TẠ ƠN LINH MỤC VÀ CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI THÁNH HIẾN
Dẫn nhập : Kính thưa,...
Ở giữa Mùa Phục Sinh, khi niềm vui rạng rỡ của cộng đoàn Dân Thánh còn ghi đậm trong khắp mọi Thánh đường, trên khắp các bàn thờ, khi tiếng hát vui mừng Alleluia còn vang vọng trong muôn vạn cõi lòng Kitô hữu, chúng ta lại được dịp nhân lớn nôỉ vui nầy trong ngày giáo xứ đoàn tụ để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục-tu trì và đặc biệt, chúng ta hân hoan cùng với Năm Anh em Linh mục tạ ơn hồng ân được Chúa thương gọi vào Chức Tư tế Thánh ngày 04.03.05 vừa qua. Và trong chính niềm vui lớn tạ ơn hồng ân linh mục ở giữa Mùa Phục Sinh hoan hỷ nầy, đã làm tôi nhớ lại mấy câu hát trong bài ca “Mùa Xuân năm ấy” tôi viết tặng cho cố linh mục F.X Nguyễn Xuân Văn, dịp Ngài mừng Ngân khánh năm 1980 tại Mằng Lăng, cách đây đã tròn 25 năm :
Mùa Xuân Năm ấy Ngài đã đưa tôi vào cuộc tình,
Tình yêu bao la tựa nắng xuân vui choáng ngợp mình,
Tôi theo bước Ngài bao đêm rồi bao ngày,
Dù buồn hay vui mĩm cười nhìn tương lai...
Ở giữa khung cảnh đầy tràn niềm vui nầy, quả thật chúng ta thấy tất cả đều là “mùa xuân”. Phục sinh đó chính là Mùa Xuân vĩ đại nhất, hồng ân linh mục chính là mùa xuân tuyệt vời nhất... Tuy nhiên, qua toàn bộ cuộc Cử hành Tam Nhật Vượt Qua vừa rôì, nhất là qua các bài đọc Lời Chúa hôm nay, chúng ta lại có dịp để tỉnh táo mà nhận ra rằng : Trước khi có Mùa Xuân Phục Sinh, Đức Kit-tô đã trãi qua Mùa Đông Khổ Nạn, và cũng vậy, để sống Mùa xuân Linh mục trọn vẹn, phải đón nhận mùa đông của cuộc đời linh mục hy tế. Thật vậy, nếu Thập Giá – Phục sinh là một cặp biện chứng không thể tách lìa trong Mầu nhiệm Vượt Qua, thì chúng ta cũng có thể nói được : Mùa xuân – Hy tế là hai chiều kích, hai mặt không thể tách lìa của huyền nhiệm linh mục và ơn gọi thánh hiến. Chúng ta thử cùng nhau dừng lại để suy nghĩ một thoáng ý nghĩa nầy, cũng là để cảm thông và chia sẻ, tạ ơn và nguyện cầu cho tất cả những ai đang dấn thân trên con đường linh mục-tu sĩ, đặc biệt cho 5 người anh em linh mục của chúng ta hôm nay trong dịp tạ ơn hồng ân linh mục họ vừa được nhận lãnh cách đây hơn một tháng.
