Bài Phúc m lễ Kitô Vua Năm A cho xuất hiện một vị vua thẩm phán xét xử, nhưng lại xét xử dựa trên những chuyện nhỏ mọn bình thường, ba cái lặt vặt, cái ăn, cái mặc, bệnh tật, viếng thăm, chứ chẳng động gì đến những chuyện lớn lao hằng trăm ngàn tỉ (cỡ Vinashin, hay đại án ngân hàng…); và một vị vua thẩm phán xét xử nhưng lại đồng hoá chính mình với kẻ ăn xin.
Câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời là: Bài Phúc m của Mt chương 25 nói về ngày phán xét chung, phân biệt 2 hạng người bên tả bên hữu, dê với chiên, đó là dụ ngôn nói bóng nói gió hay là mô tả trước ngày phán xét chung sẽ diễn ra như vậy.
Có 3 trả lời cho câu hỏi trên. Trả lời nào cũng có tên tuổi của các nhà chú giải Kinh thánh nổi tiếng cả.
1. Không phải Dụ ngôn, nhưng là mô tả tiên tri, báo trước ngày chung thẩm: Đức Kitô Vua sẽ xét xử thần dân của muôn thiên hạ dựa trên những việc bác ái yêu thương mà họ làm cho nhau. Bởi vì cái cốt lõi của Kitô giáo, giới răn mới của Đức Kitô là Yêu thương. Mười điều răn cũng tóm về “hai này mà chớ”, trước mến Chúa, sau yêu người. Mà theo Tin Mừng Gioan, ai nói mến Chúa mà không yêu người là nói dối, vì thế Vua Kitô sẽ xét xử theo luật. Luật Tình yêu trong những việc cụ thể: cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống…
Những chi tiết này rất khớp với “thương người có 14 mối: Thương xác 7 mối”: thứ nhất cho kẻ đói ăn, (2) khát uống, (3) rách rưới ăn mặc, (4) viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, (5) cho khách đỗ nhà, (6) chuộc kẻ làm tôi, (7) chôn xác kẻ chết…
2. Chỉ là dụ ngôn
Nhưng lối giải đáp trên cũng gặp vài khó khăn lớn: Bởi nếu số phận đời đời của mình chỉ tuỳ thuộc vào những hành vi bác ái làm cho người khác mà mình làm cũng chẳng cần biết là làm cho chính Chúa, vẫn được vào hưởng Nước Trời, thì địa vị của Đức Tin nằm ở đâu. Trong khi Tin là một điểm Chúa Giêsu rất nhấn mạnh: Ai tin thì sẽ được cứu rỗi – Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta.
Hơn nữa những kẻ nghèo rớt mồng tơi lấy gì cho Chúa ăn, những kẻ có mỗi bộ đồ trên mình lấy gì cho Chúa mặc, những kẻ nằm liệt, què hai chân làm sao đi thăm Chúa bệnh được. Không lẽ họ cũng bị xếp vào loại Dê, bên tả.
Nếu phán xét chỉ nhắm vào các việc bác ái, thì ta cứ hùng hục giúp người đói khát đi. Chẳng cần vào Đạo làm chi, chẳng cần đến nhà thờ làm gì, vì Chúa Kitô Vua đâu có hỏi trong ngày phán xét: Ngươi đi nhà thờ tuần mấy lần? Một năm xưng tội mấy keo? Ăn chay mỗi năm mấy bận?
Lại còn những câu nói khác cũng của Vua Kitô thẩm phán. Ai tha thứ sẽ được thứ tha (tha thứ chứ đâu phải là cho ăn cho mặc). Anh em đừng xét đoán thì sẽ không bị xét xử (không xét đoán đâu phải là cho uống cho ăn), mà vẫn được trắng án, cho qua, không bị xét xử.
