1. Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô thúc đẩy: 'Những người trẻ chống lại sự bất bình đẳng'
Cô Valentina Rotondi, một nhà khoa học xã hội được đào tạo chuyên ngành kinh tế ứng dụng và thực dụng, là thành viên của Ban Tổ chức cuộc Hội thảo về "Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô" chia sẻ về mục tiêu dài hạn và kỳ vọng của cô đối với cuộc hội thảo này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Cuộc Hội thảo gần đến hồi kết thúc
Vào thứ Năm ngày 19 tháng 11, cuộc hội thảo về chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô bắt đầu khởi động 12 ngôi làng chuyên đề “EoF” sẽ áp dụng các chủ đề chính liên quan đến một mô hình kinh tế mới và công bằng hơn.
Công việc chuẩn bị đã được tiến hành kể từ khi cuộc Hội thảo được Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào năm 2019. Vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha yêu cầu các nhà kinh tế và những người trẻ chia sẻ những ý tưởng về một mô hình kinh tế khác, một nền kinh tế tập chú hơn đến những người nghèo khổ cùng đinh trong xã hội, chứ không chỉ tập trung vào việc gia tăng của cải vật chất.
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô được thảo luận và trao đổi trực tuyến, vì những cản trở của cơn đại dịch coronavirus toàn cầu, dự kiến diễn ra trong ba ngày hội thảo trên web và được phát trực tuyến trên kênh YouTube của ban tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của các diễn giả quốc tế, bao gồm ông Muhammad Yunus, người đoạt giải Nobel và các nhà kinh tế và chuyên gia như Kate Raworth, Jeffrey Sachs, John Perkins, Vandana Shiva, Stefano Zamagni, Mauro Magatti, Juan Camilo Cardenas, Jennifer Nedelsky, Sơ Cécile Renouard cũng như nhiều doanh nhân và các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của thế giới.
Trong số các thành viên của Ban Tổ chức của buổi Hội thảo này có cô Valentina Rotondi, một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Oxford và Đại học Supsi ở Lugano.
Cô Valentina, cũng là người đang điều phối làng “CO2, mô hình một làng bình đẳng”, nói với đài Vatican về cách cô ấy tham gia vào “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” và về những hy vọng cũng như kỳ vọng lâu dài của cô đối với chủ thuyết này.
Trong cuộc phỏng vấn này, cô Valentina Rotondi chia sẻ: “Đây là một món quà, khi cô nhớ lại lúc cô gửi đơn xin việc với một tâm trạng không có hy vọng cô sẽ được nhận vào làm việc như một thành viên của Ban Tổ chức Trung ương của Đức Phanxicô, nơi cô đã trực tiếp tham gia và giúp đỡ nhiều người trẻ khác trên thế giới tham gia vào cuộc hội thảo học hỏi này.
Một sự kiện chưa từng có
Cô Valentina cho hay việc này là “hoàn toàn mới mẻ và sáng kiến mới” trong các lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế và kinh tế học ứng dụng.
Cô nói: “Tôi xác tín rằng Chủ thuyết Kinh tế này sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về nền kinh tế của mình, cách chúng ta nghĩ về những người sống trong nền kinh tế của chúng ta,” và về cách chúng ta có thể thay đổi mô hình kinh tế đang gây ảnh hưởng xấu trên rất nhiều người khắp thế giới này!
Cô Valentina cho biết trong ba ngày này, cô sẽ điều phối các buổi hội thảo, đặc biệt buổi hội thảo có sự tham gia của các kinh tế gia hàng đầu thế giới như Kate Rawarth và John Perkins, cùng với 12 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới, những người đã cống hiến cuộc đời góp phần vào Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô.
“Và sau đó tôi sẽ lắng nghe, lắng nghe sự đóng góp của những yếu nhân khác trên khắp thế giới, những người này là những người trẻ đang cố gắng thay đổi nền kinh tế ở các quốc gia của họ và của thế giới nói chung” cô nói.
Tất nhiên, cô ấy nói, di sản của của cuộc học hỏi này phải được tồn tại và phải có được những tác động hiệu quả, cho nên cô Valentina mô tả ba ngày này là "một sự kiện trung gian" vì nó xuất phát đi từ những công việc khó khăn lúc ban đầu và sẽ được tiếp nối trong những năm tới.
