Thổ Nhĩ Kỳ - Bắt giữ một kẻ gian cố gắng bán Vương cung thánh đường Thánh Antôn
Istanbul (Thông tấn xã Fides 24/2/2021) cho hay một vương cung thánh đường mang tên Thánh Antôn thành Padua, nằm ngay ở trung tâm Istiklal Caddesi, một trong những vùng nổi tiếng nhất ở Thủ đô Istanbul, chấm dứt cái nguy cơ mua bán tư nhân một bất động sản xa xỉ!
Trong những ngày gần đây, tên Sebahattin Gök đã bị bắt và bị đưa ra tòa, năm ngoái, nhờ vào mạng lưới truy quyét tội phạm, hắn đã bị lộ tảy một loạt các hoạt động lừa đảo, nhằm chiếm hữu bất hợp pháp Vương cung thánh đường Chính thống Công Giáo lớn nhất ở Istanbul nhằm bán lại nó với một giá cắt cổ.
Các cuộc điều tra về vụ việc đã xác nhận rằng "băng nhóm" của ông Gök và các cộng sự của hắn chuyên lừa đảo bất động sản, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng tôn giáo và Giáo hội cũng như những chủ sở hữu là người nước ngoài hoặc những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trong khu vực Vương cung thánh đường này được dựng vào năm 1725 do cộng đồng người Ý ở Istanbul. Trọn vẹn khu vực Vương cung thánh đường này được các tu sĩ Dòng Phanxicô phục vụ, được xây dựng lại theo lối kiến trúc tân Gothic của thành phố Venice cổ vào thập từ năm 1906 đến năm 1912. Theo phong tục thời đó, tài sản của nhà thờ thuộc sở hữu của các thành viên của Hoàng gia Ý. Nhưng vào tháng 1 năm 1971, những người thừa kế của gia đình hoàng gia từ bỏ các quyền này đối với các tài sản như thế này, và vì lợi ích chung cho cộng đoàn thánh Antuan Kilisesi (nghĩa là Giáo xứ Thánh Antôn), một cộng đồng Công Giáo Chính Thống địa phương.
Trong những năm gần đây, tên Sebahattin Gök đã thực hiện nhiều chuyến đi Ý, Pháp và Hoa Kỳ, thu thập các giấy tờ ủy quyền và ký kết của các phái đoàn những người mà sau này ông tự cho là những người thừa kế hợp pháp của Vương cung thánh đường.
Thông qua những bức thư này, và sau khi lấy được tờ giấy chứng nhận thừa kế Vương cung thánh đường này từ một Ủy ban công lý hòa bình, tên doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ này đã trình lên cơ quan đăng ký đất đai để đòi quyền sở hữu nơi thờ phượng này. Năm ngoái, các tu sĩ dòng Phanxicô chịu trách nhiệm về nhà thờ đã khiếu nại đến Bộ công lý Thổ Nhĩ Kỳ, xin bảo vệ nhằm bảo tồn nơi thờ phượng này cùng các cơ sở của Vương cung thánh đường.
Trong quá trình điều tra, Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra một mạng lưới đồng phạm, liên quan tới Gök đã thực hiện một nỗ lực tương tự nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp các nơi thờ phượng ở Galata thuộc nước Bulgaria và các nơi thờ tự và các tòa nhà được xây dựng trong quá khứ của người Armenia, Pháp và Cộng đồng người Ý và Do Thái, tất cả lên đến 34 vụ mà hắn đã chiếm đoạt!
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu.
Trong giai đoạn chuẩn bị Lễ Phục sinh, bắt đầu từ những chủ đề gắn liền với hành trình Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tiến trình cần có trong mùa Chay này.
Để trải nghiệm Mùa Chay trong hy vọng, Đức Thánh Cha viết trong Thông điệp Mùa Chay 2021, “đón nhận niềm hy vọng của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng trên Thập giá”.
