CHÚA NHẬT Lễ LÁ (B)
Kiệu Lá: Máccô 11: 1-10
Isaia 50: 4-7 Philipphê 2: 6-11 Máccô 14:1- 15:47

Chúng ta nghe phúc âm thánh Máccô trong những ngày Chúa Nhật vừa qua kể từ khi năm phụng vụ này bắt đầu vào Mùa Vọng. Hôm nay chúng ta nghe tác giả phúc âm tường thuật về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu. Sự phản bội là một chủ đề lớn trong các trong các tường thuật của phúc âm thánh Máccô. Chúng ta bắt đầu từ việc những âm mưu của các thầy thượng tế và các kinh sư muốn giết Chúa Giêsu. Rồi đến Giuđa tham gia vào việc phản bội. Rồi đến Phêrô, Giacôbê và Gioan sẽ ở với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đau buồn trong vườn Ghếtsêmani. Họ không thức nổi, và Chúa Giêsu nói với ông Simon (chú ý việc xử dụng tên cũ của ông ta, trước khi Chúa Giêsu gọi ông làm môn đệ và đổi tên ông là Phêrô) "Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?" Sau khi Chúa Giêsu bị bắt, các môn đệ của Ngài sẽ bỏ trốn hết.

Câu chuyện về sự thương khó của Chúa Giêsu trong phúc âm thánh Máccô được bắt đầu bằng hành vi yêu thương chăm sóc Chúa Giêsu một cách mạnh mẽ đầy quyết tâm của một phụ nữ. Tôi nghĩ chúng ta có xu hướng muốn bỏ qua câu chuyện này, như thể nó chỉ là một cách nhắc khéo sẽ đến "một phần quan trọng". Nhưng mỗi phần của phúc âm đều quan trọng và là kết quả của việc lựa chọn có chủ ý của tác giả phúc âm. Những hành vi chăm sóc của người phụ nữ đã làm cho Chúa Giêsu cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về toàn bộ cuộc thương khó diễn tiến tiếp sau đây.

Trước đây Máccô đã kể về một bà góa phụ không tên tuổi đã cho tiền trong Đền Thờ một cách hào phóng từ "toàn bộ tài sản cho cuộc sống của bà" Thánh Máccô nói bà đã cho "2 đồng kẻm nhỏ" có giá trị rất nhỏ trong xã hội thời bấy giờ. Lúc đó như Chúa Giêsu chỉ ra cho các môn đệ của Ngài "Thầy bảo thật anh em bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”. Bà đã bỏ vào đó tất cả tài sản, đó là những gì bà có để sống. Đối với người phụ nữ goá; đó là sự dâng hiến mạng sống của bà cho Đức Chúa. Điều đó có thể rất nhỏ mọn đối với những người đang nhìn thấy, nhưng, Chúa Giêsu chỉ ra đó là một món quà lớn. Một món quà cả cuộc đời của bà ta dành cho Đức Chúa.

Hôm nay phúc âm mở đầu bằng câu chuyện nói về một người phụ nữ vô danh khác, so với bà góa phụ, cô nầy có nhiều điều để dâng cho Chúa Giêsu. Cô ta đến gần Chúa Giêsu trong khi Ngài đang dùng bữa trong nhà ông Simon là người bị phung cùi. Hình như chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện trong phúc âm có vẻ không quan trọng. Chẳng hạn Chúa Giêsu đang ăn với các môn đệ Ngài, và chúng ta sẽ thấy bữa ăn có ý nghĩa là bữa tiệc Thánh Thể. Chúa Giêsu không chỉ ăn với các môn đệ, Ngài đang ở trong một nhà và đang ngồi bàn với một người cùi. Việc thánh Máccô nói tên người chủ nhà mời Chúa Giêsu đến ăn cùng là điều bất thường. Nhưng, thánh Máccô nói tên ông là Simon và không cho chúng ta biết rõ tình trạng của ông là một người cùi đã được chữa khỏi, hay vẫn còn bệnh. Nhưng, việc nói đến bệnh cùi của ông Simon phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu về những người bệnh cần thầy thuốc (2: 17). Đặc biệt, các người trong tôn giáo thường tránh người cùi, không chỉ vì sợ lây, nhưng họ không muốn trở nên người ô uế không trong sạch trong lúc tiếp xúc với người cùi. Nhưng, ông Simon ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu, chứng tỏ là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện và tiếp xúc với những người bị xã hội xa lánh. Ở đây, chúng ta nghe âm hưởng của Bí Tích Thánh Thể. Ai được chào đón và đồng bàn dùng bữa với Thiên Chúa đây?