Một quá trình đa diện
Cô Valentina giải thích “Đây là một quy trình dựa trên nhiều tiêu đề khác nhau: có những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và xuất bản, có những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và các doanh nghiệp mới, và có những người làm việc trong các dự án cộng đồng”.
Cô ấy nói thêm: Mỗi người tham gia, bây giờ có một nhiệm vụ nhằm mang lại kết quả cụ thể trong những tháng ngày tới.
Ví dụ, tại làng “Bất bình đẳng CO2” mà cô đang điều phối, có một số người từ Argentina, Peru và Ý đang làm việc để xây dựng những nơi mà trẻ em có thể đến và tìm hiểu về sự bất bình đẳng và cách giải quyết những bất bình đẳng này trong cuộc sống hàng ngày của các em!
Một quan điểm mới cho việc đào tạo kỹ thuật này của cô Valentina là mỗi học viên, tham gia sâu rộng vào cuộc sống trong thời gian đại học, lúc nghiên cứu các mô hình và nguyên tắc mới trong nhiệm vụ cung cấp các giải đáp thay thế cho các hệ thống bất công! Cô nói, một trong những hy vọng của cô là thành quả của Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của các đại học.
Cô cho hay: “Tôi sẽ đưa các nguyên tắc của cuộc Học hỏi này cùng với các nghiên cứu của cô, cũng như cố gắng thiết lập một số khóa học cụ thể liên quan đến “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Cô Valentina cho biết sự đóng góp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc Hội thảo này là những đóng góp rất cơ bản.
“Trước hết, đóng góp của ĐTC là kêu gọi những người trẻ hãy tin tưởng vào trí tuệ và khả năng của họ trong việc suy nghĩ về tương lai và tin tưởng vào sự nhiệt tâm của họ” cô nói.
Sau đó, cô kết luận, các tài liệu của ĐTC - những Thông điệp, Tông Huấn và Tự sắc v.v… - là nền tảng cho Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô và các tài liệu ấy cung cấp khuôn khổ để chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế mới.
2. Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: "Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai"
Cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày, bắt đầu vào thứ Năm ngày 19 tháng 11 với sự chào đón sự hiện diện của nhiều nhân viên của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và các cơ quan dân sự và tôn giáo tụ về Assisi, như là trung tâm kết tụ mọi sáng kiến toàn cầu.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hơn 2000 “người đang tạo ra những thay đổi” từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày diễn ra cho đến hết ngày thứ Bảy ngày 21 tháng 11.
Một cuộc hội thảo trực tuyến, kết nối nhiều tham dự viên, được khai mạc vào chiều thứ Năm (19/11/2020), tại thành phố Assisi, như là trung tâm thu hút và cung cấp nguồn cảm hứng, tinh thần nghĩa huynh và tình cảm phổ quát, cũng như nhiều ý kiến đề ra những nền tảng cho một “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.
Những người được cho là "những người đang kiến tạo ra những thay đổi toàn cầu" là các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và phụ nữ đề ra các mô hình đáp ứng lại những lời hướng dẫn của ĐTC cho các nhà đạo đức học và các chuyên gia kinh tế và khoa học xã hội, nhằm lôi cuốn các thế hệ trẻ tương lai nhập cuộc...
Với “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”: “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng thế giới ngày mai, nơi không một ai bị loại ra ngoài lề cuộc sống…”
Và trong suốt buổi các buổi Hội thảo, những người trẻ cũng như trưởng thành, từ khắp các châu lục khác nhau, đã liên kết với nhau để lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm và những tư duy của nhau. Phiên họp kéo dài 4 giờ rất căng thẳng được xen kẽ bằng những đoạn video, những bài nhạc, kịch nghệ và những hình ảnh ngoạn mục về thành phố Assisi đầy nghệ thuật, cảnh trí thiên nhiên và trung tâm điểm của niềm tin.
Một sự chào đón nồng nhiệt
Người mở đầu cuộc Hội thảo là Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Assisi, với những lời chào mừng nồng nhiệt như Đức cha nói: Cho dù coronavirus có thể làm đảo lộn những dự tính – đảo lộn những toan tính “gặp gỡ thể lý” sang một thế giới ảo – nhưng chắc chắn nó không thể làm giảm lòng nhiệt thành và dấn thân của chúng ta!
