Hình ảnh của tro bụi
Hằng năm vào ngày thứ Thứ Tư lễ Tro, ngày bắt đầu mùa chay, theo tập tục lễ nghi phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, có nghi thức xức tro tên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô.
Tro bụi nói lên một hình ảnh tàn dư còn sót lại sau khi la cành cây,khúc gỗ…bị lửa đốt cháy và không còn gía trị gì nữa, bị hốt vứt bỏ đi hoặc chôn vùi nơi hố sâu cho sạch sẽ.
Nhưng tro bụi không chỉ có mặt tiêu cực vô gía trị đó, mà còn có khía cạnh gía trị tích cực nữa.
Từ thế kỷ thứ 10. đã có truyền thống xức tro vào ngày thứ Tư khởi đầu 40 ngày mùa chay để diễn tả sợ ăn năn thống hối thanh luyện tâm hồn.
Thế kỷ 11. thời Đức Giáo Hoàng Urban 11. nghi thức xức tro trên trán người tín hữu ngày thứ Tư đầu mùa chay, là nghi lễ chính thức trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Từ thế kỳ 12. tro được đốt từ những cành lá ngày lễ Lá năm trước.
Khi xức tro vị chủ tế, thường là Giám Mục hay Linh mục, đọc lời: „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụi tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19).
Lời Kinh Thánh này nhắc nhớ đến thân phận đời sống con người được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, tạo thành cùng nuôi dưỡng, từ tro bụi hư vô, đời sống có giới hạn và sau cùng trở về thành tro bụi hư vô.
Tro bụi nói lên hình ảnh sự mỏng manh chóng qua, và theo Giáo hội còn nói lên sự chân nhận tội lỗi khiếm khuyết trong đời sống luân lý cùng là hình ảnh về sự ăn năn thống hối, như trong dân gian có ngạn ngữ ca ví “ đống tro tàn“. Nhưng dẫu vậy, tro bụi ngày thứ Tư lễ tro khởi đầu mùa chay cũng còn mở ra một chân trời giúp suy tư mới nữa.
Lên nhận lãnh tro bụi, chúng ta khiêm cung cúi đầu nhận hình thập gía được vẽ rắc trên trán trên đỉnh đầu. Điền này diễn tả lòng thành kính trước Thập giá Chúa Giêsu Kitô, và lòng kính trọng trước thiên nhiên. Vì tro bụi là vật chất còn lại của cây cỏ, trong thiên nhiên, sau khi chúng bị đốt cháy.
Thập gía với chút tro bụi được vẽ trên trán hay rắc trên đỉnh đầu nhắc nhở chúng ta đến sự đau khổ, sự khốn cùng khó khăn trong thế giới của đời sống nhân loại, như Chúa Giêsu Kitô ngày xưa sinh xuống làm người trên trần gia đã sống kiếp thân phận con người, và cùng liên đới thông cảm với họ.
Hình ảnh tro bụi nói với chúng ta: tro bụi không là vật thể tàn dư và vô giá trị mang vứt bỏ. Trái lại, tro bụi cũng là chất dinh dưỡng cho đất đai trở nên mầu mỡ. Sau trận hoả hoạn cháy đồng hay cháy rừng cây, tàn tích còn lại chỉ là tro bụi ngấm rơi xuống lòng đất khiến cho hạt giống cây cối sau đó phát triển mọc lên tươi tốt. Vậy khi nhận lãnh tro bụi như hình ảnh chất xúc tác dinh dưỡng là sự ăn năn thống hối bắt đầu mới lại, để cho đời sống làm người trở nên mầu mỡ tươi tốt mang niềm vui cho chính mình cùng cho người khác.
Lời kinh thánh “ „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụ tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19) nhắc nhớ đến sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Vì thế công trình sáng tạo thiên nhiên là món quà châu báu của Trời cao ban cho con người, nên phải kính trọng, gìn giữ bảo vệ.
Chút tro được vẽ rắc trên trán hay trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô không chỉ là hình ảnh dấu chỉ lòng ăn năn thống hối tội lỗi sự khiến khuyết trong đời sống, mà còn là hình ảnh diễn tả sự trao ban năng lượng sức mạnh giúp thực thi lời Chúa Giêsu trong phúc âm khuyên nhủ:
- Làm việc bác ái giúp đỡ người cùng khổ thiếu thốn,
- Ăn chay hãm mình từ bỏ những điều những sự việc theo sở thích để được thỏa mãn riêng tư,
- và sống Cầu nguyện với niềm vui cùng hy vọng trông cậy vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Hằng năm vào ngày thứ Thứ Tư lễ Tro, ngày bắt đầu mùa chay, theo tập tục lễ nghi phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, có nghi thức xức tro tên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô.