Người phụ nữ bước vào bữa ăn lại là một người ngoài cuộc. Cô ta đến với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đang ăn. Chúng ta không biết tên cô, và hình như cô ta không liên hệ gì với những người trong bữa ăn đó. Không như câu chuyện bà góa phụ trong Đền Thờ đã cho tất cả những gì bà ta có để sống. Người phụ nữ này hình như có nhiều tiền. Cô ta có tiền để mua một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất, thứ đắt tiền để đổ trên đầu Chúa Giêsu. Người phụ nữ không rỏ danh tính này, tuy không phải là một khách mời, nhưng cô không bị chỉ trích về việc xâm nhập của cô ấy, nhưng lại bị chỉ trích về việc "lãng phí dầu thơm". Có người nghĩ cô ta là một gái điếm, hay một phụ nữ ô uế nào đó. Thánh Máccô không nói điều đó. Cô ta là một người vô danh đang làm một việc rất quan trọng, mà Chúa Giêsu nói là sẽ được ghi nhớ ở bất kỳ nơi nào phúc âm được công bố. Có điều gì đó đang xãy ra, không chỉ đơn giản là hành vi đổ dầu thơm trên đầu một người khách đang ăn. điều gì sẽ được ghi nhớ đến lâu đời.

Người phụ nữ đó không phát biểu trong câu chuyện, nhưng việc cô ta làm rất cẩn trọng. Cô ta thực hiện một nghi thức quen thuộc trong thế giới thời Chúa Giêsu sống. Xức dầu có ý nghĩa là người được xức dầu có một thân phận rất đặc biệt. Các vua thường được xức dầu trong nghi lễ phong vương của họ. Đôi khi các ngôn sứ cũng được như vậy. "Mêsia" trong tiếng Do thái có nghĩa là "người được xức dầu" ("Chúa Kitô" xuất phát bởi từ Hy lạp "Christos" được dịch là "Mêsia").

Bởi thế, từ hình ảnh trong Kinh Thánh, việc người phụ nữ xức dầu cho Chúa Kitô có thể gián tiếp thông báo rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và Ngài được xức dầu cho một nhiệm vụ đặc bịệt. Là một phụ nữ, cô ta có thể được coi là một người tầm thường trong thế giới thời đó. Nhưng cô có nhiệm vụ rất vinh dự là xưc dầu cho Đấng Mêsia. Chúa Giêsu giải thích cho những người đang hiện diện và chứng kiến ở đó rằng "Cô đã dự đoán trước việc lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuấn bị lúc mai táng". Thân xác Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập tự sẽ không được xức dầu thơm khi được đem xuống từ trên cây thập tự và được bọc vào tấm vải liệm bởi ông Giuse Arimathea. Sau ngàu Sabat các phụ nữ sẽ vào ngôi mộ với dầu thơm để ướp xác Chúa Giêsu. Nhưng nơi ngôi mộ, các phụ nữ không còn thấy xác Chúa Giêsu ở đó. Nhưng, người phụ nữ vô danh kia đã làm việc đó cho Chúa Giêsu trong bữa tiệc.

