Cha Michael McGivney được nâng lên hàng Chân Phước: một mẫu gương trong việc canh tân giáo xứ của thời hậu dịch
Khi Giáo Hội Công Giáo Mỹ mừng lễ phong chân phước cho Cha Michael McGivney, Carl Anderson, Vị Hiệp sĩ Tối cao giải thích lý do tại sao người sáng lập Hiệp Hội Hiệp sĩ Columbus là một mẫu gương quan trọng về lòng bác ái truyền giáo.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Cha Michael J. McGivney sẽ được nâng lên bận Chân phước, Đáng kính (Á thánh) trong thánh lễ đặc biệt do Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng Giám Mục của Newark, cử hành vào thứ Bảy 30/10/2020.
Lễ tôn vinh Chân phước được diễn ra tại Nhà thờ thánh Giuse ở Hartford, thuộc bang Connecticut của Hoa Kỳ.
Mặc dù việc phong chân phước xảy ra trên đất Mỹ, nhưng người Công Giáo trên khắp thế giới cần biết về cuộc đời và chứng tá của Cha McGivney.
Cha đã thành lập Hiệp Hội Hiệp Sĩ Columbus vào năm 1882, tại giáo xứ của cha ở New Haven, Connecticut. Tổ chức từ thiện huynh đệ này hiện nay có hơn hai triệu thành viên được tổ chức thành khoảng 16.000 chi hội địa phương trên khắp thế giới.
Sự kiện này rất thích hợp cho Giáo hội Hoa Kỳ
Trong một cuộc phỏng vấn do đài Vatican thực hiện, Vị Hiệp sĩ Tối cao Sir Carl Anderson bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì đã nhìn nhận chứng tá Kitô giáo của Cha McGivney.
“Tôi nghĩ đây chính là một sự kiện quan trọng cho đất nước Hoa kỳ ngày nay,” ông ấy nói thêm trong thời đại của cha McGivney, Hoa Kỳ là lãnh thổ truyền giáo.
“Cha McGivney thành lập Hiệp Hội Hiệp sĩ Columbus vì ngài lo ngại thấy người Công Giáo đang rời xa đức tin. Các ông thì tham gia vào các hội kín, một tổ chức chống đạo Công Giáo, tình trạng nhiều gia đình bị tan vỡ vì túng thiếu, trước cái chết vì đói cơm đói bánh!"
Tình huynh đệ và sự trợ đỡ hỗ tương
Trước bối cảnh ấy, cha Cha McGivney đã thành lập Hiệp Hội để hỗ trợ huynh đệ cho cho các người chủ gia đình, hỗ trợ tài chính cho gia đình họ, đặc biệt trong trường hợp họ qua đời, thông qua các chính sách bảo hiểm nhân thọ. Điều này cung cấp một lối sống cho các tầng lớp của những người lao động và người di cư và di dân…
“Cha McGivney muốn giữ cho giáo dân và các gia đình trong giáo xứ được kiên vững trong đức tin”.
Ông Anderson cho biết thêm: ở Mỹ vào thế kỷ 19, trào lưu chống Công Giáo rất cao, vì vậy có nguy cơ người Công Giáo sẽ biến mất khỏi tổ chức xã hội mà rút vào các khu tự trị.
“Nhưng ý nghĩ của McGivney lại khác "chúng ta phải nhập cuộc vào xã hội. Chúng ta phải tái tạo xã hội... Và chúng ta sẽ làm điều đó qua phương tiện từ thiện và đoàn kết, trong lý tưởng tình huynh đệ."
Ông Anderson đã nêu ra sự song đôi giữa những thách thức mà Giáo hội Hoa Kỳ đang phải đối diện hôm nay cũng như thời đó.
Ông cho hay: “Cuộc khủng hoảng hiện nay là việc các nhà thờ bị đóng cửa, số giáo dân tham dự Thánh lễ bị giới hạn. Các dịch vụ của nhà thờ bị cắt giảm! Nên khi những hạn chế qua đi thì chúng ta phải giúp mọi người trở lại cuộc sống thường ngày và việc trở lại tham dự Thánh lễ, sinh hoạt giáo xứ có thể là một khó khăn! Vì vậy "chúng ta cần một sự đổi mới đời sống giáo xứ."
Gương truyền giáo sinh động của cha McGivney vạch ra một con đường cho các vị lo mục vụ giáo xứ”.
Đó là lý do tại sao, vị Hiệp sĩ Tối cao Carl Anderson nhấn mạnh ‘đường hướng của cha McGivney về “Chứng tá và truyền giáo của một Kitô hữu bình thường ngày nay là rất quan trọng”.
