Lễ Thánh Phaolô Trở Lại – 25.01.2021 – Kết thúc Tuần Lễ Cầu nguyện cho Hiệp Nhất các Kitô hữu
Nghĩ cũng lạ ! Người đời thì thường chọn những sự kiện vinh quang, những thành công xuất chúng, những biến cố vĩ đại… để “lưu danh thiên cổ”, để người ta nhớ đến mình; chứ ít có ai chọn cái dở dang, thua cuộc, thất bại… để bị xem thường kết án. (Trước khi mãn nhiệm, Toà Bạch Ốc đã cho công bố một loạt những thành tựu to lớn của Tổng Thống Donald Trump…).
Chỉ có Giáo Hội là làm “chuyện cắc cớ” ! Cuộc đời Thánh Phaolô Tông Đồ có bao nhiêu sự kiện vinh quang đáng nhớ: Ngài đã từng được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba; Ngài đã từng diễn thuyết trước Nghị viện Hy Lạp; đối diện với Tổng trấn Rôma; đã từng “hải hành” vạn dặm loan báo Tin Mừng; thiết lập các giáo đoàn…; thế nhưng, Giáo Hội lại chỉ chọn sự kiện “bị đánh ngã và làm cho mù trên đường Đamát” để ghi niệm một cách đặc biệt về cuộc đời và sứ vụ của Ngài !
Vâng, ngày lễ hôm nay, 25.01, ngày kết thúc “Tuần Lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu”, Phụng Vụ Giáo Hội cử hành cái tước hiệu và cũng là một “biến cố đặc biệt” mang tầm mức “bước ngoặc quan trọng” nầy: THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.
Trước hết, sự “Trở lại” mà Phụng Vụ gắn cho Thánh Phaolô trong ngày lễ hôm nay, hoàn toàn không phải là một cố gắng cá nhân, một “tiến trình hoán cải nội tâm” của riêng ngài; mà nhất thiết, đó chính là một “sự can thiệp đặc biệt”, một “tiếng sét ái tình” đến từ Thiên Chúa, được sách Tông Đồ công vụ tượng thuật rõ trong Bài đọc 1 hôm nay: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: “Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: “Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát…” (Cv 22,1-21).
Sở dĩ nhấn mạnh yếu tố “sự can thiệp đặc biệt”, hay “tiếng sét ái tình” nơi cuộc “trở lại” của Phaolô, vì quả thật, trước biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát, Phao Lô hoàn toàn không phải là một “chàng thanh niên hoang đàng, bỏ nhà cha để đi hoang, ăn chơi trác táng…; sau đó hồi tâm đứng dậy “trở về”; cũng không phải một cô “Maria Mađalêna vùi thân trong cuộc sống xác thịt, dục vọng, nghe lời dạy của Thầy Giêsu, đã bị cắn rứt lương tâm, lần mò tự mình đến phủ phục khóc lóc dưới chân Thầy” !
Không, Phaolô là một thanh niên chuẩn mực, đạo đức, nghiêm túc với lề luật cha ông; nói chung một mẫu người công chính, thánh thiện của Do Thái giáo, như ngài làm chứng qua trích đoạn thư gởi giáo đoàn Philip: “tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).
Nói cách khác, yếu tố trọng tâm làm nên cuộc “trở lại” đầy “kịch tính” của thánh Phaolô chính là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ…”, một cuộc gặp gỡ quyết định, xoay chuyển 180 độ con người và cuộc đời, xác tín và hành động: “Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người…” (Pl 3,7-12).
Và Phaolô đã “giơ tay đầu hàng”, đã hoàn toàn bị chinh phục trước tiếng gọi huyền diệu, trước ý định cao siêu, trước “Con Người vĩ đại” mà bấy lâu nay Phaolô cương quyết loại trừ, đạp đổ, phủ nhận: “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Quả thật từ cuộc “trở lại” hi hữu nầy, Phaolô đã bắt đầu một con đường mới tinh, một hướng tương lai nhằm thẳng phía trước: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3,13), phía của công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu, phía của một tông đồ mang Tin Mừng cho muôn dân, phía của một nhà truyền giáo vĩ đại, một kiến trúc sư của Kitô giáo ngay từ thuở ban đầu: “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi….” (Ep 3,7-10).
