Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà ngoại giao tại Vatican hôm thứ Hai rằng ngài “đau đớn” khi thấy nhiều quốc gia rời bỏ “nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ sự sống con người” từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.
Diễn biến này diễn ra chỉ ba tuần sau khi ông Joe Biden ký hàng loạt các sắc lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách phò sinh của Tổng thống Trump, và cho phép dùng tiền thuế dân để trả cho các ca phá thai theo yêu cầu trong nước, cũng như tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
“Đại dịch buộc chúng ta phải đối mặt với hai chiều kích không thể tránh khỏi trong cuộc sống con người: bệnh tật và cái chết. Khi làm như vậy, nó nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống, của sinh mạng và phẩm giá mỗi cá nhân, tại mọi thời điểm của cuộc hành hương trần thế, từ khi thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc tự nhiên”. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng năm trước các nhà ngoại giao cạnh Tòa thánh vào ngày 8 tháng Hai.
“Tuy nhiên, thật đau đớn, khi lưu ý rằng với chiêu bài bảo đảm các quyền được giả định chủ quan, ngày càng có nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới của chúng ta dường như đang tách ra khỏi nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc trong các giai đoạn của nó”, Đức Thánh Cha nói.
Phát biểu từ hội trường Chúc Lành của Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói với đại diện của 183 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh rằng “quyền được sống” là một quyền cơ bản của con người.
“Mỗi con người đều là cùng đích nơi chính người ấy, chứ không bao giờ chỉ đơn giản là một phương tiện để được đánh giá qua sự hữu ích của mình. Con người được tạo ra để sống cùng nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm chào đón và trợ giúp người nghèo, người bệnh tật, những người bị loại trừ,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Nếu chúng ta tước đi quyền sống của những người yếu nhất trong chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể bảo đảm một cách hiệu quả việc tôn trọng các quyền khác của họ?”
Trong bài phát biểu gần một giờ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng thế giới đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng do đại dịch, biến đổi khí hậu, kinh tế và chính trị gây ra. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng trong suốt bài phát biểu. Đó là bài phát biểu đã bị hoãn lại so với dự kiến ban đầu do những cơn đau do chứng đau thần kinh tọa của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới làm việc để bảo đảm “khả năng tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”. Ngài cũng cho rằng các sáng kiến chia sẻ là cần thiết ở bình diện quốc tế ‘để hỗ trợ và bảo vệ các khu vực nghèo nhất’ sau khi toàn bộ thế giới phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ những tác động kinh tế của đại dịch coronavirus.
“Sự ổn định kinh tế phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, để tránh tai họa bóc lột và chống lại nạn tham ô, lạm thu gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với nhiều bất công khác xảy ra hàng ngày dưới cái nhìn mệt mỏi và mất tập trung của những người đương thời trong xã hội”.
Ngài cũng cảnh báo rằng “lượng thời gian ở nhà tăng lên cũng dẫn đến sự cô lập nhiều hơn khi mọi người trải qua nhiều giờ hơn trước máy tính và các phương tiện truyền thông khác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo và người thất nghiệp”.
“Họ trở thành con mồi dễ dàng hơn cho tội phạm trên mạng ở các khía cạnh nhân bản nhất, bao gồm lừa đảo, buôn người, bóc lột mại dâm, bao gồm mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ cho một số hiệp ước quốc tế và các cam kết đa phương, đặc biệt là nhắc đến hiệp ước vũ khí hạt nhân được gọi là “BẮT ĐẦU MỚI” giữa Hoa Kỳ và Nga.
“Thế giới chúng ta có quá nhiều vũ khí,” Đức Giáo Hoàng than thở, và nói thêm rằng giải trừ quân bị cũng nên được áp dụng cho vũ khí hóa học và các vũ khí truyền thống.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi một cam kết chính trị mới trong việc thúc đẩy sự ổn định của Li Băng, mà ngài nói “có nguy cơ đánh mất bản sắc của nó và thấy mình bị cuốn vào căng thẳng khu vực nhiều hơn” do cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của quốc gia này.