Lại còn những tội trong tư tưởng không bị Vua Kitô Đấng thấu suốt mọi tư tưởng trong tâm hồn, không xét xử các tội đó hay sao? (Ngài nói: nhìn người nữ mà ước ao phạm tội là đã phạm tội rồi mà !) … Tức là nếu ta cứ vung tiền ra cho kẻ đói ăn, khát uống, mà trong lòng ta chẳng thương người chút nào, thì có được xếp vào bên hữu không?
Vì thế, người ta lại coi đoạn Tin Mừng này cũng chỉ là Dụ ngôn, nhằm nói lên một khía cạnh của Nước Trời như 4 dụ ngôn mà Matthêu kể liền trước đó (cuối chương 24 và đầu chương 25): Cây vả, Chủ nhà và quản gia tỉnh thức, 10 trinh nữ, và Các nén bạc. (*)
Chính vì có một loạt các dụ ngôn liên tiếp nhau như vậy, mà một số các nhà chú giải coi đây cũng là một dụ ngôn chứ không phải miêu tả sự thật.
3. Dụ ngôn nghĩa rộng.
Nếu chỉ xem đoạn tả trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một dụ ngôn thuần tuý, tức là một ví dụ cho dễ hiểu thì sẽ có nguy cơ xem thường các hành động yêu thương là cốt lõi của đạo Bác ái. Vì thế lời giải thứ ba cho câu hỏi: “Bài Tin Mừng này là dụ ngôn hay mô tả thật” sẽ là: Đây là Dụ ngôn theo nghĩa rộng.
-Bởi dụ ngôn có thể là lời tuyên phán long trọng: Những gì từ ngoài vào không làm cho người ta ra nhơ uế. Nhưng chính cái từ trong con người phát ra mới làm cho nhơ nhớp.
-Dụ ngôn cũng có thể là lời khuyên về cách xử thế: khi đi dự tiệc anh em đừng ngồi vào chỗ nhất.
-Dụ ngôn cũng có thể ám chỉ một hạng người nào đó. Có 2 người lên đền thờ cầu nguyện: Biệt Phái và người Thu Thuế.
-Dụ ngôn cũng có thể chỉ là một câu tục ngữ: Thầy thuốc hãy chữa lấy mình.
-Hay dụ ngôn thường là những so sánh, ví dụ, ví dầu cầu tre lắt lẻo. Nước Trời như hạt cải, như nắm men, như mẻ lưới…
Vì thế dụ ngôn theo nghĩa rộng vừa là hình bóng ví von vừa là sự thật được mô tả.
Như dụ ngôn hôm nay: phân biệt Chiên và Dê là hình bóng. Xét xử về bác ái là sự thật. Nhưng cũng vì là dụ ngôn nên cũng chỉ nói lên một phần nào đó của Nước Trời, của thời Cánh chung, của ngày Phán xét, tức là Bác ái yêu thương cũng chỉ là một trong nhiều khía cạnh mà Vua Kitô sẽ dựa vào mà xét xử. Và có lẽ là để xét xử “muôn dân,” (người ngoại) những người chưa biết Chúa: “Lạy Chúa có bao giờ con thấy Chúa….” Còn người Kitô hữu chúng ta, có nhiều con đường khác nữa để chúng ta có thể lọt vào của Nước Trời như can đảm tuyên xưng Ngài (10,30), như thi hành ý Cha trên trời (7,21); như sẵn sàng tha thứ (6,14), như không đoán xét ai (7,1) v.v…
Một nét sự thật nữa trong dụ ngôn này là Vua Kitô đồng hoá mình với người mọn hèn nhất.
“Mỗi lần anh em làm như thế cho kẻ bé nhỏ nhất của Ta là anh em làm cho chính Ta.”
Chuyện thần thoại của người Ái Nhĩ Lan kể rằng: Có vị vua kia, không con nối ngôi, nên sai sứ giả đi khắp nơi tuyển lựa người kế vị. Điều kiện vua ra cũng giản đơn, vua tương lai phải có lòng mến Chúa yêu người thật.
