Nay Tôi…Mai Anh…; Nay Anh…Mai Tôi…
Vào một buổi sáng sớm mùa Đông 2004, tôi thức dậy sớm, sau một giấc ngủ bồn chồn. Tôi lái xe đi đến khu vực bịnh viện trong thành phố Cincinnati. Đây là khu vực gồm nhiều bịnh viện kể cả bịnh viện Cựu Chiến Binh ( V.A. hospital) của chính phủ, bịnh viện và trường đại học Cincinnnati, kể cả đại học Y Khoa, bịnh viện nhi đồng Cincinnati, và các bịnh viện tư của Công Giáo, Do Thái, v..v..
Tôi làm việc trong khu vực các bịnh viện, kể cả đại học Y khoa từ nhiều năm, nhưng hôm nay, tôi có cảm giác bồn chồn khác thường khi lái xe ra cùng đọan đường này vì tôi sẽ ghé ngang một khu khác của bịnh viện để được chụp hình MRI cho chính mình, trước khi đến khu bịnh viện làm việc hằng ngày. Hôm nay tôi sẽ là bịnh nhân, chứ không phải một nhân viên y tế săn sóc cho bịnh nhân.
Sương mù dầy đặc làm cho tôi khó thấy được khoảng đường phía trước.Việc lái xe khó khăn hơn và tôi có cảm giác như đoạn đường dài thêm ra. Trước mắt tôi, có hàng chữ bằng đèn giăng ngang xa lộ, nhắc nhở lái xe phải cẩn thận, coi chừng tai nạn, nhớ cài dây an tòan. Lái xe thêm một đọan nữa lại có hàng chữ, lái xe cẩn thận, coi chừng tai nạn, đã có 58000 người chết vì tai nạn xe cộ năm vừa qua. Tôi vẫn tiếp tục nhấn ga lái xe nhanh hơn, không mảy may chú ý gì đến những hàng chữ ấy. Vấn đề của tôi là không muốn trễ cái hẹn sớm nhất lúc 6 giờ 15 sáng tại khu quang tuyến để được chụp hình MRI rồi lái xe trở lại làm việc.
Nhưng dòng xe luân chuyển trước mặt đã chậm lại, và có lúc phải dừng hẳn. Tôi bắt đầu bực mình vì sáng sớm như giờ này của Cincinnati, đường xe chạy thường rất thông và dễ dàng. Lái xe thêm một đọan nữa, tôi mới thấy một tai nạn khủng khiếp, 3 chiếc xe móp méo, kiếng vỡ văng đầy đường, các nhân viên cứu cấp và cứu hỏa đang loay hoay cấp cứu, nên đọan đường xa lộ 4 lanes (đường xe chạy), chỉ còn 1 lane. Tôi lách qua, lách lại để thoát đọan đường đụng xe để đến cho kịp cái hẹn mà không mảy may nghĩ gì đến tai nạn xe cộ này, vì hằng ngày, nhất là vào sáng sớm mùa đông sương mù và tuyết lạnh, tai nạn xe cộ rất thường xuyên xảy ra.
Khi đến khu quang tuyến MRI, trời còn mờ tối, tôi nhìn đồng hồ 6 giờ 20, trễ 5 phút. Tứ bề vắng lặng, không một bóng người, khi đến sát cửa, tôi bấm nút chuông, ngay lúc ấy, cô chuyên viên quang tuyến bước ra mời tôi vào, thì ra cô ta đã đến trước và ngồi chờ bên trong.
Sau vài phút làm giấy tờ cần thiết và giải thích việc cần làm, cô chuyên viên quang tuyến bảo tôi nằm lên giường nhỏ, rồi bấm nút đẩy giường vào trong lòng máy.
Tôi nằm mở mắt quan sát và nghe các tiếng động xung quanh. Không gian xung quanh mà tôi nhìn thấy làm tôi có cảm giác y như nằm trong cái hòm người chết. Ngay lúc ấy tôi có nghe tiếng nói của cô chuyên viên văng vẳng dặn dò, bất chợt tôi nghĩ đến cha tôi và cô em gái mới mất trong thời gian gần đây mà chúng tôi đã đặt vào trong cái hòm tương tự như thế này. Phải chăng cha tôi và cô em cũng nằm trong hòm, nghe được tiếng nói của chúng tôi, thấy chúng tôi, mà không lên tiếng và liên lạc được với chúng tôi, y như hoàn cảnh hiện tại của tôi và cô chuyên viên bên ngoài.
