Bài Giảng đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng trong Thánh Lễ bế mạc Cơ Mật Viện (Việt Ngữ)
Kính Thưa Những vị Hồng Y Hiền Huynh Đáng Kính,
Nguyện cho hồng ân và bình an của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào xuống trên các hiền huynh! Các hiền huynh mến, trong lòng Đệ lúc này, hiện đang có hai trạng thái tình cảm trái ngược nhau. Một đàng là cảm thấy không xứng đáng và băng khoăng vì trách nhiệm đã được trao phó cho Đệ ngày hôm qua như là Người Kế Nhiệm vị Tông Đồ Phêrô tại Tòa Rôma này, vốn dĩ là một Giáo Hội Hoàn Vũ. Mặc khác, Đệ cảm nghiệm được lòng biết ơn chân thành của Đệ dành cho Thiên Chúa, Người mà qua Phụng Vụ chúng ta cùng hát lên rằng: xin đừng bỏ con. Đàn chiên của Ngài, qua dòng thời gian, được chăn dắt và hướng dẫn bởi những vị Giáo Hoàng mà Ngài đã chọn như là các Vị Đại Diện của Người Con Một Ngài tại trần gian và biến các Ngài trở thành các vị Mục Tử.
Hỡi những hiền huynh đáng kính của Đệ, cái cảm nhận về hồng ân của lòng Chúa xót thương này đang rạo rực trong trái tim Đệ mặc cho tất cả mọi điều khác. Đệ xem đây là một ân huệ được trao ban cho Đệ bởi vị tiền nhiệm đáng kính của Đệ, là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đệ có cảm tưởng giống thể như rằng đôi bàn tay mạnh mẽ của Ngài đang siết chặt lấy Đệ; dường như Đệ thấy được cặp mắt mĩm cười của Ngài, và đang lắng nghe những lời mà Ngài muốn nói cho Đệ, đặc biệt là vào chính giây phút này: “Đừng sợ hiền huynh nhé!”
Cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, và những ngày nối tiếp sau đó, là một thời gian hồng ân hết sức đặc biệt và lớn lao cho Giáo Hội và toàn thể thế giới. Nổi mất mát lớn lao về cái chết của Ngài, và sự trống rỗng để lại nơi tất cả chúng ta, đã được nung nóng bằng hành động của Chúa Kitô Phục Sinh, và hành động đó tự nó đã được biểu lộ ra trong suốt những ngày dài vừa qua với lời hát thật sốt mến của ca đoàn và toàn thể tín hữu, cùng hòa quyện qua sự yêu thương và tình đoàn kết thiêng liêng, trong thánh lễ an táng trọng thể của Ngài.
Chúng ta có thể nói rằng: thánh lễ an táng cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đúng thật sự là một cảm nghiệm hết sức đặc biệt, vì lẽ, quyền năng của Thiên Chúa, Đấng qua Giáo Hội của Ngài nơi trần gian, muốn thành lập nên một đại gia đình các dân tộc, thông qua sức mạnh đoàn kết của Yêu Thương và Sự Thật. Ngay trong giờ lâm tử, bằng sự vâng phục Thiên Chúa và Người Thầy Cao Cả của Ngài, Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị đã được đội mũ triều thiêng bằng một triều đại giáo hoàng lâu dài và lắm nhiều hoa trái, và điều đó đã được minh xác qua sự tụ họp, quây quần đông đủ của mọi người Kitô hữu trong đức tin, khiến cho chúng ta có cảm nhận được là toàn thể gia đình nhân loại đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn.
Làm sao mà một người nào đó lại không thể có được cảm nhận này? Làm sao mà một ai đó lại không cảm thấy được khích lệ từ sự kiện vĩ đại này?
Và sự ngạc nhiên nhất, như đã được tiền định bởi Thiên Chúa Quan Phòng, thông qua ý chỉ của các vị Hồng Y hiền huynh, đã gọi mời Đệ kế tục vị Giáo Hoàng cao cả của chúng ta. Vào những giờ phút này, Đệ đang suy nghĩ về điều gì đã xảy ra tại vùng Casarea của Phillippi cách đây hai ngàn năm về trước: dường như Đệ nghe được những ngôn từ của Phêrô: “Con chính là Chúa Kitô, Người Con của Thiên Chúa hằng sống,” và lời xác tín long trọng của Thiên Chúa: “Con là Phêrô, và trên đá này Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta… Ta sẽ trao cho con chìa khóa nước trời.””
Con là Chúa Kitô! Con là Phêrô! Giống thể như Đệ đang hồi tưởng lại khung cảnh này của Phúc Âm; Đệ, Người Kế Vị của Phêrô, lặp lại một cách run run những từ ngữ của người đánh cá đến từ Galilêa xưa kia, và Đệ một lần nữa lắng nghe với cảm xúc chân thành về lời hứa trấn án của Người Thầy Cao Cả. Nếu như gánh nặng trách nhiệm giờ đây đang nằm trên đôi vai bé nhỏ của Đệ là quá lớn, thì quyền năng của Thiên Chúa mà Đệ có thể cậy trông vào, chắc chắn là rất mênh mông, bao la: “Con là Phêrô, và trên đá này Ta sẽ dựng xây Giáo Hội của Ta.” Việc Đệ được bầu chọn như là vị Giám Mục của Rôma, cho thấy rằng, Thiên Chúa muốn Đệ trở thành Người Đại Diện của Ngài, Ngài muốn Đệ là “đá” để mọi người có thể yên nghĩ một cách tin tưởng, cậy trông. Đệ cầu khẩn Ngài hãy ban thêm cho Đệ sức mạnh, để Đệ có thể trở thành vị Mục Tử can đảm và trung tín với Đàn Chiên của Ngài, luôn dựa vào linh cảm của Thiên Chúa Thánh Linh của Ngài.
