Video bắt đầu lúc 7g chiều 31/1 theo giờ VN

Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin viếng thăm Cameroon như một dấu chỉ quan tâm của Đức Thánh Cha đối với châu Phi

Quốc vụ khanh Vatican sẽ viếng thăm nước Cameroon từ 28/2 cho đến ngày 3 tháng 2, trong chuyến viếng thăm, ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính phủ, cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Bamenda để trao giây pallium cho Đức Tổng Giám Mục Fuanya, và thăm Trung tâm gia đình Hy vọng ở Yaoundé.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin sẽ đến Cameroon vào thứ Năm, 28 tháng Giêng, và chuyến thăm của ngài kéo dài đến ngày 3 tháng Hai.

ĐHY được tháp tùng bởi Đức Giám Mục Ivan Santus, một viên chức của Thánh Bộ Quan hệ với các Quốc gia của Quốc Vụ Khanh.

Chuyến thăm viếng nói lên dấu hiệu cho thấy sự quan tâm và chăm sóc của Đức Thánh Cha dành cho đất nước Cameroon và vùng Phi châu rộng lớn.

Chuyến viếng thăm nhằm thể hiện — một lần nữa và trong bối cảnh tình trạng nhân đạo khẩn cấp hiện nay do đại dịch — sự quan tâm của Giáo hội và của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với lục địa Châu Phi, một vùng đất giàu tính nhân văn nhưng ắp đầy những đau khổ to lớn.

Nó cũng được coi là một dấu hiệu cụ thể của “sự cam kết chung, hỗ trợ và đảm bảo cùng làm thăng tiến phẩm giá và điều thiện hảo cho tất cả mọi người, với lòng quan tâm và trắc ẩn, làm việc để hòa giải và hàn gắn, cũng như thúc đẩy sự tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau. ”

Đức Thánh Cha kêu gọi những mối quan tâm này trong thông điệp của ngài trong Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 54, được cử hành ngày 1 tháng 1 năm 2021, với tựa đề: “Văn hóa mở ra một con đường dẫn đến hòa bình”.

Gặp gỡ Dân sự và Giáo hội

Các cuộc gặp gỡ với chính quyền đã được lên kế hoạch, kèm theo các cuộc hội tụ tôn giáo khác nhau.

Đức Hồng Y Parolin sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể tại Nhà thờ Bamenda, trong đó Ngài sẽ trao giây pallium cho Đức Tổng Giám Mục Andrew Nkea Fuanya.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng đến thăm "Trung tâm gia đình Hy vọng" ở Yaoundé.

Trung tâm này được thành lập cách đây 40 năm bởi Linh mục Dòng Tên Yves Lescanne để đón nhận các trẻ em đường phố và các tù nhân vị thành niên.

ĐTC Phanxicô nói: Chúng ta chỉ có thể sinh hoa kết trái, nếu chúng ta hiệp nhất trong Chúa Giêsu.

Kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ “sự hiệp nhất không thể thiếu” như trong bài giảng của Đức Hồng Y Kurt Koch đã nói: ‘sự hiệp nhất’ phát suốt từ Chúa Giêsu.

Vào ngày thứ Hai (25/1), lễ kính Thánh Phaolô trở lại, giờ Kinh chiều đại kết cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu đã được đánh dấu để kết thúc Tuần lễ cầu nguyện này.

Sự kiện này đã diễn ra hàng năm tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành, nơi huyệt mộ của vị Tông đồ vĩ đại. Tuy nhiên, năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô, người thường chủ tọa nghi lễ này đã không thể tham dự được, vì cơn đau thần kinh tọa hoàng hành! Nên Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Đức Thánh Cha về sự cổ súy Hiệp nhất Kitô giáo, đã chủ sự buổi cầu nguyện này, cùng với các nhà lãnh đạo của các Giáo hội và cộng đồng các tôn giáo bạn.

Mặc dù vắng mặt về mặt thể lý, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiện diện trong tinh thần và qua bài giảng của Đức Hồng Y Koch. Trong phần phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những lời Chúa Giêsu cầu nguyện được Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Hãy ở lại trong Thầy”, đây là chủ đề của Tuần cầu nguyện năm nay. Bắt đầu bằng hình ảnh cây nho và cành nho, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta chỉ có thể phát triển và sinh hoa kết trái nếu chúng ta hiệp nhất với Chúa Giêsu.”

- Ba cấp độ của sự hiệp nhất

Đức Thánh Cha nhấn mạnh “sự hiệp nhất không thể thiếu này” bao gồm ba vòng đồng tâm “giống như những vòng tròn của một thân cây”.

Mức độ hiệp nhất đầu tiên là chúng ta ở trong Chúa Giêsu, “đây là điểm khởi đầu của cuộc hành trình mà mỗi người chúng ta phải hướng tới.” Việc tuân giữ lời Chúa Giêsu bắt đầu từ lời cầu nguyện, điều này cho phép chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Ngài. “Đây là sự hợp nhất đầu tiên,” Đức Thánh Cha nói, “đây là sự công chính của cá nhân chúng ta, hành động của ân sủng mà chúng ta nhận được khi chúng ta liên kết với Chúa Giêsu.”

