Thập Giới hay Mười Điều Răn cũng là một. Một đàng là chữ Hán Việt trăm phần trăm, một đàng là chữ Việt đến sáu mươi sáu phần trăm. Cũng có khi gọi là Mười Giới Răn hoặc Thập Điều, dịch theo kiểu nói Hy Lạp decalogue (deka=mười, logoi=lời). Decalogue và Ten Commandments, trong tiếng Anh, là hai chữ quen thuộc nhất dùng để chỉ Mười Giới Răn Chúa được công bố trên Núi Xinai. Nguyên gốc Do Thái miswah (lệnh truyền) đồng nghĩa với hoq (sắc luật) và torah (luật), có thể được phát biều theo dạng khuyên (prescription) “Ngươi phải” (thou shalt) hay theo dạng cấm “ngươi không được phép” (thou shalt not). Trái lại, chữ giới hay răn nghe ra như có giọng ngăn, giọng cấm nhiều hơn. Vì giới có nghĩa là kiêng, cấm như giới ngiêm (nghiêm cấm bằng mệnh lệnh quân sự việc đi lại, tụ họp... trong thời gian và khu vực nhất định). Còn răn là dạy bảo để ngăn cản như câu thơ của Cụ Đồ Chiểu: dữ răn việc trước, lành dè thân sau. Cho nên khi gom hai chữ ấy làm một trong Mười Giới Răn, thì xem ra càng làm tăng cái giọng tiêu cực của Thập Điều hay Mười Lời Thiên Chúa phán với Dân Người.
Thực ra, Mười Điều Răn đã được phán ra trong khung cảnh giải phóng, ở ngưỡng cửa tự do khi Dân Do Thái đã thoát ách nô lệ Ai Cập và đang trên đường chiếm Đất Hứa. Tưởng cũng nên nhắc lại các biến cố lớn kể từ ngày Giải Thoát trước khi ban hành Mười Lời: vượt qua Biển Đỏ, Nước đắng, Manna và Chim cút, Nước từ đá, Chiến tranh với người Amalekites, Jethro đến thăm Môsê, Đề cử các thẩm phán, Dân Israel tới Núi Xinai. Họ dựng lều tại chân Núi.
Còn Môsê thì lên Núi gặp Chúa. Người truyền cho Môsê nói với Dân: Các ngươi đã thấy điều Ta, Thiên Chúa các ngươi, đã làm cho Ai Cập và ta đã mang các ngươi như chim ưng mang con trên cánh để đưa các ngươi tới đây thế nào rồi. Nay, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là dân riêng của Ta. Trọn trái đất đều là của Ta, nhưng các ngươi sẽ là Dân Ta chọn, một dân tộc hiến tế cho một mình Ta mà thôi.
Môsê xuống Núi, truyền cho Dân mọi điều Chúa phán. Toàn dân (kể cả hàng lãnh đạo) đồng thanh thưa lại: Chúng tôi sẽ làm mọi điều Chúa đã phán dạy. Thế là trước toàn thể con cháu Israel (mà Thiên Chúa gọi là Dòng giống Giacóp), Người ban bố Mười Lời.
1.Mười Lời theo Truyền thống Do Thái
Có hai bản văn chép lại Mười Lời này. Bản đầu của Sách Xuất Hành, Chương 20, câu 1-17. Bản sau của Sách Đệ Nhị Luật, Chương 5, câu 6-18. Bản đầu khác bản sau ở hai điểm: nó đem lại ý nghĩa tôn giáo cho việc giữ ngày Sabát, chứ không theo nghĩa nhân đạo; và trong khi lên án lòng tham, nó xếp vợ người khác vào cùng loại với những của cải khác, chứ không xếp riêng ra.
Không kể việc cấm tạc tượng và giữ ngày Sabát, Mười Lời thực ra chỉ là biểu thức của luật tự nhiên. Ít hay nhiều, nội dung Mười Lời cũng được tìm thấy trong luật lệ của nhiều dân tộc cổ xưa. Tuy nhiên, Mười Lời hơn hẳn các kinh điển luân lý của mọi hệ thống tôn giáo khác ở chủ nghĩa độc thần minh nhiên và dứt khoát của nó, ở tính cao cả uy nghiêm và lòng tốt vô biên của Thiên Chúa, và ở đặc tính nội tâm của các bổn phận luân lý (John A. Hardon, S.J., Pocket Catholic Dictionary).