Đệ đảm nhận sứ vụ đặc biệt này, sứ vụ của Thánh Phêrô trong việc phục vụ cho Giáo Hội Hoàn Vũ, với sự khiêm nhường phó thác vào bàn tay của Thiên Chúa Quan Phòng. Vì qua Chúa Kitô, Đệ hoàn toàn tin tưởng, tín trung và phó thác tất cả: “In Te, Domine, speravi; non confundar in aeternum!”
Đối với các hiền huynh, những vị Hồng Y của Thiên Chúa, Đệ chân thành cảm ơn sự tín thác và tin tưởng của các hiền huynh, mong các hiền huynh hãy liên tục cầu nguyện cho Đệ, liên tục cộng tác một cách tích cực và khôn ngoan với Đệ. Cha cũng chân thành mong tất cả các Đức Giám Mục hãy gần gũi với Cha qua lời cầu nguyện và tham vấn để Cha thật sự trở thành “Servus servorum Dei” (Người Tôi Tớ trong số những Người Tôi Tớ của Thiên Chúa). Cũng giống như Phêrô và các vị Tông Đồ khác, thông qua ý định của Thiên Chúa, đã nên một với nhau; thì đối với vị Kế Nhiệm Thánh Phêrô và các Đức Giám Mục cũng vậy, vì các Ngài chính là những Người Kế Vị các Thánh Tông Đồ - và tất cả chúng ta hãy cùng đoàn kết chặt chẽ và hiệp thông với nhau. Sự hiệp thông liên đới này, dẫu qua những vai trò và chức năng đa dạng khác nhau của Vị Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục, là nhằm mục đích để phục vụ Giáo Hội và hiệp nhất đức tin, qua những phương cách truyền giáo có hiệu quả, sáng tạo, và cao cả nơi thế giới trần tục này. Chính vì thế, bằng chính cách này, cách mà những vị tiền nhiệm đáng kính của Cha đã đi trước, thì Cha cũng vậy, Cha cũng sẽ nối gót các Ngài để chỉ rao giảng cho cả thế giới biết về sự hiện diện sống động của Chúa Kitô mà thôi.
Cụ thể là trước mắt Cha chính là bằng chứng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một Giáo Hội biết can đảm hơn, tự do hơn và trẻ trung hơn. Một Giáo Hội mà qua những giảng dạy và gương sáng của Ngài, bình thản nhìn về quá khứ và không một chút sợ sệt khi phải hướng tới tương lai. Với Đại Năm Thánh, Giáo Hội bước vào thiên niên kỷ mới mang trên tay mình Phúc Âm, để đem ra áp dụng cho toàn cả thế giới theo đúng với tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăn II. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vẫn thường hay ví Công Đồng giống như một cái “la bàn (compa)” nhằm hướng chúng ta đến vùng đại dương bao la của thiên niên kỷ thứ ba. Và cũng qua lời chứng tá thiêng liêng đó, Ngài đã nhìn nhận rằng: “Cha tin chắc rằng phải mất một thời gian rất lâu, để các thế hệ mới sau này có thể rút ra được những ý nghĩa cao thâm mà Công Đồng của thế kỷ thứ 20 đã mang đến cho chúng ta.”
Cha cũng thế, ngay lúc bắt đầu sứ vụ như là Người Kế Vị Thánh Phêrô, Cha muốn khẳng định tâm quyết của Cha là sẽ đeo đuổi những cam kết được ban hành ra từ Công Đồng Chung Vaticăn II, để nối tiếp một cách trung thành các vị tiền nhiệm của Cha qua một Giáo Hội có một truyền thống lâu đời kéo dài từ nhiều thiên niên kỷ. Nói một cách chính xác ra là năm nay chính là kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc Công Đồng (vào ngày 8 tháng 12 năm 1965). Qua dòng thời gian, các văn kiện của Công Đồng vẫn không bị mất đi giá trị bất hũ của chúng; vì lẽ, những giảng dạy của các Ngài đã chứng tỏ cho chính chúng ta thấy được sự liên hệ một cách đặc biệt với những cấp bách và thách thức mới của Giáo Hội và của một xã hội toàn cầu hóa hiện nay.
Theo một cách rất đặt biệt, triều đại Giáo Hoàng của Cha được bắt đầu khi Giáo Hội đang sống trong năm đặc biệt sùng kính Phép Thánh Thể. Làm sao mà Cha không thể nhận ra được sự trùng hợp quan phòng này như là một yếu tố tiên quyết đánh dấu vào sứ vụ mà Cha được mời gọi hay sao? Phép Thánh Thể, chính là trung tâm điểm của đời sống Kitô Giáo và là nguồn mạch của sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, và do thấy, cũng sẽ là trung tâm điểm và là nguồn vĩnh viễn qua sứ vụ cai quản Giáo Hội đã được tín thác cho Cha.