Nghĩ ngợi tản mạn như thế, làm cho tôi thấy ngột ngạt khó thở, tôi lên tiếng, quậy quọ và lấy tay gõ lên thành máy, cô chuyên viên bấm nút đẩy giường của tôi ra khỏi máy. Thấy tôi bước xuống nhìn cái giường, cô chuyên viên phản ứng rất bình thường, không một chút bực mình khi nghe tôi kể lại cảm giác của mình và giải thích thêm việc của cô đang làm cho tôi. Tôi bật cười cái ngô nghê của chính mình, thế mới biết thường ngày tôi ngồi xem phim và các kết quả của bịnh nhân để đối chiếu với bịnh sử, triệu chứng và những gì tôi thấy trên kiến hiển vi để chẩn đoán bệnh mà tôi không mảy may có cảm giác của các bịnh nhân đã trải qua, như khi chính tôi nằm trong cái lòng máy để được chụp hình cho chính mình. Tôi xin cô chuyên viên để tôi nằm lại trên cái giường và bắt đầu chụp MRI trở lại vì cô chưa bắt đầu chụp mà đã phải cho tôi ra khỏi lòng máy lúc nãy.
Nằm trong lòng máy MRI trong khoảng hơn 30 phút, lần nữa tôi có cảm giác như nằm trong cái hộp, hay cái hòm khi tôi sẽ qua đời. Nghĩ đến tai nạn xe cộ lúc nãy, tôi chỉ nghĩ đến cái hẹn này, chỉ tìm mọi cách lái xe đi cho kịp, tôi chẳng nghĩ gì đến tai nạn mà thật ra cũng có thể xảy ra cho chính tôi ngày nào đó. Cũng như biết bao nhiêu năm hành nghề y khoa, từ thời trai trẻ, sức khoẻ dư tràn, hằng ngày liên hệ đến biết bao trường hợp bệnh tật khác nhau, coi biết bao nhiêu cái hình chụp MRI, tôi không hề có cảm giác như tôi đang có khi nằm trong lồng máy MRI. Tôi thì thầm cầu nguyện cho các nạn nhân tai nạn xe cộ và các bịnh nhân của chúng tôi đã trải qua biết bao nhiêu thử nghiệm và phương cách chữa bịnh gay go như giải phẩu,…biết bao nhiêu khó chịu và đau đớn mà các bịnh nhân phải chịu,…
Thời gian nằm trong lòng máy MRI khá lâu làm cho tôi nghĩ đến một câu chuyên khác nữa xin được ghi ra đây.
Vài tháng trước, tôi có dịp đến nhà thăm viếng bà cụ T, bà cụ đã vào giai đoạn chót của ung thư buồng trứng (Ovarian cancer). Ung thư đã lan tràn khắp nơi trong cơ thể, chúng tôi đến an ủi và cầu nguyện với gia đình bà cụ. Bà cụ vẫn còn tỉnh và được các y tá trong chương trình hospice và con cháu săn sóc. Bà cụ đã nhận các phép bí tích sau cùng, và sẵn sàng về với Chúa.
Khi ra về, tôi ôm ông cụ T để an ủi và gia đình. Ông cụ rất bình tĩnh và can đảm, làm cho tôi thán phục. Cụ ông T. dạy tôi rằng, thật ra bà nhà tôi có phước vì nhờ có lần đọc được bài báo trên báo Trái Tim Đức Mẹ, tôi đã nói cho bà nhà tôi rằng biết trước bị ung thư như thế này là có phước vì Chúa báo cho biết trước để dọn mình về với Chúa. Ai mà chẳng phải chết, Nay Tôi… Mai Anh. Tôi lại cười cười nói với cụ rằng: Vâng, thì Nay Anh … Mai Tôi…Sau đó ít hôm tôi đã tham dự đám tang bà cụ T.
Câu chuyện đi chụp hình MRI của tôi rồi cũng vào quên lãng với công việc và bổn phận hằng ngày. Là một nhân viên y tế, và hằng ngày phải lái xe đến bệnh viện, tôi cũng sẽ còn thấy nhiều tai nạn trên xa lộ hay đường phố, và tôi vẫn còn phải đối diện với nhiều sự sống chết của các bịnh nhân, nhất là bịnh nhân ung thư hằng ngày. Tôi vẫn đối phó như việc của “ người ta”, và tôi vẫn lái xe ngang qua các tai nạn và làm công việc của tôi.