“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của nó, và không kém phần quan trọng là phải bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng hóa, trong đó cộng đoàn Kitô hữu có thể đóng góp xác đáng, và không bị giản lược đến mức chỉ còn là một thiểu số cần được bảo vệ,” ngài nói.
“Một sự suy yếu trong sự hiện diện Kitô giáo có nguy cơ phá hủy cân bằng nội bộ và thực tại của Li Băng. Hơn nữa, nếu không có một quá trình phục hồi và tái thiết kinh tế cần thiết khẩn cấp, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm đối với chủ nghĩa cực đoan”.
“Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ lợi ích cá nhân của họ và cam kết theo đuổi công lý và thực hiện những cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm về hành động của mình”.
Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm bắt đầu chiến tranh Syria và kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhằm vào Hoa Kỳ, vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nêu rõ rằng.
“Tôi ước rằng năm 2021 có thể là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc.” Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột bằng sự trung thực và can đảm”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chủ nghĩa khủng bố, mà ngài nói đã gia tăng trong hai mươi năm qua kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đặc biệt là ở Phi châu cận Sahara.
Ngài nói: “ Mục tiêu của các cuộc tấn công này thường chính là những nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung cầu nguyện. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ tự là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ của các cơ quan dân sự, bất kể xu hướng chính trị hay tôn giáo của họ”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cũng đặc biệt chú ý theo dõi sự suy đồi quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Nam Caucasus, và những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính gần đây ở Miến Điện, tình trạng mất an ninh lương thực ở Yemen và sự di dời của người dân ở khu vực Sahel của Phi châu.
“Việc đóng cửa biên giới do đại dịch, kết hợp với khủng hoảng kinh tế, cũng đã làm trầm trọng thêm một số tình trạng khẩn cấp nhân đạo, cả ở các khu vực xung đột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như trong các trại tị nạn và di cư”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Tôi đặc biệt nghĩ đến Sudan, nơi hàng nghìn người chạy khỏi vùng Tigray đã tìm nơi ẩn náu, cũng như các quốc gia khác ở Phi châu cận Sahara, hoặc ở khu vực Cabo Delgado ở Mozambique, nơi nhiều người buộc phải rời bỏ vùng đất của mình và bây giờ thấy mình trong điều kiện rất bấp bênh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng rằng Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ dẫn đến một thỏa thuận hiệu quả về giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngài nói rằng ngài không thể không đề cập đến “sự ấm lên ngày càng tăng của trái đất, đã gây ra hỏa hoạn kinh hoàng ở Úc và California” và lũ lụt ở Việt Nam và Phi Luật Tân.
“Ở Phi châu cũng vậy, biến đổi khí hậu, trầm trọng hơn do sự can thiệp thiếu thận trọng của con người - và bây giờ là do đại dịch - là một nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng mất an ninh lương thực, mà trong năm ngoái đã đặc biệt ảnh hưởng đến Burkina Faso, Mali và Niger, với hàng triệu người bị đói. Ở Nam Sudan cũng vậy, có nguy cơ xảy ra nạn đói,” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng kết thúc bài phát biểu của mình trước các nhà ngoại giao trên khắp thế giới bằng một lưu ý về tác động của đại dịch đối với tự do tôn giáo.
“Ngay cả khi chúng ta tìm mọi cách để bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của virus, chúng ta không thể xem các chiều kích tâm linh và đạo đức của con người, như ít quan trọng hơn sức khỏe thể chất”.
“Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Thực chất nó xuất phát từ quyền tự do tôn giáo, là quyền cơ bản và chủ yếu của con người. Do đó, quyền này phải được các cơ quan dân sự tôn trọng, bảo vệ và đề cao, giống như quyền được chăm sóc sức khỏe thể chất”.
“Đối với vấn đề đó, việc chăm sóc lành mạnh cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc tâm hồn”.