Một vài người trong bàn tiệc, thấy người phụ nữ đổ dầu thơm đắt tiền lên đầu Chúa Giêsu đã bực tức nói với nhau "Phí dầu thơm như thế để làm gì. Dầu dó có thể bán có giá trị trên 300 quan tiền” mà bố thí cho người nghèo. Nhưng, Chúa Giêsu bảo họ: Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, và cả chúng ta. Việc lo lắng cho người nghèo sê luôn luôn là bổn phận của các môn đệ. Nhưng, người nào đang ở gần bên chúng ta cần được giúp đở hãy giúp đở họ. Các công việc từ thiện xuất phát từ tâm tình yêu thương cần được thực hiện bởi cộng đoàn các môn đệ. Nhưng, việc làm nhỏ nhặt có tính yêu thương riêng tư cũng cần thực hiện. Trong phúc âm, thánh Máccô không có ý mỉa mai việc này ngay sau câu chuyện. Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu vì tiền. Vậy ông Giuđa có phải là môn đệ phản đối việc người phụ nữ phí tiền dầu thơm để xức cho Chúa Giêsu chăng?

Người phụ nữ thể hiện sự can đảm và quyết tâm. Cô ta là một người ngoài xâm nhập vào một nhóm nam giới đang hội họp. Bạn có thể nghe thấy điều đó trong giọng điệu khó chịu của những người phản đối những gì cô ta đang làm. Cô ta muốn an ủi Chúa Giêsu trong lúc đau khổ. Một trong 12 môn đệ sẽ phản bội Chúa Giêsu và Ngài sẽ bị giao cho các người La mã để tra tấn và hành quyết. Cô ta cũng đã xức dầu cho Chúa Giêsu làm Vua. Đó sẽ là kết quả sẽ xãy ra sau sự chết và sự sống lại của Ngài. Cô ta đã thể hiện bản thân cô trở nên như là một tín đồ thật sự của Chúa Giêsu. Trong khi các môn đệ thân cận nhất của Ngài không hiểu điều gì đang xãy ra: Rằng cô ta đã xức dầu cho Chúa Giêsu vì sự thương khó và sự chết của Ngài. Hành động từ bỏ bản thân của cô giống như việc Chúa Giêsu từ bỏ chính bản thân mình trong sự thương khó và sự chết của Ngài.

Chúa Giêsu xác nhận tầm quan trọng của việc làm của người phụ nữ. Ngài nói rằng những gì cô ta đã làm sẽ được nhắc đến "Bất cứ nơi nào phúc âm được loan báo" Chúa Giêsu đánh giá cao hành vi của cô và cho đó là "việc làm tốt". Tôi thích lời dịch khác nói lên là "việc làm rất tốt đẹp" Người phụ nữ quả thật là một môn đệ chân chính, biết luôn phục vụ cho Đức Chúa. Ước gì việc chúng ta làm trong thời khắc này được Chúa Giêsu cho là "việc làm rất tốt đẹp".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel Mark 11: 1-10
Isaiah 50: 4-7 Philippians 2: 6-11 Mark 14:1- 15:47

We have been focusing on Mark’s gospel these past Sundays since the liturgical year began in Advent. Today we have the evangelist’s account of Jesus’ passion and death. Betrayal is a strong theme in Mark’s narrative. We first hear of the plot by the chief priests and scribes to kill Jesus. Then Judas joins the betrayal; so will Peter. Peter, James and John will be with Jesus during his agony in the garden, yet they fail to stay awake and Jesus says to “Simon” (notice the return to his former name, before Jesus called him to be a disciple and changed his name to Peter), “Could you not keep watch for one hour?” After his arrest all Jesus’ disciples will abandon him.

Mark’s passion narrative begins with a woman’s effusive, extravagant act of loving care for Jesus. I think we tend to skip over this story, as if it were merely a scene-setter, to “get to the important part.” But each part of the gospel is important and the result of deliberate choice by the gospel writer. What the woman did for Jesus gives us insight into the whole passion narrative that is to follow.

Previously Mark told of the anonymous widow in the Temple who gave generously from “all that she had to live on.” Mark says she gave “two small copper coins.” That may not have been a lot in worldly terms but it was, as Jesus points out to his disciples, “all that she had to live on.” She gave a small monetary offering, but for the widow it was an offering of her life to God. It may have seemed small to those watching, but as Jesus points out it was an extravagant gift – a gift of her whole life to God.

