Tông thư của Đức Thánh Cha gửi cho toàn thế giới
Trong khi chờ đợi nội dung của Tông thư được công bố, nhưng theo tiêu đề của Tông thư, thì mọi người đoán được đây là một thông điệp phổ quát, và Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự muốn bằng trái tim của ngài gửi đến con tim của tất cả mọi người. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay bản văn sẽ được phát hành vào ngày 4 tháng Mười tới đây.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
“Anh Chị Em” (Fratelli tutti) là danh hiệu mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Tông thư của mình - như chúng ta đã đọc trong phụ đề “tình huynh đệ” và “tình bạn xã hội”. Tựa gốc tiếng Ý sẽ được sử dụng mà không cần dịch sang các ngôn ngữ khác, khi tài liệu được xuất bản. Những tiêu đề đầu tiên muốn gọi là “bức tâm thư” (đây là ý nghĩa của từ “thông điệp”) của vị Thánh vĩ đại của thành Assisi, người mà Giáo hoàng Phanxicô đã chọn làm danh xưng cho ngài.
Chúng ta chờ đợi để biết nội dung của Tông thư, mà Người kế vị của thánh Phêrô gửi cho toàn thể nhân loại và được ĐTC ấn ký vào ngày 3 tháng 10 tại phần mộ của thánh Phanxicô. Đã có một số dự đoán khi suy tư về “tước hiệu của Tông thư” và ý nghĩa của nó, vì Tông thư có trích một phần tư tưởng của Thánh Phanxicô (trích từ Admonitions, 6, 1: FF 155), mà ĐTC giữ nguyên văn không thay đổi nó. Nhưng việc xử dụng danh xưng này (dịch sát nghĩa là “Tất cả anh em”) (Fratelli Tutti), không có hàm ý loại trừ phụ nữ, có con số chiếm hơn một nửa nhân loại. (Ghi chú: cách xử dụng ngôn ngữ Latinh cũng như Âu châu khi nói “anh em”, nó bao gồm “anh chị em” theo kiểu nói của tiếng Việt hay Á châu)
Ngược lại, Đức Phanxicô đã chọn những lời của vị thánh thành Assisi để bắt đầu suy tư về điều mà ngài rất quan tâm: đó là tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Do đó, ĐTC dùng cách diễn tả như nói với tất cả anh chị của mình, với tất cả mọi người nam nữ đang sống trên hành tinh trái đất này: tất cả mọi người, không loại trừ ai...
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nhiễu nhương do chiến tranh, đói nghèo, di cư, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và đại dịch tác hại! Nhận ra anh-chị-em nơi mọi người chúng ta gặp gỡ và đối với các Kitô hữu, nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi người đau khổ - những phản ánh này tái khẳng định phẩm giá không thể chối cãi của mỗi con người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Tất cả cũng đang nhắc nhở chúng ta rằng không ai trong chúng ta có thể một mình vượt thắng được những khó khăn hiện tại, người này chống lại người kia, phương Bắc chống phương Nam, người giàu chống lại người nghèo hay bất kỳ điều gì khác mà sự phân hóa gây ra...
Vào ngày 27 tháng 3, trong đỉnh điểm của cơn đại dịch, Đức Giám Mục thành Rôma (ĐTC) đã cầu nguyện cho sự an nguy của tất cả mọi người tại Quảng trường Thánh Phêrô không một bóng người, trong một đêm mưa tầm tã, dưới ánh mắt đau thương của Thánh giá, được mang về Quảng trường từ nhà thờ Thánh Marcellus và dưới ánh mắt yêu thương dịu hiền của Mẹ Maria, Đấng bầu chữa, chở che phù hộ dân thành Roma.
“Trong đêm mưa bão này,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “gương mặt của chúng ta đang phảng phất những âu lo, cô đơn vì đã dánh mất đi diện mạo chung của con người nguyên thủy đã được Đấng Tạo Hóa chúc phúc, và chúng ta là anh chị em một nhà." Chủ đề trọng tâm của bức Tông thư sắp tới của ĐTC là “hạnh phúc thật sự của tất cả chúng ta”, điều này khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau.
Tình anh chị em và tình bạn xã hội, là các tiểu đề được nêu trong phụ đề, nêu nên sự liên kết không thể chia cắt giữa nam và nữ: một tình cảm cần được nối kết giữa mọi người ngay cả khi chúng ta không phải là họ hàng ruột thịt. Mối quan hệ được thể hiện thông qua những hành động nhân ái, hỗ tương, công lý và quảng đại trong những lúc cần thiết - một tình cảm thân thương vô tư lợi dành cho người khác, bất kể sự khác biệt mầu da chủng tộc hay một lý do nào. Đó chính là lý do mà Tông thư mang tiêu đề “Fratelli tutti” (Anh Chị Em) sẽ được phát hành nay mai.
Trong khi chờ đợi nội dung của Tông thư được công bố, nhưng theo tiêu đề của Tông thư, thì mọi người đoán được đây là một thông điệp phổ quát, và Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự muốn bằng trái tim của ngài gửi đến con tim của tất cả mọi người. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay bản văn sẽ được phát hành vào ngày 4 tháng Mười tới đây.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
“Anh Chị Em” (Fratelli tutti) là danh hiệu mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Tông thư của mình - như chúng ta đã đọc trong phụ đề “tình huynh đệ” và “tình bạn xã hội”. Tựa gốc tiếng Ý sẽ được sử dụng mà không cần dịch sang các ngôn ngữ khác, khi tài liệu được xuất bản. Những tiêu đề đầu tiên muốn gọi là “bức tâm thư” (đây là ý nghĩa của từ “thông điệp”) của vị Thánh vĩ đại của thành Assisi, người mà Giáo hoàng Phanxicô đã chọn làm danh xưng cho ngài.
Chúng ta chờ đợi để biết nội dung của Tông thư, mà Người kế vị của thánh Phêrô gửi cho toàn thể nhân loại và được ĐTC ấn ký vào ngày 3 tháng 10 tại phần mộ của thánh Phanxicô. Đã có một số dự đoán khi suy tư về “tước hiệu của Tông thư” và ý nghĩa của nó, vì Tông thư có trích một phần tư tưởng của Thánh Phanxicô (trích từ Admonitions, 6, 1: FF 155), mà ĐTC giữ nguyên văn không thay đổi nó. Nhưng việc xử dụng danh xưng này (dịch sát nghĩa là “Tất cả anh em”) (Fratelli Tutti), không có hàm ý loại trừ phụ nữ, có con số chiếm hơn một nửa nhân loại. (Ghi chú: cách xử dụng ngôn ngữ Latinh cũng như Âu châu khi nói “anh em”, nó bao gồm “anh chị em” theo kiểu nói của tiếng Việt hay Á châu)
Ngược lại, Đức Phanxicô đã chọn những lời của vị thánh thành Assisi để bắt đầu suy tư về điều mà ngài rất quan tâm: đó là tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Do đó, ĐTC dùng cách diễn tả như nói với tất cả anh chị của mình, với tất cả mọi người nam nữ đang sống trên hành tinh trái đất này: tất cả mọi người, không loại trừ ai...
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nhiễu nhương do chiến tranh, đói nghèo, di cư, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và đại dịch tác hại! Nhận ra anh-chị-em nơi mọi người chúng ta gặp gỡ và đối với các Kitô hữu, nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi người đau khổ - những phản ánh này tái khẳng định phẩm giá không thể chối cãi của mỗi con người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Tất cả cũng đang nhắc nhở chúng ta rằng không ai trong chúng ta có thể một mình vượt thắng được những khó khăn hiện tại, người này chống lại người kia, phương Bắc chống phương Nam, người giàu chống lại người nghèo hay bất kỳ điều gì khác mà sự phân hóa gây ra...
Vào ngày 27 tháng 3, trong đỉnh điểm của cơn đại dịch, Đức Giám Mục thành Rôma (ĐTC) đã cầu nguyện cho sự an nguy của tất cả mọi người tại Quảng trường Thánh Phêrô không một bóng người, trong một đêm mưa tầm tã, dưới ánh mắt đau thương của Thánh giá, được mang về Quảng trường từ nhà thờ Thánh Marcellus và dưới ánh mắt yêu thương dịu hiền của Mẹ Maria, Đấng bầu chữa, chở che phù hộ dân thành Roma.
“Trong đêm mưa bão này,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “gương mặt của chúng ta đang phảng phất những âu lo, cô đơn vì đã dánh mất đi diện mạo chung của con người nguyên thủy đã được Đấng Tạo Hóa chúc phúc, và chúng ta là anh chị em một nhà." Chủ đề trọng tâm của bức Tông thư sắp tới của ĐTC là “hạnh phúc thật sự của tất cả chúng ta”, điều này khiến chúng ta trở thành anh chị em với nhau.
Tình anh chị em và tình bạn xã hội, là các tiểu đề được nêu trong phụ đề, nêu nên sự liên kết không thể chia cắt giữa nam và nữ: một tình cảm cần được nối kết giữa mọi người ngay cả khi chúng ta không phải là họ hàng ruột thịt. Mối quan hệ được thể hiện thông qua những hành động nhân ái, hỗ tương, công lý và quảng đại trong những lúc cần thiết - một tình cảm thân thương vô tư lợi dành cho người khác, bất kể sự khác biệt mầu da chủng tộc hay một lý do nào. Đó chính là lý do mà Tông thư mang tiêu đề “Fratelli tutti” (Anh Chị Em) sẽ được phát hành nay mai.