Sau khi ông Joe Biden công bố quyết định chọn bà Kamala Harris trong vai trò ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh với mình, tờ National Catholic Register trực thuộc hệ thống truyền hình Công Giáo EWTN cho biết Harris là một người phò phá thai và bài Công Giáo đến mức cực đoan.
Dưới đây là 14 điều người Công Giáo cần biết về nhân vật được mệnh danh là “nữ tướng phò phá thai” của Hoa Kỳ.
1. Trong khi phục vụ tại Thượng viện, Harris liên tục được xếp hạng 100% từ Hiệp hội Quốc gia về Bãi bỏ Luật Cấm Phá thai, gọi tắt là NARAL, một tổ chức hô hào phá thai khét tiếng tại Hoa Kỳ.
2. Harris cực đoan đến mức chủ trương mở rộng cái gọi là “nhân quyền về sinh sản” của phụ nữ trong đó cho phép việc phá hủy sự sống trong tử cung trong suốt toàn bộ thời gian mang thai, kể cả tại thời điểm đứa bé sắp được sinh ra.
3. Harris đã đề xuất rằng các tiểu bang có lịch sử hạn chế quyền phá thai cần phải được sự chấp thuận của liên bang trước khi có thể ban hành các luật lệ mới nhằm hạn chế phá thai. Bà ta tuyên bố rằng nếu những biện pháp bảo vệ này không được áp dụng, “phụ nữ sẽ chết” khiến tờ The Washington Post phải tặng cho bà ta bốn “Pinocchios”, tức là bốn nhân vật xạo hết chỗ nói, vì tuyên bố sai trái này. Trong một cuộc tranh luận chính ở Westerville, Ohio, Harris thanh minh thanh nga như sau:
“Có những tiểu bang đã thông qua các dự luật hầu như nhằm ngăn cản phụ nữ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và không ngoa chút nào khi nói phụ nữ sẽ chết. Phụ nữ nghèo, phụ nữ da đen sẽ chết vì các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa ở nhiều tiểu bang, những người đã mất liên hệ với nước Mỹ đang nói với phụ nữ phải làm gì với cơ thể của họ.”
4. Với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp của California, Kamala Harris đã truy tố các nhà báo phò sinh làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Y tế, là những người đã điều tra Planned Parenthood và việc buôn bán các bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh bị phá thai, dẫn đến một cuộc điều tra và một cuộc điều trần tại Hạ Viện.
5. Harris cũng đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp để đột kích vào nhà của một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất, là anh David Daleiden.
6. Với tư cách là thượng nghị sĩ, Harris ủng hộ dự luật bãi bỏ Tu chính án Hyde, là một biện pháp ngăn chặn nguồn tài trợ liên bang cho việc phá thai và trong lịch sử tu chính án này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Harris đã thách thức Biden tại cuộc tranh luận sơ bộ để chọn ra ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 vì sự ủng hộ lâu năm của ông ta đối với Tu chính án Hyde. Cúi đầu trước áp lực, Biden đã đảo ngược quan điểm của mình vài ngày sau đó.
7. Tại Thượng viện, Harris đã hai lần bỏ phiếu chống lại Đạo luật Bảo Vệ Những Thai Nhi Sống Sót sau một vụ nạo phá thai. Đó là một dự luật yêu cầu các bác sĩ phá thai phải cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự cho những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai giống như đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào khác.
8. Năm 2018, trong phiên điều trần của Thượng viện về việc đề cử Brian Buescher làm thẩm phán quận ở Nebraska, Harris đã tấn công Buescher, và cho rằng sự tham gia của anh ta trong Đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố, là một tổ chức bác ái Công Giáo, khiến anh ta không đủ tư cách phục vụ trong tòa án. Vụ việc này đã khiến toàn bộ Thượng viện phải thông qua đạo luật tố cáo bất kỳ hình thức hạch sách tôn giáo nào đối với các ứng cử viên tư pháp.
9. Brian Buescher không phải là trường hợp duy nhất bị bà Kamala Harris tấn công. Với một lập trường bài Công Giáo kiên định và cực đoan, Harris tìm cách bác bỏ mọi đề cử của Tổng thống Trump liên quan đến người Công Giáo như thể người Công Giáo là có vấn đề, không xứng đáng hay không có khả năng giữ các chức vụ công quyền.
[Chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện Bầu Giáo Hoàng ngày 18 tháng Tư, 2005.
Ngài nói:
“Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Có những kẻ đang mưu toan hình thành một chế độ độc tài như thế. Và nếu chúng thành công, chúng ta lại một lần nữa thấy mình và con cháu mình đứng trước một não trạng phân biệt đối xử với người Công Giáo như chúng ta đã từng phải gánh chịu ở quê nhà khi cộng sản chiếm được Miền Bắc vào năm 1954 và sau đó Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.]