Chúa Kitô Phục Sinh vẫn luôn hiện diện qua Phép Thánh Thể, chính Chúa Kitô là Người đã tiếp tục dâng chính Mình Ngài cho chúng ta, gọi mời chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình và Máu của Ngài. Từ sự hiệp thông trọn vẹn này cùng với Ngài, rồi sau đó đến tất cả mọi thành phần khác trong đời sống của Giáo Hội, trước tiên là qua sự hiệp thông với tất cả các tín hữu, qua lời cam kết rao giảng và làm chứng cho Phúc Âm, qua sự bác ái nhiệt tâm dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người nhỏ bé nhất.
Do thế, trong năm này, Lễ Kính Trọng Thể Mình Máu Chúa Kitô phải được long trọng cử hành theo một cách rất đặc biệt và cụ thể. Phép Thánh Thể sẽ là trọng tâm chính trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8 và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào tháng 10 tới này, với chủ đề là: “Phép Thánh Thể chính là Nguồn và là Đỉnh Điểm của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội.” Cha kêu gọi mọi người tín hữu hãy dành sự sùng kính cao độ trong suốt những tháng sắp tới về Chúa Giêsu Thánh Thể và hãy can đảm diễn tả về sự hiện diện thật sự của Thiên Chúa, trên tất cả là qua chính việc cử hành trọng thể và đúng đắn của Phụng Vụ.
Cha khẩn cầu điều này theo một cách đặc biệt dành cho các vị linh mục, những vị mà lúc này đây Cha đang nghĩ đến với lòng cảm mến sâu sắc. Sứ vụ linh mục được thành lập ra ngay tại vùng Cenacle, cùng với Phép Thánh Thể, như vị tiền nhiệm đáng kính Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến rất nhiều lần. Trong Lá Thư cuối của Ngài gởi cho các linh mục trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Ngài viết rằng: “Đời sống linh mục phải là một cách sống đặc biệt dưới dạng Phép Thánh Thể.” Lòng sốt mến cử hành Thánh Lễ hằng ngày, vốn dĩ chính là trung tâm điểm và sứ vụ của mỗi một vị linh mục, là nhằm góp phần vào cách sống đặc biệt đó của Phép Thánh Thể.
Được dưỡng nuôi và duy trì bởi Phép Thánh Thể, người Công Giáo hoàn toàn cảm thấy như được kích thích, như được trấn an để hướng về sự hiệp nhất trọn vẹn mà Chúa Kitô đã hy vọng tại Cenacle. Người Kế Vị Thánh Phêrô biết rằng mình phải thực hiện mong muốn quan trọng này của Người Thầy Chí Thánh theo một cách cụ thể đặc biệt. Vì đúng ra, vị ấy đã được tín thác với trách nhiệm là cũng cố đàn chiên của mình.
Chính vì thế, bằng sự nhận thức trọn vẹn và vào lúc khởi đầu sứ vụ của mình nơi Giáo Hội Rôma, Thánh Phêrô đã phải tắm bằng chính máu của Ngài, thì vị Tiền Nhiệm đương thời này sẽ đảm trách lời hứa duy nhất của mình là làm việc không mệt mõi để tiến đến việc khôi phục trọn vẹn và mang lại tình đoàn kết đến với tất cả các tín hữu của Chúa Kitô. Thì đây chính là nguyện ước của vị ấy, và cũng chính là nghĩa vụ mang tính thuyết phục của vị ấy. Vị ấy ý thức rằng để làm được điều đó, bằng việc diễn tả về những cảm xúc chân thành không thôi, vẫn chưa đủ. Những hành động cụ thể cần phải đem ra thực hiện để chiếm lấy các tâm hồn, để khuấy động lương tâm nhân loại và để khuyến khích tất cả mọi người hướng về sự cải hóa nội tâm, vốn dĩ là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ trên con đường hiệp nhất.
Cuộc đối thoại về thần học là cần thiết. Một sự xét nghiệm sâu sắc của những nguyên do lịch sử về những chọn lựa trong quá khứ cũng sẽ là điều không thể thiếu được. Thế nhưng sự cấp thiết hơn vẫn là “sự tẩy uế về ký ức” vốn vẫn thường hay được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nêu ra, và chỉ có cách duy nhất đó mới có thể giải thoát các tâm hồn để biết đón nhận sự thật trọn vẹn của Chúa Kitô. Vì trước mặt Ngài, vị Chánh Án Tối Cao của tất cả mọi sinh linh, rằng mỗi một người trong chúng ta phải diện dối, với ý thức rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải giải thích cho Ngài những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta đã phản nghịch, hay không hành động vì sự hiệp nhất trọn vẹn như là những vị môn đệ trung tín của Ngài.
Chính bản thân của Vị Kế Nhiệm hiện tại của Thánh Phêrô luôn phải suy nghĩ với câu hỏi này và phải làm hết sức mình để cổ võ nguyên do chính yếu của việc đoàn kết, hiệp nhất. Nối gót bước chân của những vị tiền nhiệm của mình, vị ấy hoàn toàn tâm quyết sẽ nảy sinh ra các sáng kiến thích hợp hòng cổ võ sự tiếp xúc và thỏa thuận với tất cả các vị đại diện của tất cả các Giáo Hội khác nhau và các cộng đoàn trong Giáo Hội. Đúng ra, cũng nhân dịp này, vị ấy gởi đến tất cả mọi người những lời chào chân thành nhất trong Chúa Kitô, Thiên Chúa của tất cả mọi người.
Trong giây phút này, Cha xin quay về lại ký ức của Cha để hướng về cảm nghiệm không thể nào quên được khi tất cả chúng ta đã cùng trải qua sau cái chết và tang lễ của vị Giáo Hoàng quá cố Gioan Phaolô Đệ Nhị của chúng ta. Xung quanh thi hài của Ngài, đang nằm nơi trái đất này, là tất cả những vị lãnh đạo của các quốc gia cùng tụ tập về cùng với tất cả mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, qua sự cảm mến, nuối tiếc và ngưỡng mộ không thể nào quên được. Cả thế giới hướng nhìn về Ngài với lòng tin tưởng. Đối với nhiều người, thì việc đó giống thể như là trọn cả hành tinh, qua các phương tiện truyền thông xã hội, cùng hòa chung một lời yêu cầu sự giúp đở của Đức Cố Giáo Hoàng bởi con người thời nay, vốn bị tan nát vì sự sợ hãi và vô chừng, đang cố tự hỏi chính mình về tương lai
Giáo Hội ngày hôm nay cần phải được hồi sinh lại trong chính bản thân của Giáo Hội về ý thức của sứ vụ để một lần nữa trình làng cho toàn thể thế giới bằng chính tiếng nói của Người đã từng phán: “Ta là ánh sáng của thế gian, ai theo Ta sẽ không còn phải bước đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” Trong việc đảm nhận sứ vụ của mình, vị Tân Giáo Hoàng này ý thức rõ được sứ vụ của mình là mang ánh sáng của Chúa Kitô để chiếu sáng cho mọi người nam và người nữ của thời đại hôm nay, không phải bằng chính ánh sáng của riêng vị ấy mà là bằng chính ánh sáng của Chúa Kitô.
Với sự nhận thức rõ ràng này, chính Cha muốn nói với tất cả mọi người, thậm chí với luôn cả những ai theo các tôn giáo khác hay những ai chỉ đơn giản kiếm tìm một câu trả lời cho những vấn đề nền tảng của cuộc sống mà đến giờ vẫn chưa tìm ra được. Cha tỏ bày cùng với tất cả mọi người bằng sự giản đơn và lòng yêu mến, để bảo chắc rằng Giáo Hội mong muốn tiếp tục con đường đối thoại cởi mở và chân thành với tất cả mọi người, trong việc kiếm tìm ra sự thật và điều thiện hảo của nhân loại và xã hội.
Cha khẩn cầu Thiên Chúa ban cho sự hiệp nhất và hòa bình xuống cho toàn thể gia đình nhân loại và công bố thiện ý của tất cả những người Công Giáo để cùng hợp tác cho sự phát triển thật sự của xã hội, để mọi người biết tôn trọng phẩm giá của toàn thể nhân loại.
Cha sẽ nổ lực bằng mọi cách và tự mình đeo đuổi những cuộc đối thoại đầy hứa hẹn mà các vị tiền nhiệm của Cha đã khởi xướng trong những nền văn minh lhác nhau, bởi vì qua sự thông hiểu hỗ tương, sẽ nảy sinh ra các điều kiện, các sáng kiến cho một cuộc sống tốt đẹp hơn đến với từng người chúng ta.
Cha đặc biệt nghĩ đến các bạn trẻ. Đối với các con, những người bạn đặc biệt của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, Cha gởi cái hôn thân ái nhất của Cha đến cho các con, với hy vọng theo như ý Chúa sẽ được gặp gỡ các con tại Cologne nhân ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Cùng với các con, những người bạn trẻ thân thương của Cha, Cha sẽ tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại, lắng nghe những khát vọng của chúng con để nổ lực giúp các con trở nên những chứng tá sống động hơn nữa trong cuộc sống, và vẫn luôn trẻ mãi trong Chúa Kitô.
“Mane nobiscum, Domine!” Hãy Ở Lại Cùng Với Chúng Con, Lạy Chúa! Lời khẩn cầu này, chính là nền tảng chi phối chính trong các Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Năm Thánh Thể này, thì đó cũng chính là lời nguyện cầu phát sinh ra từ trái tim của Cha khi Cha bắt đầu sứ vụ mà Chúa Kitô đã gọi mời Cha. Cũng giống như Thánh Phêrô, Cha cũng tái tuyên xưng lại lời hứa trung thành vô điều kiện của Cha với Ngàu. Chỉ có Ngài, là Đấng mà Cha sẽ phục vụ bằng việc dâng hiến chính mình Cha vào việc phục vụ Giáo Hội của Ngài.
Để cùng hổ trợ với lời khấn hứa này, Cha xin cầu khẩn sự chuyển cầu của Mẹ Maria Chí Thánh, trong bàn tay Mẹ, con xin phó thác hiện tại và tương lai của con và của Giáo Hội. Xin Thánh Hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và cùng toàn thể các Thánh, cũng giúp chuyển cầu cho Con.
Bằng những tâm tình này, Đệ xin gởi lại các vị Hồng Y hiền huynh, tất cả những ai tham dự nghi lễ này cùng toàn thể những ai đang theo dõi qua truyền hình, và truyền thành, một Lời Chúc Lành Đặc Biệt và Thương Yêu Nhất của Cha!
Kính Thưa Những vị Hồng Y Hiền Huynh Đáng Kính,
Nguyện cho hồng ân và bình an của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào xuống trên các hiền huynh! Các hiền huynh mến, trong lòng Đệ lúc này, hiện đang có hai trạng thái tình cảm trái ngược nhau. Một đàng là cảm thấy không xứng đáng và băng khoăng vì trách nhiệm đã được trao phó cho Đệ ngày hôm qua như là Người Kế Nhiệm vị Tông Đồ Phêrô tại Tòa Rôma này, vốn dĩ là một Giáo Hội Hoàn Vũ. Mặc khác, Đệ cảm nghiệm được lòng biết ơn chân thành của Đệ dành cho Thiên Chúa, Người mà qua Phụng Vụ chúng ta cùng hát lên rằng: xin đừng bỏ con. Đàn chiên của Ngài, qua dòng thời gian, được chăn dắt và hướng dẫn bởi những vị Giáo Hoàng mà Ngài đã chọn như là các Vị Đại Diện của Người Con Một Ngài tại trần gian và biến các Ngài trở thành các vị Mục Tử.
Hỡi những hiền huynh đáng kính của Đệ, cái cảm nhận về hồng ân của lòng Chúa xót thương này đang rạo rực trong trái tim Đệ mặc cho tất cả mọi điều khác. Đệ xem đây là một ân huệ được trao ban cho Đệ bởi vị tiền nhiệm đáng kính của Đệ, là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đệ có cảm tưởng giống thể như rằng đôi bàn tay mạnh mẽ của Ngài đang siết chặt lấy Đệ; dường như Đệ thấy được cặp mắt mĩm cười của Ngài, và đang lắng nghe những lời mà Ngài muốn nói cho Đệ, đặc biệt là vào chính giây phút này: “Đừng sợ hiền huynh nhé!”
Cái chết của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, và những ngày nối tiếp sau đó, là một thời gian hồng ân hết sức đặc biệt và lớn lao cho Giáo Hội và toàn thể thế giới. Nổi mất mát lớn lao về cái chết của Ngài, và sự trống rỗng để lại nơi tất cả chúng ta, đã được nung nóng bằng hành động của Chúa Kitô Phục Sinh, và hành động đó tự nó đã được biểu lộ ra trong suốt những ngày dài vừa qua với lời hát thật sốt mến của ca đoàn và toàn thể tín hữu, cùng hòa quyện qua sự yêu thương và tình đoàn kết thiêng liêng, trong thánh lễ an táng trọng thể của Ngài.
Chúng ta có thể nói rằng: thánh lễ an táng cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đúng thật sự là một cảm nghiệm hết sức đặc biệt, vì lẽ, quyền năng của Thiên Chúa, Đấng qua Giáo Hội của Ngài nơi trần gian, muốn thành lập nên một đại gia đình các dân tộc, thông qua sức mạnh đoàn kết của Yêu Thương và Sự Thật. Ngay trong giờ lâm tử, bằng sự vâng phục Thiên Chúa và Người Thầy Cao Cả của Ngài, Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị đã được đội mũ triều thiêng bằng một triều đại giáo hoàng lâu dài và lắm nhiều hoa trái, và điều đó đã được minh xác qua sự tụ họp, quây quần đông đủ của mọi người Kitô hữu trong đức tin, khiến cho chúng ta có cảm nhận được là toàn thể gia đình nhân loại đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn.
Làm sao mà một người nào đó lại không thể có được cảm nhận này? Làm sao mà một ai đó lại không cảm thấy được khích lệ từ sự kiện vĩ đại này?
Và sự ngạc nhiên nhất, như đã được tiền định bởi Thiên Chúa Quan Phòng, thông qua ý chỉ của các vị Hồng Y hiền huynh, đã gọi mời Đệ kế tục vị Giáo Hoàng cao cả của chúng ta. Vào những giờ phút này, Đệ đang suy nghĩ về điều gì đã xảy ra tại vùng Casarea của Phillippi cách đây hai ngàn năm về trước: dường như Đệ nghe được những ngôn từ của Phêrô: “Con chính là Chúa Kitô, Người Con của Thiên Chúa hằng sống,” và lời xác tín long trọng của Thiên Chúa: “Con là Phêrô, và trên đá này Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta… Ta sẽ trao cho con chìa khóa nước trời.””
Con là Chúa Kitô! Con là Phêrô! Giống thể như Đệ đang hồi tưởng lại khung cảnh này của Phúc Âm; Đệ, Người Kế Vị của Phêrô, lặp lại một cách run run những từ ngữ của người đánh cá đến từ Galilêa xưa kia, và Đệ một lần nữa lắng nghe với cảm xúc chân thành về lời hứa trấn án của Người Thầy Cao Cả. Nếu như gánh nặng trách nhiệm giờ đây đang nằm trên đôi vai bé nhỏ của Đệ là quá lớn, thì quyền năng của Thiên Chúa mà Đệ có thể cậy trông vào, chắc chắn là rất mênh mông, bao la: “Con là Phêrô, và trên đá này Ta sẽ dựng xây Giáo Hội của Ta.” Việc Đệ được bầu chọn như là vị Giám Mục của Rôma, cho thấy rằng, Thiên Chúa muốn Đệ trở thành Người Đại Diện của Ngài, Ngài muốn Đệ là “đá” để mọi người có thể yên nghĩ một cách tin tưởng, cậy trông. Đệ cầu khẩn Ngài hãy ban thêm cho Đệ sức mạnh, để Đệ có thể trở thành vị Mục Tử can đảm và trung tín với Đàn Chiên của Ngài, luôn dựa vào linh cảm của Thiên Chúa Thánh Linh của Ngài.
Đệ đảm nhận sứ vụ đặc biệt này, sứ vụ của Thánh Phêrô trong việc phục vụ cho Giáo Hội Hoàn Vũ, với sự khiêm nhường phó thác vào bàn tay của Thiên Chúa Quan Phòng. Vì qua Chúa Kitô, Đệ hoàn toàn tin tưởng, tín trung và phó thác tất cả: “In Te, Domine, speravi; non confundar in aeternum!”
Đối với các hiền huynh, những vị Hồng Y của Thiên Chúa, Đệ chân thành cảm ơn sự tín thác và tin tưởng của các hiền huynh, mong các hiền huynh hãy liên tục cầu nguyện cho Đệ, liên tục cộng tác một cách tích cực và khôn ngoan với Đệ. Cha cũng chân thành mong tất cả các Đức Giám Mục hãy gần gũi với Cha qua lời cầu nguyện và tham vấn để Cha thật sự trở thành “Servus servorum Dei” (Người Tôi Tớ trong số những Người Tôi Tớ của Thiên Chúa). Cũng giống như Phêrô và các vị Tông Đồ khác, thông qua ý định của Thiên Chúa, đã nên một với nhau; thì đối với vị Kế Nhiệm Thánh Phêrô và các Đức Giám Mục cũng vậy, vì các Ngài chính là những Người Kế Vị các Thánh Tông Đồ - và tất cả chúng ta hãy cùng đoàn kết chặt chẽ và hiệp thông với nhau. Sự hiệp thông liên đới này, dẫu qua những vai trò và chức năng đa dạng khác nhau của Vị Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục, là nhằm mục đích để phục vụ Giáo Hội và hiệp nhất đức tin, qua những phương cách truyền giáo có hiệu quả, sáng tạo, và cao cả nơi thế giới trần tục này. Chính vì thế, bằng chính cách này, cách mà những vị tiền nhiệm đáng kính của Cha đã đi trước, thì Cha cũng vậy, Cha cũng sẽ nối gót các Ngài để chỉ rao giảng cho cả thế giới biết về sự hiện diện sống động của Chúa Kitô mà thôi.
Cụ thể là trước mắt Cha chính là bằng chứng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một Giáo Hội biết can đảm hơn, tự do hơn và trẻ trung hơn. Một Giáo Hội mà qua những giảng dạy và gương sáng của Ngài, bình thản nhìn về quá khứ và không một chút sợ sệt khi phải hướng tới tương lai. Với Đại Năm Thánh, Giáo Hội bước vào thiên niên kỷ mới mang trên tay mình Phúc Âm, để đem ra áp dụng cho toàn cả thế giới theo đúng với tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăn II. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vẫn thường hay ví Công Đồng giống như một cái “la bàn (compa)” nhằm hướng chúng ta đến vùng đại dương bao la của thiên niên kỷ thứ ba. Và cũng qua lời chứng tá thiêng liêng đó, Ngài đã nhìn nhận rằng: “Cha tin chắc rằng phải mất một thời gian rất lâu, để các thế hệ mới sau này có thể rút ra được những ý nghĩa cao thâm mà Công Đồng của thế kỷ thứ 20 đã mang đến cho chúng ta.”
Cha cũng thế, ngay lúc bắt đầu sứ vụ như là Người Kế Vị Thánh Phêrô, Cha muốn khẳng định tâm quyết của Cha là sẽ đeo đuổi những cam kết được ban hành ra từ Công Đồng Chung Vaticăn II, để nối tiếp một cách trung thành các vị tiền nhiệm của Cha qua một Giáo Hội có một truyền thống lâu đời kéo dài từ nhiều thiên niên kỷ. Nói một cách chính xác ra là năm nay chính là kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc Công Đồng (vào ngày 8 tháng 12 năm 1965). Qua dòng thời gian, các văn kiện của Công Đồng vẫn không bị mất đi giá trị bất hũ của chúng; vì lẽ, những giảng dạy của các Ngài đã chứng tỏ cho chính chúng ta thấy được sự liên hệ một cách đặc biệt với những cấp bách và thách thức mới của Giáo Hội và của một xã hội toàn cầu hóa hiện nay.
Theo một cách rất đặt biệt, triều đại Giáo Hoàng của Cha được bắt đầu khi Giáo Hội đang sống trong năm đặc biệt sùng kính Phép Thánh Thể. Làm sao mà Cha không thể nhận ra được sự trùng hợp quan phòng này như là một yếu tố tiên quyết đánh dấu vào sứ vụ mà Cha được mời gọi hay sao? Phép Thánh Thể, chính là trung tâm điểm của đời sống Kitô Giáo và là nguồn mạch của sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội, và do thấy, cũng sẽ là trung tâm điểm và là nguồn vĩnh viễn qua sứ vụ cai quản Giáo Hội đã được tín thác cho Cha.
Chúa Kitô Phục Sinh vẫn luôn hiện diện qua Phép Thánh Thể, chính Chúa Kitô là Người đã tiếp tục dâng chính Mình Ngài cho chúng ta, gọi mời chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình và Máu của Ngài. Từ sự hiệp thông trọn vẹn này cùng với Ngài, rồi sau đó đến tất cả mọi thành phần khác trong đời sống của Giáo Hội, trước tiên là qua sự hiệp thông với tất cả các tín hữu, qua lời cam kết rao giảng và làm chứng cho Phúc Âm, qua sự bác ái nhiệt tâm dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người nhỏ bé nhất.
Do thế, trong năm này, Lễ Kính Trọng Thể Mình Máu Chúa Kitô phải được long trọng cử hành theo một cách rất đặc biệt và cụ thể. Phép Thánh Thể sẽ là trọng tâm chính trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8 và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào tháng 10 tới này, với chủ đề là: “Phép Thánh Thể chính là Nguồn và là Đỉnh Điểm của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội.” Cha kêu gọi mọi người tín hữu hãy dành sự sùng kính cao độ trong suốt những tháng sắp tới về Chúa Giêsu Thánh Thể và hãy can đảm diễn tả về sự hiện diện thật sự của Thiên Chúa, trên tất cả là qua chính việc cử hành trọng thể và đúng đắn của Phụng Vụ.
Cha khẩn cầu điều này theo một cách đặc biệt dành cho các vị linh mục, những vị mà lúc này đây Cha đang nghĩ đến với lòng cảm mến sâu sắc. Sứ vụ linh mục được thành lập ra ngay tại vùng Cenacle, cùng với Phép Thánh Thể, như vị tiền nhiệm đáng kính Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến rất nhiều lần. Trong Lá Thư cuối của Ngài gởi cho các linh mục trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Ngài viết rằng: “Đời sống linh mục phải là một cách sống đặc biệt dưới dạng Phép Thánh Thể.” Lòng sốt mến cử hành Thánh Lễ hằng ngày, vốn dĩ chính là trung tâm điểm và sứ vụ của mỗi một vị linh mục, là nhằm góp phần vào cách sống đặc biệt đó của Phép Thánh Thể.
Được dưỡng nuôi và duy trì bởi Phép Thánh Thể, người Công Giáo hoàn toàn cảm thấy như được kích thích, như được trấn an để hướng về sự hiệp nhất trọn vẹn mà Chúa Kitô đã hy vọng tại Cenacle. Người Kế Vị Thánh Phêrô biết rằng mình phải thực hiện mong muốn quan trọng này của Người Thầy Chí Thánh theo một cách cụ thể đặc biệt. Vì đúng ra, vị ấy đã được tín thác với trách nhiệm là cũng cố đàn chiên của mình.
Chính vì thế, bằng sự nhận thức trọn vẹn và vào lúc khởi đầu sứ vụ của mình nơi Giáo Hội Rôma, Thánh Phêrô đã phải tắm bằng chính máu của Ngài, thì vị Tiền Nhiệm đương thời này sẽ đảm trách lời hứa duy nhất của mình là làm việc không mệt mõi để tiến đến việc khôi phục trọn vẹn và mang lại tình đoàn kết đến với tất cả các tín hữu của Chúa Kitô. Thì đây chính là nguyện ước của vị ấy, và cũng chính là nghĩa vụ mang tính thuyết phục của vị ấy. Vị ấy ý thức rằng để làm được điều đó, bằng việc diễn tả về những cảm xúc chân thành không thôi, vẫn chưa đủ. Những hành động cụ thể cần phải đem ra thực hiện để chiếm lấy các tâm hồn, để khuấy động lương tâm nhân loại và để khuyến khích tất cả mọi người hướng về sự cải hóa nội tâm, vốn dĩ là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ trên con đường hiệp nhất.
Cuộc đối thoại về thần học là cần thiết. Một sự xét nghiệm sâu sắc của những nguyên do lịch sử về những chọn lựa trong quá khứ cũng sẽ là điều không thể thiếu được. Thế nhưng sự cấp thiết hơn vẫn là “sự tẩy uế về ký ức” vốn vẫn thường hay được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nêu ra, và chỉ có cách duy nhất đó mới có thể giải thoát các tâm hồn để biết đón nhận sự thật trọn vẹn của Chúa Kitô. Vì trước mặt Ngài, vị Chánh Án Tối Cao của tất cả mọi sinh linh, rằng mỗi một người trong chúng ta phải diện dối, với ý thức rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải giải thích cho Ngài những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta đã phản nghịch, hay không hành động vì sự hiệp nhất trọn vẹn như là những vị môn đệ trung tín của Ngài.
Chính bản thân của Vị Kế Nhiệm hiện tại của Thánh Phêrô luôn phải suy nghĩ với câu hỏi này và phải làm hết sức mình để cổ võ nguyên do chính yếu của việc đoàn kết, hiệp nhất. Nối gót bước chân của những vị tiền nhiệm của mình, vị ấy hoàn toàn tâm quyết sẽ nảy sinh ra các sáng kiến thích hợp hòng cổ võ sự tiếp xúc và thỏa thuận với tất cả các vị đại diện của tất cả các Giáo Hội khác nhau và các cộng đoàn trong Giáo Hội. Đúng ra, cũng nhân dịp này, vị ấy gởi đến tất cả mọi người những lời chào chân thành nhất trong Chúa Kitô, Thiên Chúa của tất cả mọi người.
