Mỗi ngày có tới 13 tín hữu hữu bị giết vì niềm tin trên thế giới
(Tin Vatican) Tổ chức phi chính phủ Open Doors phát hành bản báo cáo hàng năm “Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới” đã liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi những người tín hữu bị bức hại vì đức tin.
Theo thống kê thì mỗi ngày trên thế giới có tới:
- 13 người tín hữu hữu bị giết vì đức tin,
- 12 nhà thờ hoặc cơ sở Thiên Chúa giáo bị tấn công,
- 12 người tín hữu bị bắt hoặc bị tù một cách vô cớ, trong khi 5 người khác bị bắt cóc.
Theo bản báo cáo thường niên của Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới năm 2021 do một tổ chức phi lợi nhuận Open Doors bá cáo các cuộc đàn áp chống lại người tín hữu, cổ súy các lời cầu nguyện và nhắn nhở cho các tín hữu đang bị bách hại là họ không bị lãng quên.
Trong buổi họp báo hôm thứ Tư (13/1/21), ông David Curry, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức “Open Doors Hoa Kỳ” cho hay “Số lượng người tin vào Thiên Chúa đang bị bách hại, có nghĩa là Giáo hội đang bị bóp ngẹt, các tín hữu phải im lặng, và đức tin của họ bị mai một!” Tuy nhiên, ông cho biết, đó không phải là những gì đang xảy ra "khi họ tìm cách trốn chạy vào rừng sâu hay sa mạc." Ngày càng nhiều tín hữu bị bắt!
Trong các quốc gia được liệt kê, bản báo cáo cho biết có 309 triệu tín hữu đang sống ở những vùng bị bắt bớ "rất gắt gao" hoặc "cực đoan". Con số này tăng 260 triệu so với hồi năm ngoái.
Bản báo cáo cũng cho biết 31 triệu người khác từ 24 quốc gia nằm ngoài 50 quốc gia đầu sổ - chẳng hạn như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nếu chúng ta tính trung bình thì cứ 8 người tín hữu trên toàn thế giới, thì có 1 người đang phải đối diện với sự ngược đãi. Phân tích các dữ liệu, tổ chức Open Doors xác định có một số xu hướng gia tăng về con số bị bách hại!... Chủ nghĩa thống trị Hồi giáo ở châu Phi vùng sa mạc Sahara cho hay đại dịch Covid-19 đã đóng một vai trò cho những việc đàn áp tôn giáo dưới chiêu bài cứu trợ phân biệt đối xử, cưỡng bức cải đạo, và như một lời biện minh cho việc tăng cường giám sát và kiểm duyệt.
Một yếu tố khác thúc đẩy thêm sự bách hại các tín hữu là các cuộc tấn công cực đoan trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và vượt xa hơn nữa.
Năm nay, trong danh sách 10 quốc gia khủng bố không thay đổi, kế tiếp sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.
Sudan lần đầu tiên được rút ra khỏi danh sách 10 quốc gia sau sáu năm liền bị liệt kê vào danh sách, sau khi Sudan bãi bỏ án tử hình trước tội cải đạo, nhằm phát huy quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp mới, sau ba thập kỷ đất nước bị Luật Hồi giáo cai trị. Tuy nhiên, Sudan vẫn nằm trong danh sách thứ 13, như các nhà nghiên cứu Open Doors lưu ý là những người theo đạo Hồi, vẫn phải đối diện với nhiều cuộc tấn công, tẩy chay và phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng của họ, trong khi phụ nữ theo đạo Thiên Chúa phải đối diện với bạo lực tình dục. Ấn Độ vẫn nằm trong số 10 quốc gia bị liệt kê trong ba năm liên tiếp vì “sự gia tăng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số do chủ nghĩa cực đoan của người Ấn giáo (Hindu) mà chính phủ chủ xướng”.
(Tin Vatican) Tổ chức phi chính phủ Open Doors phát hành bản báo cáo hàng năm “Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới” đã liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi những người tín hữu bị bức hại vì đức tin.
Theo thống kê thì mỗi ngày trên thế giới có tới:
- 13 người tín hữu hữu bị giết vì đức tin,
- 12 nhà thờ hoặc cơ sở Thiên Chúa giáo bị tấn công,
- 12 người tín hữu bị bắt hoặc bị tù một cách vô cớ, trong khi 5 người khác bị bắt cóc.
Theo bản báo cáo thường niên của Danh sách những quốc gia cần được theo dõi trên thế giới năm 2021 do một tổ chức phi lợi nhuận Open Doors bá cáo các cuộc đàn áp chống lại người tín hữu, cổ súy các lời cầu nguyện và nhắn nhở cho các tín hữu đang bị bách hại là họ không bị lãng quên.
Trong buổi họp báo hôm thứ Tư (13/1/21), ông David Curry, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức “Open Doors Hoa Kỳ” cho hay “Số lượng người tin vào Thiên Chúa đang bị bách hại, có nghĩa là Giáo hội đang bị bóp ngẹt, các tín hữu phải im lặng, và đức tin của họ bị mai một!” Tuy nhiên, ông cho biết, đó không phải là những gì đang xảy ra "khi họ tìm cách trốn chạy vào rừng sâu hay sa mạc." Ngày càng nhiều tín hữu bị bắt!
Trong các quốc gia được liệt kê, bản báo cáo cho biết có 309 triệu tín hữu đang sống ở những vùng bị bắt bớ "rất gắt gao" hoặc "cực đoan". Con số này tăng 260 triệu so với hồi năm ngoái.
Bản báo cáo cũng cho biết 31 triệu người khác từ 24 quốc gia nằm ngoài 50 quốc gia đầu sổ - chẳng hạn như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nếu chúng ta tính trung bình thì cứ 8 người tín hữu trên toàn thế giới, thì có 1 người đang phải đối diện với sự ngược đãi. Phân tích các dữ liệu, tổ chức Open Doors xác định có một số xu hướng gia tăng về con số bị bách hại!... Chủ nghĩa thống trị Hồi giáo ở châu Phi vùng sa mạc Sahara cho hay đại dịch Covid-19 đã đóng một vai trò cho những việc đàn áp tôn giáo dưới chiêu bài cứu trợ phân biệt đối xử, cưỡng bức cải đạo, và như một lời biện minh cho việc tăng cường giám sát và kiểm duyệt.
Một yếu tố khác thúc đẩy thêm sự bách hại các tín hữu là các cuộc tấn công cực đoan trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và vượt xa hơn nữa.
Năm nay, trong danh sách 10 quốc gia khủng bố không thay đổi, kế tiếp sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.
Sudan lần đầu tiên được rút ra khỏi danh sách 10 quốc gia sau sáu năm liền bị liệt kê vào danh sách, sau khi Sudan bãi bỏ án tử hình trước tội cải đạo, nhằm phát huy quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp mới, sau ba thập kỷ đất nước bị Luật Hồi giáo cai trị. Tuy nhiên, Sudan vẫn nằm trong danh sách thứ 13, như các nhà nghiên cứu Open Doors lưu ý là những người theo đạo Hồi, vẫn phải đối diện với nhiều cuộc tấn công, tẩy chay và phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng của họ, trong khi phụ nữ theo đạo Thiên Chúa phải đối diện với bạo lực tình dục. Ấn Độ vẫn nằm trong số 10 quốc gia bị liệt kê trong ba năm liên tiếp vì “sự gia tăng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo thiểu số do chủ nghĩa cực đoan của người Ấn giáo (Hindu) mà chính phủ chủ xướng”.