1. Các linh mục phải cẩn thận, vỗ vai cũng có thể bị kết tội lạm dụng tính dục
Một tòa án hình sự ở Paris hôm thứ Tư 16 tháng 12 đã tuyên án 8 tháng tù treo đối với Đức Tổng Giám Mục Luigi Ventura, một cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp vì tội tấn công tình dục.
Theo AFP, Đức Tổng Giám Mục phải trả 13,000 euro, tức là 15,800 Mỹ Kim cho 4 người đàn ông và 9,000 euro, tức là 10,900 Mỹ Kim chi phí pháp lý.
Luật sư của Đức Tổng Giám Mục Ventura, là cô Solange Doumic, nói với tờ Le Figaro của Pháp rằng cô rất thất vọng trước phán quyết của tòa án, và cho biết thêm vị Tổng Giám Mục người Ý, là thân chủ của cô, đang xem xét việc kháng cáo lên tòa trên.
Đức Tổng Giám Mục Ventura đã vắng mặt trong phiên tòa bắt đầu khai diễn từ ngày 10 tháng 11. Một bác sĩ cho biết việc Đức Cha Ventura 76 tuổi, sống ở Rôma, đến Paris trong tình trạng coronavirus đang tái phát mạnh ở Pháp là quá nguy hiểm.
Trước phiên tòa, luật sư Doumic lập luận rằng những cáo buộc chống lại thân chủ của cô là những chuyện vô cùng nhỏ mọn nhưng đã được phóng đại để trở thành “phiên tòa xét xử Vatican, về cái gọi là các nhóm đồng tính được giấu kín tại Vatican”.
Cô nói rằng Đức Tổng Giám Mục Ventura, theo thói quen thân mật, đã vỗ vai những người đàn ông cáo buộc ngài, nhưng những cử chỉ này chỉ kéo dài vài giây và không bao giờ có chủ đích tình dục. Cô cũng nói thêm rằng ngài có thể không nhận ra rằng người ta sẽ coi đó là các hành vi không phù hợp, và nhấn mạnh rằng sau khi Đức Cha Ventura được phẫu thuật khối u não vào năm 2016, ngài đã gặp một số vấn đề trong khi đi lại.
Công tố viên Alexis Bouroz yêu cầu phạt Đức Cha Ventura 10 tháng tù treo. Tại Pháp, hành vi tấn công tình dục có thể bị phạt tới 5 năm tù giam và số tiền phạt lên tới 75,000 euro tức là khoảng 88,600 Mỹ Kim.
Vị Tổng Giám Mục bị buộc tội lần đầu tiên vào đầu năm 2019 với cáo buộc là đã vỗ vào mông một nhân viên của tòa đô chính Paris vào ngày 17 tháng Giêng năm 2019, trong buổi tiếp tân đầu Năm mới của thị trưởng Paris là bà Anne Hidalgo. Đức Tổng Giám Mục nói ngài chỉ vỗ vai chào hỏi anh ta.
Cáo buộc này đã được nhà chức trách Paris điều tra trong vài tháng mà không đi đến kết luận cụ thể vì rất khó chứng minh là đúng hay sai. Đồng thời, người tố cáo được tường thuật là có liên hệ chặt chẽ với nhóm Femen. Ngay trong thánh lễ đêm Giáng Sinh năm 2013, tại nhà thờ chính tòa thành phố Köln, một phụ nữ thuộc nhóm nữ quyền quá khích Femen đã cởi quần áo nhảy lên bàn thờ trước thánh lễ. Cảnh sát tin là người này có dụng ý bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục đã từ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp vào tháng 12 năm 2019 ở tuổi 75, sau khi đã phục vụ tại Pháp trong 10 năm.
Phiên tòa đã xảy ra sau khi có thêm 3 người khác cũng đưa ra các cáo buộc tương tự như thế.
Source:Catholic News Agency
2. Coronavirus tái phát kinh hoàng tại Nam Hàn làm tan biến hy vọng có các cử hành phụng vụ Giáng Sinh có công chúng tham dự
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, gọi tắt là KDCA, hôm 13 tháng 12 đã báo cáo số trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày không ngừng tăng lên từ ngày 10 tháng 11 cho đến nay. Trong đợt bùng phát thứ nhất, ngày đen tối nhất là ngày 29 tháng Hai với 909 trường hợp nhiễm bệnh. Trong khi đó, hôm Chúa Nhật 13 tháng 12, số trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày đã tăng đến 1030 trường hợp. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh là do lây lan ở địa phương. Có 22 trường hợp do du khách từ Hoa Kỳ và Nga mang từ nước ngoài về. Hơn 70% các trường hợp địa phương tập trung ở khu vực Hán Thành.
Tổng thống Nam Hàn Quốc Văn Tại Dần, đây là một “tình huống khẩn cấp”.
Con số nhiễm bệnh trong một tuần qua được kể là cao nhất trong vòng 11 tháng. Sự gia tăng lây nhiễm phần lớn là kết quả của việc mọi người không tuân theo các quy tắc chống COVID-19 của chính phủ.
