Kitô hữu có nhiều lí do chính đáng để mừng vui. Hai chương đầu sách Khôn Ngoan cho biết Thiên Chúa không tạo dựng sự chết và cũng không vui mừng khi con người phải chết. Thiên Chúa tạo dựng con người sống an vui, hạnh phúc suốt đời trong nhà Chúa. Thiên Chúa dựng nên con người phỏng theo 'hình ảnh và giống như Người'. 'Hình ảnh và giống như' chính là tình yêu Chúa và tình yêu Chúa toàn thiện, toàn mỹ, không bao giờ thay đổi, hay hư nát. Chọn yêu mến Thiên Chúa chính là chọn sự sống đời đời, sống hoan lạc trong nhà Chúa. Chọn sống tinh thần 'Mến Chúa, yêu tha nhân' như chính Đức Kitô dậy là chọn sống đời sống đức hạnh. Chọn như thế chính là chọn niềm vui vĩnh cửu. Chọn sống theo í riêng, hay theo sở thích xã hội, là chọn sống đời sống độc lập với Thiên Chúa. Ngoài Chúa ra không gì tồn tại, không gì vĩnh cửu. Mọi sự đều qua đi. Chỉ trong Chúa mọi sự mới tồn tại muôn đời bởi tình yêu Chúa, ban phát, và cầm giữ sự sống.

Nguồn hoan lạc thứ hai đến từ lời Thánh Vịnh kêu gọi Kitô hữu ca tụng tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa dẫn Kitô hữu đến sự sống trường sinh.

'Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu, cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng'. Tv 28:12.

Trước khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn Kitô hữu lo lắng, bồn chồn sợ hãi khi nhận biết điều gian ác, lời độc hại, mình đã thực hiện. Sau khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn người đó trở nên an lành, trong sáng, mừng vui vì Chúa không tuyên án phạt, nhưng lại yêu thương, tha thứ. Bước ra khỏi toà cáo giải, chân thấp, chân cao, mừng vui như nai nhảy mừng. Con tim rộn niềm vui, môi miệng hoan ca, ca tụng Thánh Danh Chúa. Vui mừng đến chảy nước mắt. Khóc trong trường hợp này không liên quan gì đến đau khổ, xót thương, nhưng giọt nước mắt chan hoà tình yêu, lòng mến, hoan ca. Tv.96 và 100.

Nguồn hoan lạc thứ ba đến từ thư thứ hai thánh Phaolô gởi tín hữu thành Corintô 2 Cor. 8:9,13-15. Thánh nhân xác quyết Đức Kitô, Đấng giầu sang tột bực, tự nhận cái nghèo hèn của Kitô hữu để ban cho Kitô hữu sự giầu sang của Đức Chúa. Chết chưa phải là hết. Chết chính là lúc người đó tự biết họ thực sự sống đời sống cao trọng hay nghèo hèn. Nghèo hèn theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là chết không mang theo thứ gì kiếm được khi còn tại thế, ngay cả không khí thở cũng không có để mang theo, nói chi đến của cải vật chất. Nghĩa thứ hai nghèo tình người, bởi khi còn sống đã sống đời sống không tình cảm, không biết tỏ lòng xót thương, thiếu rộng lượng, nghèo tha thứ. Chết cũng là lúc nhận biết dã sống cuộc sống cao trọng, giầu sang bởi người đó đã không sống cho chính mình mà sống cho tha nhân, sống cho Thiên Chúa, làm Rạng Sáng Danh Chúa. Sống theo tinh thần đó thánh nhân nói chúng ta trở nên giầu có. Không phải tự sức mình có thể làm giầu trước mặt Thiên Chúa, mà chính là do Đức Kitô ban cho nhưng ai làm Sáng Danh Chúa. Câu thứ hai trong Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy môn đệ; 'Xin cho Danh Cha cả sáng'. Giầu sang nhờ Danh Chúa.

