CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM B
Đức Mẹ XIN VÂNG
Đọc Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta nhận ra, hình như vị thánh này có lòng yêu mến Đức Mẹ sâu xa. Chính vì yêu mến, thánh nhân tỏ ra hiểu biết khá rõ về tính tình của Đức Mẹ: Đức Mẹ là con người của đời sống nội tâm. Đức Mẹ hay so sánh các biến cố, lưu giữ tất cả những gì đã từng xảy ra trong quá khứ và suy gẫm trong lòng (Lc 2, 19. 51).
Đặc biệt, trong trình thuật về mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu, thánh sử này còn như muốn đề cao tinh thần vâng phục thánh ý Chúa của Đức Mẹ.
1. Đức Mẹ xin vâng và chương trình của Thiên Chúa khai thông.
Qua lời Đức Mẹ thưa với thiên thần: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” càng cho thấy, thánh Luca đề cao thái độ Xin Vâng nhanh chóng, Xin Vâng không miễn cưỡng của Đức Mẹ.
Đức Mẹ đã hiến mình cho Chúa, thì nay, trong lời thưa “Xin Vâng”, không chỉ thực sự hiến dâng mình như đã từng hiến dâng, mà còn cho thấy thói quen thực hành thánh ý Thiên Chúa là một thói quen thường xuyên, như đã trở thành nếp sống, nếp nghĩ, trở thành thức ăn dinh dưỡng qua từng phút giây của đời sống mà Đức Mẹ được Chúa ban.
Còn Thiên Chúa, Đấng thấu suốt sự ngoan ngùy của tớ nữ mà mình yêu quý, đã đón nhận lễ phẩm không chỉ là lời mà còn là ĐỜI xin vâng của Đức Mẹ cách nhanh chóng. Thiên Chúa lập tức thực hiện chương trình tình yêu và cứu độ của mình không cần đợi chờ gì thêm, không cần bất cứ một trình tự nào nữa.
Từ đời đời, Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp trên loài người. Đó là cho phép loài người được hưởng hạnh phúc của chính Thiên Chúa, sống gần gũi cùng Thiên Chúa, nên một trong sự thâm giao tuyệt đối với Người.
Chương trình của Thiên Chúa đổ vỡ do tổ tông loài người phản bội. Nay, để cứu độ chính loài người, Thiên Chúa không muốn chương trình của mình được thành công mà không có sự đồng thuận và vâng phục của người mà Thiên Chúa tuyển chọn. Vì thế, Thiên Chúa, qua sứ thần, đã hỏi ý kiến Đức Maria, một thụ tạo ưu tú của mình.
Lời "Xin vâng" của Đức Mẹ nói lên sự đồng thuận cách hết sức ngoan ngoãn của một thụ tạo luôn hướng lòng về Thiên Chúa và luôn được Thiên Chúa trung thành dành cho tình yêu của Người.
Từ lời "Xin vâng" ấy, Chúa Kitô, Ngôi Hai cứu chuộc đi vào trần thế, lấy lại những gì mà loài người đánh mất trong tội của nguyên tổ. Từ đây, kế hoạch cứu độ mới dành cho loài người của Thiên Chúa thành công.
2. Chúng ta sống "xin vâng".
Thiên Chúa luôn quan phòng và ấn định đường lối của Người cho mỗi một người. Ta cần cộng tác với Chúa bằng lắng nghe và vâng phục thánh ý.
Ta là cộng tác viên, là một phần của chương trình ấy. Nếu ta không vâng theo ý Chúa, nhưng sống tiêu cực, phạm tội, nghe theo xúi giục của ma quỷ, của thế gian, chương trình thánh thiện của Chúa dành cho ta bị bẻ gãy.
Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy học nơi Chúa Kitô và noi gương Đức Mẹ, đáp lời “xin vâng” với Chúa bằng cả cuộc đời ta:
Đó là: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa; bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa.
Đó là: Xin vâng khi vui cũng như lúc buồn; khi hạnh phúc cũng như lúc khổ đau.
Đó là: Bước theo Chúa Kitô như Đức Mẹ, dù phải đối diện cùng bất cứ hoàn cảnh nào trong đời.
Hãy xin vâng từng giây phút để chương trình của Chúa được thực hiện. Xin vâng để tâm hồn ta hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh.
