Giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) và lịch sử Việt Nam Một số nhân vật lịch sử - Hoàng Tử Nguyễn Phúc Kì
2. Hoàng tử Nguyễn Phúc Kì
Trong Tường Trình Gaspar Luis viết từ Macao gửi về Roma năm 1621, có nói tới một ông nghè ở tỉnh Quảng Nam, ông này có cảm tình với đạo, nhưng vì có nhiều thiếp và vì giữ chức lo việc nghi lễ trong phủ và các đám ma chay tang chế, nên ông không thể tin theo đạo được. Theo từ điển thì ông nghè là một công chức được vào làm trong cung điện nhà vua. Tới đời Lê, chỉ có những người đỗ đạt cao mới được cử vào những chức vụ này. Do đó mới có thành ngữ ông nghè, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Và ở phủ chúa Nguyễn Đàng Trong lúc này tuy chưa tổ chức thi hương thi hội, nhưng người giữ chức cao vào bậc nhất sau nhà chúa, trấn thủ Quảng Nam cũng được gọi là ông nghè.
Borri trong Tường Trình viết năm 1621 và xuất bản năm 1631, cũng nói tới ông nghè này. Hẳn vì phải lo việc soạn lịch, nên ông rất ham học hỏi với các giáo sĩ về cách tính toán ngày giờ có nhật thực, nguyệt thực. Đã có lần ông theo các giáo sĩ nên đã tính đúng giờ đúng lúc, trái với cách tính sai của các nhà toán học thuộc phủ chúa. Vì thế ông rất phục các giáo sĩ và còn cho các nhà toán học của ông tới học các giáo sĩ. Năm 1624 khi Đắc Lộ tới Đàng Trong thì đã nghe nói tới ông nghè. Hơn nữa năm 1625 khi giáo sĩ De Pina mất trong vụ đắm tàu ở Hội An thì đã xảy ra một việc vu khống làm cho Nguyễn Phúc Nguyên bắt các giáo sĩ phải về tất cả ở Hội An và trừng trị giáo dân. Thế là theo lời Đắc Lộ "chúng tôi đã tìm cách xoay trở vấn đề, cậy nhờ con trưởng của chúa có thịnh tình với chúng tôi, xin cho chúng tôi được phép ở lại một trăm ngày để lo đám tang cho cha De Pina...". "Người con trưởng củũng là "quan cai tỉnh có thịnh tì hiáo sĩ không là ai khác ngoài hoàng Kỳ đang làm trấn thủ Quảng Nam. viết trong hành trình vào Tt về ông như sau: "Ông nghè giúp rất nhiều vào việc truyền giáo này từ khi ông tới, như chúng tôi đã nói ở chương sáu phần hai này, khi các cha quả quyết về nhật thực. Ông hằng công bố khắp nơi rằng không có đạo nào thật hơn đạo các cha rao giảng". Còn Đắc Lộ thì viết: "Ông đã giúp đỡ chúng tôi như một giáo dân tốt mà chúng tôi có thể mong được".
Nhưng năm 1631, Thực lục viết: "Hoàng tử cả là Hữu Phủ Chưởng phủ sự Kỳ mất. Kỳ ở Quảng Nam, ân uy đều nổi tiếng. Khi mất dân sĩ đều thương tiếc. Được gia tặng Thiếu Bảo Khánh quận công và được táng theo lễ tước công". Như vậy cả sử đời, cả sử đạo đều nhận thấy ông nghè là một người có nhân có nghĩa, lo cho sự an vui toàn dân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Chỉ tiếc về phía người vợ mọn là Tống Thị như chúng tôi đã nói ở trên.
2. Hoàng tử Nguyễn Phúc Kì
Trong Tường Trình Gaspar Luis viết từ Macao gửi về Roma năm 1621, có nói tới một ông nghè ở tỉnh Quảng Nam, ông này có cảm tình với đạo, nhưng vì có nhiều thiếp và vì giữ chức lo việc nghi lễ trong phủ và các đám ma chay tang chế, nên ông không thể tin theo đạo được. Theo từ điển thì ông nghè là một công chức được vào làm trong cung điện nhà vua. Tới đời Lê, chỉ có những người đỗ đạt cao mới được cử vào những chức vụ này. Do đó mới có thành ngữ ông nghè, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Và ở phủ chúa Nguyễn Đàng Trong lúc này tuy chưa tổ chức thi hương thi hội, nhưng người giữ chức cao vào bậc nhất sau nhà chúa, trấn thủ Quảng Nam cũng được gọi là ông nghè.
Borri trong Tường Trình viết năm 1621 và xuất bản năm 1631, cũng nói tới ông nghè này. Hẳn vì phải lo việc soạn lịch, nên ông rất ham học hỏi với các giáo sĩ về cách tính toán ngày giờ có nhật thực, nguyệt thực. Đã có lần ông theo các giáo sĩ nên đã tính đúng giờ đúng lúc, trái với cách tính sai của các nhà toán học thuộc phủ chúa. Vì thế ông rất phục các giáo sĩ và còn cho các nhà toán học của ông tới học các giáo sĩ. Năm 1624 khi Đắc Lộ tới Đàng Trong thì đã nghe nói tới ông nghè. Hơn nữa năm 1625 khi giáo sĩ De Pina mất trong vụ đắm tàu ở Hội An thì đã xảy ra một việc vu khống làm cho Nguyễn Phúc Nguyên bắt các giáo sĩ phải về tất cả ở Hội An và trừng trị giáo dân. Thế là theo lời Đắc Lộ "chúng tôi đã tìm cách xoay trở vấn đề, cậy nhờ con trưởng của chúa có thịnh tình với chúng tôi, xin cho chúng tôi được phép ở lại một trăm ngày để lo đám tang cho cha De Pina...". "Người con trưởng củũng là "quan cai tỉnh có thịnh tì hiáo sĩ không là ai khác ngoài hoàng Kỳ đang làm trấn thủ Quảng Nam. viết trong hành trình vào Tt về ông như sau: "Ông nghè giúp rất nhiều vào việc truyền giáo này từ khi ông tới, như chúng tôi đã nói ở chương sáu phần hai này, khi các cha quả quyết về nhật thực. Ông hằng công bố khắp nơi rằng không có đạo nào thật hơn đạo các cha rao giảng". Còn Đắc Lộ thì viết: "Ông đã giúp đỡ chúng tôi như một giáo dân tốt mà chúng tôi có thể mong được".
Nhưng năm 1631, Thực lục viết: "Hoàng tử cả là Hữu Phủ Chưởng phủ sự Kỳ mất. Kỳ ở Quảng Nam, ân uy đều nổi tiếng. Khi mất dân sĩ đều thương tiếc. Được gia tặng Thiếu Bảo Khánh quận công và được táng theo lễ tước công". Như vậy cả sử đời, cả sử đạo đều nhận thấy ông nghè là một người có nhân có nghĩa, lo cho sự an vui toàn dân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Chỉ tiếc về phía người vợ mọn là Tống Thị như chúng tôi đã nói ở trên.