Bài Phúc Âm Đức Kitô ban sự sống cho hai người phụ nữ, một trẻ, một già, cách nhau 12 tuổi. Không thấy nhắc đến tên của hai người phụ nữ đó, nhưng biết rõ một người là con gái của đội trưởng Jairus, mười hai tuổi bệnh liệt. Đức Kitô chưa đến nơi thì có tin báo con bé đã chết. Đức Kitô truyền cho con bé sống lại để tỏ cho mọi người biết, Đức Kitô là Chúa của sự sống. Người phụ nữ bệnh 12 năm, bà còn đi đứng, nhưng niềm vui cuộc sống trong bà đã chết. Bà không còn hy vọng gì nơi thầy thuốc. Thầy thuốc khắp xứ bó tay, không chữa khỏi, bệnh còn nặng hơn. Bà âm thầm mong sờ vào gấu áo Đức Kitô với hy vọng khỏi bệnh. Bà được toại nguyện như lòng mong ước. Đức Kitô thắc mắc, ai sờ gấu áo Ngài. Môn đệ tự nhủ: 'Có mà trời biết'. Bệnh nhân biết không thể dấu được, liền đến quì gối trước mặt Đức Kitô thú nhận, chính bà đã làm điều đó, và bệnh lâu năm của bà được lành. Điều này cho biết Đức Kitô là Chúa của sự sống. Môn đệ Đức Kitô đâu biết các ông đang tin theo 'Chúa Đất Trời'.

Ban sự sống cho hai người phụ nữ, Đức Kitô mặc khải cho biết Ngài là Chúa của sự sống, và là Chúa của sự sống lại, cho những ai đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Là môn đệ Đức Kitô, chúng ta luôn bảo vệ sự sống, quí mến sự sống, tôn trọng sự sống vì sự sống ta, và của tha nhân chính là quà Chúa ban. Xúc phạm đến sự sống là xúc phạm đến món quà Chúa trao ban.

TiengChuong.org

Dancing

Christians have good reasons for dancing. The first two chapters of the Book of Wisdom say that God neither invented death, nor took pleasure in death. God created us to live forever. God made us after God's image and likeness, and that is God's nature, and God's nature is eternal love. When we choose God, we choose life and eternal life. We choose to live a life of Christian virtues, and the Christian virtues last forever. Choosing God gives us the joy to dance. When we chose to live independently from God, we chose a life without God. Nothing exists outside God.
The second reason for joy to dance comes from the psalm, which praises God, for God has rescued us from the power of death.

'The Lord has changed my mourning into dancing' Ps 29:12.

Before the sacrament, penitents mourn for their weakness. After the sacrament, they dance to give thanks to God for God's mercy and love. They feel like dancing after mourning, because the Lord has pardoned their sin. God has given them another chance to return to God. They dance to God with joy in their hearts. They give thanks to His Holy Name. Mourning in this sense is not associated with sadness and darkness, but joy and happiness. 'Cry out to God with joy ps.100' is what the psalm calls us to do.

The third reason for joy to dance comes from St Paul. The saint told us, Jesus became one of us, lived in a poor state, to transform, and make us rich in Him. Only in death, we truly know how poor/ rich we are. In death we are stripped bare of everything we have. We have nothing, not even a breath of air to breathe. At the same time, we know how rich we are because Jesus' disciples are endowed with God's grace and love. Our richness in God is not in the worldly things we possess, but God's Holy Name is our treasure.

The theme of dancing flows through the Gospel, through Jesus' public ministry. Jesus healed two daughters of Israel. In each of the healings, Jesus revealed a different kind of God's power. The two daughters: the younger one was a twelve year old, and the older one was a senior who had been ill for years. Their names were unknown, but one was known as Jairus, the synagogue official's daughter. She was declared dead by Jairus' servants. Jesus brought her back to life. Giving her life back, Jesus let people know that He is the God of life. The anonymous woman was alive, but considered dead in a sense, for her long illness took away the joy of her life. She had been ill for twelve years, and had spent all her savings for medication. Her condition was not better, but getting worse. She lost hope in humanity. Quietly she touched Jesus' garment hem, and her hope was fulfilled. This mysterious healing confirmed, Jesus had the power over sickness. Knowing that she was no longer able to conceal her 'secret- touching His garment' She knelt in front of Him, in public, confessing that she was the one who quietly touched His garment. Her long- term illness was instantly and completely cured.

Giving life to these daughters, Jesus let people know that He is the God of life, and through Him, eternal life is given for those who have faith in Him.

Life and eternal life are in God's hand. We, Jesus' disciples must uphold, respect and cherish God's gift.