Tiếc thay, nhiều thế kỷ ảnh hưởng của bè Biệt Phái (Pharisees) đã làm tính nội tâm ấy gần như mất đi. Ngày nay, người tín hữu Do Thái giáo nhiều khi đơn thuần hiểu luật Chúa chỉ là ăn món này chứ không ăn món kia. Như lời Ông Jack Schild nhận định: Ông thấy đó, Kinh Thánh nói: Ta muốn con cái Israel phải thánh thiện vì Ta là Đấng thánh. Người ta cho rằng chính Chúa đã phán thế với Môsê. Người muốn con cái Israel, Dân Người chọn, phải thánh thiện vì Người là Đấng Thánh thiện. Cho nên, khởi từ cái nhìn thánh thiện ấy, người ta tin rằng có những thực phẩm chúng tôi không được ăn, và có những thực phẩm chúng tôi được phép ăn; điều này được đặt thành luật truyền là vì sự thánh thiện: có những giống vật sạch... Và có những giống vật nhơ bẩn. Điều luật này rất căn bản.
Bà Dresner, một giáo viên trường tiểu học, cũng nghĩ thế: Tôi luôn ý thức phải mua thực phẩm kiêng (kosher food) chứ không mua thực phẩm không kiêng. Điều ấy rất dễ đối với tôi vì nó đã thành hoàn toàn như máy móc. Tôi biết chính xác điều được phép và điều không được phép, và không có chuyện đi vào một tiệm bán thịt không kiêng mà thử với nếm. Tôi không tài nào làm được điều đó. Điều này tôi đã tập từ hồi còn nhỏ; và thường thường, ngay đối với những người ít thực hành nhất, cũng là điều luật cuối cùng người ta có thể từ bỏ. Nó là một trong những điều căn bản nhất.
Còn bà Klein thì giải thích lý do giữ luật này như sau: Chỉ vì Chúa đã truyền như vậy. Không phải như một số người cho là do lý do vệ sinh: không phải lý do như vậy đâu, chúng tôi không tin những lý do này. Chúng tôi giữ vì chính Chúa đã truyền như vậy. Đó là giới răn dứt khoát (John Bowker, Worlds of Faith, Religious Belief and Practice in Britain Today).
2.Mười Lời theo Truyền thống Kitô Giáo
Không lạ gì Chúa Kitô đã lên tiếng cực lực bác bỏ thứ luân lý vụ hình thức ấy. Ngài nói: Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và Pharisiêu giả hình, các ngươi rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những trộm cắp và vô độ. Hỡi người Pharisiêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén dĩa cho sạch trước đã... (Mt 23:25-26).
Và Người cho hay Người đến để kiện toàn Lề Luật (Mt 5:17). Mười Lời vẫn là đó nhưng Người khôi phục và nhấn mạnh hơn nữa tính nội tâm của chúng: giận ghét đã là tội giết người rồi, nhìn một phụ nữ cách thèm thuồng (không yêu thương) đã là ngoại tình rồi... (Mt 5:21-26, 27-30). Người thâm hậu hóa và củng cố chúng bằng Bài Giảng Trên Núi (hiến chương Nước Trời) và tóm lược chúng thành giới răn kép Yêu Chúa và yêu anh em (Mt 12: 29-31).
Theo gương Thầy Chí Thánh, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã coi Mười Lời như là cách tiêu chuẩn để dạy dỗ các tín hữu. Các Sách Giáo lý của Giáo Hội thường trình bày giáo huấn về luân lý dựa theo thứ tự Mười Lời. Và tai Công Đồng Trent, Giáo Hội chính thức lên án những ai cho rằng Mười Lời chẳng ăn uống gì đến Kitô hữu (Denzinger 1569). Công Đồng Vatican II dạy: Các Giám Mục, những người thừa kế các Tông Đồ, đã tiếp nhận từ Chúa sứ mệnh dạy dỗ các dân tộc, và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để mọi người được cứu độ nhờ đức tin, nhờ Phép Rửa và việc tuân giữ các Giới Răn (Lumen Gentium 24).
