xâm Lược Ukraine
Ngày 16/03, Ông Joan Donoghue, chánh thẩm Tòa Án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ. La Cour internationale de justice - CIJ) đã ra lệnh cho nước Nga phải đình chỉ ngay các chiến dịch quân sự, bắt đầu từ 24/02/2022, trên lãnh thổ Ukraine. Cơ quan tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hòa Lan) đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự tàn phá của cuộc xâm lược, đồng thời tán thành quan điểm của Ukraine theo đó sau cùng công lý sẽ thắng lợi. Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết
Pháp đình quốc tế thiết lập từ năm 1946 đồng thời công bố những biện pháp bảo lưu khẩn cấp (provisional measures - mesures conservatoires) nhằm lưu giữ hiệu lực của phán quyết trong tương lai.
Sự khác biệt giữa Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa án Hình sự Quốc tế :
Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền tuyên xử các quốc gia thành viên LHQ. Còn Tòa án Hình sự Quốc tế xử phạt các cá nhân phạm tội diệt chủng (génocide), tội chống nhân loại (crimes contre l’humanité) và tội ác chiến tranh (crimes de guerre).
a) Tòa án Công lý Quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ biểu quyết. Tòa án Công lý Quốc tế bảo đảm các nguyên tắc độc lập (principe d’indépendance), nguyên tắc vô tự (principe d’impartialité) và nguyên tắc thẩm quyền (principe de compétence). Theo các nguyên tắc này, các phán quyết công bố có quyền lực cưỡng hành (pouvoir coercitif) đối với các quốc gia liên hệ trong hiện tại và tương lai. Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền đối vật (compétence ratione materiae) đối với các tội danh : diệt chúng, tội chống lại nhân loại và tối ác chién tranh. Ngày 11/06/2010 còn thêm tội ác xâm lược (crime d’agression).
b) Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC. Tribunal Pénal International - TPI) được thiết lập căn cứ vào Qui chế Roma. Qui chế này ra đời giữa các nuớc thành viên LHQ, họp từ ngày 15/06 đến 17/07/1998. Sau khi 60 nước phê chuẩn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã có hiêu lực từ 01/07/2022. Từ ngày 04/03/2016, có 123 nước thành viên LHQ phê chuẩn Qui chế Roma, chấp thuận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tòa án Hình sự Quốc tế không chấp nhận nguyên tắc đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Ngày 02/03, chưởng lý Karim Khan tuyên bố mở hồ sơ liên hệ đền Poutine với tội danh chiến tranh (crimes de guerre), theo điều 8 Qui chế Roma có hiệu lực từ năm 2002. Cuộc điều tra về các hành động của người Nga (agissements russes) được tiến hành trên cơ sở vững vàng. Poutine và các công sự viên của Poutine gây chiến có thể lãnh án tối đa khổ sai chung thân (perpétuité).
Ngày 16/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố Poutine là tội phạm chiến tranh (criminel de guerre). Nga vẫn tiếp tục chiến tranh để buộc Ukraine chấp nhận qui chế trung lập. Nhưng Ukraine đã bác bỏ ý kiến này.
Các thiêt hại do cuộc chiến tại Ukraine gây ra :
Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Ukraine công bố số liệu rất thấp so với thực tế : 691 thường dân thiệt mạng (trong số có 50 trẻ em), 1140 người bị thường (trong số có 62 trẻ em).
Về phía Nga, khoảng 12 ngàn lính thiệt mạng. Ngũ giác đài ước lượng có từ 2 ngàn đến 4 ngàn lính Nga thiệt mạng trong 14 ngày giao tranh.
Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (Organisation internationale pour les migrations), trong ba tuần lễ đầu giao tranh, có khoảng 3 triệu người Ukraine chạy thoát khỏi Ukraine, trong số có 1,4 triệu trẻ em.
Theo tạp chí Forbes, Nga mất khoảng 5 tỷ đô la (4,5 tỷ euros). Trong số 1380 chiến xa tham chiến, 598 đã bị thiêu hủy, 211 lính Nga đào ngũ, 551 bị bắt làm tù binh.
Việc Nga tiếp tục chiến tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lãnh thổ Ukraine là đất bùn đen (tchernoziom) sình lầy khiến xe tăng bị sa lầy. Ngoài ra, việc tiếp vận vũ khí và lương thực cho quân lính cũng vô cùng khó khăn. Các yếu tố này sẽ là trở ngại tam tài : ‘‘thiên bất thời, địa bất lợi, nhân bất hòa’’ cho Poutine và đội quân xâm lược nước Nga tại Ukraine vậy.