1. Để sống mãi “Mùa xuân” :
Khi nói “đời linh mục hay tu sĩ là một mùa xuân”, chắc chắn mọi người chúng ta đều có chung cảm nhận rằng : đó là một cuộc đời trong sáng, rạng rỡ tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người, một cuộc sống thanh thoát không nhuốm màu ô trọc bon chen, một cuộc đời luôn được yêu thương, trân trọng và đón nhận. Điều nầy có lẽ được gói ghém phần nào trong những bài thánh ca về chức linh mục và ơn gọi thánh hiến như : “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con...”, “Ân tình thánh tuyệt vời” “Con xin chọn Ngài”, “Lạy Đấng Tình quân con tôn thờ”... mà chúng ta vẫn thường nghe trong các thánh lễ về linh mục hay các dịp lễ Khấn dòng của các tu sĩ. Về khẳng định nầy, chúng ta chỉ biết nhất trí chứ không cần bàn cãi gì nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm sao sống trọn vẹn chiều kích “mùa xuân” của đời linh mục và thánh hiến, làm sao trong mọi biến cố, mọi nẽo đường, các linh mục và các tu sĩ luôn mĩm cười “tìm thấy mùa xuân” bất tận trong thiên chức, trong lời khấn, trong phục vụ, trong yêu thương... Xin được đề nghị 3 giải pháp nầy, đúng hơn, 3 hướng dẫn của truyền thống Tin Mừng và truyền thống Giáo Hội :
- Linh mục- Tu sĩ : những con người gắn liền với Đức Ki-tô.
- Linh mục- Tu sĩ : những con người hiệp thông với Mẹ Hội Thánh.
- Linh mục- Tu sĩ : những con người liên đới với cộng đoàn tín hữu chung quanh.
Gắn liền với Đức Ki-tô : “Thầy là cây nho, các con là cành...” (Ga 15,5). Bao lâu, cuộc sống linh mục và người tu sĩ còn liên kết, còn gắn liền với Đức Ki-tô, bấy lâu cuộc sống là “một mùa xuân, một tiệc cưới bất tận”, như chính Đức Ki-tô đã khẳng quyết : “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại ăn chay, khi chàng rễ còn ở với họ.” (Mc 2, 18-20). Cố ĐGH G.P.II đã thuyết minh nguyên tắc nền tảng nầy trong Tông huấn Pastores dabo vobis : “Như vậy, các linh mục được mời gọi nối dài sự hiện diện của Đức Ki-tô, Vị Mục Tử duy nhất và tối cao, bằng cách noi theo lối sống của Ngài và bằng cách làm sao cho mình như thể được Ngài xuyên thấu ngay giữa đàn chiên được giao phó cho mình...” (Số 15).
Trong khi đó, cũng chính Vị Cha chúng vĩ đại nầy, trong tông huấn ‘Đời Thánh Hiến”, Ngài đã nói với các tu sĩ : "Trong đời thánh hiến, không chỉ có vấn đề tiếp bước theo Chúa Ki-tô với cả tâm hồn, bằng cách yêu mến Người "hơn yêu cha hay yêu mẹ, hơn yêu con trai hay con gái (Mt 10, 37), như đòi buộc đối với từng môn đệ, mà còn phải sống và bày tỏ điều đó bằng một sự gắn bó, là sự "biến đổi trọn vẹn cuộc sống với Chúa Ki-tô trong chiều hướng triệt để để dự phần trước vào sự trọn lành cánh chung, tuỳ theo các đặc sủng khác, và để, chừng nào có thể, đạt tới sự trọn lành đó trong thời gian" (ĐTH số 16).
Trong khi đó, chính sứ điệp Lời Chúa qua trích đoạn tin Mừng hôm nay, Đức Kitô đã long trọng khẳng đình : “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ…Tôi đến để cho chiên được sống và được sống dồi dào”…
Và chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng : một linh mục, một tu sĩ mà không liên kết với Đức Ki-tô, không để Ngài xuyên thấu, là đã đánh mất căn tính linh mục hay tu sĩ của mình, đã đánh mất “Mùa xuân thánh hiến” và cuộc sống tu trì chỉ là một kéo dài mùa đông ảm đạm, như một lời hát ví von : “Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng nên suốt đời hiu quạnh, nên suốt đời lang thang... Người tình bỏ tôi đi, thiêu huỷ lòng tin suy, người tình bỏ tôi đi, giáo đường buồn lê thê...”. Nhưng liên kết với Đức Ki-tô bằng cách nào, với những phương thế nào ? Xin nhường câu trả lời nầy cho các anh em linh mục cũng như cho các tu sĩ. Tuy nhiên, nếu cần một gợi ý nhỏ, thì tôi chỉ xin tất cả chúng ta cùng hướng về Vị Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II kính yêu vừa mới từ giã chúng ta đi vào vĩnh cửu, để học cách Ngài “gắn liền với Đức Kitô” :
Để “bén rễ sâu trong Đức Kitô” (theo cách nói trong bài giảng lễ An Táng ĐTC của ĐHY Ratzinger), Đức Gioan-Phaolô II là một “Con người cầu nguyện”. Thứ đến, Ngài là “Con người của Bí Tích Thánh Thể”. Rồi Ngài là “Con người yêu mến và tận hiến cho Đức Mẹ Maria”. Ngài cũng là ‘Con người của tình hòa bình hiệp thông huynh đệ” và sau cùng, Ngài là “Con người của khoan dung bác ái”. Cuộc đời, mẫu gương và những giáo huấn của ĐTC G.P II sẽ mãi mãi là những chỉ dẫn thiết thực và cụ thể cho người linh mục và tu sĩ chúng ta hôm nay và mọi thời.