10. Ngay khi Dự luật 8 được thông qua vào năm 2008 tại California, nhằm cấm cái gọi là “hôn nhân đồng tính” trong tiểu bang này, Harris công bố chiến dịch của mình cho chức Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang California. Trong khi phục vụ tiểu bang với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp trong sáu năm, Harris không bao giờ bảo vệ lệnh cấm này, bất chấp dự luật đã được ký thành luật. Không những không bảo vệ luật của tiểu bang, bà ta còn vận động cho một phán quyết trong vụ án Hollingsworth kiện Perry để tòa án liên bang làm mất hiệu lực của Dự luật 8 vào năm 2010 để cho phép các kết hiệp đồng giới quay lại ở California.
11. Mặc dù cuộc thăm dò gần đây của công chúng Mỹ cho thấy đa số người Mỹ đồng ý với một số hạn chế về phá thai, Harris khẳng định không nên có bất kỳ hạn chế nào cả, kể cả lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi.
12. Vào năm 2015, với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp California, Harris đã giúp hình thành luật được gọi là “Đạo luật về sự kiện sinh sản” buộc các trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai phải đăng các quảng cáo cho các dịch vụ phá thai và đòi tiểu bang California phải cung cấp phá thai miễn phí hoặc chi phí thấp. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại tiểu bang California phản đối yêu cầu này. Bà ta bị kiện và thua kiện tại Tòa án Tối cao ba năm sau đó.
13. Đạo luật do Harris đồng bảo trợ được gọi là “Đạo luật bình đẳng” vào năm 2018, đặt quyền tự do ngôn luận và bảo vệ lương tâm vào tình thế nguy hiểm. Nó cũng sẽ vô hiệu hóa Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo năm 1993, và là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo.
14. Harris cũng là đồng tác giả của một dự luật vào năm 2019 được gọi là đạo luật “Không gây hại”, sẽ làm suy yếu các biện pháp bảo vệ hợp lý của Đạo luật Khôi phục quyền tự do tôn giáo. “Đạo luật Không gây hại” cho rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, nhưng, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”. Chẳng hạn, các sơ Dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo không thể nại đến lý do tôn giáo để không mua bảo hiểm tránh thai vì nó sẽ gây hại cho chính sách bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai.
Source:National Catholic Register14 Things Catholics Should Know About Kamala Harris
Dưới đây là 14 điều người Công Giáo cần biết về nhân vật được mệnh danh là “nữ tướng phò phá thai” của Hoa Kỳ.
1. Trong khi phục vụ tại Thượng viện, Harris liên tục được xếp hạng 100% từ Hiệp hội Quốc gia về Bãi bỏ Luật Cấm Phá thai, gọi tắt là NARAL, một tổ chức hô hào phá thai khét tiếng tại Hoa Kỳ.
2. Harris cực đoan đến mức chủ trương mở rộng cái gọi là “nhân quyền về sinh sản” của phụ nữ trong đó cho phép việc phá hủy sự sống trong tử cung trong suốt toàn bộ thời gian mang thai, kể cả tại thời điểm đứa bé sắp được sinh ra.
3. Harris đã đề xuất rằng các tiểu bang có lịch sử hạn chế quyền phá thai cần phải được sự chấp thuận của liên bang trước khi có thể ban hành các luật lệ mới nhằm hạn chế phá thai. Bà ta tuyên bố rằng nếu những biện pháp bảo vệ này không được áp dụng, “phụ nữ sẽ chết” khiến tờ The Washington Post phải tặng cho bà ta bốn “Pinocchios”, tức là bốn nhân vật xạo hết chỗ nói, vì tuyên bố sai trái này. Trong một cuộc tranh luận chính ở Westerville, Ohio, Harris thanh minh thanh nga như sau:
“Có những tiểu bang đã thông qua các dự luật hầu như nhằm ngăn cản phụ nữ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Và không ngoa chút nào khi nói phụ nữ sẽ chết. Phụ nữ nghèo, phụ nữ da đen sẽ chết vì các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa ở nhiều tiểu bang, những người đã mất liên hệ với nước Mỹ đang nói với phụ nữ phải làm gì với cơ thể của họ.”
4. Với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp của California, Kamala Harris đã truy tố các nhà báo phò sinh làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Y tế, là những người đã điều tra Planned Parenthood và việc buôn bán các bộ phận cơ thể trẻ sơ sinh bị phá thai, dẫn đến một cuộc điều tra và một cuộc điều trần tại Hạ Viện.
5. Harris cũng đã sử dụng quyền lực của mình với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp để đột kích vào nhà của một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất, là anh David Daleiden.
