CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN A 2020
Sau “sự cố ngày 25 tháng 5 năm 2020”, chàng thanh niên da đen George Perry Floyd bị chết dưới tay cảnh sát Mỹ thành phố Minneapolis bang Minnesota, toàn nước Mỹ và vài quốc gia khác đã bùng lên phong trào chống phân biệt đối xử đối với sắc dân đen mang tên BLM (Black Lives Matter), và đã mang theo nhiều hậu quả tai hại về mặt xã hội: bạo lực bùng lên khắp nơi, sự hận thù màu da được khơi dậy, hỗn loạn và phá phách tràn lan…
Đặc biệt, “phân biệt đối xử”, “phân biệt chủng tộc” đã trở thành “vũ khí chính trị” của các phe đảng (Dân Chủ, Cộng Hoà) lạm dụng để triệt hạ nhau trong “mùa chuẩn bị bầu cử Tổng thống tại Hoa kỳ”.
Thật ra, việc phân biệt đối xử, nhất là “những người nghèo bị kẻ ác đối xử tàn bạo, bất công” là “câu chuyện dài miên viễn của lịch sử loài người” mà Thánh Vịnh 10 đã từng ghi lại:
Kẻ ác kiêu căng đuổi bắt người nghèo khổ: (…)
Nó phục cạnh xóm làng
giết trộm người vô tội, mắt rình ai yếu thế. (Tv 10,2.8)
Nhưng thật may mắn cho người nghèo, cho những kẻ bị đối xử bất công, vì Thánh Vịnh ghi tiếp:
Nhưng Chúa nhìn nỗi khổ cực đau thương,
Chúa để ý, tự tay lo liệu.
Người yếu thế giao phó đời mình cho Chúa,
kẻ mồ côi được chính Chúa phù trì.
Xin đập tan thế lực người gian ác,
xin trị tội nó, để không ai còn thấy nó nữa.
Lạy CHÚA, Ngài nghe thấy ước vọng của kẻ nghèo hèn;
Ngài cho họ an lòng và lắng tai nghe họ,
để bênh kẻ mồ côi và người bị áp bức,
khiến cho kẻ mang thân cát bụi, chẳng còn khủng bố ai. (Tv 10,14-15.17-18).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong “Sứ điệp ngày người nghèo năm 2019” đã chú giải đoạn Thánh Vịnh trên bằng những lời thâm thuý: “Bối cảnh được mô tả trong Thánh Vịnh in dấu của buồn bã vì bất công, đau khổ và cay đắng, tác động đến người nghèo. Mặc dù vậy, nó cống hiến một định nghĩa đẹp của người nghèo. Người nghèo là kẻ ‘‘tin cậy vào Chúa’’ (x. c.11), bởi vì người đó biết chắc là hắn sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Người nghèo, trong Sách Thánh, là người tin tưởng ! Tác giả thánh cũng đưa ra lý do của lòng tin tưởng đó: hắn ‘‘biết Chúa của mình’’ (x. ibid.), và trong ngôn ngữ Thánh Kinh sự ‘‘biết’’ này chỉ rõ một quan hệ cá nhân của tình cảm và tình yêu.”
Riêng đối với những kẻ gian ác, bất lương, đối xử bất công với anh em đồng loại, thì Thiên Chúa không ngừng cảnh báo: “Hãy tìm Chúa khi còn tìm được, hãy kêu cầu Người khi Người còn ở gần. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình, và kẻ bất lương, hãy bỏ những tư tưởng mình, hãy trở về với Chúa, thì Người sẽ thương xót; hãy trở về với Thiên Chúa chúng ta, vì Chúa rộng lòng tha thứ.” (Bđ 1, sách ngôn sứ Isaia).
Sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật 25 thường niên (A) hôm nay, có thể nói được, là một thúc nhắc cộng đoàn Kitô hữu hoán cải theo Lời Chúa dạy, đó là: lột bỏ mọi biểu hiện của đố kỵ, kiêu căng, phân biệt đối xử…, và hãy biết noi theo lòng nhân hậu của Thiên Chúa, mở rộng cõi lòng đón nhận lẫn nhau bằng thái độ nhân từ quảng đại; sẵn sàng bao dung đón tiếp mọi anh chị em cho dù họ yếu đuối bất toàn (mà ngôn ngữ dụ ngôn Tin Mừng hôm nay gọi họ là những “công nhân giờ thứ 11”) !
Thật vậy, chẳng ở đâu xa. Ngay giữa cộng đoàn chúng ta đây: vẫn còn thấp thoáng đâu đó, giữa những hàng ghế trang nghiêm thánh thiện của thánh đường, những con mắt lườm nguýt có đuôi, những cái nhép môi khinh thị, những cú nhíu mày nhăn trán bất bao dung, đố kỵ, những lời ong tiếng ve phê bình chỉ trích, những kết án, lọai trừ… để ném về phía những người bị cho là “đến trễ”, bị gán là “công nhân giờ thứ 11”.
- Họ là “công nhân giờ thứ 11” vì họ họ là dự tòng-tân tòng.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ thuộc gia đình đang bị rối dây hôn phối.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ bị mang tiếng có một quá khứ không tốt lành.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ quá bần hàn rách nát, không giúp được gì cho giáo xứ, cho cộng đoàn.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ là những người ít học hay khô khan nguội lạnh không thường xuyên tham gia sinh hoạt với cộng đoàn.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ không có được những hoàn cảnh vật chất và tinh thần thuận lợi như bao nhiêu anh chị em khác…
Vâng, trên công trường của Giáo Hội, trong Vườn Nho của Thiên Chúa hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi vẫn đầy dẫy những anh chị em “là những người đến trễ”, là “những công nhân giờ thứ 11” như thế. Để dạy cho người Do Thái khi xưa và để nói với cộng đoàn chúng ta hôm nay, dụ ngôn Tin Mừng đã trình bày cách ứng xử khác thường của Thiên Chúa: Mỗi người, sớm hay muộn, đúng giờ hay đến trễ, cũng đều lãnh được một đồng như nhau. Phải chăng, ngụ ý của dụ ngôn nầy đã quá rõ để chúng ta hiểu và gắng công thực hiện:
- Hãy ngước lên Thiên Chúa để học mãi bài học khoan dung, quảng đại, thứ tha và yêu thương anh em như chính mình.
- Hãy trông về anh em xung quanh mà biết sẻ chia, cảm thông, yêu thương và kính trọng.
- Hãy nhìn vào chính mình để luôn khiêm hạ và sẵn sàng nhận phần thiệt thòi cho riêng mình để mà quảng đại phục vụ anh chị em.
Hội Thánh hôm nay quả thật đang cần những tín hữu như thế để gương mặt Hội Thánh luôn xuất hiện như một “Vườn Nho” tươi tốt xanh mơ, với đầy muôn kỳ hoa dị thảo, một “công trường luôn đầy ắp tiếng cười vui niềm nở của những người thợ thắm tình huynh đệ" chứ không phải là một “tháp Ba-ben” với muôn ngôn ngữ bất đồng của rẽ chia, hận thù, ghen ghét; và để cho ai đó, dù có “trở về trong thời điểm trễ tràng của “giờ thứ 11,12” thì vẫn được anh em nồng nàn đón tiếp và chia đều phần “lương bổng đậm nghĩa yêu thương”.
Vườn Nho Cha đủ muôn dân bách tính,
Kẻ nửa mùa, người đến trước, đi sau.
Khố rách áo ôm, trí thức sang giàu,
Bệnh hoạn, tật nguyền, nghèo hèn, tội lỗi…
“Một đồng thôi”, dẫu có người đến vội,
Lương bổng hồng ân Chúa muốn chia đều.
Muốn hết mọi người ai cũng được yêu,
Dẫu có là “người công nhân đến trễ” !
