Cuộc tấn công Nice: Đức Tổng Giám Mục Longley cho hay chỉ có lời cầu nguyện và đối thoại mới giải trình được hành động vô nghĩa này.
Tổng giám mục Bernard Longley của Giáo phận Birmingham bày tỏ quan điểm của ngài trước cuộc tấn công ở Nice, mô tả vụ giết người này là vô nghĩa và cho hay chúng ta cần phải quyết tâm bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới.
(Tin Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley ở Birminghag, Vương quốc Anh đã cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị khác trên thế giới lên án vụ tấn công bằng dao giết chết ba người hôm thứ Năm (29/10/2020) tại Vương cung thánh đường Đức Bà ở Nice, nước Pháp.
Sau vụ giết người này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau buồn và tâm tình cầu nguyện của Ngài cho Giáo hội Pháp.
Hiện nước Pháp đang chìm ngập trong tình trạng báo động đỏ và Tổng thống Emmanuel Macron đã ra lệnh cho hàng nghìn binh sĩ bảo vệ các địa điểm quan trọng cũng như các nơi thờ phượng và trường học.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp là ông Gerald Damarnin hôm thứ Sáu (30/10/2020) cho biết có nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công của bọn khủng bố vào lãnh thổ nước này sau vụ tấn công bằng dao gây tử vong lần thứ hai trong vòng hai tuần qua.
Cuộc tấn công kinh hoàng
Đức Tổng Giám Mục Longley, cũng là Chủ tịch của ủy Ban Đối thoại và Thống nhất của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales, mô tả những vụ giết người này là "vô nghĩa."
Phát biểu với nữ ký giả Lydia O'Kane, Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài chia sẻ “sự cảm thông của tất cả mọi người ở Vương quốc Anh và tất nhiên trên khắp nước Pháp và thế giới trước nỗi kinh hoàng khi nghe những gì đã xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà ở Nice.”
Quyết tâm bảo vệ hòa bình
ĐTGM nói về một nỗi buồn sâu sắc “đối với đất nước và nhân dân Pháp; cho Giáo Hội Công Giáo và cho tất cả những người có niềm tin ở Pháp, và ý thức về nghĩa vụ của chúng tôi, những người Công Giáo ở Anh quốc và các nơi khác, phải hiệp nhất cầu nguyện cho những người đang đau khổ vì sự kiện! và chúng ta phải quyết tâm thực hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới."
Trong những năm gần đây, nước Pháp đã phải hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố. Thủ đô Paris đã trải qua một loạt các vụ đánh bom và xả súng ngày 13 tháng 11 năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng. Năm 2016, một chiến binh Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống đã lái một chiếc xe tải càn quét vào đám đông dân chúng trên bờ biển ở Nice đang kỷ niệm Ngày cách mạng Bastille, khiến 86 người thiệt mạng.
Tấn công vào nhà Chúa
Cuộc tấn công hôm thứ Năm (29/10/2020) diễn ra ngay trong một nhà thờ, giống như cuộc tấn công cách đây 4 năm, trong đó vị linh mục 84 tuổi, Cha Jacques Hamel, bị giết lúc đang cử hành Thánh lễ sáng.
Đức Tổng Giám Mục Longley lưu ý rằng khi ngài nghe tin hôm Thứ Năm, ngay lập tức, ngài liên tưởng tới vụ giết hại cha Hamel. ĐTGM cho hay tiếp rằng bạo lực này xảy ra trong nhà của Chúa, làm mất đi cái “cảm giác bình yên mà rất nhiều người tìm đến các nơi thờ phượng và các thánh đường của chúng ta”.
Đường lối của Chúa là đối thoại
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đường lối của Giáo hội, đường lối của Chúa là “đối thoại, mở ra cuộc trao đổi với nhau”. ĐTGM nói thêm, ngài xác tín rằng những sự kiện khủng khiếp này chỉ có thể được củng cố bằng những cam kết của Giáo hội trong việc đối thoại với những người theo các tín ngưỡng khác nhau qua việc xây dựng một nền văn hóa và xã hội rộng lớn hơn”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh, trong lúc này, trọng tâm chính là chăm lo cho những người đang đau khổ vì biến cố khủng khiếp này.