6. Với tư cách là thượng nghị sĩ, Harris ủng hộ dự luật bãi bỏ Tu chính án Hyde, là một biện pháp ngăn chặn nguồn tài trợ liên bang cho việc phá thai và trong lịch sử tu chính án này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Harris đã thách thức Biden tại cuộc tranh luận sơ bộ để chọn ra ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 vì sự ủng hộ lâu năm của ông ta đối với Tu chính án Hyde. Cúi đầu trước áp lực, Biden đã đảo ngược quan điểm của mình vài ngày sau đó.
7. Tại Thượng viện, Harris đã hai lần bỏ phiếu chống lại Đạo luật Bảo Vệ Những Thai Nhi Sống Sót sau một vụ nạo phá thai. Đó là một dự luật yêu cầu các bác sĩ phá thai phải cung cấp dịch vụ chăm sóc tương tự cho những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai giống như đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào khác.
8. Năm 2018, trong phiên điều trần của Thượng viện về việc đề cử Brian Buescher làm thẩm phán quận ở Nebraska, Harris đã tấn công Buescher, và cho rằng sự tham gia của anh ta trong Đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố, là một tổ chức bác ái Công Giáo, khiến anh ta không đủ tư cách phục vụ trong tòa án. Vụ việc này đã khiến toàn bộ Thượng viện phải thông qua đạo luật tố cáo bất kỳ hình thức hạch sách tôn giáo nào đối với các ứng cử viên tư pháp.
9. Brian Buescher không phải là trường hợp duy nhất bị bà Kamala Harris tấn công. Với một lập trường bài Công Giáo kiên định và cực đoan, Harris tìm cách bác bỏ mọi đề cử của Tổng thống Trump liên quan đến người Công Giáo như thể người Công Giáo là có vấn đề, không xứng đáng hay không có khả năng giữ các chức vụ công quyền.
[Chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trong Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện Bầu Giáo Hoàng ngày 18 tháng Tư, 2005.
Ngài nói:
“Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Có những kẻ đang mưu toan hình thành một chế độ độc tài như thế. Và nếu chúng thành công, chúng ta lại một lần nữa thấy mình và con cháu mình đứng trước một não trạng phân biệt đối xử với người Công Giáo như chúng ta đã từng phải gánh chịu ở quê nhà khi cộng sản chiếm được Miền Bắc vào năm 1954 và sau đó Miền Nam Việt Nam vào năm 1975.]
10. Ngay khi Dự luật 8 được thông qua vào năm 2008 tại California, nhằm cấm cái gọi là “hôn nhân đồng tính” trong tiểu bang này, Harris công bố chiến dịch của mình cho chức Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang California. Trong khi phục vụ tiểu bang với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp trong sáu năm, Harris không bao giờ bảo vệ lệnh cấm này, bất chấp dự luật đã được ký thành luật. Không những không bảo vệ luật của tiểu bang, bà ta còn vận động cho một phán quyết trong vụ án Hollingsworth kiện Perry để tòa án liên bang làm mất hiệu lực của Dự luật 8 vào năm 2010 để cho phép các kết hiệp đồng giới quay lại ở California.
11. Mặc dù cuộc thăm dò gần đây của công chúng Mỹ cho thấy đa số người Mỹ đồng ý với một số hạn chế về phá thai, Harris khẳng định không nên có bất kỳ hạn chế nào cả, kể cả lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi.
12. Vào năm 2015, với tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp California, Harris đã giúp hình thành luật được gọi là “Đạo luật về sự kiện sinh sản” buộc các trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai phải đăng các quảng cáo cho các dịch vụ phá thai và đòi tiểu bang California phải cung cấp phá thai miễn phí hoặc chi phí thấp. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại tiểu bang California phản đối yêu cầu này. Bà ta bị kiện và thua kiện tại Tòa án Tối cao ba năm sau đó.
13. Đạo luật do Harris đồng bảo trợ được gọi là “Đạo luật bình đẳng” vào năm 2018, đặt quyền tự do ngôn luận và bảo vệ lương tâm vào tình thế nguy hiểm. Nó cũng sẽ vô hiệu hóa Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo năm 1993, và là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo.
14. Harris cũng là đồng tác giả của một dự luật vào năm 2019 được gọi là đạo luật “Không gây hại”, sẽ làm suy yếu các biện pháp bảo vệ hợp lý của Đạo luật Khôi phục quyền tự do tôn giáo. “Đạo luật Không gây hại” cho rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, nhưng, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”. Chẳng hạn, các sơ Dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo không thể nại đến lý do tôn giáo để không mua bảo hiểm tránh thai vì nó sẽ gây hại cho chính sách bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai.
Source:National Catholic Register