v Hiệp thông với Hội Thánh. Trong số 16 của Tông huấn Pastores dabo vobis, ĐGH G.P.II đã cắt nghĩa rằng : quan hệ giữa linh mục (Thừa tác) và Giáo Hội là một quan hệ vừa hàm chứa trong chính hữu thể do bí tích Truyền Chức Thánh vừa hàm chứa trong chính sứ vụ, trong thừa tác vụ của linh mục. Nói cách khác, linh mục chỉ có thể giữ được căn tính và thăng tiến ơn gọi của mình khi sống hiệp thông với Giáo Hội; và cũng chính ở giữa lòng Giáo Hội mà linh mục tìm được “Mùa xuân”, tìm được điểm tựa, tìm được sức mạnh đỡ nâng cuộc sống...Bởi vì, khi Giu-đa từ giã Bàn Tiệc của anh em để ra đi, “lập tức bóng tối dâng lên”, trong khi cho dù vất vả thâu đêm, trên chiếc thuyền của Phê-rô có đông đủ anh em cùng buông lưới, các Tông Đồ đã gặp được Đấng Phục Sinh đứng đợi trên bờ với bữa điểm tâm dạt dào tình mến. Trong khi đó, ĐTC G.P II đã nhắn nhủ các tu sĩ trong Tông huấn Đời Thánh Hiến về việc thực thi sống mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh : "Những người được thánh hiến được yêu cầu phải thực sự trở nên những chuyên gia của sự đoàn kết nhất trí và thực thi linh đạo của sự hiệp thông…. Hẳn thật đời sống hiệp thông trở nên một dấu chỉ đối với thế gian và trở thành một sức thu hút đưa đến việc tin nhận Chúa Ki-tô" (ĐTH số 46).
-Liên đới với cộng đoàn tín hữu chung quanh.
Về điều nầy, chúng ta hãy lắng nghe những chỉ dẫn vừa sâu sắc vừa tế nhị của Công đồng, đã hơn 40 năm vẫn còn mới mẻ :
“Thật vậy, cùng với tất cả những ai được tái sinh trong suối nước rửa tội, các linh mục là những anh em giữa các anh em mình, là chi thể của cùng một Thân Thể duy nhất của Chúa Ki-tô mà mọi người có nhiệm vụ xây dựng.
Như vậy các linh mục phải lãnh đạo làm sao để không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích cho Chúa Giê-su Kitô; các Ngài hợp tác với giáo dân và cùng với họ, xử sự theo gương Thầy, Đấng đến ở giữa mọi người “không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người” (Mt 20,28) (SL về Chức Vụ và Đời sống linh mục số 9).