(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)
“Mùa Chay là thời gian của niềm tin, để chào đón Thiên Chúa đi vào cuộc đời chúng ta và để Ngài 'ngự' giữa chúng ta", đó là tư tưởng chính yếu mà Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp Mùa Chay năm 2021. "Trong hành trình Mùa Chay hướng tới Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng đã 'hạ mình và vâng phục cho đến chết, chết trên thập giá”.
Những lời này trong thông điệp của Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến chiều kích tưởng niệm của một sự tưởng nhớ, mà còn mời gọi chúng ta sống, ngay cả ngày hôm nay, một thời điểm thuận lợi để đổi mới đức tin, hy vọng và tình bác ái. Tất cả đều được kêu gọi để lớn lên "trong nhận thức rằng, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là nhân chứng cho thời đại mới, trong đó Thiên Chúa 'làm cho mọi sự trở nên mới mẻ".
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường diễn tả nó như một cuộc hành trình dẫn đến Lễ Phục sinh.
"Trong Mùa Chay", trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 21 tháng 2 năm 2021, ĐTC nói: "Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta hãy vào sa mạc giống như Chúa Giêsu. Sa mạc đây không phải là... một nơi hữu hình vật chất, mà là một chốn thiêng liêng mà chúng ta đang sống, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa ”.
Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Mùa Chay là một cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa.'
Cốt lõi của hành trình Mùa Chay
Đức Thánh Cha giải thích trong bài giảng Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Hai vừa qua: “Mùa Chay là cuộc hành trình liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta, tới toàn diện con người chúng ta.
Đây là thời gian để xét lại con đường mà chúng ta đang đi, để khám phá ra con đường dẫn chúng ta về nhà Cha và tái khám phá lại mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với Chúa, Đấng mà mọi sự đều phải qui hướng về. Mùa Chay không chỉ để thể hiện những hy sinh to nhỏ mà chúng ta có thể làm, mà nó còn nhấn mạnh đến khá cạnh suy tư xem trái tim mình đang hướng về đâu. Đây mới là cốt lõi của Mùa Chay.”
“Hãy soi bóng cuộc đời trong Tin Mừng”
Trong một buổi triều yết, ĐTC nói: ‘trong Mùa Chay chúng con hãy tắt TV đi, hãy tạm cất điện thoại di động đi và hãy mở và đọc Phúc âm…’
Trong buổi triều yết chung vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, "Mùa Chay là thời gian thuận lợi để đọc và suy gẫm Lời Chúa. Đây là lúc tắt TV đi mà mở Kinh thánh ra mà đọc. Đây là lúc tạm cất điện thoại di động đi mà suy niệm Tin Mừng Phúc âm”. ĐTC nói “lúc tôi còn nhỏ nhà không có TV và tôi cũng chẳng ham muốn Radio...
Mùa chay là một sa mạc
Đây là thời gian từ bỏ một cái gì đó, hãy tạm bỏ điện thoại di động qua một bên mà đọc và suy gẫm Tin Mừng. Đây là lúc tạm dẹp qua những câu chuyện vô bổ, những lời đàm tiếu và vu khống, để nói chuyện và thân thưa với Chúa. Đây là thời gian để cho bản thân có những cảm quan trong lành, đổi mới và thanh luyện con tim chúng ta."
Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro, ĐTC đã 'chia sẻ những điểm thiết yếu’ như sau:
Sống như Chúa Giêsu kêu mời chúng ta: Trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường nữ thánh Sabina ngày 6 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Chúng ta cần phải giải phóng chính mình khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa tiêu thụ và cạm bẫy ích kỷ, chỉ muốn nhiều hơn, không bao giờ được no thỏa, và khỏi một trái tim khép kín trước những nhu cầu của người nghèo.