Một điều đáng lưu ý: có hai lối sắp xếp Mười Lời trong các truyền thống Kitô giáo. Giáo Hội Công Giáo và phần đông các Giáo Hội theo phái Luthêrô theo cách sắp xếp của Thánh Augustinô tóm gồm hai lệnh cấm thờ ngẫu tượng thành một. Còn Lời thứ mười về lòng tham được phân chia thành hai: thứ chín chớ muốn vợ chồng người, thứ mười chớ tham của Người
Kỳ tới: Tôn thờ, Tôn kính
Thực ra, Mười Điều Răn đã được phán ra trong khung cảnh giải phóng, ở ngưỡng cửa tự do khi Dân Do Thái đã thoát ách nô lệ Ai Cập và đang trên đường chiếm Đất Hứa. Tưởng cũng nên nhắc lại các biến cố lớn kể từ ngày Giải Thoát trước khi ban hành Mười Lời: vượt qua Biển Đỏ, Nước đắng, Manna và Chim cút, Nước từ đá, Chiến tranh với người Amalekites, Jethro đến thăm Môsê, Đề cử các thẩm phán, Dân Israel tới Núi Xinai. Họ dựng lều tại chân Núi.
Còn Môsê thì lên Núi gặp Chúa. Người truyền cho Môsê nói với Dân: Các ngươi đã thấy điều Ta, Thiên Chúa các ngươi, đã làm cho Ai Cập và ta đã mang các ngươi như chim ưng mang con trên cánh để đưa các ngươi tới đây thế nào rồi. Nay, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là dân riêng của Ta. Trọn trái đất đều là của Ta, nhưng các ngươi sẽ là Dân Ta chọn, một dân tộc hiến tế cho một mình Ta mà thôi.
Môsê xuống Núi, truyền cho Dân mọi điều Chúa phán. Toàn dân (kể cả hàng lãnh đạo) đồng thanh thưa lại: Chúng tôi sẽ làm mọi điều Chúa đã phán dạy. Thế là trước toàn thể con cháu Israel (mà Thiên Chúa gọi là Dòng giống Giacóp), Người ban bố Mười Lời.
1.Mười Lời theo Truyền thống Do Thái
Có hai bản văn chép lại Mười Lời này. Bản đầu của Sách Xuất Hành, Chương 20, câu 1-17. Bản sau của Sách Đệ Nhị Luật, Chương 5, câu 6-18. Bản đầu khác bản sau ở hai điểm: nó đem lại ý nghĩa tôn giáo cho việc giữ ngày Sabát, chứ không theo nghĩa nhân đạo; và trong khi lên án lòng tham, nó xếp vợ người khác vào cùng loại với những của cải khác, chứ không xếp riêng ra.
Không kể việc cấm tạc tượng và giữ ngày Sabát, Mười Lời thực ra chỉ là biểu thức của luật tự nhiên. Ít hay nhiều, nội dung Mười Lời cũng được tìm thấy trong luật lệ của nhiều dân tộc cổ xưa. Tuy nhiên, Mười Lời hơn hẳn các kinh điển luân lý của mọi hệ thống tôn giáo khác ở chủ nghĩa độc thần minh nhiên và dứt khoát của nó, ở tính cao cả uy nghiêm và lòng tốt vô biên của Thiên Chúa, và ở đặc tính nội tâm của các bổn phận luân lý (John A. Hardon, S.J., Pocket Catholic Dictionary).
