Xin Chúa sáng soi cho biết việc phải làm
(Ga 20, 19-31)
Để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh Việt Nam đã chỉ định Ngày mồng ba Tết, Ngày Cầu Mùa, để xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn được phát đạt.
Sau khi đã vui chơi ăn Tết, đến lúc phải bắt tay vào làm việc. Lời nguyện nhập lễ giao thừa chúng ta cúi xin Chúa rộng ban cho chúng ta một năm mới dồi dào phúc lộc và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Thánh.
Thánh Phaolô đã có một kinh nghiệm tuyệt vời khi chia sẻ: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm”(Rm 7,19). Điều này có nghĩa là, chúng ta không thể điều khiển được chính mình, chúng ta không đủ nghị lực để dám chắc mọi điều ta làm đều tốt. Vì thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc“Kinh Sáng Soi” để xin Chúa hướng dẫn, nhất là thánh hóa trước khi bắt đầu việc làm trong năm mới. “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen”.
Lời kinh này chất chứa niềm tin tưởng và lòng cậy trông vững vàng của những người con Chúa.
Quả thật, khi chúng ta : “Xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm” là chúng ta khơi lên niềm khát mong được nguồn ánh sáng của Chúa soi dẫn tâm trí, lời nói, việc làm… cho chính bản thân ta và đồng thời xin Chúa thánh hóa. Bởi đã có không ít lần chúng ta bắt đầu làm việc mà không biết phải làm gì hoặc phải bắt đầu từ đâu. Vì thế, khi giục lòng cậy trông xin ơn Chúa soi sáng là ta nhận biết về uy quyền của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta suốt năm tháng ngày giờ.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất" (St 1, 26). Thế là "Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên" (St 2, …). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng giòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh Chúa, cho con người được chia sẻ sự sống của Chúa, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.
Việc làm trong chương trình của Thiên Chúa
Công ăn việc làm là một phần trong chương trình của Thiên Chúa Sáng Tạo. Trong sách Sáng Thế, đề tài trái đất như là nhà - vườn được trao phó cho con người săn sóc và canh tác (x. St 2,8.15) đã đuợc diễn tả như sau : "Ngày Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai, và Người làm trào lên từ đất nước của các con kinh để tưới" (St 2,4b-6). Vẻ đẹp của trái đất và phẩm giá của công ăn việc làm được làm ra để nối kết với nhau. Cả hai song hành cùng nhau: trái đất trở nên xinh đẹp, khi nó được con người canh tác.
Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình, không phải đau khổ và không phải chết. Lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.Vì “khi chúng ta làm việc là chúng ta cộng tác với Đấng đang làm việc…bởi vì không có Chúa chúng ta không thể làm được gì” (Thánh Augustino - GL HTCG Số 2001). Ý thức được giá trị ấy, con người phải có nghĩa vụ sinh lời từ những ân phúc do Chúa tặng ban.
Làm gì với nén bạc Chúa trao
Tin Mừng ngày xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm hôm nay thuật lại câu chuyện ba người đầy tớ được ông chủ tin tưởng trao phó tài sản của mình trước khi ông bắt đầu một cuộc hành trình dài. Hai trong số họ đã làm rất tốt công việc của mình, vì họ đã làm sinh lợi gấp đôi cái nhận được. Nhưng người thứ ba thì không: “Người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình” (Mt 25,18). Anh đào lỗ chôn giấu, vì sợ ông chủ, không biết làm thế nào để sinh hoa lợi. Đây có lẽ là trung tâm của dụ ngôn.
Việc gì đến cũng sẽ đến, chủ trở về, ông gọi các đầy tớ lại để tính sổ những gì ông đã trao phó cho họ. Ông hoanh nghênh hai người đầu tiên, và tỏ sự thất vọng đối với người thứ ba. Trong thực tế, người thứ ba đã sai lầm khi chôn kín số tiền nhận được, anh hành xử như thể sẽ không có ngày anh sẽ bị hỏi về những việc anh đã làm. Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta cách sử dụng tốt những gì chúng ta đã được ban tặng.
Ý nghĩa của dụ ngôn này thật rõ ràng. Ông chủ trong dụ ngôn này là Chúa Giêsu, những đầy tớ là chúng ta và những nén bạc là tài sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Khi thông ban cho chúng ta sự sống, Thiên Chúa cũng phú ban cho chúng ta những nén bạc, có thể là khả năng nhiều hay ít. Các nén bạc tượng trưng cho những ơn ban của Chúa để phát triển cá nhân, đạo đức và tôn giáo. Các nén bạc ấy, Ngài đã ủy thác để chúng ta làm cho chúng sinh lời. Cái hố được đào dưới đất bởi người “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” (Mt 25, 26). Chúa không yêu cầu chúng ta phải bảo quản ân ban của Ngài trong két sắt! Nhưng mong muốn rằng, chúng ta sử dụng nó để sinh lợi cho tha nhân.
Những nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhiều hay ít, số lượng không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người làm việc với những nén bạc đó. Chúa chú ý tới cố gắng của mỗi người. Bởi thế, người đã lãnh năm nén và người đã lãnh hai nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ” (x.Mt 25, 21.23). Bạc Chúa trao cho chúng ta phải ra sức làm việc để sinh lời. Việc sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ, người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa sáng soi, để chúng ta biết việc phải làm. Đồng thới luôn ý thức về sứ mạng Chúa trao ban là làm chủ, để chúng ta mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta không làm việc một mình, nhưng có Chúa cùng hoạt động.