Khi Giáo Hội Công Giáo Mỹ mừng lễ phong chân phước cho Cha Michael McGivney, Carl Anderson, Vị Hiệp sĩ Tối cao giải thích lý do tại sao người sáng lập Hiệp Hội Hiệp sĩ Columbus là một mẫu gương quan trọng về lòng bác ái truyền giáo.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Cha Michael J. McGivney sẽ được nâng lên bận Chân phước, Đáng kính (Á thánh) trong thánh lễ đặc biệt do Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng Giám Mục của Newark, cử hành vào thứ Bảy 30/10/2020.
Lễ tôn vinh Chân phước được diễn ra tại Nhà thờ thánh Giuse ở Hartford, thuộc bang Connecticut của Hoa Kỳ.
Mặc dù việc phong chân phước xảy ra trên đất Mỹ, nhưng người Công Giáo trên khắp thế giới cần biết về cuộc đời và chứng tá của Cha McGivney.
Cha đã thành lập Hiệp Hội Hiệp Sĩ Columbus vào năm 1882, tại giáo xứ của cha ở New Haven, Connecticut. Tổ chức từ thiện huynh đệ này hiện nay có hơn hai triệu thành viên được tổ chức thành khoảng 16.000 chi hội địa phương trên khắp thế giới.
Sự kiện này rất thích hợp cho Giáo hội Hoa Kỳ
Trong một cuộc phỏng vấn do đài Vatican thực hiện, Vị Hiệp sĩ Tối cao Sir Carl Anderson bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì đã nhìn nhận chứng tá Kitô giáo của Cha McGivney.
“Tôi nghĩ đây chính là một sự kiện quan trọng cho đất nước Hoa kỳ ngày nay,” ông ấy nói thêm trong thời đại của cha McGivney, Hoa Kỳ là lãnh thổ truyền giáo.
“Cha McGivney thành lập Hiệp Hội Hiệp sĩ Columbus vì ngài lo ngại thấy người Công Giáo đang rời xa đức tin. Các ông thì tham gia vào các hội kín, một tổ chức chống đạo Công Giáo, tình trạng nhiều gia đình bị tan vỡ vì túng thiếu, trước cái chết vì đói cơm đói bánh!"
Tình huynh đệ và sự trợ đỡ hỗ tương
Trước bối cảnh ấy, cha Cha McGivney đã thành lập Hiệp Hội để hỗ trợ huynh đệ cho cho các người chủ gia đình, hỗ trợ tài chính cho gia đình họ, đặc biệt trong trường hợp họ qua đời, thông qua các chính sách bảo hiểm nhân thọ. Điều này cung cấp một lối sống cho các tầng lớp của những người lao động và người di cư và di dân…
“Cha McGivney muốn giữ cho giáo dân và các gia đình trong giáo xứ được kiên vững trong đức tin”.
Ông Anderson cho biết thêm: ở Mỹ vào thế kỷ 19, trào lưu chống Công Giáo rất cao, vì vậy có nguy cơ người Công Giáo sẽ biến mất khỏi tổ chức xã hội mà rút vào các khu tự trị.
“Nhưng ý nghĩ của McGivney lại khác "chúng ta phải nhập cuộc vào xã hội. Chúng ta phải tái tạo xã hội... Và chúng ta sẽ làm điều đó qua phương tiện từ thiện và đoàn kết, trong lý tưởng tình huynh đệ."
Ông Anderson đã nêu ra sự song đôi giữa những thách thức mà Giáo hội Hoa Kỳ đang phải đối diện hôm nay cũng như thời đó.
Ông cho hay: “Cuộc khủng hoảng hiện nay là việc các nhà thờ bị đóng cửa, số giáo dân tham dự Thánh lễ bị giới hạn. Các dịch vụ của nhà thờ bị cắt giảm! Nên khi những hạn chế qua đi thì chúng ta phải giúp mọi người trở lại cuộc sống thường ngày và việc trở lại tham dự Thánh lễ, sinh hoạt giáo xứ có thể là một khó khăn! Vì vậy "chúng ta cần một sự đổi mới đời sống giáo xứ."
Gương truyền giáo sinh động của cha McGivney vạch ra một con đường cho các vị lo mục vụ giáo xứ”.
Đó là lý do tại sao, vị Hiệp sĩ Tối cao Carl Anderson nhấn mạnh ‘đường hướng của cha McGivney về “Chứng tá và truyền giáo của một Kitô hữu bình thường ngày nay là rất quan trọng”.