Cho đến một hôm, chứng bịnh ung thư của thân mẫu tôi trở nên trầm trọng, sau khi thảo luận với các bác sĩ đồng nghiệp săn sóc cho bà cụ, tôi đã đồng ý và tránh mặt để cho quý vị ấy nói cho bà cụ và anh chị của tôi về tình trạng bịnh của bà cụ. Lần này, tôi đã ngồi ngày đêm săn sóc bà cụ tôi trong 2 tuần chót, cùng với y tá trong chương trình hospice, như trường hợp của bà cụ T, vài tháng trước.
Thương bà cụ thân mẫu như chính mình, tôi đã trải qua với bà cụ như 14 chặng đàng Thánh giá mà Chúa Giêsu phải gánh vác mà chúng tôi đọc liên tục bên giường bà cụ trong những ngày ấy. Chính lúc rất đau yếu, sau khi đã nhận các phép bí tích sau cùng, bà cụ đã cám ơn và xin lỗi tất cả mọi người,dặn dò con cháu mọi việc cần thiết rồi can đảm bảo chúng tôi đọc và chính bà cụ đã xướng lên cho chúng tôi đọc theo: “ Nơi thứ 12, Chúa Giêsu Sinh Thì Trên Thánh Giá “. Rồi bà cụ thở nhẹ dần dần và êm ái về với Chúa.
Nay tôi đã cảm nhận được câu nói “ Nay Tôi,.. Mai Anh…” của cụ T. rồi.
Hôm nay, ngày 5 tháng 6 năm 2005, đúng 3 tháng kể từ ngày thân mẫu tôi qua đời, tôi đến nhà thờ Đức Mẹ LaVang của Cộng Đòan VN tại Cincinnati để tham dự Thánh lễ. Tôi gặp người con của cụ T. Anh lại báo cho tôi một tin buồn, chính cụ T và gia đình đã được bác sĩ cho biết rằng cụ T. đã bị ung thư ruột vào giai đọan chót, và cụ đang được các y tá trong chương trình hospice săn sóc.
Tôi đến thăm cụ T. với lòng đau xót vô vàn, một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn lời trao đổi của tôi và cụ lại ứng nghiệm : “ Nay Anh… Mai Tôi…, Nay Tôi…Mai Anh…”
Viết đến đây, tôi muốn chép lại Di Chúc Tinh Thần của ĐTC Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta. Lúc ấy, chỉ gần 5 tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Ngài còn rất trẻ trung và khoẻ mạnh, 58 tuổi, ĐTC Gioan Phaolô II viết:
“ Nhân Danh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chúa sẽ đến (cf Mt. 24,42) Những lời này nhắc nhở cho tôi tiếng gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc Chúa muốn. Tôi muốn theo Ngài và muốn rằng tất cả những gì thuộc đời sống trần thế của tôi chuẩn bị cho tôi đón giờ Chúa đến. Tôi không biết bao giờ giờ ấy sẽ đến, và như mọi sự khác, cả giờ ấy tôi cũng đặt trong tay Mẹ của Chúa tôi : Totus tuus. Toàn thân con thuộc về Mẹ.Trong cùng bàn tay Mẹ hiền, tôi phó thác tất cả và mọi người tôi có liên hệ trong đời sống và ơn gọi của tôi. Nhất là tôi phó thác Giáo Hội trong tay Mẹ hiền, và cả quốc gia của tôi và cả nhân loại. Tôi cám on tất cả mọi người. Tôi xin lỗi tất cả mọi người. Tôi cũng xin lời cầu nguyên, để lòng từ bi của Chúa được tỏ hiện mạnh mẻ hơn sự yếu đuối và bất xứng của tôi.”
Và mỗi năm ĐTC Gioan Phaolô II còn dặn dò thêm, trong di chúc của Ngài, nhưng chỉ xin ghi lại những dòng chữ cuối cùng của lần chót, đề ngày 17 tháng 3 năm 2000 như sau đây:
“ Với tất cả mọi người, tôi chỉ xin nói một câu này: “ Xin Chúa trả công bội hậu cho anh chị em”. “ Lạy Chúa, trong tay Chúa, con xin phó thác hồn con”.