Trong khi đó, để nhấn mạnh khía cạnh liên đới với cộng đoàn, với anh chị em với môi trường phục vụ mà người linh mục-tu sĩ phải dấn thân và đối diện, Cha Adrian Van Kaam C.S.Sp nói một cách xác tín trong tác phẩm "Nhân cách Tôn giáo",:
"Người ấy luôn cần đến kẻ khác. Nếu ở một mình, người ấy là hư không. Với kẻ khác, người ấy là tất cả. Trong cô lập, người ấy thật cằn cỗi. Trong sự hợp nhất, người ấy mang nhiều hoa trái. Khi đóng kín chính mình, người ấy không có tài năng, cảm hứng; nhưng trong cộng đoàn nhân loại, người ấy thấy nhiều hứng khởi và thêm phong phú" (Adrian Van Kaam C.S.Sp, Sđd tr. 64).
Và để minh hoạ thêm cho ý tưởng nầy, xin được đọc lên mấy vần thơ trong tập thơ “Hãy Cho Nhau” của một nữ thi si Phật Giáo, Tôn nữ Hỷ Khương :
Hãy cho nhau những nụ cười,
Hãy cho nhau trọn tình người-niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi,
Hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương…
2. Để sống cuộc đời Hy tế :
Sau những ngày “Mùa xuân trăng mật” của Phục Sinh, các Tông đồ đã lên đường để dấn thân vào nẽo đường “Làm chứng” mà bóng Thánh Giá, Hy tế thấp thoáng trên mọi nẽo đường. Trong suốt Mùa Phục sinh nầy, các trích đoạn sách CVTĐ đã nói với chúng ta điều đó. Phêrô và Gioan bị tống giam vì rao giảng Tin Mừng Phục Sinh; và đoạn kết của thiên anh hùng ca nầy là cái chết “ngược đầu thập giá” trên đồi Vatican của Phêrô và bao cuộc tử đạo khác của hàng hàng lớp lớp thế hệ tông đồ, chứng nhân. Đó cũng chính là điều mà Thánh Phêrô đã cảm nghiệm và chia sẻ cho chúng ta trong bức thư của Ngài được công bố trong BĐ 2 hôm nay : “…nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban. Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế…Thật vậy Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người….
Sống thiên chức linh mục và sống ơn gọi thánh hiến đó chính là tìm thấy Mùa Xuân trong Hy Tế, là không ngừng đọc, suy niệm và áp dụng lời mời gọi triệt để của Đức Ki-tô : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo...” (Lc 9,23-24). Tông huấn Pastores dabo vobis đã nhấn mạnh khía cạnh nầy :
“Trên Thập giá, Đức Giê-su Ki-tô mang Đức ái mục vụ của Ngài đến mức trọn hảo trong một sự trần trụi tột cùng bên ngoài và bên trong. Ngài là mẫu mực và là nguồn mạch các nhân đức vâng phục, khiết tịnh và nghèo khó mà linh mục được mời gọi sống như là biểu hiện tình yêu mục vụ của mình đối với anh em. Theo như những điều Phaolô viết cho các tín hữu Philipphê, linh mục phải có cùng những tâm tình như Đức Giê-su, phải tự tước bỏ khỏi cái tôi riêng rẻ của mình, để trong đức ái vâng phục, khiết tịnh và nghèo khó, tìm gặp được con đường vương giả đưa tới sự nối kết với Thiên Chúa và tới sự hiệp nhất với anh em.”
Chúng ta cũng tìm gặp ý nghía tương tự trong Tông Huấn Đời Thánh Hiến của ĐTC G.P.II khi Ngài ngỏ lời với các tu sĩ : "Đời thánh hiến phản ảnh vẽ lộng lẫy nầy của tình yêu, bởi vì, bằng sự trung thành với mầu nhiệm Núi Sọ, đời thánh hiến tự nhận tin ở tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và sống với lòng tin đó. Như vậy, đời thánh hién góp phần gìn giữ trong Giáo Hội ý thức sinh động rằng Thập giá là sung mãn tình yêu của Thiên Chúa tuôn tràn trên thế gian. Thập giá là dấu chỉ vĩ đại về sự hiện diện cứu độ của Chúa Ki-tô, và điều đó đặc biệt đúng trong những nổi khó khăn và thử thách. Có rất nhiều người được thánh hiến liên tục làm chứng về điều đó với một sự can trường rất đáng khâm phục, khi họ thường xuyên phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn, kể cả bị bắt bớ và tử đạo" (ĐTH 24)
Kết luận :
Kính thưa ông bà anh chị em, đặc biệt các bạn linh mục và quí tu sĩ có mặt hôm nay,
Thật ra, sứ điệp phụng vụ hôm nay không chỉ nhằm riêng cho các linh mục-tu sĩ, mà là lời mời gọi đến tất cả chúng ta tiến bước trên con đường của Vị Mục Tử Tối Cao, Đức Kitô, Đấng đã đến “để cho chiên được sống và sống phong phú”. Đó chính là con đường của Tám Mối Phúc Thật, con đường bác ái yêu thương, con đường quảng đại biết cho đi và phục vụ. Đó cũng chính là con đường biết từng ngày dành cho Đức Kitô “cái phần tốt nhất” là cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, là con đường thường xuyên mời Chúa vào quán trọ để Bẻ bánh với Thánh lễ mỗi ngày, là biết “khóc lóc bên chân Chúa” để trở về với bí tích Hòa Giải, là “biết đập bể bình dầu thơm cam tòng để xức chân Chúa” qua việc chia sẻ bác ái yêu thương, là con đường cùng với Đức Maria leo lên Đồi Sọ để đón nhận chén đắng hy sinh từng ngày, hay cùng với Mẹ sốt sắng ấm cúng hiệp thông trong lời cầu nguyện trong căn nhà Tiệc Ly là Giáo Hội để chờ đợi Chúa Thánh Thần Hiện xuống…Tất cả chúng ta đều phải đi trên con đường, phải bước qua “cánh cửa đó”, thì mới mong “tìm được đồng cỏ xanh mơ của ơn cứu độ”.
Đứng trước một thế giới mà giá trị của ơn gọi linh muc-tu sĩ đang bị giảm giá trầm trọng, con đường theo Đức Kitô trong cuộc sống tu trì đang là một thách đố to lớn và là bài toán nan giải của Hội Thánh, chúng ta một lần nữa hãy “cầu xin Chúa ban cho cánh đồng trần thế có thêm nhiều thợ gặt lành nghề”, trong Giáo Hội phát sinh nhiều ơn gọi thánh hiến, để “Ngôi Nhà Hội Thánh luôn rực lên mùi thơm ngào ngạt” vì luôn có những con người như cô Maria Bêtania, sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm cam tùng hảo hạng” là chính cuộc đời trai trẻ tươi đẹp của mình, tương lai của mình, mộng ước của mình, sắc đẹp của mình, tài năng của mình…để “xức chân Chúa Kitô” là chính anh em đồng loại, là vô số những người nghèo hèn tật bệnh, dốt nát đui mù…đang khao khát được yêu thương và phục vụ.
Cách riêng, đối với các tân linh mục đang bước đi những bước đầu tiên trên cuộc hành trình linh mục, chúng ta hãy muợn lời kinh của ĐHY Roger Etchegaray cầu xin cho những anh em nầy, và đó cũng là lời chúc mừng trân trọng của chúng ta gởi đến các Ngài trong dịp tạ ơn hôm nay :
Lạy Chúa,
Xin chiếu toả trên con ánh sáng của Chúa
và dạy con bước đi
ngay trong đêm tối cũng như giữa ban ngày.
Xin truyền cho con sức mạnh của Người.
Uớc gì những cánh tay rã rời vì thất bại của con
tìm lại được sức trẻ
để gieo trồng hàng cây xanh cho một thế giới mới.
ước gì mồ hôi của con
pha lẫn mồ hôi của Chúa trong vườn Cây Dầu.
Uớc gì máu con
hoà lẫn với Máu Chúa trên Núi Sọ
để tưới gội cho mảnh đất đã bị khô cằn
vì bất công và ích kỷ.
Chúc tụng Chúa là Cha,
đã dẫn con đi đến cùng,
đến tận Emmaus, nơi Chúa hiển dung
với tràn trề bình an và niềm vui. Amen.
Dẫn nhập : Kính thưa,...
Ở giữa Mùa Phục Sinh, khi niềm vui rạng rỡ của cộng đoàn Dân Thánh còn ghi đậm trong khắp mọi Thánh đường, trên khắp các bàn thờ, khi tiếng hát vui mừng Alleluia còn vang vọng trong muôn vạn cõi lòng Kitô hữu, chúng ta lại được dịp nhân lớn nôỉ vui nầy trong ngày giáo xứ đoàn tụ để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục-tu trì và đặc biệt, chúng ta hân hoan cùng với Năm Anh em Linh mục tạ ơn hồng ân được Chúa thương gọi vào Chức Tư tế Thánh ngày 04.03.05 vừa qua. Và trong chính niềm vui lớn tạ ơn hồng ân linh mục ở giữa Mùa Phục Sinh hoan hỷ nầy, đã làm tôi nhớ lại mấy câu hát trong bài ca “Mùa Xuân năm ấy” tôi viết tặng cho cố linh mục F.X Nguyễn Xuân Văn, dịp Ngài mừng Ngân khánh năm 1980 tại Mằng Lăng, cách đây đã tròn 25 năm :
Mùa Xuân Năm ấy Ngài đã đưa tôi vào cuộc tình,
Tình yêu bao la tựa nắng xuân vui choáng ngợp mình,
Tôi theo bước Ngài bao đêm rồi bao ngày,
Dù buồn hay vui mĩm cười nhìn tương lai...
Ở giữa khung cảnh đầy tràn niềm vui nầy, quả thật chúng ta thấy tất cả đều là “mùa xuân”. Phục sinh đó chính là Mùa Xuân vĩ đại nhất, hồng ân linh mục chính là mùa xuân tuyệt vời nhất... Tuy nhiên, qua toàn bộ cuộc Cử hành Tam Nhật Vượt Qua vừa rôì, nhất là qua các bài đọc Lời Chúa hôm nay, chúng ta lại có dịp để tỉnh táo mà nhận ra rằng : Trước khi có Mùa Xuân Phục Sinh, Đức Kit-tô đã trãi qua Mùa Đông Khổ Nạn, và cũng vậy, để sống Mùa xuân Linh mục trọn vẹn, phải đón nhận mùa đông của cuộc đời linh mục hy tế. Thật vậy, nếu Thập Giá – Phục sinh là một cặp biện chứng không thể tách lìa trong Mầu nhiệm Vượt Qua, thì chúng ta cũng có thể nói được : Mùa xuân – Hy tế là hai chiều kích, hai mặt không thể tách lìa của huyền nhiệm linh mục và ơn gọi thánh hiến. Chúng ta thử cùng nhau dừng lại để suy nghĩ một thoáng ý nghĩa nầy, cũng là để cảm thông và chia sẻ, tạ ơn và nguyện cầu cho tất cả những ai đang dấn thân trên con đường linh mục-tu sĩ, đặc biệt cho 5 người anh em linh mục của chúng ta hôm nay trong dịp tạ ơn hồng ân linh mục họ vừa được nhận lãnh cách đây hơn một tháng.