Nói cách khác, tiếng sét ái tình trên đường Đamát đã khiến “trái tim của Phaolô mở ra cho một tình yêu mới, trọn vẹn, sâu sắc, thuỷ chung: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Và chúng ta có thể mượn đoạn cuối của bài thơ “Ngã ngựa giữa dòng” để tóm kết ý nghĩa của sứ điệp và cũng là một nhiệm mầu: PHAOLÔ TRỞ LẠI:
Đúng !
Ngươi phải ngã đau để không còn háo thắng,
Ngươi phải mù loà
để hiểu chân lý ngươi không còn sở hữu độc quyền.
Ngươi phải được dắt đi,
Để thấy mình cũng dại khờ, lầm lạc, khùng điên…!
Và để ngươi,
“Trở lại” gặp gỡ một Con Người,
Mà đã từ lâu ngươi hận thù, bắt bớ !
Và trang sử mới đã bắt đầu từ đó,
“Đầu hàng Đa-mát” hay “cuộc ngã ngựa giữa dòng”,
Cuộc gặp gỡ nào đã trở thành một dấu ấn vô song,
Chiến sĩ lừng danh, Phaolô, Vị “Tông Đồ Dân Ngoại” !
Và phải chăng, cuộc “đầu hàng trên đường Đamát đó vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay !
– Bởi chưng trong chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô”” mù quáng, kiêu căng, tự hào về một quá khứ đạo đức, chỉn chu lề luật. Chúng ta cần gặp Đức Kitô để “trở lại thường xuyên với Ngài”.
– Bởi chưng, trong chúng ta vẫn còn đầy những Saolô, nhiệt thành quá mức, hăng hái quá độ theo cái tôi của mình để thường xuyên “bách hại”, kết án, làm khổ anh chị em. Chúng ta cần gặp gỡ Đức Kitô để trở nên khiêm nhường, hiền hậu và luôn khoan dung, tha thứ, đón nhận anh chị em mình.
– Bởi chưng cộng đoàn chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô” nhân danh ý kiến cá nhân, não trạng đạo đức Pharisiêu, nhân danh kiến thức giáo lý uyên bác, đúng đắn… để lên án anh chị em, để phá đổ tình hiệp nhất trong Giáo Hội, để làm theo ý riêng hơn là tuân phục ý Chúa…
Trong lịch sử của Hội Thánh đã có bao nhiêu “Saolô” như thế, nên đã xảy ra bao cuộc phân ly đau đớn, mà suốt tuần lễ vừa qua cả Giáo Hội nỗ lực nguyện cầu cho công cuộc hiệp nhất Kitô hữu.
Chúng ta đừng quên, Giáo Hội chọn chính ngày hôm nay, 25/01, lễ Thánh Phaolô trở lại, để kết thúc Tuần Cầu nguyện hiệp nhất. Chắc chắn Hội Thánh, nơi “cuộc đầu hàng của Saolô trên đường Đamát”, đã mang theo một “hệ luỵ hiệp nhất” tối ưu: “Từ đây, sẽ không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, dân ngoại hay dân có đạo…mà tất cả đều “nên một trong Đức Kitô”. Quả thật, cuộc trở lại của Phaolô đã biến Kitô giáo trở thành “ngôi nhà chung của thế giới”, biến Tin Mừng vượt qua mọi biên giới quốc gia, dân tộc, nền văn hoá…để trở thành ngôn ngữ chung của tình yêu và chân lý. Đẹp làm sao “cuộc ngã ngựa giữa dòng” !
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau và cho cả Giáo Hội sống đậm đà mầu nhiệm “Trở lại” của Thánh Phaolô, sẵn sàng “đầu hàng trước ý định và tiếng gọi nhiệm mầu của Thiên Chúa” để đem về chiến thắng cho Đức Kitô và Vương quốc của Ngài.