Sự hiệp nhất giữa các Kitô giáo là chiếc vòng thứ hai. “Tất cả chúng ta đều là những cành nhánh của cùng một cây nho,” Đức Thánh Cha nói, những gì mỗi cành làm đều ảnh hưởng đến toàn bộ cây... Ở đây một lần nữa, lời cầu nguyện là điều cần thiết, dẫn chúng ta đến tình yêu thương lẫn nhau. Điều này không dễ dàng, Đức Thánh Cha thừa nhận, đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa “loại bỏ những thành kiến của chúng ta về người khác và ràng buộc chúng ta lại trong sự hiệp nhất trọn vẹn với tất cả anh chị em của Ngài”.

Vòng tròn lớn nhất mở rộng ra cho toàn thể nhân loại; và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “chúng ta có thể suy ngẫm về hoạt động của Chúa Thánh Thần.” Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta không chỉ yêu những người yêu thương chúng ta, "nhưng yêu tất cả mọi người, ngay cả như Chúa Giêsu đã dạy "Giống như Người Samaritanô nhân hậu, chúng ta được mời gọi trở thành người cận nhân của tất cả mọi người, yêu thương ngay những người thù ghét chúng ta.

- Tính cụ thể của tình yêu

Cùng nhau phục vụ tha nhân có thể giúp chúng ta “nhận chân ra một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau” và dẫn chúng ta “phát triển trong sự hiệp nhất”. Tương tự như vậy, Chúa Thánh Thần có thể truyền cảm hứng cho chúng ta “quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta, qua những lựa chọn táo bạo” về cách chúng ta sống cuộc sống của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng nhấn mạnh rằng chính Chúa Thánh Thần, “là kiến trúc sư của cuộc hành trình đại kết,” chính Ngài đã truyền cảm hứng cho buổi cầu nguyện chung tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành này. ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả những ai đã qui tụ lại trong Tuần này, để cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo,” và ĐTC chào mừng các đại diện của các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội đã tham gia buổi lễ, dù trực tiếp hay gián tiếp vì cơn đại dịch.

“Anh chị em thân mến, xin cho chúng ta luôn biết hiệp nhất trong Chúa Kitô,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời cầu nguyện kết thúc, “Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy vào tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta cảm nghiệm được rằng chúng ta là con cái của một Cha, là anh chị em với nhau trong một gia đình nhân loại…

“Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, mối giây hiệp nhất của tình yêu, làm cho chúng ta biết gắn bó với nhau trong sự hiệp nhất.”

Turkey – Một nhà thờ cổ của người Armenia ở Kütahya bị san bằng.

Kütahya - Theo Thông tấn xã Fides ngày 27-1-2021 cho hay thì ngôi nhà thờ kính thánh Torus ở Kütahya rất lâu đời của người Armenia, có từ trước thế kỷ XVII, đã bị hư hại vì chiến tranh, đã bị san bằng sau khi một tư nhân mua lại.

Theo tờ Agos, một tờ báo song ngữ Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ, có trụ sở tại Istanbul, trích dẫn các nguồn địa phương cho hay người Armenia Arshag Alboyaciyan, đã xây dựng ngôi nhà thờ này vào đầu thế kỷ 17, sau khi ngôi nhà thờ nguyên thủy bị hỏa hoạn thiêu rụi. Nhà thờ được xây dựng trên một tảng đá, mà theo truyền thuyết địa phương, phiến đá đó có dấu chân con ngựa của thánh Torus. Theo nghiên cứu về phong tục tập quán địa phương, thì các phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian dịch bệnh, họ từng đến ngồi trên tảng đá đó và cầu xin cho được chữa lành bệnh tật! Họ xin các linh mục Armenia đọc Kinh thánh cho họ nghe và cầu xin Chúa chữa lành bệnh tật cho họ...

Trước năm 1915, có khoảng 4.000 người Armenia cư trú tại thành phố Kütahya - Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố Kütahya có tới ba nhà thờ Armenia, nhưng sau thảm kịch diệt chủng người Armenia, và theo đăng ký kiểm tra dân số vào năm 1931 họ chỉ còn vỏn vẹn 65 người. Trong những thập kỷ qua, một số người Armenia ở Kütahya đã rời về thủ đô Istanbul hoặc di cư ra nước ngoài sinh sống. Nhà thờ thánh Torus, trước khi bị phá bình địa, đã được sử dụng trong một thời gian dài để làm rạp chiếu phim hoặc làm hội trường tổ chức tiệc cưới, nhưng luôn được bảo quản như một di sản văn hóa của vùng Kütahya. (GV) (Agenzia Fides, 27/1/2021)

Nguồn: http://www.fides.org/en/news/69484-ASIA_TURKEY_Ancient_Armenian_church_of_Kuetahya_razed_to_the_ground