Cho đến nay, Hàn Quốc được coi là mô hình tích cực trong cuộc chiến chống lại loại coronavirus chủng mới, sử dụng cách truy tìm, xét nghiệm và kiểm dịch để giữ tỷ lệ hàng ngày dưới 50 trường hợp trong nhiều tháng. Đất nước chưa bao giờ áp dụng một cuộc đóng cửa hoàn toàn.
Trên dân số 52 triệu người, tổng số nhiễm bệnh là 43,484 người với 587 người chết.
Giờ đây, các bác sĩ và chuyên gia y tế cảnh báo về một đợt nhiễm trùng lớn hơn vào mùa đông này, khi thời tiết lạnh và khô và vi rút đường hô hấp sinh sôi trong khi hệ thống miễn dịch của con người nói chung yếu hơn.
Trong bối cảnh này hy vọng có các cử hành phụng vụ Giáng Sinh có công chúng tham dự đã hoàn toàn tan biến.
Source:Asia News
3. Đức Tân Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem nhiễm coronavirus
Giống như hầu hết phần còn lại của thế giới, Thánh địa – nơi Chúa đã xuống thế làm người, rong ruổi rao giảng Tin Mừng, chịu thương khó, chết và sống lại – đang tiếp tục phải gánh chịu các hậu quả nặng nề của đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, 55 tuổi, là Tân Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 10 vừa qua, cho biết ngài và 5 vị khác trong Tòa Thượng Phụ đã nhiễm coronavirus. Cho đến nay, ngài có các triệu chứng nhẹ, trong khi 5 vị kia có những vị không hề có triệu chứng gì đặc biệt.
Trong bối cảnh này, Đức Thượng Phụ cho biết Giáo hội ở Thánh Địa Giêrusalem đang chuẩn bị cho “một Lễ Giáng sinh được thu nhỏ, rất nhỏ”.
Hiện tại, “tình hình kinh tế không cho phép tổ chức lễ lớn”. Ngài giải thích thêm rằng việc khóa cửa vì coronavirus, và thiếu người hành hương đã làm cho khu vực này lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, đặc biệt là đối với các gia đình có công việc phụ thuộc vào người hành hương, chẳng hạn như hướng dẫn viên du lịch, tài xế taxi và chủ cửa hàng.
Những tác động này đang được cảm nhận đặc biệt ở Bethlehem, nơi có khoảng 7,000 người hoạt động trong ngành du lịch hiện đang thất nghiệp do hậu quả của đại dịch.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa cho biết: Thánh lễ Giáng sinh năm nay tại Nhà thờ Chúa giáng sinh, nơi theo truyền thống là hang Bêlem khi xưa, sẽ được “thu nhỏ lại”, và cũng sẽ giới hạn trong “vòng thân mật gia đình”.
Cho đến nay thời gian chính xác của Thánh lễ đêm Giáng sinh và ngày lễ Giáng sinh vẫn còn là vấn đề tranh luận. Theo truyền thống, mọi người đến nhà thờ vào cùng một thời điểm, tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, Tòa Thượng Phụ đang thảo luận về khả thể cử hành nhiều Thánh lễ khác nhau trong cố gắng giảm bớt số người tham dự trong một Thánh lễ cho phù hợp với yêu cầu của xã hội về phòng dịch.
Ngài cho biết Tòa Thượng phụ Latinh đang cố gắng bảo đảm rằng các đại diện của từng cộng đồng và cơ sở sẽ có thể tham dự các nghi lễ chính thức, nhưng cho biết chính quyền dân sự, những người theo truyền thống luôn tham dự các nghi lễ Giáng sinh, có khả năng sẽ không tham dự vì nguy cơ lây lan.
Vì thế, ngài nói: “Năm nay, chúng tôi sẽ có Thánh lễ trong vòng thân mật gia đình mà thôi”
Được bổ nhiệm vào tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa là Thượng phụ Latinh đầu tiên không phải là người Ả Rập kể từ năm 1987. Ngài đã hoạt động mục vụ tại Thánh Địa từ năm 1993, chỉ ba năm sau khi được thụ phong linh mục trong dòng Phanxicô.
Trước khi được bổ nhiệm Thượng Phụ, ngài là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa từ năm 2004 và được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Latinh vào năm 2016.
Source:CruxHoly Land preps for scaled-down Christmas amid COVID-19
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, 55 tuổi, là Tân Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 10 vừa qua, cho biết ngài và 5 vị khác trong Tòa Thượng Phụ đã nhiễm coronavirus. Cho đến nay, ngài có các triệu chứng nhẹ, trong khi 5 vị kia có những vị không hề có triệu chứng gì đặc biệt.
Trong bối cảnh này, Đức Thượng Phụ cho biết Giáo hội ở Thánh Địa Giêrusalem đang chuẩn bị cho “một Lễ Giáng sinh được thu nhỏ, rất nhỏ”.