Đặc biệt, chúng cầu nguyện cho những người chọn Thánh Phaolô trở lại làm Bổn mạng (trong số đó có …………………………) luôn biết quy hướng cuộc sống mình theo con đường hoán cải và Tông đồ của Thánh Phaolô, để trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng, thực thi sứ mệnh mà chính Chúa Giêsu đã trao phó từ 2000 năm trước: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật…”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Nghĩ cũng lạ ! Người đời thì thường chọn những sự kiện vinh quang, những thành công xuất chúng, những biến cố vĩ đại… để “lưu danh thiên cổ”, để người ta nhớ đến mình; chứ ít có ai chọn cái dở dang, thua cuộc, thất bại… để bị xem thường kết án. (Trước khi mãn nhiệm, Toà Bạch Ốc đã cho công bố một loạt những thành tựu to lớn của Tổng Thống Donald Trump…).
Chỉ có Giáo Hội là làm “chuyện cắc cớ” ! Cuộc đời Thánh Phaolô Tông Đồ có bao nhiêu sự kiện vinh quang đáng nhớ: Ngài đã từng được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba; Ngài đã từng diễn thuyết trước Nghị viện Hy Lạp; đối diện với Tổng trấn Rôma; đã từng “hải hành” vạn dặm loan báo Tin Mừng; thiết lập các giáo đoàn…; thế nhưng, Giáo Hội lại chỉ chọn sự kiện “bị đánh ngã và làm cho mù trên đường Đamát” để ghi niệm một cách đặc biệt về cuộc đời và sứ vụ của Ngài !
Vâng, ngày lễ hôm nay, 25.01, ngày kết thúc “Tuần Lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu”, Phụng Vụ Giáo Hội cử hành cái tước hiệu và cũng là một “biến cố đặc biệt” mang tầm mức “bước ngoặc quan trọng” nầy: THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.
Trước hết, sự “Trở lại” mà Phụng Vụ gắn cho Thánh Phaolô trong ngày lễ hôm nay, hoàn toàn không phải là một cố gắng cá nhân, một “tiến trình hoán cải nội tâm” của riêng ngài; mà nhất thiết, đó chính là một “sự can thiệp đặc biệt”, một “tiếng sét ái tình” đến từ Thiên Chúa, được sách Tông Đồ công vụ tượng thuật rõ trong Bài đọc 1 hôm nay: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: “Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: “Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát…” (Cv 22,1-21).
Sở dĩ nhấn mạnh yếu tố “sự can thiệp đặc biệt”, hay “tiếng sét ái tình” nơi cuộc “trở lại” của Phaolô, vì quả thật, trước biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát, Phao Lô hoàn toàn không phải là một “chàng thanh niên hoang đàng, bỏ nhà cha để đi hoang, ăn chơi trác táng…; sau đó hồi tâm đứng dậy “trở về”; cũng không phải một cô “Maria Mađalêna vùi thân trong cuộc sống xác thịt, dục vọng, nghe lời dạy của Thầy Giêsu, đã bị cắn rứt lương tâm, lần mò tự mình đến phủ phục khóc lóc dưới chân Thầy” !
Không, Phaolô là một thanh niên chuẩn mực, đạo đức, nghiêm túc với lề luật cha ông; nói chung một mẫu người công chính, thánh thiện của Do Thái giáo, như ngài làm chứng qua trích đoạn thư gởi giáo đoàn Philip: “tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).
Nói cách khác, yếu tố trọng tâm làm nên cuộc “trở lại” đầy “kịch tính” của thánh Phaolô chính là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ…”, một cuộc gặp gỡ quyết định, xoay chuyển 180 độ con người và cuộc đời, xác tín và hành động: “Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người…” (Pl 3,7-12).
Và Phaolô đã “giơ tay đầu hàng”, đã hoàn toàn bị chinh phục trước tiếng gọi huyền diệu, trước ý định cao siêu, trước “Con Người vĩ đại” mà bấy lâu nay Phaolô cương quyết loại trừ, đạp đổ, phủ nhận: “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Quả thật từ cuộc “trở lại” hi hữu nầy, Phaolô đã bắt đầu một con đường mới tinh, một hướng tương lai nhằm thẳng phía trước: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3,13), phía của công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu, phía của một tông đồ mang Tin Mừng cho muôn dân, phía của một nhà truyền giáo vĩ đại, một kiến trúc sư của Kitô giáo ngay từ thuở ban đầu: “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi….” (Ep 3,7-10).