Để kết thúc bài này, kẻ viết bài cũng xin phép được bắt chước ĐTC Gioan Phaolô II để nguyện cầu :
“Lạy Chúa trong tay Chúa, con xin phó thác hồn con, hồn cụ T. và những bệnh nhân ung thư, bệnh nhân trầm trọng khác, cũng như linh hồn Ông bà, Cha mẹ và các linh hồn quá cố “ Amen
Vào một buổi sáng sớm mùa Đông 2004, tôi thức dậy sớm, sau một giấc ngủ bồn chồn. Tôi lái xe đi đến khu vực bịnh viện trong thành phố Cincinnati. Đây là khu vực gồm nhiều bịnh viện kể cả bịnh viện Cựu Chiến Binh ( V.A. hospital) của chính phủ, bịnh viện và trường đại học Cincinnnati, kể cả đại học Y Khoa, bịnh viện nhi đồng Cincinnati, và các bịnh viện tư của Công Giáo, Do Thái, v..v..
Tôi làm việc trong khu vực các bịnh viện, kể cả đại học Y khoa từ nhiều năm, nhưng hôm nay, tôi có cảm giác bồn chồn khác thường khi lái xe ra cùng đọan đường này vì tôi sẽ ghé ngang một khu khác của bịnh viện để được chụp hình MRI cho chính mình, trước khi đến khu bịnh viện làm việc hằng ngày. Hôm nay tôi sẽ là bịnh nhân, chứ không phải một nhân viên y tế săn sóc cho bịnh nhân.
Sương mù dầy đặc làm cho tôi khó thấy được khoảng đường phía trước.Việc lái xe khó khăn hơn và tôi có cảm giác như đoạn đường dài thêm ra. Trước mắt tôi, có hàng chữ bằng đèn giăng ngang xa lộ, nhắc nhở lái xe phải cẩn thận, coi chừng tai nạn, nhớ cài dây an tòan. Lái xe thêm một đọan nữa lại có hàng chữ, lái xe cẩn thận, coi chừng tai nạn, đã có 58000 người chết vì tai nạn xe cộ năm vừa qua. Tôi vẫn tiếp tục nhấn ga lái xe nhanh hơn, không mảy may chú ý gì đến những hàng chữ ấy. Vấn đề của tôi là không muốn trễ cái hẹn sớm nhất lúc 6 giờ 15 sáng tại khu quang tuyến để được chụp hình MRI rồi lái xe trở lại làm việc.
Nhưng dòng xe luân chuyển trước mặt đã chậm lại, và có lúc phải dừng hẳn. Tôi bắt đầu bực mình vì sáng sớm như giờ này của Cincinnati, đường xe chạy thường rất thông và dễ dàng. Lái xe thêm một đọan nữa, tôi mới thấy một tai nạn khủng khiếp, 3 chiếc xe móp méo, kiếng vỡ văng đầy đường, các nhân viên cứu cấp và cứu hỏa đang loay hoay cấp cứu, nên đọan đường xa lộ 4 lanes (đường xe chạy), chỉ còn 1 lane. Tôi lách qua, lách lại để thoát đọan đường đụng xe để đến cho kịp cái hẹn mà không mảy may nghĩ gì đến tai nạn xe cộ này, vì hằng ngày, nhất là vào sáng sớm mùa đông sương mù và tuyết lạnh, tai nạn xe cộ rất thường xuyên xảy ra.
Khi đến khu quang tuyến MRI, trời còn mờ tối, tôi nhìn đồng hồ 6 giờ 20, trễ 5 phút. Tứ bề vắng lặng, không một bóng người, khi đến sát cửa, tôi bấm nút chuông, ngay lúc ấy, cô chuyên viên quang tuyến bước ra mời tôi vào, thì ra cô ta đã đến trước và ngồi chờ bên trong.
Sau vài phút làm giấy tờ cần thiết và giải thích việc cần làm, cô chuyên viên quang tuyến bảo tôi nằm lên giường nhỏ, rồi bấm nút đẩy giường vào trong lòng máy.
Tôi nằm mở mắt quan sát và nghe các tiếng động xung quanh. Không gian xung quanh mà tôi nhìn thấy làm tôi có cảm giác y như nằm trong cái hòm người chết. Ngay lúc ấy tôi có nghe tiếng nói của cô chuyên viên văng vẳng dặn dò, bất chợt tôi nghĩ đến cha tôi và cô em gái mới mất trong thời gian gần đây mà chúng tôi đã đặt vào trong cái hòm tương tự như thế này. Phải chăng cha tôi và cô em cũng nằm trong hòm, nghe được tiếng nói của chúng tôi, thấy chúng tôi, mà không lên tiếng và liên lạc được với chúng tôi, y như hoàn cảnh hiện tại của tôi và cô chuyên viên bên ngoài.