Source:Catholic News AgencyPope Francis tells diplomats 'right to life' is a foundational human right
Diễn biến này diễn ra chỉ ba tuần sau khi ông Joe Biden ký hàng loạt các sắc lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách phò sinh của Tổng thống Trump, và cho phép dùng tiền thuế dân để trả cho các ca phá thai theo yêu cầu trong nước, cũng như tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
“Đại dịch buộc chúng ta phải đối mặt với hai chiều kích không thể tránh khỏi trong cuộc sống con người: bệnh tật và cái chết. Khi làm như vậy, nó nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống, của sinh mạng và phẩm giá mỗi cá nhân, tại mọi thời điểm của cuộc hành hương trần thế, từ khi thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc tự nhiên”. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng năm trước các nhà ngoại giao cạnh Tòa thánh vào ngày 8 tháng Hai.
“Tuy nhiên, thật đau đớn, khi lưu ý rằng với chiêu bài bảo đảm các quyền được giả định chủ quan, ngày càng có nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới của chúng ta dường như đang tách ra khỏi nghĩa vụ bất khả nhượng của họ là bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc trong các giai đoạn của nó”, Đức Thánh Cha nói.
Phát biểu từ hội trường Chúc Lành của Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói với đại diện của 183 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh rằng “quyền được sống” là một quyền cơ bản của con người.
“Mỗi con người đều là cùng đích nơi chính người ấy, chứ không bao giờ chỉ đơn giản là một phương tiện để được đánh giá qua sự hữu ích của mình. Con người được tạo ra để sống cùng nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm chào đón và trợ giúp người nghèo, người bệnh tật, những người bị loại trừ,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Nếu chúng ta tước đi quyền sống của những người yếu nhất trong chúng ta, thì làm sao chúng ta có thể bảo đảm một cách hiệu quả việc tôn trọng các quyền khác của họ?”
Trong bài phát biểu gần một giờ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng thế giới đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng do đại dịch, biến đổi khí hậu, kinh tế và chính trị gây ra. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng trong suốt bài phát biểu. Đó là bài phát biểu đã bị hoãn lại so với dự kiến ban đầu do những cơn đau do chứng đau thần kinh tọa của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới làm việc để bảo đảm “khả năng tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”. Ngài cũng cho rằng các sáng kiến chia sẻ là cần thiết ở bình diện quốc tế ‘để hỗ trợ và bảo vệ các khu vực nghèo nhất’ sau khi toàn bộ thế giới phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng từ những tác động kinh tế của đại dịch coronavirus.
“Sự ổn định kinh tế phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, để tránh tai họa bóc lột và chống lại nạn tham ô, lạm thu gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với nhiều bất công khác xảy ra hàng ngày dưới cái nhìn mệt mỏi và mất tập trung của những người đương thời trong xã hội”.
Ngài cũng cảnh báo rằng “lượng thời gian ở nhà tăng lên cũng dẫn đến sự cô lập nhiều hơn khi mọi người trải qua nhiều giờ hơn trước máy tính và các phương tiện truyền thông khác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo và người thất nghiệp”.
“Họ trở thành con mồi dễ dàng hơn cho tội phạm trên mạng ở các khía cạnh nhân bản nhất, bao gồm lừa đảo, buôn người, bóc lột mại dâm, bao gồm mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ cho một số hiệp ước quốc tế và các cam kết đa phương, đặc biệt là nhắc đến hiệp ước vũ khí hạt nhân được gọi là “BẮT ĐẦU MỚI” giữa Hoa Kỳ và Nga.
“Thế giới chúng ta có quá nhiều vũ khí,” Đức Giáo Hoàng than thở, và nói thêm rằng giải trừ quân bị cũng nên được áp dụng cho vũ khí hóa học và các vũ khí truyền thống.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi một cam kết chính trị mới trong việc thúc đẩy sự ổn định của Li Băng, mà ngài nói “có nguy cơ đánh mất bản sắc của nó và thấy mình bị cuốn vào căng thẳng khu vực nhiều hơn” do cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của quốc gia này.