Có chàng thanh niên kia nghe trong lòng thôi thúc là hãy đi về Kinh để được vua phỏng vấn. Nhưng chàng nghèo đến độ không áo lành lặn, chẳng đủ đồ ăn đi đường lên Kinh. Nhưng rồi chàng mạnh dạn đi xin và cũng có bộ đồ tạm coi được và ít lương khô bộ hành.
Gần tháng đi bộ, chàng đến kinh đô và thấy lâu đài vua xa xa. Cũng vào lúc ấy, chàng gặp thấy một ông già nghèo đói ngồi bên vệ đường. Ông ngửa tay van xin chàng giúp đỡ: “Anh ơi, tôi đói, tôi rét, anh làm ơn cho tôi áo mặc, cho tôi bánh ăn”. Chàng thanh niên cảm động nhìn người ăn xin. Chàng cởi áo khoác của chàng đổi lấy chiếc áo rách tả tơi của người ăn xin. Chàng cũng chia sẻ lương thực dự trữ của chàng. Rồi chàng đến lâu đài nhà vua trong bộ áo rách tả tơi và không đủ lương thực cho cuộc hành trình trở về. Đến trước lâu đài, lính gác chận chàng lại ở cổng, bắt chàng vào khu vệ sinh tẩy rửa... Rồi sau một thời gian dài chờ đợi, chàng cũng được cho vào gặp nhà vua. Trước ngai vàng, chàng cúi mình thật sâu bái lạy, đến lúc đứng thẳng lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, vì chàng thấy ông già ăn xin bên vệ đường mà chàng đã gặp, giờ đây lại ngồi trên ngai vàng. Chàng e ấp:
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin bên đường mà tôi đã gặp chăng?
- Đúng thế, Đức Vua đáp. Ta phải cải trang làm người ăn xin để thử xem ngươi có thật lòng mến Chúa và yêu người không.
Vua Kitô sẽ xét xử chúng ta theo luật ĐỒNG, Vua đồng hoá với kẻ nghèo đói để ta có nhận ra Ngài không. Và Vua Kitô xử chúng ta theo luật TÌNH, xem ta có dùng tình thương mà đối xử với người nghèo đói mà Ngài đồng hoá với họ không. Hãy nhớ luật đồng và hãy nhớ luật tình. Hãy nhớ luật đồng-tình mà Vua Giêsu thẩm phán sẽ nại vào để xét xử. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
-------------------------------------------------------------
(*) Có thể quảng diễn thêm: [Dụ ngôn cây vả có ý nói Nước Trời sẽ đến với những dấu hiệu báo trước. Quan trọng là có biết nhận ra dấu hiệu đó không?
Dụ ngôn 2 là chủ nhà và quản gia tỉnh thức, vì chủ không biết giờ nào kẻ trộm đến, còn quản gia không biết giờ chủ trở về. Phải tỉnh thức kẻo chủ sẽ ném vào nơi khóc lóc nghiến răng.
Dụ ngôn 3 là Nước Trời giống 10 Trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. 5 cô được gọi là khôn ngoan đâu có phải vì tỉnh thức, cũng ngủ cả, nhưng khôn vì có đem theo dầu. Dầu, chàng rể, đèn đều là những ẩn ý của dụ ngôn, chứ Nước Trời thật mà như vậy thì hãng dầu nhớt Castrol sẽ không còn dầu để bán, bởi ai trước khi chết cũng sắm cho bằng được một can dầu lửa đốt đèn “Hoa Kỳ” !
Đến dụ ngôn 4: những nén bạc: Khi vua trở lại sẽ tính sổ: cho coi 10 thành, 5 thành, hay phải vào nơi khóc lóc. Nén bạc, 5 thành, 10 thành … đều là những ẩn ý của dụ ngôn. Câu cuối của dụ ngôn này (25, 30) khi vua nói với đầy tớ chôn nén bạc không sinh lợi: Hãy tống nó vào nơi tối tăm, ở đó chỉ toàn khóc lóc nghiến răng (câu 30), thì câu 31 là khởi đầu bài Tin Mừng mà anh chị em nghe hôm nay: Khi Con người hiện đến trong vinh quang có thiên thần hầu cận để xét xử.]
Câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời là: Bài Phúc m của Mt chương 25 nói về ngày phán xét chung, phân biệt 2 hạng người bên tả bên hữu, dê với chiên, đó là dụ ngôn nói bóng nói gió hay là mô tả trước ngày phán xét chung sẽ diễn ra như vậy.
Có 3 trả lời cho câu hỏi trên. Trả lời nào cũng có tên tuổi của các nhà chú giải Kinh thánh nổi tiếng cả.
1. Không phải Dụ ngôn, nhưng là mô tả tiên tri, báo trước ngày chung thẩm: Đức Kitô Vua sẽ xét xử thần dân của muôn thiên hạ dựa trên những việc bác ái yêu thương mà họ làm cho nhau. Bởi vì cái cốt lõi của Kitô giáo, giới răn mới của Đức Kitô là Yêu thương. Mười điều răn cũng tóm về “hai này mà chớ”, trước mến Chúa, sau yêu người. Mà theo Tin Mừng Gioan, ai nói mến Chúa mà không yêu người là nói dối, vì thế Vua Kitô sẽ xét xử theo luật. Luật Tình yêu trong những việc cụ thể: cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống…
Những chi tiết này rất khớp với “thương người có 14 mối: Thương xác 7 mối”: thứ nhất cho kẻ đói ăn, (2) khát uống, (3) rách rưới ăn mặc, (4) viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, (5) cho khách đỗ nhà, (6) chuộc kẻ làm tôi, (7) chôn xác kẻ chết…
2. Chỉ là dụ ngôn
Nhưng lối giải đáp trên cũng gặp vài khó khăn lớn: Bởi nếu số phận đời đời của mình chỉ tuỳ thuộc vào những hành vi bác ái làm cho người khác mà mình làm cũng chẳng cần biết là làm cho chính Chúa, vẫn được vào hưởng Nước Trời, thì địa vị của Đức Tin nằm ở đâu. Trong khi Tin là một điểm Chúa Giêsu rất nhấn mạnh: Ai tin thì sẽ được cứu rỗi – Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta.
Hơn nữa những kẻ nghèo rớt mồng tơi lấy gì cho Chúa ăn, những kẻ có mỗi bộ đồ trên mình lấy gì cho Chúa mặc, những kẻ nằm liệt, què hai chân làm sao đi thăm Chúa bệnh được. Không lẽ họ cũng bị xếp vào loại Dê, bên tả.
Nếu phán xét chỉ nhắm vào các việc bác ái, thì ta cứ hùng hục giúp người đói khát đi. Chẳng cần vào Đạo làm chi, chẳng cần đến nhà thờ làm gì, vì Chúa Kitô Vua đâu có hỏi trong ngày phán xét: Ngươi đi nhà thờ tuần mấy lần? Một năm xưng tội mấy keo? Ăn chay mỗi năm mấy bận?
Lại còn những câu nói khác cũng của Vua Kitô thẩm phán. Ai tha thứ sẽ được thứ tha (tha thứ chứ đâu phải là cho ăn cho mặc). Anh em đừng xét đoán thì sẽ không bị xét xử (không xét đoán đâu phải là cho uống cho ăn), mà vẫn được trắng án, cho qua, không bị xét xử.
Lại còn những tội trong tư tưởng không bị Vua Kitô Đấng thấu suốt mọi tư tưởng trong tâm hồn, không xét xử các tội đó hay sao? (Ngài nói: nhìn người nữ mà ước ao phạm tội là đã phạm tội rồi mà !) … Tức là nếu ta cứ vung tiền ra cho kẻ đói ăn, khát uống, mà trong lòng ta chẳng thương người chút nào, thì có được xếp vào bên hữu không?