Nói cách khác, tiếng sét ái tình trên đường Đamát đã khiến “trái tim của Phaolô mở ra cho một tình yêu mới, trọn vẹn, sâu sắc, thuỷ chung: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Và chúng ta có thể mượn đoạn cuối của bài thơ “Ngã ngựa giữa dòng” để tóm kết ý nghĩa của sứ điệp và cũng là một nhiệm mầu: PHAOLÔ TRỞ LẠI:
Đúng !
Ngươi phải ngã đau để không còn háo thắng,
Ngươi phải mù loà
để hiểu chân lý ngươi không còn sở hữu độc quyền.
Ngươi phải được dắt đi,
Để thấy mình cũng dại khờ, lầm lạc, khùng điên…!
Và để ngươi,
“Trở lại” gặp gỡ một Con Người,
Mà đã từ lâu ngươi hận thù, bắt bớ !
Và trang sử mới đã bắt đầu từ đó,
“Đầu hàng Đa-mát” hay “cuộc ngã ngựa giữa dòng”,
Cuộc gặp gỡ nào đã trở thành một dấu ấn vô song,
Chiến sĩ lừng danh, Phaolô, Vị “Tông Đồ Dân Ngoại” !
Và phải chăng, cuộc “đầu hàng trên đường Đamát đó vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay !
– Bởi chưng trong chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô”” mù quáng, kiêu căng, tự hào về một quá khứ đạo đức, chỉn chu lề luật. Chúng ta cần gặp Đức Kitô để “trở lại thường xuyên với Ngài”.
– Bởi chưng, trong chúng ta vẫn còn đầy những Saolô, nhiệt thành quá mức, hăng hái quá độ theo cái tôi của mình để thường xuyên “bách hại”, kết án, làm khổ anh chị em. Chúng ta cần gặp gỡ Đức Kitô để trở nên khiêm nhường, hiền hậu và luôn khoan dung, tha thứ, đón nhận anh chị em mình.
– Bởi chưng cộng đoàn chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô” nhân danh ý kiến cá nhân, não trạng đạo đức Pharisiêu, nhân danh kiến thức giáo lý uyên bác, đúng đắn… để lên án anh chị em, để phá đổ tình hiệp nhất trong Giáo Hội, để làm theo ý riêng hơn là tuân phục ý Chúa…
Trong lịch sử của Hội Thánh đã có bao nhiêu “Saolô” như thế, nên đã xảy ra bao cuộc phân ly đau đớn, mà suốt tuần lễ vừa qua cả Giáo Hội nỗ lực nguyện cầu cho công cuộc hiệp nhất Kitô hữu.
Chúng ta đừng quên, Giáo Hội chọn chính ngày hôm nay, 25/01, lễ Thánh Phaolô trở lại, để kết thúc Tuần Cầu nguyện hiệp nhất. Chắc chắn Hội Thánh, nơi “cuộc đầu hàng của Saolô trên đường Đamát”, đã mang theo một “hệ luỵ hiệp nhất” tối ưu: “Từ đây, sẽ không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, dân ngoại hay dân có đạo…mà tất cả đều “nên một trong Đức Kitô”. Quả thật, cuộc trở lại của Phaolô đã biến Kitô giáo trở thành “ngôi nhà chung của thế giới”, biến Tin Mừng vượt qua mọi biên giới quốc gia, dân tộc, nền văn hoá…để trở thành ngôn ngữ chung của tình yêu và chân lý. Đẹp làm sao “cuộc ngã ngựa giữa dòng” !
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau và cho cả Giáo Hội sống đậm đà mầu nhiệm “Trở lại” của Thánh Phaolô, sẵn sàng “đầu hàng trước ý định và tiếng gọi nhiệm mầu của Thiên Chúa” để đem về chiến thắng cho Đức Kitô và Vương quốc của Ngài.
Đặc biệt, chúng cầu nguyện cho những người chọn Thánh Phaolô trở lại làm Bổn mạng (trong số đó có …………………………) luôn biết quy hướng cuộc sống mình theo con đường hoán cải và Tông đồ của Thánh Phaolô, để trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng, thực thi sứ mệnh mà chính Chúa Giêsu đã trao phó từ 2000 năm trước: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật…”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền