New York: Hai linh mục đã từng một thời liên kết với nhau vào thập niên 60, kêu gọi chống chiến tranh Việt Nam , đã cùng trình bày những vị thế tương phản của học thuyết chiến tranh chính đáng và chủ nghĩa hòa bình tại Nữu Ước vào ngày 19/10/2002.
Linh Mục Richard J. Neuhaus, chủ tịch Học Viện Tôn Giáo và Ðời Sống Công Cộng tại Nữu Ước, người ủng hộ học thuyết chiến tranh chính đáng, đặc biệt đến quan điểm của Thánh Augustinô, đã đưa ra một loạt tiêu chuẩn hầu trả lời cho câu hỏi "Khi nào chiến tranh là một bổn phận?"
Cha nói chiến tranh là một bổn phận luân lý khi nó được tiến hành "trong sự vâng lời giới răn yêu thương đến người láng giềng của mình".
Linh Mục Dòng Tên Daniel Berrigan, đã giới thiệu Ngài là người đã 81 tuổi "đã bị bắt rồi lại bị bắt và rồi lại bị bắt" trong những cuộc biểu tình phản chiến, đã trình bày người theo chủ nghĩa hòa bình dựa theo Phúc Âm.
Ngài nói khi Phêrô rút gươm ra chém đứt tai phải của người đầy tớ vị thượng tế "Chúa Giêsu không nói, 'Phêrô, hãy đi một chiêu tuyệt đẹp' nhưng Người nói, 'Phêrô hãy xỏ gươm vào bao". Cha Berrigan bình luận "Ngài không nói, 'Phúc cho những ai gây chiến', nhưng Ngài nói "Phúc thay ai xây dựng hòa bình".
Buổi thuyết trình tại Nhà thờ Riverside, các linh mục đã tham dự các chương trình kéo dài trong một ngày do sự bảo trợ của Tổ Chức Hòa Bình Ðức Kitô (Pax Christi) tại Nữu Ước và Ủy Ban Hợp Tác Cánh Tân cũng tại Nữu Ước.
Linh Mục Neuhaus, nay đã 66 tuổi, đã kể lại khi Ngài còn phục vụ tại Nhà Thờ Riverside vào năm 1967, một giáo đoàn độc lập có liên hệ với Giáo Hội Baptist tại Hoa Kỳ và Giáo Hội Hiệp Thông Chúa Kitô, lúc đó Mục Sư Marin Luther King Jr đã tuyến bố chống chiến tranh Việt Nam.
Trong một nhóm phản chiến vào thời kỳ này, các Giáo Sĩ quan tâm đến Việt Nam có Cha Neuhaus lúc đó Ngài là Mục Sư Lutherô tại Brooklyn, là đồng chủ tịch cùng với Linh Mục Berrigan là linh mục Công Giáo và cố Rabbi Abraham Joshua Heschel là giáo trưởng Do Thái Giáo.
Cùng nhận mình là những tu sĩ cấp tiến, Cha Neuhaus sau đó đã vào nhóm được coi là tân bảo thủ, và Ngài gia nhập đạo Công Giáo vào năm 1990, một năm sau Cha được thụ phong linh mục Công Giáo.
Cha Neuhaus nói rằng học thuyết chiến tranh chính đáng chối từ cả về chủ nghĩa hòa bình và quan niệm loại ra bên ngoài một loạt câu hỏi có tính cách luân lý, để rồi thêm rằng "chiến tranh là điạ ngục và nó là công việc kinh doanh đê tiện, nhưng quý vị sẵn sàng mó tay vào để cho dơ bẩn".
Hơn thế nữa, tình trạng hiện nay đối với Iraq, người Công Giáo tại Hoa Kỳ nên "cùng nhau suy nghĩ và cầu nguyện" về những câu hỏi đạo đức liên hệ và hãy làm điều này với các Kitô hữu khác.
Cha đã đưa ra thí dụ dẫn chứng Tổng Thống Bush và Thư Ký Quốc Phòng Donald H Rumsfeld, "mà tôi không nghi ngờ họ là những người thành tâm cầu nguyện, là những người suy nghĩ tha thiết, là những người nghiêm chỉnh đọc Kinh Thánh, là những người sốt sắng với những người bạn theo đạo Kitô để hỏi rằng điều luân lý đúng đắn phải làm là gì".
Cha Neuhans nói học thuyết chiến tranh chính đáng đôi khi được dùng để hợp thức hóa chiến tranh vì những lý do khác, và như thế nó "dễ dàng đánh lừa" những lý lẽ phức tạp đôi khí đã được trình bày bằng cách thêm vào những yếu tố khác nhau của học thuyết.
Nhưng Cha nói "sự thành đạt cao cả" của học thuyết là nhắc nhở người Kitô hữu về "bổn phận không thể tránh được" để tự hỏi mình có phải là mình đang làm điều đúng đắn hay không. "Chúng ta không bao giờ từ bỏ vai trò của chúng ta là những người đóng vai luân lý".
Phần trình bày của Cha Dòng Tên Berrigan. Ngài đã bị công kích rằng Giáo Hội không có lý thuyết về "phá thai chính đáng" để cùng đi song song với học thuyết "chiến tranh chính đáng, và Ngài nghĩ một cách thô thiển rằng nếu để thích hợp thì Giáo Hội cũng cần phải khai thác về luận điểm này.
"Chúng ta tìm thấy trong Phúc Âm sự thoái thác dứt khoát về chiến tranh". Hãy nhận ra rằng Chúa Giêsu không bao giờ ca ngợi những cuộc chiến của các Vua thời Cựu Ước như Sa-un, Ða Vít , Sa lô môn và Cha thêm rằng "sự im lặng của Ngài cho thấy đó là điều chói tai".
Thay vào đó, Chúa Giêsu nhìn đến các vị tiên tri, như trong hội đường ở Nazareth và Chúa kêu gọi "làm việc thiện".
Cha Berrigan đã lấy nhiều tư tưởng từ Báo Văn Minh Công Giáo của các Cha Dòng Tên xuất bản tại Roma, trong bài bình luận chỉ trích cuộc chiến tại vịnh Ba Tư vào năm 1991. Ngài tán thành ý kiến của tác giả về những điều kiện trong học thuyết chiến tranh chính đáng không thể đạt tới được trong cuộc chiến hiện đại, và đồng ý rằng cuộc chiến thật sự xảy ra chỉ vì "ảnh hưởng chính trị và quan tâm về kinh tế".
Liên quan đến việc tán thành của Cha Neuhaus khi chiến tranh trở thành một bổn phận luân lý tranh đấu bảo vệ người vô tội, Cha Berrigan bình luận rằng: "Tôi chưa hề thấy một cuộc chiến nào mà bất kỳ ai đã quan tâm đến người vô tội, ngoại trừ chỉ muốn tống cổ họ ra để khỏi làm cản lối".
Linh Mục Richard J. Neuhaus, chủ tịch Học Viện Tôn Giáo và Ðời Sống Công Cộng tại Nữu Ước, người ủng hộ học thuyết chiến tranh chính đáng, đặc biệt đến quan điểm của Thánh Augustinô, đã đưa ra một loạt tiêu chuẩn hầu trả lời cho câu hỏi "Khi nào chiến tranh là một bổn phận?"
Cha nói chiến tranh là một bổn phận luân lý khi nó được tiến hành "trong sự vâng lời giới răn yêu thương đến người láng giềng của mình".
Linh Mục Dòng Tên Daniel Berrigan, đã giới thiệu Ngài là người đã 81 tuổi "đã bị bắt rồi lại bị bắt và rồi lại bị bắt" trong những cuộc biểu tình phản chiến, đã trình bày người theo chủ nghĩa hòa bình dựa theo Phúc Âm.
Ngài nói khi Phêrô rút gươm ra chém đứt tai phải của người đầy tớ vị thượng tế "Chúa Giêsu không nói, 'Phêrô, hãy đi một chiêu tuyệt đẹp' nhưng Người nói, 'Phêrô hãy xỏ gươm vào bao". Cha Berrigan bình luận "Ngài không nói, 'Phúc cho những ai gây chiến', nhưng Ngài nói "Phúc thay ai xây dựng hòa bình".
Buổi thuyết trình tại Nhà thờ Riverside, các linh mục đã tham dự các chương trình kéo dài trong một ngày do sự bảo trợ của Tổ Chức Hòa Bình Ðức Kitô (Pax Christi) tại Nữu Ước và Ủy Ban Hợp Tác Cánh Tân cũng tại Nữu Ước.
Linh Mục Neuhaus, nay đã 66 tuổi, đã kể lại khi Ngài còn phục vụ tại Nhà Thờ Riverside vào năm 1967, một giáo đoàn độc lập có liên hệ với Giáo Hội Baptist tại Hoa Kỳ và Giáo Hội Hiệp Thông Chúa Kitô, lúc đó Mục Sư Marin Luther King Jr đã tuyến bố chống chiến tranh Việt Nam.