Chúa Giêsu trên thập tự vì yêu thương chúng ta đã kêu mời chúng ta hãy đến với một tình yêu trao hiến của Ngài, một tình yêu không bao giờ bị hủy diệt; hãy tìm đến một cuộc sống nhiệt tâm bác ái. Thật là khó để sống như Chúa kêu mời, nhưng chính con đường ấy dẫn chúng ta đến cứu cánh của đời mình. Mùa Chay đang nhắc nhớ cho chúng ta thấy rõ điều này”.
Hãy tạm dừng lại để nhìn ngắm và chiêm niệm!”
“Hãy dừng lại, để nhìn và chiêm ngưỡng”, Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro ở Vương cung thánh đường thánh nữ Sabina vào ngày 14 tháng 2 năm 2018: “Hãy nhìn và chiêm ngưỡng khuôn mặt thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu đối với mọi người, không trừ ai… Hãy hoán cải mà trở về, không lo sợ, để cảm nghiệm sự chữa lành trìu mến và hòa giải của Chúa."
ĐTC Phanxicô: 'Tỏa lan Lòng thương xót Chúa Giêsu'
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta được kêu gọi để truyền bá “ngọn lửa của lòng thương xót của Chúa Giêsu”, trong một lá thư đánh dấu kỷ niệm 90 năm lần đầu tiên Chúa hiện ra cùng thánh nữ Maria Faustina Kowalska hiện ra ở Płock, Ba Lan.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một tâm thư cho Đức Cha và Giáo phận Płock, Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày Chúa Giêsu nhân ái hiện ra lần đầu với thánh nữ Maria Faustina Kowalska, một nữ tu Ba Lan. Những lần hiện ra với thánh Faustina đã hình thành nền tảng cho lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót.
Trong lá thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại những lời được Chúa nói với nữ thánh Faustina vào ngày 22 tháng 2 năm 1931: “Hãy vẽ một bức tranh theo mẫu mà con thấy, với lời chú thích: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”. Cha mong muốn hình ảnh này được tôn kính trước là trong nhà nguyện của con và sau đó là trên khắp thế giới.” Hình ảnh của Lòng Chúa Thương Xót sau đó được lan tỏa ra khắp thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Cha chia sẻ niềm vui với Giáo phận Płock, ước mong sự kiện đặc biệt này đã được cả thế giới biết đến và vẫn còn sống động trong trái tim của các tín hữu trong giáo phận”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu “hãy nài xin Chúa Kitô ban cho chúng ta món quà lòng thương xót,” để lòng thương xót của Chúa Kitô “bao trùm chúng ta và thấm nhập vào chúng ta,” để chúng ta có “can đảm trở về với Chúa Giêsu, cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Ngài trong các Bí tích" và để "cảm nhận sự gần gũi và dịu dàng của Ngài," để chúng ta "có thể có thêm khả năng thương xót, nhẫn nại, tha thứ và yêu thương."
ĐTC lưu ý như vị tiền nhiệm của ngài, Thánh Gioan Phaolô II, "Tông đồ của Lòng Thương Xót", đã "gửi thông điệp về lòng thương xót của Chúa đến với mọi người trên thế giới."
Năm 2002, trong chuyến viếng thăm Đền Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow, thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã nói: “Ngọn lửa của lòng thương xót này cần được truyền lại cho thế giới. Trong lòng nhân ái của Thiên Chúa, thế giới sẽ tìm thấy hòa bình và nhân loại sẽ tìm được hạnh phúc!”
Đến lượt mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là một thách đố đặc biệt đối với Giáo hội ở Płock, được đánh dấu bởi sự mặc khải này”; cho cộng đoàn của Nữ tu Faustina, cho nhà dòng các Nữ tu Đức Mẹ Thương xót; cho thành phố Płock, "và cho mỗi người chúng ta."
ĐTC Phanxicô kết luận: “Hãy truyền bá ngọn lửa tình yêu thương xót của Chúa Giêsu.“ Hãy cho mọi người thấy dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa giữa họ.