“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của nó, và không kém phần quan trọng là phải bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng hóa, trong đó cộng đoàn Kitô hữu có thể đóng góp xác đáng, và không bị giản lược đến mức chỉ còn là một thiểu số cần được bảo vệ,” ngài nói.
“Một sự suy yếu trong sự hiện diện Kitô giáo có nguy cơ phá hủy cân bằng nội bộ và thực tại của Li Băng. Hơn nữa, nếu không có một quá trình phục hồi và tái thiết kinh tế cần thiết khẩn cấp, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm đối với chủ nghĩa cực đoan”.
“Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ lợi ích cá nhân của họ và cam kết theo đuổi công lý và thực hiện những cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm về hành động của mình”.
Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 10 năm bắt đầu chiến tranh Syria và kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 nhằm vào Hoa Kỳ, vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nêu rõ rằng.
“Tôi ước rằng năm 2021 có thể là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc.” Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột bằng sự trung thực và can đảm”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án chủ nghĩa khủng bố, mà ngài nói đã gia tăng trong hai mươi năm qua kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đặc biệt là ở Phi châu cận Sahara.
Ngài nói: “ Mục tiêu của các cuộc tấn công này thường chính là những nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung cầu nguyện. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ tự là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ của các cơ quan dân sự, bất kể xu hướng chính trị hay tôn giáo của họ”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cũng đặc biệt chú ý theo dõi sự suy đồi quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Nam Caucasus, và những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính gần đây ở Miến Điện, tình trạng mất an ninh lương thực ở Yemen và sự di dời của người dân ở khu vực Sahel của Phi châu.
“Việc đóng cửa biên giới do đại dịch, kết hợp với khủng hoảng kinh tế, cũng đã làm trầm trọng thêm một số tình trạng khẩn cấp nhân đạo, cả ở các khu vực xung đột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và hạn hán, cũng như trong các trại tị nạn và di cư”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Tôi đặc biệt nghĩ đến Sudan, nơi hàng nghìn người chạy khỏi vùng Tigray đã tìm nơi ẩn náu, cũng như các quốc gia khác ở Phi châu cận Sahara, hoặc ở khu vực Cabo Delgado ở Mozambique, nơi nhiều người buộc phải rời bỏ vùng đất của mình và bây giờ thấy mình trong điều kiện rất bấp bênh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng rằng Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ dẫn đến một thỏa thuận hiệu quả về giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngài nói rằng ngài không thể không đề cập đến “sự ấm lên ngày càng tăng của trái đất, đã gây ra hỏa hoạn kinh hoàng ở Úc và California” và lũ lụt ở Việt Nam và Phi Luật Tân.
“Ở Phi châu cũng vậy, biến đổi khí hậu, trầm trọng hơn do sự can thiệp thiếu thận trọng của con người - và bây giờ là do đại dịch - là một nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến tình trạng mất an ninh lương thực, mà trong năm ngoái đã đặc biệt ảnh hưởng đến Burkina Faso, Mali và Niger, với hàng triệu người bị đói. Ở Nam Sudan cũng vậy, có nguy cơ xảy ra nạn đói,” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng kết thúc bài phát biểu của mình trước các nhà ngoại giao trên khắp thế giới bằng một lưu ý về tác động của đại dịch đối với tự do tôn giáo.
“Ngay cả khi chúng ta tìm mọi cách để bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của virus, chúng ta không thể xem các chiều kích tâm linh và đạo đức của con người, như ít quan trọng hơn sức khỏe thể chất”.
“Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Thực chất nó xuất phát từ quyền tự do tôn giáo, là quyền cơ bản và chủ yếu của con người. Do đó, quyền này phải được các cơ quan dân sự tôn trọng, bảo vệ và đề cao, giống như quyền được chăm sóc sức khỏe thể chất”.
“Đối với vấn đề đó, việc chăm sóc lành mạnh cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc tâm hồn”.
Source:Catholic News Agency