Tro bụi nói lên một hình ảnh tàn dư còn sót lại sau khi la cành cây,khúc gỗ…bị lửa đốt cháy và không còn gía trị gì nữa, bị hốt vứt bỏ đi hoặc chôn vùi nơi hố sâu cho sạch sẽ.
Nhưng tro bụi không chỉ có mặt tiêu cực vô gía trị đó, mà còn có khía cạnh gía trị tích cực nữa.
Từ thế kỷ thứ 10. đã có truyền thống xức tro vào ngày thứ Tư khởi đầu 40 ngày mùa chay để diễn tả sợ ăn năn thống hối thanh luyện tâm hồn.
Thế kỷ 11. thời Đức Giáo Hoàng Urban 11. nghi thức xức tro trên trán người tín hữu ngày thứ Tư đầu mùa chay, là nghi lễ chính thức trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Từ thế kỳ 12. tro được đốt từ những cành lá ngày lễ Lá năm trước.
Khi xức tro vị chủ tế, thường là Giám Mục hay Linh mục, đọc lời: „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụi tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19).
Lời Kinh Thánh này nhắc nhớ đến thân phận đời sống con người được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, tạo thành cùng nuôi dưỡng, từ tro bụi hư vô, đời sống có giới hạn và sau cùng trở về thành tro bụi hư vô.
Tro bụi nói lên hình ảnh sự mỏng manh chóng qua, và theo Giáo hội còn nói lên sự chân nhận tội lỗi khiếm khuyết trong đời sống luân lý cùng là hình ảnh về sự ăn năn thống hối, như trong dân gian có ngạn ngữ ca ví “ đống tro tàn“. Nhưng dẫu vậy, tro bụi ngày thứ Tư lễ tro khởi đầu mùa chay cũng còn mở ra một chân trời giúp suy tư mới nữa.
Lên nhận lãnh tro bụi, chúng ta khiêm cung cúi đầu nhận hình thập gía được vẽ rắc trên trán trên đỉnh đầu. Điền này diễn tả lòng thành kính trước Thập giá Chúa Giêsu Kitô, và lòng kính trọng trước thiên nhiên. Vì tro bụi là vật chất còn lại của cây cỏ, trong thiên nhiên, sau khi chúng bị đốt cháy.
Thập gía với chút tro bụi được vẽ trên trán hay rắc trên đỉnh đầu nhắc nhở chúng ta đến sự đau khổ, sự khốn cùng khó khăn trong thế giới của đời sống nhân loại, như Chúa Giêsu Kitô ngày xưa sinh xuống làm người trên trần gia đã sống kiếp thân phận con người, và cùng liên đới thông cảm với họ.
Hình ảnh tro bụi nói với chúng ta: tro bụi không là vật thể tàn dư và vô giá trị mang vứt bỏ. Trái lại, tro bụi cũng là chất dinh dưỡng cho đất đai trở nên mầu mỡ. Sau trận hoả hoạn cháy đồng hay cháy rừng cây, tàn tích còn lại chỉ là tro bụi ngấm rơi xuống lòng đất khiến cho hạt giống cây cối sau đó phát triển mọc lên tươi tốt. Vậy khi nhận lãnh tro bụi như hình ảnh chất xúc tác dinh dưỡng là sự ăn năn thống hối bắt đầu mới lại, để cho đời sống làm người trở nên mầu mỡ tươi tốt mang niềm vui cho chính mình cùng cho người khác.
Lời kinh thánh “ „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụ tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19) nhắc nhớ đến sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Vì thế công trình sáng tạo thiên nhiên là món quà châu báu của Trời cao ban cho con người, nên phải kính trọng, gìn giữ bảo vệ.
Chút tro được vẽ rắc trên trán hay trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô không chỉ là hình ảnh dấu chỉ lòng ăn năn thống hối tội lỗi sự khiến khuyết trong đời sống, mà còn là hình ảnh diễn tả sự trao ban năng lượng sức mạnh giúp thực thi lời Chúa Giêsu trong phúc âm khuyên nhủ:
- Làm việc bác ái giúp đỡ người cùng khổ thiếu thốn,
- Ăn chay hãm mình từ bỏ những điều những sự việc theo sở thích để được thỏa mãn riêng tư,
- và sống Cầu nguyện với niềm vui cùng hy vọng trông cậy vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long