Vì thế, người ta lại coi đoạn Tin Mừng này cũng chỉ là Dụ ngôn, nhằm nói lên một khía cạnh của Nước Trời như 4 dụ ngôn mà Matthêu kể liền trước đó (cuối chương 24 và đầu chương 25): Cây vả, Chủ nhà và quản gia tỉnh thức, 10 trinh nữ, và Các nén bạc. (*)
Chính vì có một loạt các dụ ngôn liên tiếp nhau như vậy, mà một số các nhà chú giải coi đây cũng là một dụ ngôn chứ không phải miêu tả sự thật.
3. Dụ ngôn nghĩa rộng.
Nếu chỉ xem đoạn tả trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một dụ ngôn thuần tuý, tức là một ví dụ cho dễ hiểu thì sẽ có nguy cơ xem thường các hành động yêu thương là cốt lõi của đạo Bác ái. Vì thế lời giải thứ ba cho câu hỏi: “Bài Tin Mừng này là dụ ngôn hay mô tả thật” sẽ là: Đây là Dụ ngôn theo nghĩa rộng.
-Bởi dụ ngôn có thể là lời tuyên phán long trọng: Những gì từ ngoài vào không làm cho người ta ra nhơ uế. Nhưng chính cái từ trong con người phát ra mới làm cho nhơ nhớp.
-Dụ ngôn cũng có thể là lời khuyên về cách xử thế: khi đi dự tiệc anh em đừng ngồi vào chỗ nhất.
-Dụ ngôn cũng có thể ám chỉ một hạng người nào đó. Có 2 người lên đền thờ cầu nguyện: Biệt Phái và người Thu Thuế.
-Dụ ngôn cũng có thể chỉ là một câu tục ngữ: Thầy thuốc hãy chữa lấy mình.
-Hay dụ ngôn thường là những so sánh, ví dụ, ví dầu cầu tre lắt lẻo. Nước Trời như hạt cải, như nắm men, như mẻ lưới…
Vì thế dụ ngôn theo nghĩa rộng vừa là hình bóng ví von vừa là sự thật được mô tả.
Như dụ ngôn hôm nay: phân biệt Chiên và Dê là hình bóng. Xét xử về bác ái là sự thật. Nhưng cũng vì là dụ ngôn nên cũng chỉ nói lên một phần nào đó của Nước Trời, của thời Cánh chung, của ngày Phán xét, tức là Bác ái yêu thương cũng chỉ là một trong nhiều khía cạnh mà Vua Kitô sẽ dựa vào mà xét xử. Và có lẽ là để xét xử “muôn dân,” (người ngoại) những người chưa biết Chúa: “Lạy Chúa có bao giờ con thấy Chúa….” Còn người Kitô hữu chúng ta, có nhiều con đường khác nữa để chúng ta có thể lọt vào của Nước Trời như can đảm tuyên xưng Ngài (10,30), như thi hành ý Cha trên trời (7,21); như sẵn sàng tha thứ (6,14), như không đoán xét ai (7,1) v.v…
Một nét sự thật nữa trong dụ ngôn này là Vua Kitô đồng hoá mình với người mọn hèn nhất.
“Mỗi lần anh em làm như thế cho kẻ bé nhỏ nhất của Ta là anh em làm cho chính Ta.”
Chuyện thần thoại của người Ái Nhĩ Lan kể rằng: Có vị vua kia, không con nối ngôi, nên sai sứ giả đi khắp nơi tuyển lựa người kế vị. Điều kiện vua ra cũng giản đơn, vua tương lai phải có lòng mến Chúa yêu người thật.
Có chàng thanh niên kia nghe trong lòng thôi thúc là hãy đi về Kinh để được vua phỏng vấn. Nhưng chàng nghèo đến độ không áo lành lặn, chẳng đủ đồ ăn đi đường lên Kinh. Nhưng rồi chàng mạnh dạn đi xin và cũng có bộ đồ tạm coi được và ít lương khô bộ hành.