Đức cha nói bằng tiếng Anh: Ngài cảm ơn các bạn trẻ hiện diện tại đây; Ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về sự hiện diện trực tuyến và sự hướng dẫn của ngài; và Đức cha cũng cảm tạ Thánh Phanxicô, vì chính thánh nhân là “tác nhân của sự thay đổi” là “nhà kinh tế học”, người đã chuyển hướng những xu chiều bất công và “đón nhận những người phung cùi” là những người nghèo hèn bị gạt ra lề xã hội vào trọng tâm cho việc tông đồ của thánh nhân.
Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh Vatican, đặc trách về sự phát triển toàn diện con người, cũng chào mừng các tham dự viên trong bối cảnh đại dịch, đã loại trừ được những những lời trọng vọng dành cho các yếu nhân và coi mọi người bình đẳng như nhau hơn.
Nhắc lại lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô để đưa ra các mô hình kinh tế công bằng hơn, “đầu tư vào con người, tôn trọng sự sáng tạo” và đoàn kết toàn cầu, Đức Hồng Y Turkson nói: “bạn tìm cách hỗ trợ Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo hội và thế giới càng ngày càng tốt hơn, khởi phát một nền kinh tế toàn cầu, bền vững, giúp anh chị em chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung của chúng ta”.
Ngài suy tư trên khả năng của các mô hình kinh tế mới và bình đẳng, "không nhằm mục đích phục vụ một số ít mà mang lại lợi ích cho tất cả", và ngài cảm ơn những người hiện diện đã cố gắng thiết lập các tiến trình thay đổi tận căn những "quan niệm của các nền kinh tế và hoạt động kinh doanh như là những ơn gọi cao quý" hướng tới việc sản sinh ra những cải thiện cho thế giới và nhằm phục vụ nhân loại.
ĐHY nhấn mạnh rằng Thánh bộ mà ngài đứng đầu, cùng làm việc với những người nam nữ thiện chí, những người cố gắng tạo ra “những công ty tốt” và “những công việc tốt” nhằm theo đuổi lợi ích chung, và cam kết luôn “đồng hành” và được soi dẫn bằng những “hướng dẫn đạo đức”.
“Được truyền cảm từ thánh Phanxicô Assisi, qua cái nhìn chúng ta hướng về Chúa Giêsu và dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y nói thêm, “các bạn, những người trẻ có đức tin và thiện chí, có thể triển khai một biểu hiện cao quý của tình yêu xã hội bằng cách tạo ra một nền kinh tế mới điều đó chắc chắn sẽ mang lại một sự giàu có phong phú."
ĐHY kết luận “Cảm ơn các bạn: - vì đã mang ánh sáng vào một thế giới tăm tối của chúng ta, - vì đã mang tình yêu thương vào những thời điểm thờ ơ vô cảm đầy thử thách này, - vì đã mang lại hy vọng cho nhiều người đang tuyệt vọng! - vì đã mang lại niềm tin cho một nền kinh tế mới ươm đầy tình bạn, - và vì đã mang lại sự hòa thuận của những người con cái của thiên Chúa.
Thị trưởng thành phố Assisi, bà Stefania Proietti, cũng chào mừng các tham dự viên bằng tiếng Anh, bà nói: “tình huynh đệ và chủ nghĩa nhân văn phải là động lực cho một nền kinh tế bền vững”.
Cuối cùng là bài phát biểu đầy xúc động của cô chủ tịch viện Thiên thần (Istituto Serafico) ở Assisi, nơi dành cho các trẻ em khuyết tật, phát biểu: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho các bạn trách nhiệm và niềm tin để chăm sóc cho anh chị em chúng ta và cho ngôi nhà chung của chúng ta,” Cô Francesca Di Maolo lưu ý rằng đại dịch đã không làm ngăn cản “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” đã và đang tạo ra những phản ứng dây chuyền.
Ở Assisi, cô nói, một phương trình mới được dựng xây là: "Kinh tế (cộng với) + Tình huynh đệ (nhân với) x sự Phát triển (sẽ thành) = Tương lai"…