Trong một nhóm phản chiến vào thời kỳ này, các Giáo Sĩ quan tâm đến Việt Nam có Cha Neuhaus lúc đó Ngài là Mục Sư Lutherô tại Brooklyn, là đồng chủ tịch cùng với Linh Mục Berrigan là linh mục Công Giáo và cố Rabbi Abraham Joshua Heschel là giáo trưởng Do Thái Giáo.
Cùng nhận mình là những tu sĩ cấp tiến, Cha Neuhaus sau đó đã vào nhóm được coi là tân bảo thủ, và Ngài gia nhập đạo Công Giáo vào năm 1990, một năm sau Cha được thụ phong linh mục Công Giáo.
Cha Neuhaus nói rằng học thuyết chiến tranh chính đáng chối từ cả về chủ nghĩa hòa bình và quan niệm loại ra bên ngoài một loạt câu hỏi có tính cách luân lý, để rồi thêm rằng "chiến tranh là điạ ngục và nó là công việc kinh doanh đê tiện, nhưng quý vị sẵn sàng mó tay vào để cho dơ bẩn".
Hơn thế nữa, tình trạng hiện nay đối với Iraq, người Công Giáo tại Hoa Kỳ nên "cùng nhau suy nghĩ và cầu nguyện" về những câu hỏi đạo đức liên hệ và hãy làm điều này với các Kitô hữu khác.
Cha đã đưa ra thí dụ dẫn chứng Tổng Thống Bush và Thư Ký Quốc Phòng Donald H Rumsfeld, "mà tôi không nghi ngờ họ là những người thành tâm cầu nguyện, là những người suy nghĩ tha thiết, là những người nghiêm chỉnh đọc Kinh Thánh, là những người sốt sắng với những người bạn theo đạo Kitô để hỏi rằng điều luân lý đúng đắn phải làm là gì".
Cha Neuhans nói học thuyết chiến tranh chính đáng đôi khi được dùng để hợp thức hóa chiến tranh vì những lý do khác, và như thế nó "dễ dàng đánh lừa" những lý lẽ phức tạp đôi khí đã được trình bày bằng cách thêm vào những yếu tố khác nhau của học thuyết.
Nhưng Cha nói "sự thành đạt cao cả" của học thuyết là nhắc nhở người Kitô hữu về "bổn phận không thể tránh được" để tự hỏi mình có phải là mình đang làm điều đúng đắn hay không. "Chúng ta không bao giờ từ bỏ vai trò của chúng ta là những người đóng vai luân lý".
Phần trình bày của Cha Dòng Tên Berrigan. Ngài đã bị công kích rằng Giáo Hội không có lý thuyết về "phá thai chính đáng" để cùng đi song song với học thuyết "chiến tranh chính đáng, và Ngài nghĩ một cách thô thiển rằng nếu để thích hợp thì Giáo Hội cũng cần phải khai thác về luận điểm này.
"Chúng ta tìm thấy trong Phúc Âm sự thoái thác dứt khoát về chiến tranh". Hãy nhận ra rằng Chúa Giêsu không bao giờ ca ngợi những cuộc chiến của các Vua thời Cựu Ước như Sa-un, Ða Vít , Sa lô môn và Cha thêm rằng "sự im lặng của Ngài cho thấy đó là điều chói tai".
Thay vào đó, Chúa Giêsu nhìn đến các vị tiên tri, như trong hội đường ở Nazareth và Chúa kêu gọi "làm việc thiện".
Cha Berrigan đã lấy nhiều tư tưởng từ Báo Văn Minh Công Giáo của các Cha Dòng Tên xuất bản tại Roma, trong bài bình luận chỉ trích cuộc chiến tại vịnh Ba Tư vào năm 1991. Ngài tán thành ý kiến của tác giả về những điều kiện trong học thuyết chiến tranh chính đáng không thể đạt tới được trong cuộc chiến hiện đại, và đồng ý rằng cuộc chiến thật sự xảy ra chỉ vì "ảnh hưởng chính trị và quan tâm về kinh tế".
Liên quan đến việc tán thành của Cha Neuhaus khi chiến tranh trở thành một bổn phận luân lý tranh đấu bảo vệ người vô tội, Cha Berrigan bình luận rằng: "Tôi chưa hề thấy một cuộc chiến nào mà bất kỳ ai đã quan tâm đến người vô tội, ngoại trừ chỉ muốn tống cổ họ ra để khỏi làm cản lối".