Nghĩ ngợi tản mạn như thế, làm cho tôi thấy ngột ngạt khó thở, tôi lên tiếng, quậy quọ và lấy tay gõ lên thành máy, cô chuyên viên bấm nút đẩy giường của tôi ra khỏi máy. Thấy tôi bước xuống nhìn cái giường, cô chuyên viên phản ứng rất bình thường, không một chút bực mình khi nghe tôi kể lại cảm giác của mình và giải thích thêm việc của cô đang làm cho tôi. Tôi bật cười cái ngô nghê của chính mình, thế mới biết thường ngày tôi ngồi xem phim và các kết quả của bịnh nhân để đối chiếu với bịnh sử, triệu chứng và những gì tôi thấy trên kiến hiển vi để chẩn đoán bệnh mà tôi không mảy may có cảm giác của các bịnh nhân đã trải qua, như khi chính tôi nằm trong cái lòng máy để được chụp hình cho chính mình. Tôi xin cô chuyên viên để tôi nằm lại trên cái giường và bắt đầu chụp MRI trở lại vì cô chưa bắt đầu chụp mà đã phải cho tôi ra khỏi lòng máy lúc nãy.
Nằm trong lòng máy MRI trong khoảng hơn 30 phút, lần nữa tôi có cảm giác như nằm trong cái hộp, hay cái hòm khi tôi sẽ qua đời. Nghĩ đến tai nạn xe cộ lúc nãy, tôi chỉ nghĩ đến cái hẹn này, chỉ tìm mọi cách lái xe đi cho kịp, tôi chẳng nghĩ gì đến tai nạn mà thật ra cũng có thể xảy ra cho chính tôi ngày nào đó. Cũng như biết bao nhiêu năm hành nghề y khoa, từ thời trai trẻ, sức khoẻ dư tràn, hằng ngày liên hệ đến biết bao trường hợp bệnh tật khác nhau, coi biết bao nhiêu cái hình chụp MRI, tôi không hề có cảm giác như tôi đang có khi nằm trong lồng máy MRI. Tôi thì thầm cầu nguyện cho các nạn nhân tai nạn xe cộ và các bịnh nhân của chúng tôi đã trải qua biết bao nhiêu thử nghiệm và phương cách chữa bịnh gay go như giải phẩu,…biết bao nhiêu khó chịu và đau đớn mà các bịnh nhân phải chịu,…
Thời gian nằm trong lòng máy MRI khá lâu làm cho tôi nghĩ đến một câu chuyên khác nữa xin được ghi ra đây.
Vài tháng trước, tôi có dịp đến nhà thăm viếng bà cụ T, bà cụ đã vào giai đoạn chót của ung thư buồng trứng (Ovarian cancer). Ung thư đã lan tràn khắp nơi trong cơ thể, chúng tôi đến an ủi và cầu nguyện với gia đình bà cụ. Bà cụ vẫn còn tỉnh và được các y tá trong chương trình hospice và con cháu săn sóc. Bà cụ đã nhận các phép bí tích sau cùng, và sẵn sàng về với Chúa.
Khi ra về, tôi ôm ông cụ T để an ủi và gia đình. Ông cụ rất bình tĩnh và can đảm, làm cho tôi thán phục. Cụ ông T. dạy tôi rằng, thật ra bà nhà tôi có phước vì nhờ có lần đọc được bài báo trên báo Trái Tim Đức Mẹ, tôi đã nói cho bà nhà tôi rằng biết trước bị ung thư như thế này là có phước vì Chúa báo cho biết trước để dọn mình về với Chúa. Ai mà chẳng phải chết, Nay Tôi… Mai Anh. Tôi lại cười cười nói với cụ rằng: Vâng, thì Nay Anh … Mai Tôi…Sau đó ít hôm tôi đã tham dự đám tang bà cụ T.
Câu chuyện đi chụp hình MRI của tôi rồi cũng vào quên lãng với công việc và bổn phận hằng ngày. Là một nhân viên y tế, và hằng ngày phải lái xe đến bệnh viện, tôi cũng sẽ còn thấy nhiều tai nạn trên xa lộ hay đường phố, và tôi vẫn còn phải đối diện với nhiều sự sống chết của các bịnh nhân, nhất là bịnh nhân ung thư hằng ngày. Tôi vẫn đối phó như việc của “ người ta”, và tôi vẫn lái xe ngang qua các tai nạn và làm công việc của tôi.