Hiện tại, “tình hình kinh tế không cho phép tổ chức lễ lớn”. Ngài giải thích thêm rằng việc khóa cửa vì coronavirus, và thiếu người hành hương đã làm cho khu vực này lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, đặc biệt là đối với các gia đình có công việc phụ thuộc vào người hành hương, chẳng hạn như hướng dẫn viên du lịch, tài xế taxi và chủ cửa hàng.
Những tác động này đang được cảm nhận đặc biệt ở Bethlehem, nơi có khoảng 7,000 người hoạt động trong ngành du lịch hiện đang thất nghiệp do hậu quả của đại dịch.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa cho biết: Thánh lễ Giáng sinh năm nay tại Nhà thờ Chúa giáng sinh, nơi theo truyền thống là hang Bêlem khi xưa, sẽ được “thu nhỏ lại”, và cũng sẽ giới hạn trong “vòng thân mật gia đình”.
Cho đến nay thời gian chính xác của Thánh lễ đêm Giáng sinh và ngày lễ Giáng sinh vẫn còn là vấn đề tranh luận. Theo truyền thống, mọi người đến nhà thờ vào cùng một thời điểm, tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, Tòa Thượng Phụ đang thảo luận về khả thể cử hành nhiều Thánh lễ khác nhau trong cố gắng giảm bớt số người tham dự trong một Thánh lễ cho phù hợp với yêu cầu của xã hội về phòng dịch.
Ngài cho biết Tòa Thượng phụ Latinh đang cố gắng bảo đảm rằng các đại diện của từng cộng đồng và cơ sở sẽ có thể tham dự các nghi lễ chính thức, nhưng cho biết chính quyền dân sự, những người theo truyền thống luôn tham dự các nghi lễ Giáng sinh, có khả năng sẽ không tham dự vì nguy cơ lây lan.
Vì thế, ngài nói: “Năm nay, chúng tôi sẽ có Thánh lễ trong vòng thân mật gia đình mà thôi”
Được bổ nhiệm vào tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa là Thượng phụ Latinh đầu tiên không phải là người Ả Rập kể từ năm 1987. Ngài đã hoạt động mục vụ tại Thánh Địa từ năm 1993, chỉ ba năm sau khi được thụ phong linh mục trong dòng Phanxicô.
Trước khi được bổ nhiệm Thượng Phụ, ngài là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa từ năm 2004 và được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Latinh vào năm 2016.
Source:Crux
4. Phản ứng của Ðức Hồng Y Sako trước tin về cuộc tông du Iraq của Ðức Thánh Cha.
Ðức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Công Giáo Canđê, mời gọi các tín hữu Kitô Iraq và toàn Trung Ðông tận dụng cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha như một cơ hội Chúa Quan Phòng ban để thực hiện một cuộc lữ hành hoán cải và trở về với những nguồn mạch đầu tiên, hầu hăng say loan báo ơn cứu độ được hứa trong Tin mừng, mưu ích cho tất cả mọi người.
Ðức Hồng Y Sako đưa ra lời kêu gọi trên đây, sau khi có tin Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Iraq, từ ngày 5 đến 8 tháng 3 năm 2021. Trong sứ điệp mục tử gửi các tín hữu, Ðức Hồng Y mời gọi mọi người “tỉnh thức để tránh cơ hội thuận tiện này qua đi mà không để lại dấu viết nào trong chúng ta, trong Giáo hội và đất nước chúng ta”.
Sứ điệp của Ðức Hồng Y Sako cũng chứa đựng nhiều gợi ý quí giá để sống cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha, làm sao để “Giáo hội hăng say hơn, trở lại với tinh thần quyết liệt của Tin mừng, gần gũi hơn với dân chúng, quảng đại và vui tươi phục vụ bằng mọi phương thế, theo gương cha ông của chúng ta, các thánh và các vị tử đạo”.
Ðức Hồng Y Thượng phụ nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo Canđê và các Giáo hội anh em khác ở Iraq và Trung Ðông, đang chịu những sức ép và thách đố khác nhau về chính trị, kinh tế và xã hội, vì những xung đột, cực đoan, xuất cư, và cả những hậu quả của đại dịch Covid-19. Những buồn sầu và các vấn đề khác đã làm cho tâm hồn nhiều người héo hắt và cái nhìn của họ bị lu mờ. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, thay vì co cụm trong thái độ than trách, chủ bại, cần phải tận dụng tất cả những gì giúp trở lại nguồn mạch đức tin. Ðức Hồng Y Sako xác quyết rằng: “Chỉ khi nào kín múc từ các nguồn mạch, chứ không phải từ các con suối nhỏ, chúng ta mới có thể tái khám phá sự hiện hữu, như những Kitô hữu, tại Iraq và tại Trung Ðông không phải là điều tình cờ, nó không buộc phải xuất cư như một định mệnh không thể tránh, trái lại cuộc sống tại đây được thực hiện trong lịch sử theo kế hoạch của Thiên Chúa; chúng ta có một ơn gọi và một sứ mạng. Chúng ta không thể từ khước, dù gặp những khó khăn. Trong tư cách là chủ chăn, chúng ta phải tiếp tục hiểu hoàn cảnh hiện nay với một tâm thức cởi mở”.
Source:Asia News