Trong giây phút này, Cha xin quay về lại ký ức của Cha để hướng về cảm nghiệm không thể nào quên được khi tất cả chúng ta đã cùng trải qua sau cái chết và tang lễ của vị Giáo Hoàng quá cố Gioan Phaolô Đệ Nhị của chúng ta. Xung quanh thi hài của Ngài, đang nằm nơi trái đất này, là tất cả những vị lãnh đạo của các quốc gia cùng tụ tập về cùng với tất cả mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, qua sự cảm mến, nuối tiếc và ngưỡng mộ không thể nào quên được. Cả thế giới hướng nhìn về Ngài với lòng tin tưởng. Đối với nhiều người, thì việc đó giống thể như là trọn cả hành tinh, qua các phương tiện truyền thông xã hội, cùng hòa chung một lời yêu cầu sự giúp đở của Đức Cố Giáo Hoàng bởi con người thời nay, vốn bị tan nát vì sự sợ hãi và vô chừng, đang cố tự hỏi chính mình về tương lai
Giáo Hội ngày hôm nay cần phải được hồi sinh lại trong chính bản thân của Giáo Hội về ý thức của sứ vụ để một lần nữa trình làng cho toàn thể thế giới bằng chính tiếng nói của Người đã từng phán: “Ta là ánh sáng của thế gian, ai theo Ta sẽ không còn phải bước đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” Trong việc đảm nhận sứ vụ của mình, vị Tân Giáo Hoàng này ý thức rõ được sứ vụ của mình là mang ánh sáng của Chúa Kitô để chiếu sáng cho mọi người nam và người nữ của thời đại hôm nay, không phải bằng chính ánh sáng của riêng vị ấy mà là bằng chính ánh sáng của Chúa Kitô.
Với sự nhận thức rõ ràng này, chính Cha muốn nói với tất cả mọi người, thậm chí với luôn cả những ai theo các tôn giáo khác hay những ai chỉ đơn giản kiếm tìm một câu trả lời cho những vấn đề nền tảng của cuộc sống mà đến giờ vẫn chưa tìm ra được. Cha tỏ bày cùng với tất cả mọi người bằng sự giản đơn và lòng yêu mến, để bảo chắc rằng Giáo Hội mong muốn tiếp tục con đường đối thoại cởi mở và chân thành với tất cả mọi người, trong việc kiếm tìm ra sự thật và điều thiện hảo của nhân loại và xã hội.
Cha khẩn cầu Thiên Chúa ban cho sự hiệp nhất và hòa bình xuống cho toàn thể gia đình nhân loại và công bố thiện ý của tất cả những người Công Giáo để cùng hợp tác cho sự phát triển thật sự của xã hội, để mọi người biết tôn trọng phẩm giá của toàn thể nhân loại.
Cha sẽ nổ lực bằng mọi cách và tự mình đeo đuổi những cuộc đối thoại đầy hứa hẹn mà các vị tiền nhiệm của Cha đã khởi xướng trong những nền văn minh lhác nhau, bởi vì qua sự thông hiểu hỗ tương, sẽ nảy sinh ra các điều kiện, các sáng kiến cho một cuộc sống tốt đẹp hơn đến với từng người chúng ta.
Cha đặc biệt nghĩ đến các bạn trẻ. Đối với các con, những người bạn đặc biệt của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, Cha gởi cái hôn thân ái nhất của Cha đến cho các con, với hy vọng theo như ý Chúa sẽ được gặp gỡ các con tại Cologne nhân ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Cùng với các con, những người bạn trẻ thân thương của Cha, Cha sẽ tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại, lắng nghe những khát vọng của chúng con để nổ lực giúp các con trở nên những chứng tá sống động hơn nữa trong cuộc sống, và vẫn luôn trẻ mãi trong Chúa Kitô.
“Mane nobiscum, Domine!” Hãy Ở Lại Cùng Với Chúng Con, Lạy Chúa! Lời khẩn cầu này, chính là nền tảng chi phối chính trong các Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Năm Thánh Thể này, thì đó cũng chính là lời nguyện cầu phát sinh ra từ trái tim của Cha khi Cha bắt đầu sứ vụ mà Chúa Kitô đã gọi mời Cha. Cũng giống như Thánh Phêrô, Cha cũng tái tuyên xưng lại lời hứa trung thành vô điều kiện của Cha với Ngàu. Chỉ có Ngài, là Đấng mà Cha sẽ phục vụ bằng việc dâng hiến chính mình Cha vào việc phục vụ Giáo Hội của Ngài.
Để cùng hổ trợ với lời khấn hứa này, Cha xin cầu khẩn sự chuyển cầu của Mẹ Maria Chí Thánh, trong bàn tay Mẹ, con xin phó thác hiện tại và tương lai của con và của Giáo Hội. Xin Thánh Hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và cùng toàn thể các Thánh, cũng giúp chuyển cầu cho Con.
Bằng những tâm tình này, Đệ xin gởi lại các vị Hồng Y hiền huynh, tất cả những ai tham dự nghi lễ này cùng toàn thể những ai đang theo dõi qua truyền hình, và truyền thành, một Lời Chúc Lành Đặc Biệt và Thương Yêu Nhất của Cha!