Tiếc thay, nhiều thế kỷ ảnh hưởng của bè Biệt Phái (Pharisees) đã làm tính nội tâm ấy gần như mất đi. Ngày nay, người tín hữu Do Thái giáo nhiều khi đơn thuần hiểu luật Chúa chỉ là ăn món này chứ không ăn món kia. Như lời Ông Jack Schild nhận định: Ông thấy đó, Kinh Thánh nói: Ta muốn con cái Israel phải thánh thiện vì Ta là Đấng thánh. Người ta cho rằng chính Chúa đã phán thế với Môsê. Người muốn con cái Israel, Dân Người chọn, phải thánh thiện vì Người là Đấng Thánh thiện. Cho nên, khởi từ cái nhìn thánh thiện ấy, người ta tin rằng có những thực phẩm chúng tôi không được ăn, và có những thực phẩm chúng tôi được phép ăn; điều này được đặt thành luật truyền là vì sự thánh thiện: có những giống vật sạch... Và có những giống vật nhơ bẩn. Điều luật này rất căn bản.
Bà Dresner, một giáo viên trường tiểu học, cũng nghĩ thế: Tôi luôn ý thức phải mua thực phẩm kiêng (kosher food) chứ không mua thực phẩm không kiêng. Điều ấy rất dễ đối với tôi vì nó đã thành hoàn toàn như máy móc. Tôi biết chính xác điều được phép và điều không được phép, và không có chuyện đi vào một tiệm bán thịt không kiêng mà thử với nếm. Tôi không tài nào làm được điều đó. Điều này tôi đã tập từ hồi còn nhỏ; và thường thường, ngay đối với những người ít thực hành nhất, cũng là điều luật cuối cùng người ta có thể từ bỏ. Nó là một trong những điều căn bản nhất.
Còn bà Klein thì giải thích lý do giữ luật này như sau: Chỉ vì Chúa đã truyền như vậy. Không phải như một số người cho là do lý do vệ sinh: không phải lý do như vậy đâu, chúng tôi không tin những lý do này. Chúng tôi giữ vì chính Chúa đã truyền như vậy. Đó là giới răn dứt khoát (John Bowker, Worlds of Faith, Religious Belief and Practice in Britain Today).
2.Mười Lời theo Truyền thống Kitô Giáo
Không lạ gì Chúa Kitô đã lên tiếng cực lực bác bỏ thứ luân lý vụ hình thức ấy. Ngài nói: Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và Pharisiêu giả hình, các ngươi rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những trộm cắp và vô độ. Hỡi người Pharisiêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén dĩa cho sạch trước đã... (Mt 23:25-26).
Và Người cho hay Người đến để kiện toàn Lề Luật (Mt 5:17). Mười Lời vẫn là đó nhưng Người khôi phục và nhấn mạnh hơn nữa tính nội tâm của chúng: giận ghét đã là tội giết người rồi, nhìn một phụ nữ cách thèm thuồng (không yêu thương) đã là ngoại tình rồi... (Mt 5:21-26, 27-30). Người thâm hậu hóa và củng cố chúng bằng Bài Giảng Trên Núi (hiến chương Nước Trời) và tóm lược chúng thành giới răn kép Yêu Chúa và yêu anh em (Mt 12: 29-31).
Theo gương Thầy Chí Thánh, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã coi Mười Lời như là cách tiêu chuẩn để dạy dỗ các tín hữu. Các Sách Giáo lý của Giáo Hội thường trình bày giáo huấn về luân lý dựa theo thứ tự Mười Lời. Và tai Công Đồng Trent, Giáo Hội chính thức lên án những ai cho rằng Mười Lời chẳng ăn uống gì đến Kitô hữu (Denzinger 1569). Công Đồng Vatican II dạy: Các Giám Mục, những người thừa kế các Tông Đồ, đã tiếp nhận từ Chúa sứ mệnh dạy dỗ các dân tộc, và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để mọi người được cứu độ nhờ đức tin, nhờ Phép Rửa và việc tuân giữ các Giới Răn (Lumen Gentium 24).
Một điều đáng lưu ý: có hai lối sắp xếp Mười Lời trong các truyền thống Kitô giáo. Giáo Hội Công Giáo và phần đông các Giáo Hội theo phái Luthêrô theo cách sắp xếp của Thánh Augustinô tóm gồm hai lệnh cấm thờ ngẫu tượng thành một. Còn Lời thứ mười về lòng tham được phân chia thành hai: thứ chín chớ muốn vợ chồng người, thứ mười chớ tham của Người
Kỳ tới: Tôn thờ, Tôn kính