Tổng giám mục Bernard Longley của Giáo phận Birmingham bày tỏ quan điểm của ngài trước cuộc tấn công ở Nice, mô tả vụ giết người này là vô nghĩa và cho hay chúng ta cần phải quyết tâm bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới.
(Tin Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley ở Birminghag, Vương quốc Anh đã cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị khác trên thế giới lên án vụ tấn công bằng dao giết chết ba người hôm thứ Năm (29/10/2020) tại Vương cung thánh đường Đức Bà ở Nice, nước Pháp.
Sau vụ giết người này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau buồn và tâm tình cầu nguyện của Ngài cho Giáo hội Pháp.
Hiện nước Pháp đang chìm ngập trong tình trạng báo động đỏ và Tổng thống Emmanuel Macron đã ra lệnh cho hàng nghìn binh sĩ bảo vệ các địa điểm quan trọng cũng như các nơi thờ phượng và trường học.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp là ông Gerald Damarnin hôm thứ Sáu (30/10/2020) cho biết có nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công của bọn khủng bố vào lãnh thổ nước này sau vụ tấn công bằng dao gây tử vong lần thứ hai trong vòng hai tuần qua.
Cuộc tấn công kinh hoàng
Đức Tổng Giám Mục Longley, cũng là Chủ tịch của ủy Ban Đối thoại và Thống nhất của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales, mô tả những vụ giết người này là "vô nghĩa."
Phát biểu với nữ ký giả Lydia O'Kane, Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài chia sẻ “sự cảm thông của tất cả mọi người ở Vương quốc Anh và tất nhiên trên khắp nước Pháp và thế giới trước nỗi kinh hoàng khi nghe những gì đã xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà ở Nice.”
Quyết tâm bảo vệ hòa bình
ĐTGM nói về một nỗi buồn sâu sắc “đối với đất nước và nhân dân Pháp; cho Giáo Hội Công Giáo và cho tất cả những người có niềm tin ở Pháp, và ý thức về nghĩa vụ của chúng tôi, những người Công Giáo ở Anh quốc và các nơi khác, phải hiệp nhất cầu nguyện cho những người đang đau khổ vì sự kiện! và chúng ta phải quyết tâm thực hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ hòa bình và các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi nơi trên thế giới."
Trong những năm gần đây, nước Pháp đã phải hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố. Thủ đô Paris đã trải qua một loạt các vụ đánh bom và xả súng ngày 13 tháng 11 năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng. Năm 2016, một chiến binh Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống đã lái một chiếc xe tải càn quét vào đám đông dân chúng trên bờ biển ở Nice đang kỷ niệm Ngày cách mạng Bastille, khiến 86 người thiệt mạng.
Tấn công vào nhà Chúa
Cuộc tấn công hôm thứ Năm (29/10/2020) diễn ra ngay trong một nhà thờ, giống như cuộc tấn công cách đây 4 năm, trong đó vị linh mục 84 tuổi, Cha Jacques Hamel, bị giết lúc đang cử hành Thánh lễ sáng.
Đức Tổng Giám Mục Longley lưu ý rằng khi ngài nghe tin hôm Thứ Năm, ngay lập tức, ngài liên tưởng tới vụ giết hại cha Hamel. ĐTGM cho hay tiếp rằng bạo lực này xảy ra trong nhà của Chúa, làm mất đi cái “cảm giác bình yên mà rất nhiều người tìm đến các nơi thờ phượng và các thánh đường của chúng ta”.
Đường lối của Chúa là đối thoại
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đường lối của Giáo hội, đường lối của Chúa là “đối thoại, mở ra cuộc trao đổi với nhau”. ĐTGM nói thêm, ngài xác tín rằng những sự kiện khủng khiếp này chỉ có thể được củng cố bằng những cam kết của Giáo hội trong việc đối thoại với những người theo các tín ngưỡng khác nhau qua việc xây dựng một nền văn hóa và xã hội rộng lớn hơn”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh, trong lúc này, trọng tâm chính là chăm lo cho những người đang đau khổ vì biến cố khủng khiếp này.