Và đó chính là điều được Thánh Phaolô hôm nay lại một lần nữa nhắc bảo cộng đoàn chúng ta: “Anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô” (BĐ 2)
Trương Đình Hiền
LM. Trương Đình Hiền
Sau “sự cố ngày 25 tháng 5 năm 2020”, chàng thanh niên da đen George Perry Floyd bị chết dưới tay cảnh sát Mỹ thành phố Minneapolis bang Minnesota, toàn nước Mỹ và vài quốc gia khác đã bùng lên phong trào chống phân biệt đối xử đối với sắc dân đen mang tên BLM (Black Lives Matter), và đã mang theo nhiều hậu quả tai hại về mặt xã hội: bạo lực bùng lên khắp nơi, sự hận thù màu da được khơi dậy, hỗn loạn và phá phách tràn lan…
Đặc biệt, “phân biệt đối xử”, “phân biệt chủng tộc” đã trở thành “vũ khí chính trị” của các phe đảng (Dân Chủ, Cộng Hoà) lạm dụng để triệt hạ nhau trong “mùa chuẩn bị bầu cử Tổng thống tại Hoa kỳ”.
Thật ra, việc phân biệt đối xử, nhất là “những người nghèo bị kẻ ác đối xử tàn bạo, bất công” là “câu chuyện dài miên viễn của lịch sử loài người” mà Thánh Vịnh 10 đã từng ghi lại:
Kẻ ác kiêu căng đuổi bắt người nghèo khổ: (…)
Nó phục cạnh xóm làng
giết trộm người vô tội, mắt rình ai yếu thế. (Tv 10,2.8)
Nhưng thật may mắn cho người nghèo, cho những kẻ bị đối xử bất công, vì Thánh Vịnh ghi tiếp:
Nhưng Chúa nhìn nỗi khổ cực đau thương,
Chúa để ý, tự tay lo liệu.
Người yếu thế giao phó đời mình cho Chúa,
kẻ mồ côi được chính Chúa phù trì.
Xin đập tan thế lực người gian ác,
xin trị tội nó, để không ai còn thấy nó nữa.
Lạy CHÚA, Ngài nghe thấy ước vọng của kẻ nghèo hèn;
Ngài cho họ an lòng và lắng tai nghe họ,
để bênh kẻ mồ côi và người bị áp bức,
khiến cho kẻ mang thân cát bụi, chẳng còn khủng bố ai. (Tv 10,14-15.17-18).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong “Sứ điệp ngày người nghèo năm 2019” đã chú giải đoạn Thánh Vịnh trên bằng những lời thâm thuý: “Bối cảnh được mô tả trong Thánh Vịnh in dấu của buồn bã vì bất công, đau khổ và cay đắng, tác động đến người nghèo. Mặc dù vậy, nó cống hiến một định nghĩa đẹp của người nghèo. Người nghèo là kẻ ‘‘tin cậy vào Chúa’’ (x. c.11), bởi vì người đó biết chắc là hắn sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Người nghèo, trong Sách Thánh, là người tin tưởng ! Tác giả thánh cũng đưa ra lý do của lòng tin tưởng đó: hắn ‘‘biết Chúa của mình’’ (x. ibid.), và trong ngôn ngữ Thánh Kinh sự ‘‘biết’’ này chỉ rõ một quan hệ cá nhân của tình cảm và tình yêu.”
Riêng đối với những kẻ gian ác, bất lương, đối xử bất công với anh em đồng loại, thì Thiên Chúa không ngừng cảnh báo: “Hãy tìm Chúa khi còn tìm được, hãy kêu cầu Người khi Người còn ở gần. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình, và kẻ bất lương, hãy bỏ những tư tưởng mình, hãy trở về với Chúa, thì Người sẽ thương xót; hãy trở về với Thiên Chúa chúng ta, vì Chúa rộng lòng tha thứ.” (Bđ 1, sách ngôn sứ Isaia).
Sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật 25 thường niên (A) hôm nay, có thể nói được, là một thúc nhắc cộng đoàn Kitô hữu hoán cải theo Lời Chúa dạy, đó là: lột bỏ mọi biểu hiện của đố kỵ, kiêu căng, phân biệt đối xử…, và hãy biết noi theo lòng nhân hậu của Thiên Chúa, mở rộng cõi lòng đón nhận lẫn nhau bằng thái độ nhân từ quảng đại; sẵn sàng bao dung đón tiếp mọi anh chị em cho dù họ yếu đuối bất toàn (mà ngôn ngữ dụ ngôn Tin Mừng hôm nay gọi họ là những “công nhân giờ thứ 11”) !
