Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Myanmar hãy phục vụ cho công ích
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ quan ngại về những diễn biến chính trị gần đây ở Myanmar, nơi hàng chục ngàn người đang biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự vào hôm thứ Hai 1/2/2021.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trưa Chủ nhật 7/2/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình đoàn kết với người dân Myanmar và kêu gọi các nhà lãnh đạo của đất nước này hãy thể hiện sự sẵn sàng phục vụ cho công ích.
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cho biết ngài đang theo dõi với rất nhiều lo ngại trước những diễn biến đang xả ra tại Myanmar, “một quốc gia mà ngài có trong tim rất nhiều tình cảm, kể từ chuyến tông du vào năm 2017”.
“Trong khoảnh khắc tế nhị này”, ĐTC nói, “Tôi muốn đảm bảo sự gần gũi, cầu nguyện và hiệp thông thiêng liêng của tôi với người dân Myanmar.”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Tôi cầu nguyện cho những người có trách nhiệm chính trị hãy thể hiện sự sẵn sàng chân thành phục vụ vì lợi ích chung, thúc đẩy công bằng xã hội và ổn định quốc gia” theo quan điểm của một cuộc sống chung hòa hợp và dân chủ, và ngài yêu cầu các tín hữu hãy cùng tham gia cầu nguyện với ngài cho quốc gia này.
Cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua, trong khi đó, hàng chục nghìn người đã qui tụ lại trên khắp đất nước Myanmar vào Chủ nhật hôm nay (7/2/2021) để lên án cuộc đảo chính tuần trước và yêu cầu hãy trả tự do tức khắc cho các nhà lãnh đạo dân sự của chính phủ của bà Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ Cách mạng năm 2007, một cuộc cách mạng đã đưa đến một sự cải cách dân chủ.
Vào buổi chiều ngày biểu tình lớn lao này, chính quyền quân sự đã rỡ bỏ lệnh phong tỏa internet kéo dài máy ngày qua, đã làm bùng lên sự tức giận kể từ cuộc đảo chính vào thứ Hai tuần trước.
Một hàng ngũ cảnh sát vũ trang với lá chắn chống biển người đã được dựng lên làm rào cản nhưng đã không ngăn chặn được cuộc biểu tình. Một số người tuần hành cho biết đã tặng hoa cho cảnh sát như một dấu hiệu của hòa bình.
Cuộc đảo chính được thực hiện bởi tướng Min Aung Hlaing, người đã tuyên bố có sự gian lận trong cuộc bầu phiếu vào tháng 11, trong đó, bà Suu Kyi, nhà lãnh đạo và biểu tượng của nền dân chủ, đảng của bà đã giành được đa số phiếu. Ủy ban bầu cử đã bác bỏ các cáo buộc về bất cứ một sự gian lận nào!...
Hơn 160 người đã bị bắt kể từ khi quân đội đảo chính và nắm chính quyền.
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ quan ngại về những diễn biến chính trị gần đây ở Myanmar, nơi hàng chục ngàn người đang biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự vào hôm thứ Hai 1/2/2021.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Trưa Chủ nhật 7/2/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình đoàn kết với người dân Myanmar và kêu gọi các nhà lãnh đạo của đất nước này hãy thể hiện sự sẵn sàng phục vụ cho công ích.
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cho biết ngài đang theo dõi với rất nhiều lo ngại trước những diễn biến đang xả ra tại Myanmar, “một quốc gia mà ngài có trong tim rất nhiều tình cảm, kể từ chuyến tông du vào năm 2017”.
“Trong khoảnh khắc tế nhị này”, ĐTC nói, “Tôi muốn đảm bảo sự gần gũi, cầu nguyện và hiệp thông thiêng liêng của tôi với người dân Myanmar.”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Tôi cầu nguyện cho những người có trách nhiệm chính trị hãy thể hiện sự sẵn sàng chân thành phục vụ vì lợi ích chung, thúc đẩy công bằng xã hội và ổn định quốc gia” theo quan điểm của một cuộc sống chung hòa hợp và dân chủ, và ngài yêu cầu các tín hữu hãy cùng tham gia cầu nguyện với ngài cho quốc gia này.
Cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm qua, trong khi đó, hàng chục nghìn người đã qui tụ lại trên khắp đất nước Myanmar vào Chủ nhật hôm nay (7/2/2021) để lên án cuộc đảo chính tuần trước và yêu cầu hãy trả tự do tức khắc cho các nhà lãnh đạo dân sự của chính phủ của bà Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ Cách mạng năm 2007, một cuộc cách mạng đã đưa đến một sự cải cách dân chủ.
Vào buổi chiều ngày biểu tình lớn lao này, chính quyền quân sự đã rỡ bỏ lệnh phong tỏa internet kéo dài máy ngày qua, đã làm bùng lên sự tức giận kể từ cuộc đảo chính vào thứ Hai tuần trước.
Một hàng ngũ cảnh sát vũ trang với lá chắn chống biển người đã được dựng lên làm rào cản nhưng đã không ngăn chặn được cuộc biểu tình. Một số người tuần hành cho biết đã tặng hoa cho cảnh sát như một dấu hiệu của hòa bình.
Cuộc đảo chính được thực hiện bởi tướng Min Aung Hlaing, người đã tuyên bố có sự gian lận trong cuộc bầu phiếu vào tháng 11, trong đó, bà Suu Kyi, nhà lãnh đạo và biểu tượng của nền dân chủ, đảng của bà đã giành được đa số phiếu. Ủy ban bầu cử đã bác bỏ các cáo buộc về bất cứ một sự gian lận nào!...
Hơn 160 người đã bị bắt kể từ khi quân đội đảo chính và nắm chính quyền.