Cho đến một hôm, chứng bịnh ung thư của thân mẫu tôi trở nên trầm trọng, sau khi thảo luận với các bác sĩ đồng nghiệp săn sóc cho bà cụ, tôi đã đồng ý và tránh mặt để cho quý vị ấy nói cho bà cụ và anh chị của tôi về tình trạng bịnh của bà cụ. Lần này, tôi đã ngồi ngày đêm săn sóc bà cụ tôi trong 2 tuần chót, cùng với y tá trong chương trình hospice, như trường hợp của bà cụ T, vài tháng trước.
Thương bà cụ thân mẫu như chính mình, tôi đã trải qua với bà cụ như 14 chặng đàng Thánh giá mà Chúa Giêsu phải gánh vác mà chúng tôi đọc liên tục bên giường bà cụ trong những ngày ấy. Chính lúc rất đau yếu, sau khi đã nhận các phép bí tích sau cùng, bà cụ đã cám ơn và xin lỗi tất cả mọi người,dặn dò con cháu mọi việc cần thiết rồi can đảm bảo chúng tôi đọc và chính bà cụ đã xướng lên cho chúng tôi đọc theo: “ Nơi thứ 12, Chúa Giêsu Sinh Thì Trên Thánh Giá “. Rồi bà cụ thở nhẹ dần dần và êm ái về với Chúa.
Nay tôi đã cảm nhận được câu nói “ Nay Tôi,.. Mai Anh…” của cụ T. rồi.
Hôm nay, ngày 5 tháng 6 năm 2005, đúng 3 tháng kể từ ngày thân mẫu tôi qua đời, tôi đến nhà thờ Đức Mẹ LaVang của Cộng Đòan VN tại Cincinnati để tham dự Thánh lễ. Tôi gặp người con của cụ T. Anh lại báo cho tôi một tin buồn, chính cụ T và gia đình đã được bác sĩ cho biết rằng cụ T. đã bị ung thư ruột vào giai đọan chót, và cụ đang được các y tá trong chương trình hospice săn sóc.
Tôi đến thăm cụ T. với lòng đau xót vô vàn, một lần nữa, chỉ trong thời gian ngắn lời trao đổi của tôi và cụ lại ứng nghiệm : “ Nay Anh… Mai Tôi…, Nay Tôi…Mai Anh…”
Viết đến đây, tôi muốn chép lại Di Chúc Tinh Thần của ĐTC Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta. Lúc ấy, chỉ gần 5 tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Ngài còn rất trẻ trung và khoẻ mạnh, 58 tuổi, ĐTC Gioan Phaolô II viết:
“ Nhân Danh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chúa sẽ đến (cf Mt. 24,42) Những lời này nhắc nhở cho tôi tiếng gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc Chúa muốn. Tôi muốn theo Ngài và muốn rằng tất cả những gì thuộc đời sống trần thế của tôi chuẩn bị cho tôi đón giờ Chúa đến. Tôi không biết bao giờ giờ ấy sẽ đến, và như mọi sự khác, cả giờ ấy tôi cũng đặt trong tay Mẹ của Chúa tôi : Totus tuus. Toàn thân con thuộc về Mẹ.Trong cùng bàn tay Mẹ hiền, tôi phó thác tất cả và mọi người tôi có liên hệ trong đời sống và ơn gọi của tôi. Nhất là tôi phó thác Giáo Hội trong tay Mẹ hiền, và cả quốc gia của tôi và cả nhân loại. Tôi cám on tất cả mọi người. Tôi xin lỗi tất cả mọi người. Tôi cũng xin lời cầu nguyên, để lòng từ bi của Chúa được tỏ hiện mạnh mẻ hơn sự yếu đuối và bất xứng của tôi.”
Và mỗi năm ĐTC Gioan Phaolô II còn dặn dò thêm, trong di chúc của Ngài, nhưng chỉ xin ghi lại những dòng chữ cuối cùng của lần chót, đề ngày 17 tháng 3 năm 2000 như sau đây:
“ Với tất cả mọi người, tôi chỉ xin nói một câu này: “ Xin Chúa trả công bội hậu cho anh chị em”. “ Lạy Chúa, trong tay Chúa, con xin phó thác hồn con”.
Để kết thúc bài này, kẻ viết bài cũng xin phép được bắt chước ĐTC Gioan Phaolô II để nguyện cầu :
“Lạy Chúa trong tay Chúa, con xin phó thác hồn con, hồn cụ T. và những bệnh nhân ung thư, bệnh nhân trầm trọng khác, cũng như linh hồn Ông bà, Cha mẹ và các linh hồn quá cố “ Amen