Today’s gospel opens with the story of another anonymous woman who, in comparison to the widow, has much to offer Jesus. The woman approaches Jesus while he is eating in the house of Simon the leper. Seeming insignificant details in gospel stories are not, as it turns out, so insignificant. For example, Jesus is at a meal with his disciples and, as we shall see, the meal has Eucharistic tones. He is not just eating with them, he is at the home and table of a leper. It is unusual for Mark to name the host with whom Jesus eats, but he does name Simon and underlines his condition, he is a leper. Mark does not tell us if he is a cured leper, or still has the disease. But alluding to Simon’s leprosy fits with Jesus’ teaching that the sick and not the well are in need of the physician (2:17). Religious people, especially, would have avoided lepers, not only for fear of contagion, but also not to be rendered ritually unclean by contact with then. But Simon is at table with Jesus, showing that Jesus continues to be present to those the world would exclude. Hear the Eucharistic overtones? Who is welcome and gets to eat at the table of the Lord?

The woman who enters the meal is another outsider. She comes to Jesus at the table. We do not know her name and she does not seem to be related to anyone there. Unlike the widow in the Temple story, who gave everything she had to live on, this woman seems to be a person of means. She has the resources to buy an expensive, perfumed oil to anoint Jesus. This unknown woman, while not a guest, is not criticized for her intrusion, but for “this waste of perfumed oil.” Some have demeaned her as a prostitute, or a disreputable woman. Mark does not say that. She is an unnamed woman who does something very significant, which Jesus says will be remembered wherever the gospel is proclaimed. There is something happening that is more than a simple pouring of oil on a dinner guest’s head – something that will be remembered for ages.

The woman does not speak in the story, but her gestures are eloquent. She performs a familiar rite in the world in which Jesus lived. Anointing with oil signified a person was being appointed for a special role. Kings were often anointed as part of their coronation ceremony. Sometimes prophets were too. “Messiah” in Hebrew means, “the anointed one.” (“Christ” comes from the Greek ‘christos” which translates “Messiah.”)

Thus, because of the biblical imagery, the woman’s anointing of Christ could be an announcement that Jesus is the Messiah and is being anointed for a special task. As a woman she may have been considered insignificant in their world, but she has the honorable task of anointing the Messiah. Jesus adds to the interpretation of what the others are witnessing. He tells them, “She has anticipated anointing my body for burial.” Jesus’ crucified body will not be anointed when he is taken down from the cross and wrapped in a cloth by Joseph of Arimathea. After the Sabbath women will go to the tomb with perfumed oils to anoint his body. At the tomb the women will find Jesus’ body gone. But the anonymous woman at the dinner party has already anointed him.

Some at the table, seeing the woman pour expensive oil over Jesus’ head, make what sounds like, a reasonable objection. The oil was worth a lot, “300 day’s wages” and could have been sold and given to the poor. Jesus responds, the poor will always be with them – and us too. Such care of the needy will always be the duty of disciples. But someone right before us, who is in need, should also be ministered to. Charitable works of mercy are done in public by the community of disciples. But small, private acts of loving concern will also be needed. There is no little irony in Mark’s noting that immediately after this account, Judas betrayed Jesus for money. Was he also one of the disciples who objected to the woman’s extravagant use of oil to anoint Jesus?

The woman had shown courage and determination. She is an outsider who intrudes on a male gathering. You can hear that in the irritated voices of those who protest what she did. She gives Jesus comfort at a difficult moment. One of the twelve is about to betray him and he will be handed over to the Roman tyrants for torture and execution. She had also anointed him as king, which will be the outcome of his death and resurrection. She has shown herself to be a true follower of Jesus. While his closest disciples fail to understand what is happening: that she has anointing Jesus for his suffering and death. Her act of self-denial is likened to Jesus’ own self-denial in his suffering and death

Jesus confirms the significance of the woman’s actions saying that what she has done will be told in a memory “wherever the gospel is proclaimed.” He appreciates her action and calls it a “good work.” I like another translation which names it a “beautiful work” (14:6). The woman is indeed a true disciple in service to the Lord. Would that our works might also fit Jesus’ description as “beautiful works.”