Paris, ngày 18/03/2022
Lê Đình Thông
Ngày 16/03, Ông Joan Donoghue, chánh thẩm Tòa Án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ. La Cour internationale de justice - CIJ) đã ra lệnh cho nước Nga phải đình chỉ ngay các chiến dịch quân sự, bắt đầu từ 24/02/2022, trên lãnh thổ Ukraine. Cơ quan tài phán cao nhất của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hòa Lan) đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự tàn phá của cuộc xâm lược, đồng thời tán thành quan điểm của Ukraine theo đó sau cùng công lý sẽ thắng lợi. Theo phán quyết của CIJ, nước Nga phải chấm dứt ngay xâm lược và rút quân đội về nước. Tuy nhiên, cơ quan tài phán của LHQ không có phương tiện buộc nước Nga phải tôn trọng phán quyết
Pháp đình quốc tế thiết lập từ năm 1946 đồng thời công bố những biện pháp bảo lưu khẩn cấp (provisional measures - mesures conservatoires) nhằm lưu giữ hiệu lực của phán quyết trong tương lai.
Sự khác biệt giữa Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa án Hình sự Quốc tế :
Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền tuyên xử các quốc gia thành viên LHQ. Còn Tòa án Hình sự Quốc tế xử phạt các cá nhân phạm tội diệt chủng (génocide), tội chống nhân loại (crimes contre l’humanité) và tội ác chiến tranh (crimes de guerre).
a) Tòa án Công lý Quốc tế gồm 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ biểu quyết. Tòa án Công lý Quốc tế bảo đảm các nguyên tắc độc lập (principe d’indépendance), nguyên tắc vô tự (principe d’impartialité) và nguyên tắc thẩm quyền (principe de compétence). Theo các nguyên tắc này, các phán quyết công bố có quyền lực cưỡng hành (pouvoir coercitif) đối với các quốc gia liên hệ trong hiện tại và tương lai. Tòa án Công lý Quốc tế có thẩm quyền đối vật (compétence ratione materiae) đối với các tội danh : diệt chúng, tội chống lại nhân loại và tối ác chién tranh. Ngày 11/06/2010 còn thêm tội ác xâm lược (crime d’agression).
b) Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC. Tribunal Pénal International - TPI) được thiết lập căn cứ vào Qui chế Roma. Qui chế này ra đời giữa các nuớc thành viên LHQ, họp từ ngày 15/06 đến 17/07/1998. Sau khi 60 nước phê chuẩn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã có hiêu lực từ 01/07/2022. Từ ngày 04/03/2016, có 123 nước thành viên LHQ phê chuẩn Qui chế Roma, chấp thuận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. Tòa án Hình sự Quốc tế không chấp nhận nguyên tắc đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Ngày 02/03, chưởng lý Karim Khan tuyên bố mở hồ sơ liên hệ đền Poutine với tội danh chiến tranh (crimes de guerre), theo điều 8 Qui chế Roma có hiệu lực từ năm 2002. Cuộc điều tra về các hành động của người Nga (agissements russes) được tiến hành trên cơ sở vững vàng. Poutine và các công sự viên của Poutine gây chiến có thể lãnh án tối đa khổ sai chung thân (perpétuité).
Ngày 16/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố Poutine là tội phạm chiến tranh (criminel de guerre). Nga vẫn tiếp tục chiến tranh để buộc Ukraine chấp nhận qui chế trung lập. Nhưng Ukraine đã bác bỏ ý kiến này.
Các thiêt hại do cuộc chiến tại Ukraine gây ra :
Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Ukraine công bố số liệu rất thấp so với thực tế : 691 thường dân thiệt mạng (trong số có 50 trẻ em), 1140 người bị thường (trong số có 62 trẻ em).
Về phía Nga, khoảng 12 ngàn lính thiệt mạng. Ngũ giác đài ước lượng có từ 2 ngàn đến 4 ngàn lính Nga thiệt mạng trong 14 ngày giao tranh.
Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (Organisation internationale pour les migrations), trong ba tuần lễ đầu giao tranh, có khoảng 3 triệu người Ukraine chạy thoát khỏi Ukraine, trong số có 1,4 triệu trẻ em.
Theo tạp chí Forbes, Nga mất khoảng 5 tỷ đô la (4,5 tỷ euros). Trong số 1380 chiến xa tham chiến, 598 đã bị thiêu hủy, 211 lính Nga đào ngũ, 551 bị bắt làm tù binh.
Việc Nga tiếp tục chiến tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lãnh thổ Ukraine là đất bùn đen (tchernoziom) sình lầy khiến xe tăng bị sa lầy. Ngoài ra, việc tiếp vận vũ khí và lương thực cho quân lính cũng vô cùng khó khăn. Các yếu tố này sẽ là trở ngại tam tài : ‘‘thiên bất thời, địa bất lợi, nhân bất hòa’’ cho Poutine và đội quân xâm lược nước Nga tại Ukraine vậy.
Paris, ngày 18/03/2022
Lê Đình Thông