Đức Mẹ XIN VÂNG
Đọc Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta nhận ra, hình như vị thánh này có lòng yêu mến Đức Mẹ sâu xa. Chính vì yêu mến, thánh nhân tỏ ra hiểu biết khá rõ về tính tình của Đức Mẹ: Đức Mẹ là con người của đời sống nội tâm. Đức Mẹ hay so sánh các biến cố, lưu giữ tất cả những gì đã từng xảy ra trong quá khứ và suy gẫm trong lòng (Lc 2, 19. 51).
Đặc biệt, trong trình thuật về mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu, thánh sử này còn như muốn đề cao tinh thần vâng phục thánh ý Chúa của Đức Mẹ.
1. Đức Mẹ xin vâng và chương trình của Thiên Chúa khai thông.
Qua lời Đức Mẹ thưa với thiên thần: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” càng cho thấy, thánh Luca đề cao thái độ Xin Vâng nhanh chóng, Xin Vâng không miễn cưỡng của Đức Mẹ.
Đức Mẹ đã hiến mình cho Chúa, thì nay, trong lời thưa “Xin Vâng”, không chỉ thực sự hiến dâng mình như đã từng hiến dâng, mà còn cho thấy thói quen thực hành thánh ý Thiên Chúa là một thói quen thường xuyên, như đã trở thành nếp sống, nếp nghĩ, trở thành thức ăn dinh dưỡng qua từng phút giây của đời sống mà Đức Mẹ được Chúa ban.
Còn Thiên Chúa, Đấng thấu suốt sự ngoan ngùy của tớ nữ mà mình yêu quý, đã đón nhận lễ phẩm không chỉ là lời mà còn là ĐỜI xin vâng của Đức Mẹ cách nhanh chóng. Thiên Chúa lập tức thực hiện chương trình tình yêu và cứu độ của mình không cần đợi chờ gì thêm, không cần bất cứ một trình tự nào nữa.
Từ đời đời, Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp trên loài người. Đó là cho phép loài người được hưởng hạnh phúc của chính Thiên Chúa, sống gần gũi cùng Thiên Chúa, nên một trong sự thâm giao tuyệt đối với Người.
Chương trình của Thiên Chúa đổ vỡ do tổ tông loài người phản bội. Nay, để cứu độ chính loài người, Thiên Chúa không muốn chương trình của mình được thành công mà không có sự đồng thuận và vâng phục của người mà Thiên Chúa tuyển chọn. Vì thế, Thiên Chúa, qua sứ thần, đã hỏi ý kiến Đức Maria, một thụ tạo ưu tú của mình.
Lời "Xin vâng" của Đức Mẹ nói lên sự đồng thuận cách hết sức ngoan ngoãn của một thụ tạo luôn hướng lòng về Thiên Chúa và luôn được Thiên Chúa trung thành dành cho tình yêu của Người.
Từ lời "Xin vâng" ấy, Chúa Kitô, Ngôi Hai cứu chuộc đi vào trần thế, lấy lại những gì mà loài người đánh mất trong tội của nguyên tổ. Từ đây, kế hoạch cứu độ mới dành cho loài người của Thiên Chúa thành công.
2. Chúng ta sống "xin vâng".
Thiên Chúa luôn quan phòng và ấn định đường lối của Người cho mỗi một người. Ta cần cộng tác với Chúa bằng lắng nghe và vâng phục thánh ý.
Ta là cộng tác viên, là một phần của chương trình ấy. Nếu ta không vâng theo ý Chúa, nhưng sống tiêu cực, phạm tội, nghe theo xúi giục của ma quỷ, của thế gian, chương trình thánh thiện của Chúa dành cho ta bị bẻ gãy.
Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy học nơi Chúa Kitô và noi gương Đức Mẹ, đáp lời “xin vâng” với Chúa bằng cả cuộc đời ta:
Đó là: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa; bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa.
Đó là: Xin vâng khi vui cũng như lúc buồn; khi hạnh phúc cũng như lúc khổ đau.
Đó là: Bước theo Chúa Kitô như Đức Mẹ, dù phải đối diện cùng bất cứ hoàn cảnh nào trong đời.
Hãy xin vâng từng giây phút để chương trình của Chúa được thực hiện. Xin vâng để tâm hồn ta hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh.