Dưới một tựa đề tượng thanh mang tính cách khôi hài “Xi, Li, and the PRC” (Tập, Lý và Trung Quốc) và một bức hình minh hoạ với hàng hàng lớp lớp công nhân Trung Quốc “hồ hởi phấn khởi” cầm đèn, đuốc biểu lộ quyết tâm, nhưng ở bên trên nhìn xuống họ là Tập Cận Bình ngồi giữa ánh đèn sân khấu đỏ rực như một ông hoàng không ngai nhưng nét mặt tiu nghỉu, buồn thảm, nhà báo Therese Shaheen của trang The National Review đã phân tích về tình hình “bung bét, thảm hại” của sân khấu chính trị tại Trung Quốc hiện nay, với những diễn viên ở thượng tầng quyền lực đang bày tỏ công khai sự bất hoà với nhau về chính sách và phương thức hành động trên phương diện quốc gia mà không cần dấu giếm. Mời đọc bài viết qua bản dịch tiếng Việt dưới đây:
(National Review - September 1, 2020 ) Khi nói đến tác động của COVID-19 đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), ý kiến dư luận thì cho là sự xuất hiện của vi khuẩn đã bị xử sự sai trái và chính quyền cộng sản tại đây vẫn chưa tỏ ra minh bạch về việc này, nhưng sự lây lan đã bị chận đứng thông qua các biện pháp y tế công cộng năng nổ và nền kinh tế đã được phục hồi.
Để sự quở trách này tăng phần nhục mạ, vào ngày 31 tháng 7, nhân một buổi lễ ở Bắc Kinh để vinh danh các lãnh tụ đảng sau khi phóng thành công vệ tinh phục vụ trong Hệ thống Định Vị Toàn Cầu độc lập của Trung Quốc, đảng đã cố tình làm bẽ mặt họ Lý. Khi họ Tập được giới thiệu bằng nhiều danh hiệu được lần lượt xướng lên, ông này đã đứng để được vinh danh trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngay sau đó, tên của họ Lý cũng được xướng lên một cách chóng. Nhưng khi những khách tham dự bắt đầu vỗ tay - ngoại trừ họ Tập vẫn ngồi yên, nhìn thẳng về phía trước - trước khi họ Lý kịp đứng lên để được vinh danh thì tên người tiếp theo đã được xướng lên. Họ Lý lúng túng nhổm đứng dậy trong tiếng vỗ tay rời rạc, ngắt quãng và lại nhanh chóng ngồi xuống. Rõ ràng đó là một hành động xỉ nhục có chủ đích.
Sự căng thẳng này phản ảnh áp lực ngày càng tăng mà họ Tập đang phải đối mặt đối với việc quản lý sai trái dịch coronavirus. Điều này còn được kết hợp bởi các tác động kinh tế từ áp lực thương mại của Trump, từ phản ứng dữ dội toàn cầu đối với Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, sự giảm sút về mức độ thịnh vượng của vô địch công nghệ quốc gia Hoa Vi, và các phản ứng của những (người) khác đối với sự gia tăng quân phiệt và chủ nghĩa sô- vanh Trung Quốc. Vấn đề của họ Tập là ở chỗ này: trong tư cách là “Chủ tịch của Mọi thứ đến Suốt đời”, con số vật tế thần sẽ càng ít hơn.
Nhưng đó không thể ngăn cản ông ta cố chuyển trọng tâm. Điều này bao gồm các cuộc thanh trừng bổ sung các thành phần ưu tú trong đảng, vốn là một đặc điểm của chế độ của ông kể từ lúc đầu. Khi mới nắm quyền, các cuộc thanh trừng của họ Tập được dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây và những người khác như một động lực “chống tham nhũng” và ông đã được ca ngợi vì chuyện này. Trên thực tế, họ Tập đang xiết chặt hệ thống của bất cứ ai có thể tranh chức với ông trong tương lai, nhiều người trong số họ là học trò cưng của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Họ Giang đã khôi phục uy tín và sự ổn định cho Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, làm chủ tịch khi Trung Quốc có sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc trong những năm 1990, và quản lý việc bàn giao Hồng Kông cho Vương quốc Anh. Ở tuổi 94, “nhà lãnh đạo tối cao” vẫn gây được ảnh hưởng bởi sự trường thọ, trung thành và hoài cổ.