Gần tháng đi bộ, chàng đến kinh đô và thấy lâu đài vua xa xa. Cũng vào lúc ấy, chàng gặp thấy một ông già nghèo đói ngồi bên vệ đường. Ông ngửa tay van xin chàng giúp đỡ: “Anh ơi, tôi đói, tôi rét, anh làm ơn cho tôi áo mặc, cho tôi bánh ăn”. Chàng thanh niên cảm động nhìn người ăn xin. Chàng cởi áo khoác của chàng đổi lấy chiếc áo rách tả tơi của người ăn xin. Chàng cũng chia sẻ lương thực dự trữ của chàng. Rồi chàng đến lâu đài nhà vua trong bộ áo rách tả tơi và không đủ lương thực cho cuộc hành trình trở về. Đến trước lâu đài, lính gác chận chàng lại ở cổng, bắt chàng vào khu vệ sinh tẩy rửa... Rồi sau một thời gian dài chờ đợi, chàng cũng được cho vào gặp nhà vua. Trước ngai vàng, chàng cúi mình thật sâu bái lạy, đến lúc đứng thẳng lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, vì chàng thấy ông già ăn xin bên vệ đường mà chàng đã gặp, giờ đây lại ngồi trên ngai vàng. Chàng e ấp:
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin bên đường mà tôi đã gặp chăng?
- Đúng thế, Đức Vua đáp. Ta phải cải trang làm người ăn xin để thử xem ngươi có thật lòng mến Chúa và yêu người không.
Vua Kitô sẽ xét xử chúng ta theo luật ĐỒNG, Vua đồng hoá với kẻ nghèo đói để ta có nhận ra Ngài không. Và Vua Kitô xử chúng ta theo luật TÌNH, xem ta có dùng tình thương mà đối xử với người nghèo đói mà Ngài đồng hoá với họ không. Hãy nhớ luật đồng và hãy nhớ luật tình. Hãy nhớ luật đồng-tình mà Vua Giêsu thẩm phán sẽ nại vào để xét xử. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
-------------------------------------------------------------
(*) Có thể quảng diễn thêm: [Dụ ngôn cây vả có ý nói Nước Trời sẽ đến với những dấu hiệu báo trước. Quan trọng là có biết nhận ra dấu hiệu đó không?
Dụ ngôn 2 là chủ nhà và quản gia tỉnh thức, vì chủ không biết giờ nào kẻ trộm đến, còn quản gia không biết giờ chủ trở về. Phải tỉnh thức kẻo chủ sẽ ném vào nơi khóc lóc nghiến răng.
Dụ ngôn 3 là Nước Trời giống 10 Trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. 5 cô được gọi là khôn ngoan đâu có phải vì tỉnh thức, cũng ngủ cả, nhưng khôn vì có đem theo dầu. Dầu, chàng rể, đèn đều là những ẩn ý của dụ ngôn, chứ Nước Trời thật mà như vậy thì hãng dầu nhớt Castrol sẽ không còn dầu để bán, bởi ai trước khi chết cũng sắm cho bằng được một can dầu lửa đốt đèn “Hoa Kỳ” !
Đến dụ ngôn 4: những nén bạc: Khi vua trở lại sẽ tính sổ: cho coi 10 thành, 5 thành, hay phải vào nơi khóc lóc. Nén bạc, 5 thành, 10 thành … đều là những ẩn ý của dụ ngôn. Câu cuối của dụ ngôn này (25, 30) khi vua nói với đầy tớ chôn nén bạc không sinh lợi: Hãy tống nó vào nơi tối tăm, ở đó chỉ toàn khóc lóc nghiến răng (câu 30), thì câu 31 là khởi đầu bài Tin Mừng mà anh chị em nghe hôm nay: Khi Con người hiện đến trong vinh quang có thiên thần hầu cận để xét xử.]