Xin Chúa chúc phúc cho công ăn việc làm của chúng con trong suốt cả năm mới này. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 20, 19-31)
Để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh Việt Nam đã chỉ định Ngày mồng ba Tết, Ngày Cầu Mùa, để xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn được phát đạt.
Sau khi đã vui chơi ăn Tết, đến lúc phải bắt tay vào làm việc. Lời nguyện nhập lễ giao thừa chúng ta cúi xin Chúa rộng ban cho chúng ta một năm mới dồi dào phúc lộc và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Thánh.
Thánh Phaolô đã có một kinh nghiệm tuyệt vời khi chia sẻ: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm”(Rm 7,19). Điều này có nghĩa là, chúng ta không thể điều khiển được chính mình, chúng ta không đủ nghị lực để dám chắc mọi điều ta làm đều tốt. Vì thế, Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc“Kinh Sáng Soi” để xin Chúa hướng dẫn, nhất là thánh hóa trước khi bắt đầu việc làm trong năm mới. “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen”.
Lời kinh này chất chứa niềm tin tưởng và lòng cậy trông vững vàng của những người con Chúa.
Quả thật, khi chúng ta : “Xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm” là chúng ta khơi lên niềm khát mong được nguồn ánh sáng của Chúa soi dẫn tâm trí, lời nói, việc làm… cho chính bản thân ta và đồng thời xin Chúa thánh hóa. Bởi đã có không ít lần chúng ta bắt đầu làm việc mà không biết phải làm gì hoặc phải bắt đầu từ đâu. Vì thế, khi giục lòng cậy trông xin ơn Chúa soi sáng là ta nhận biết về uy quyền của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta suốt năm tháng ngày giờ.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất" (St 1, 26). Thế là "Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên" (St 2, …). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng giòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh Chúa, cho con người được chia sẻ sự sống của Chúa, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho.
Việc làm trong chương trình của Thiên Chúa
Công ăn việc làm là một phần trong chương trình của Thiên Chúa Sáng Tạo. Trong sách Sáng Thế, đề tài trái đất như là nhà - vườn được trao phó cho con người săn sóc và canh tác (x. St 2,8.15) đã đuợc diễn tả như sau : "Ngày Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai, và Người làm trào lên từ đất nước của các con kinh để tưới" (St 2,4b-6). Vẻ đẹp của trái đất và phẩm giá của công ăn việc làm được làm ra để nối kết với nhau. Cả hai song hành cùng nhau: trái đất trở nên xinh đẹp, khi nó được con người canh tác.
Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình, không phải đau khổ và không phải chết. Lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa.Vì “khi chúng ta làm việc là chúng ta cộng tác với Đấng đang làm việc…bởi vì không có Chúa chúng ta không thể làm được gì” (Thánh Augustino - GL HTCG Số 2001). Ý thức được giá trị ấy, con người phải có nghĩa vụ sinh lời từ những ân phúc do Chúa tặng ban.
Làm gì với nén bạc Chúa trao
Tin Mừng ngày xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm hôm nay thuật lại câu chuyện ba người đầy tớ được ông chủ tin tưởng trao phó tài sản của mình trước khi ông bắt đầu một cuộc hành trình dài. Hai trong số họ đã làm rất tốt công việc của mình, vì họ đã làm sinh lợi gấp đôi cái nhận được. Nhưng người thứ ba thì không: “Người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình” (Mt 25,18). Anh đào lỗ chôn giấu, vì sợ ông chủ, không biết làm thế nào để sinh hoa lợi. Đây có lẽ là trung tâm của dụ ngôn.
Việc gì đến cũng sẽ đến, chủ trở về, ông gọi các đầy tớ lại để tính sổ những gì ông đã trao phó cho họ. Ông hoanh nghênh hai người đầu tiên, và tỏ sự thất vọng đối với người thứ ba. Trong thực tế, người thứ ba đã sai lầm khi chôn kín số tiền nhận được, anh hành xử như thể sẽ không có ngày anh sẽ bị hỏi về những việc anh đã làm. Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta cách sử dụng tốt những gì chúng ta đã được ban tặng.
Ý nghĩa của dụ ngôn này thật rõ ràng. Ông chủ trong dụ ngôn này là Chúa Giêsu, những đầy tớ là chúng ta và những nén bạc là tài sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Khi thông ban cho chúng ta sự sống, Thiên Chúa cũng phú ban cho chúng ta những nén bạc, có thể là khả năng nhiều hay ít. Các nén bạc tượng trưng cho những ơn ban của Chúa để phát triển cá nhân, đạo đức và tôn giáo. Các nén bạc ấy, Ngài đã ủy thác để chúng ta làm cho chúng sinh lời. Cái hố được đào dưới đất bởi người “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” (Mt 25, 26). Chúa không yêu cầu chúng ta phải bảo quản ân ban của Ngài trong két sắt! Nhưng mong muốn rằng, chúng ta sử dụng nó để sinh lợi cho tha nhân.
Những nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhiều hay ít, số lượng không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người làm việc với những nén bạc đó. Chúa chú ý tới cố gắng của mỗi người. Bởi thế, người đã lãnh năm nén và người đã lãnh hai nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ” (x.Mt 25, 21.23). Bạc Chúa trao cho chúng ta phải ra sức làm việc để sinh lời. Việc sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ, người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa sáng soi, để chúng ta biết việc phải làm. Đồng thới luôn ý thức về sứ mạng Chúa trao ban là làm chủ, để chúng ta mến yêu lao động, cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Chúng ta không làm việc một mình, nhưng có Chúa cùng hoạt động.
Xin Chúa chúc phúc cho công ăn việc làm của chúng con trong suốt cả năm mới này. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