Như thường lệ với CHND Trung Hoa, thực tế phức tạp hơn như vậy. Trên thực tế, những dấu hiệu về sự căng thẳng gần đây giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác, đặc biệt là Thủ tướng Lý Khắc Cường, cho thấy tác động bổ sung của đại dịch đối với nền kinh tế bấp bênh cơ bản và sự cô lập ngày càng lớn lao của quốc gia này do sự quản lý khủng hoảng yếu kém của Bắc Kinh cùng những yếu tố khác.
Một vài căng thẳng giữa thủ tướng Trung Quốc - người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh tế - và chủ tịch Trung Quốc không chỉ xảy ra giữa họ Tập và Lý. Vào năm 2007, khi chủ tịch thời trước là Hồ Cẩm Đào được tạp chí Time chọn đứng hạng nhì cho giải Nhân Vật Của Năm, được đánh giá là nhà lãnh đạo của một nước “năng động nhất về kinh tế trên thế giới”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đầu năm đó đã tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể nhìn mạnh mẽ bên ngoài nhưng trên thực tế là” không quân bình, không ổn định, không có sự phối hợp và không bền vững “.
Sự bất đồng giữa họ Tập và họ Lý cũng không có gì mới mẻ. Tạp chí Wall Street Journal năm 2016 đã loan báo rằng “có những dấu hiệu bất đồng” giữa hai người này đang trên đà “bộc phát”. Vào thời điểm đó, cuộc tranh luận xoay quanh mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, khi họ Tập kêu gọi sự kiểm soát của nhà nước gắt gao hơn còn họ Lý kêu gọi sự phụ thuộc nhiều hơn vào các lực lượng thị trường. Tương tự như vậy, tình hình ngày nay cũng không có tiền lệ. Trong vài năm qua, họ Tập đã tập trung quyền lực cá nhân của mình ở mức độ chưa từng thấy nơi bất cứ một lãnh tụ Trung Quốc nào kể từ thời chủ tịch họ Mao.
Vào năm 2017, họ Tập đã thâu tóm quyền kiểm soát quân đội của cả nước và thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục. Trên thực tế, ông ta cầm đầu Hội đồng An Ninh Quốc Gia, là người đứng đầu bộ máy chính sách đối ngoại và nhiều ủy ban kinh tế. Trong nhiều lần xuất hiện trước công chúng mới đây, hãng thông tấn quốc doanh Tân Hoa xã đã gọi Tập là “Lãnh Tụ Của Dân”. Như thế có phải là “Chủ tịch Tập” đã đi quá xa không? Ngoài thói thổi phồng chức danh, vào năm 2018, ông đã áp đặt các thay đổi hiến pháp đối với Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ ngăn cản ông giành nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2023. Nước cờ và hành động củng cố quyền lực của ông Tập có nghĩa là ông phải gánh vác và chịu trách nhiệm cho cả cái tốt lẫn xấu. Thực tế gần đây cho thấy có quá nhiều cái xấu hơn là tốt.
Hãy bắt đầu với nền kinh tế: bất kể bọn cầm quyền Trung quốc đã có thể kiểm soát được đại dịch tới đâu, nền kinh tế vẫn ở tình trạng yếu kém. Theo các nhà quan sát về Trung Quốc, vốn nhiều hoài nghi về các con số chính phủ nước này đưa ra- sự tăng trưởng kinh tế trước đại dịch có thể chỉ bằng phẳng thậm chí còn ở mức âm, mặc dù số liệu thống kê chính thức đưa ra là gần 6%. Chính quyền các cấp và các hộ dân có số nợ tổng công khoảng 300% của tổng sản lượng quốc gia (hay còn gọi là GDP). Trong khi đó, nợ công trên tổng số GDP của Hoa Kỳ ngay cả sau khi hàng nghìn tỷ đô la tiền cứu trợ coronavirus đã được chi tiêu vẫn thấp hơn một nửa mức của Trung Quốc, điều này khiến Bắc Kinh có ít ưu thế hơn trong công tác lôi kéo, kích thích nền kinh tế của họ.
Trong khi Cục Dự Trữ Liên Bang và Quốc Hội Hoa Kỳ đã bơm hơn 6 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thông qua việc mua sắm ồ ạt trên nhiều hạng mục tài sản, bảng cân đối của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc vẫn không thay đổi trong năm nay. Quốc hội Hoa Kỳ đã hỗ trợ trực tiếp khoảng 630 tỷ đô la cho các doanh nghiệp nhỏ, so với chưa đến 1/10 số tiền mà Trung Quốc dành cho các doanh nghiệp nhỏ ở nước họ. Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc cho mỗi tháng của năm 2020 đều giảm so với tháng đó của năm trước. Dữ liệu thực tế chắc chắn còn tồi tệ hơn những gì chính phủ tiết lộ. Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ trong tháng 7 ở mức cao nhất mọi thời đại, làm lu mờ những doanh số đã có trước đại dịch. Theo nhà kinh tế học Carlos Casanove tại công ty bảo hiểm Pháp Coface, “câu chuyện về sự phục hồi của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã bị đánh giá quá cao”.
Điều này đang làm căng thẳng giữa hai ông Tập và Lý còn gia tăng hơn nữa. Trong một cuộc họp báo vào tháng 5, thủ tướng (Trung Quốc) thừa nhận rằng 600 triệu người ở Trung Quốc - khoảng một nửa dân số - hiện sống nhờ vào 1000 nhân dân tệ (tương đương 140 đô la) mỗi tháng. Con số này bao gồm khoảng 80 triệu người bị mất việc làm do dại dịch vi khuẩn gây ra. Những người có thể không có thu nhập và không có mạng lưới an sinh xã hội hữi ích ở Trung Quốc. Lần theo dữ liệu của họ Lý với dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy có sự chênh lệch lớn lao về thu nhập giữa tầng lớp thượng lưu thành thị và phần lớn người nghèo ở nông thôn. Mặc dù vậy, bình luận của ông vẫn lạc điệu so với các số liệu khác do chính phủ đưa ra, bao gồm một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương vào tháng 4 với 30 ngàn cư dân thành thị có tài sản gia đình trung bình gần nửa triệu đô la. Con số này gây ra nhiều tranh cãi đến nỗi ngân hàng trung ương đã phải rút lại cuộc khảo sát đó.
Nhận xét của họ Lý cũng trái chiều với cam kết lâu dài của họ Tập trong việc tạo ra sự thịnh vượng cho tầng lớp trung lưu. Ngay sau khi họ Lý đưa ra bình luận của mình, Tân Hoa xã thông báo rằng cơ quan có tầm ảnh hưởng đối với đảng là Thu Thực (Qiushi, 秋实) sẽ sớm xuất bản một bài báo của họ Tập về việc “xây dựng một xã hội thịnh vượng trung dung”.
Trong các bình luận trên báo chí của mình, họ Lý cũng khuyến khích sự tiến bộ của cái mà ông gọi là “nền kinh tế bán hàng rong” như một cách thoát khỏi tình trạng kinh tế khó khăn do coronavirus. Điều đó cũng làm suy yếu kế hoạch thúc đẩy thịnh vượng của họ Tập. Chỉ trong vài ngày, các cơ quan đảng bộ ở Bắc Kinh và vài nơi khác đã cho xuất bản các bài báo chỉ trích nền kinh tế “bán hàng rong” là không phù hợp. Thuật ngữ này đã thu về một thẻ hashtag (#) cho việc theo dõi trên mạng Weibo, tương đương với Twitter tại nước này. Báo chí Tây phương loan báo rằng thẻ hashtag này (#) đã biến mất và không thể tìm kiếm được chỉ vài ngày sau đó. Vào tháng sau, họ Tập đã triệu tập hội đồng kinh doanh để củng cố thông điệp thịnh vượng của mình và họ Lý, dù là một thành viên của hội đồng, người chịu trách nhiệm trên danh nghĩa về nền kinh tế quốc gia, đã không được mời tham dự.
Để sự quở trách này tăng phần nhục nhã, vào ngày 31 tháng 7, nhân một buổi lễ ở Bắc Kinh để vinh danh các lãnh tụ đảng sau khi phóng thành công vệ tinh phục vụ trong Hệ thống Định Vị Toàn Cầu độc lập của Trung Quốc, đảng đã cố tình làm bẽ mặt họ Lý. Khi họ Tập được giới thiệu bằng nhiều danh hiệu được lần lượt xướng lên, ông này đã đứng để được vinh danh trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngay sau đó, tên của họ Lý cũng được xướng lên một cách chóng. Nhưng khi những khách tham dự bắt đầu vỗ tay - ngoại trừ họ Tập vẫn ngồi yên, nhìn thẳng về phía trước - trước khi họ Lý kịp đứng lên để được vinh danh thì tên người tiếp theo đã được xướng lên. Họ Lý lúng túng nhổm đứng dậy trong tiếng vỗ tay rời rạc, ngắt quãng và lại nhanh chóng ngồi xuống. Rõ ràng đó là một hành động xỉ nhục có chủ đích.
Sự căng thẳng này phản ảnh áp lực ngày càng tăng mà họ Tập đang phải đối mặt đối với việc quản lý sai trái dịch coronavirus. Điều này còn được kết hợp bởi các tác động kinh tế từ áp lực thương mại của Trump, từ phản ứng dữ dội toàn cầu đối với Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, sự giảm sút về mức độ thịnh vượng của vô địch công nghệ quốc gia Hoa Vi, và các phản ứng của những (người) khác đối với sự gia tăng quân phiệt và chủ nghĩa sô- vanh Trung Quốc. Vấn đề của họ Tập là ở chỗ này: trong tư cách là “Chủ tịch của Mọi thứ đến Suốt đời”, con số vật tế thần sẽ càng ít hơn.
Nhưng đó không thể ngăn cản ông ta cố chuyển trọng tâm. Điều này bao gồm các cuộc thanh trừng bổ sung các thành phần ưu tú trong đảng, vốn là một đặc điểm của chế độ của ông kể từ lúc đầu. Khi mới nắm quyền, các cuộc thanh trừng của họ Tập được dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây và những người khác như một động lực “chống tham nhũng” và ông đã được ca ngợi vì chuyện này. Trên thực tế, họ Tập đang xiết chặt hệ thống của bất cứ ai có thể tranh chức với ông trong tương lai, nhiều người trong số họ là học trò cưng của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Họ Giang đã khôi phục uy tín và sự ổn định cho Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, làm chủ tịch khi Trung Quốc có sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc trong những năm 1990, và quản lý việc bàn giao Hồng Kông cho Vương quốc Anh. Ở tuổi 94, “nhà lãnh đạo tối cao” vẫn gây được ảnh hưởng bởi sự trường thọ, trung thành và hoài cổ.
Các cuộc thanh trừng hiện tại của họ Tập nhằm dập tắt mọi chỉ trích về quyền lực đã được củng cố của ông và những cách thức ông đang sử dụng nó. Trong số những người chỉ trích đó có bà Thái Hà (Cai Xia, 蔡霞) một giảng viên lâu năm tại Trường Đảng Trung ương, đã bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 8 vừa qua. Cùng những người chỉ trích khác, bà đã gọi đảng dưới quyền của Tập là một “thây ma chính trị” và cảnh báo rằng “hệ thống này phải bị loại bỏ.”
Họ Tập hiện cũng đang canh chừng mọi dấu hiệu của bạo động. Có rất nhiều nguồn cơn có khả năng tạo ra chuyện này, gồm các biện pháp nặng tay họ đã áp dụng khi giải quyết và ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus. Sau cả thời điểm chính quyền thông báo rẳng họ đã kiểm soát được vi khuẩn này, các nhà báo công dân lại đưa ra những báo cáo sống động về việc họ buộc dân phải cô lập, di dời và cách ly, về chuyện bệnh viện và nhà xác quá tải, và những câu chuyện khác cho thấy tình hình còn tồi tệ hơn thế giới bên ngoài đã được cho thấy - thậm chí chuyện họ còn cho phép gây hoang mang ban đầu.
Còn có những đám mây báo bão khác đối với họ Tập, nói theo nghĩa đen, khi lượng mưa xối xả và lũ lụt đã bao vây lưu vực sông Dương Tử ở các khu vực miền trung và tây nam của quốc gia này. Đập Tam Hiệp - một con đập lớn nhất thế giới - hiện có mực nước cao hơn mức cảnh báo tối đa 20 mét, và đã cận kề mức chịu đựng tối đa là 175 mét. Để kiểm soát nó, các viên chức hữu trách đang xả số lượng nước kỷ lục. Theo Reuters, lũ lụt có kiểm soát lẫn không được kiểm soát đã gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đô la, và đã khoảng 63 triệu người đã bị ảnh hưởng. Tại thượng nguồn con đập ở Trùng Khánh, một thành phố với 30 triệu dân, hàng trăm ngàn người đã phải di tản. Lũ lụt đang gây thiệt hại cho nông nghiệp và ngày càng có nhiều lo ngại cho tình hình an ninh lương thực. Không thể loại trừ khả năng cho một thất bại thảm hoạ; con đập này đã gây nhiều tranh cãi trong suốt mười hai năm xây dựng vì những thiệt hại về cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường mà nó gây ra, và những nghi ngờ dai dẳng về chất lượng và tính toàn vẹn của dự án đang âm ỉ sôi sục kể từ khi dự án bắt đầu.
Triết lý chính trị phương Tây về Thần Quyền của Các Vua cho rằng các vua chúa vốn được Chúa trao cho quyền lực, không phải từ sự cho phép của người bị cai trị. Triết học cổ đại Trung Quốc thì lại là sự bẻ ngược: kẻ cai trị có Thiên mệnh cai trị và họ sẽ mất quyền cai trị nếu không phục vụ người dân. Các triều đại kế nhiệm của Trung Quốc đã thu hút tính hợp pháp của họ bằng cách tuyên bố rằng người tiền nhiệm của họ đã đánh mất Thiên mệnh. Những người tìm cách thay thế giai cấp thống trị hoàng tộc bằng một giai cấp khác sẽ dẫn đến các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và các hiện tượng khác là bằng chứng cho thấy ngay cả trời cũng có thể đang mất kiên nhẫn.
Trong một bài viết trên tờ Washington Post hồi tháng 3, trưởng phòng Bắc Kinh là Anna Fifield đã tự hỏi liệu coronavirus và những thách thức tiếp theo có đang thử thách Thiên mệnh của họ Tập hay không? Thắc mắc mà Fifield nêu lên trong bài viết khiêu khích của cô là, liệu công chúng có thể quay sang tấn công họ Tập hay không? Fifield trích dẫn lời các học giả -sau đó họ bị mất tích- gồm có một giáo sư Đại học Thanh Hoa, người đã viết về “cốt lõi thối rữa của chính quyền Trung Quốc; trái tim mong manh và trống rỗng của hệ thống nhà nước đang run sợ”.
Kể từ đó, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn đối với họ Tập. Mặc dù không có cơ sở để kết luận rằng việc nắm giữ quyền lực của ông này đang gặp nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng không nên cho rằng tuổi thọ của ông ta được đảm bảo, như nhiều người đã nghĩ thế khi quy định về giới hạn nhiệm kỳ bị xóa bỏ. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang bất ổn; người chịu trách nhiệm lớn nhất về nền kinh tế đã phải thừa nhận rằng một nửa dân số đang ở trong tình trạng nghèo đói. Thế giới chấp nhận rằng việc Bắc Kinh xử trí gian trá với nạn COVID-19 đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, gây suy thoái kinh tế toàn cầu.
Việc họ Tập nổi cơn thịnh nộ khi họ Lý nói lên sự thật đã cho thấy một sự tương phản rõ rệt, không chỉ đối với các nhà quan sát phương Tây mà còn đối với các viên chức đảng bộ và chính quyền các cấp ở Trung Quốc. Kết quả có thể sẽ là một chính sách tê liệt, buộc họ Tập phải thực hiện các biện pháp khắc nghiệt hơn để duy trì vị thế của mình trong đảng và chính phủ. Ông ta cũng có khả năng tăng cường các hành động đối ngoại của mình, bao gồm cả đường lối cứng rắn mà chúng ta đang thấy ở Hồng Kông, gây áp lực nhiều hơn đối với Đài Loan, và gia tăng tình trạng hiếu chiến trong khu vực và quốc tế.
Đây là bối cảnh đang chờ đợi vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Bất cứ ai chiến thắng cũng không nên mang ảo tưởng về Trung Quốc. Đất nước và lãnh tụ của họ đang gặp khó khăn, và chính sách của Hoa Kỳ nên phản ảnh điều đó bằng cách chuẩn bị cho tình trạng bế tắc và căng thẳng hơn nữa.
Tập Cận Bình tự khoác cho mình sứ mệnh của một vị hoàng đế hiện đại. Điều phải chờ xem là liệu ông trời có thể chờ đợi được không.
Source:National Review