Thật vậy, chẳng ở đâu xa. Ngay giữa cộng đoàn chúng ta đây: vẫn còn thấp thoáng đâu đó, giữa những hàng ghế trang nghiêm thánh thiện của thánh đường, những con mắt lườm nguýt có đuôi, những cái nhép môi khinh thị, những cú nhíu mày nhăn trán bất bao dung, đố kỵ, những lời ong tiếng ve phê bình chỉ trích, những kết án, lọai trừ… để ném về phía những người bị cho là “đến trễ”, bị gán là “công nhân giờ thứ 11”.
- Họ là “công nhân giờ thứ 11” vì họ họ là dự tòng-tân tòng.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ thuộc gia đình đang bị rối dây hôn phối.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ bị mang tiếng có một quá khứ không tốt lành.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ quá bần hàn rách nát, không giúp được gì cho giáo xứ, cho cộng đoàn.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ là những người ít học hay khô khan nguội lạnh không thường xuyên tham gia sinh hoạt với cộng đoàn.
- Họ “công nhân giờ thứ 11” vì họ không có được những hoàn cảnh vật chất và tinh thần thuận lợi như bao nhiêu anh chị em khác…
Vâng, trên công trường của Giáo Hội, trong Vườn Nho của Thiên Chúa hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi vẫn đầy dẫy những anh chị em “là những người đến trễ”, là “những công nhân giờ thứ 11” như thế. Để dạy cho người Do Thái khi xưa và để nói với cộng đoàn chúng ta hôm nay, dụ ngôn Tin Mừng đã trình bày cách ứng xử khác thường của Thiên Chúa: Mỗi người, sớm hay muộn, đúng giờ hay đến trễ, cũng đều lãnh được một đồng như nhau. Phải chăng, ngụ ý của dụ ngôn nầy đã quá rõ để chúng ta hiểu và gắng công thực hiện:
- Hãy ngước lên Thiên Chúa để học mãi bài học khoan dung, quảng đại, thứ tha và yêu thương anh em như chính mình.
- Hãy trông về anh em xung quanh mà biết sẻ chia, cảm thông, yêu thương và kính trọng.
- Hãy nhìn vào chính mình để luôn khiêm hạ và sẵn sàng nhận phần thiệt thòi cho riêng mình để mà quảng đại phục vụ anh chị em.
Hội Thánh hôm nay quả thật đang cần những tín hữu như thế để gương mặt Hội Thánh luôn xuất hiện như một “Vườn Nho” tươi tốt xanh mơ, với đầy muôn kỳ hoa dị thảo, một “công trường luôn đầy ắp tiếng cười vui niềm nở của những người thợ thắm tình huynh đệ" chứ không phải là một “tháp Ba-ben” với muôn ngôn ngữ bất đồng của rẽ chia, hận thù, ghen ghét; và để cho ai đó, dù có “trở về trong thời điểm trễ tràng của “giờ thứ 11,12” thì vẫn được anh em nồng nàn đón tiếp và chia đều phần “lương bổng đậm nghĩa yêu thương”.
Vườn Nho Cha đủ muôn dân bách tính,
Kẻ nửa mùa, người đến trước, đi sau.
Khố rách áo ôm, trí thức sang giàu,
Bệnh hoạn, tật nguyền, nghèo hèn, tội lỗi…
“Một đồng thôi”, dẫu có người đến vội,
Lương bổng hồng ân Chúa muốn chia đều.
Muốn hết mọi người ai cũng được yêu,
Dẫu có là “người công nhân đến trễ” !
Và đó chính là điều được Thánh Phaolô hôm nay lại một lần nữa nhắc bảo cộng đoàn chúng ta: “Anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô” (BĐ 2)
Trương Đình Hiền
LM. Trương Đình Hiền