1. Để sống mãi “Mùa xuân” :
Khi nói “đời linh mục hay tu sĩ là một mùa xuân”, chắc chắn mọi người chúng ta đều có chung cảm nhận rằng : đó là một cuộc đời trong sáng, rạng rỡ tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người, một cuộc sống thanh thoát không nhuốm màu ô trọc bon chen, một cuộc đời luôn được yêu thương, trân trọng và đón nhận. Điều nầy có lẽ được gói ghém phần nào trong những bài thánh ca về chức linh mục và ơn gọi thánh hiến như : “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con...”, “Ân tình thánh tuyệt vời” “Con xin chọn Ngài”, “Lạy Đấng Tình quân con tôn thờ”... mà chúng ta vẫn thường nghe trong các thánh lễ về linh mục hay các dịp lễ Khấn dòng của các tu sĩ. Về khẳng định nầy, chúng ta chỉ biết nhất trí chứ không cần bàn cãi gì nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm sao sống trọn vẹn chiều kích “mùa xuân” của đời linh mục và thánh hiến, làm sao trong mọi biến cố, mọi nẽo đường, các linh mục và các tu sĩ luôn mĩm cười “tìm thấy mùa xuân” bất tận trong thiên chức, trong lời khấn, trong phục vụ, trong yêu thương... Xin được đề nghị 3 giải pháp nầy, đúng hơn, 3 hướng dẫn của truyền thống Tin Mừng và truyền thống Giáo Hội :
- Linh mục- Tu sĩ : những con người gắn liền với Đức Ki-tô.
- Linh mục- Tu sĩ : những con người hiệp thông với Mẹ Hội Thánh.
- Linh mục- Tu sĩ : những con người liên đới với cộng đoàn tín hữu chung quanh.
Gắn liền với Đức Ki-tô : “Thầy là cây nho, các con là cành...” (Ga 15,5). Bao lâu, cuộc sống linh mục và người tu sĩ còn liên kết, còn gắn liền với Đức Ki-tô, bấy lâu cuộc sống là “một mùa xuân, một tiệc cưới bất tận”, như chính Đức Ki-tô đã khẳng quyết : “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại ăn chay, khi chàng rễ còn ở với họ.” (Mc 2, 18-20). Cố ĐGH G.P.II đã thuyết minh nguyên tắc nền tảng nầy trong Tông huấn Pastores dabo vobis : “Như vậy, các linh mục được mời gọi nối dài sự hiện diện của Đức Ki-tô, Vị Mục Tử duy nhất và tối cao, bằng cách noi theo lối sống của Ngài và bằng cách làm sao cho mình như thể được Ngài xuyên thấu ngay giữa đàn chiên được giao phó cho mình...” (Số 15).
Trong khi đó, cũng chính Vị Cha chúng vĩ đại nầy, trong tông huấn ‘Đời Thánh Hiến”, Ngài đã nói với các tu sĩ : "Trong đời thánh hiến, không chỉ có vấn đề tiếp bước theo Chúa Ki-tô với cả tâm hồn, bằng cách yêu mến Người "hơn yêu cha hay yêu mẹ, hơn yêu con trai hay con gái (Mt 10, 37), như đòi buộc đối với từng môn đệ, mà còn phải sống và bày tỏ điều đó bằng một sự gắn bó, là sự "biến đổi trọn vẹn cuộc sống với Chúa Ki-tô trong chiều hướng triệt để để dự phần trước vào sự trọn lành cánh chung, tuỳ theo các đặc sủng khác, và để, chừng nào có thể, đạt tới sự trọn lành đó trong thời gian" (ĐTH số 16).
Trong khi đó, chính sứ điệp Lời Chúa qua trích đoạn tin Mừng hôm nay, Đức Kitô đã long trọng khẳng đình : “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ…Tôi đến để cho chiên được sống và được sống dồi dào”…
Và chúng ta cũng có thể nói ngược lại rằng : một linh mục, một tu sĩ mà không liên kết với Đức Ki-tô, không để Ngài xuyên thấu, là đã đánh mất căn tính linh mục hay tu sĩ của mình, đã đánh mất “Mùa xuân thánh hiến” và cuộc sống tu trì chỉ là một kéo dài mùa đông ảm đạm, như một lời hát ví von : “Vì tôi là linh mục, không mặc chiếc áo dòng nên suốt đời hiu quạnh, nên suốt đời lang thang... Người tình bỏ tôi đi, thiêu huỷ lòng tin suy, người tình bỏ tôi đi, giáo đường buồn lê thê...”. Nhưng liên kết với Đức Ki-tô bằng cách nào, với những phương thế nào ? Xin nhường câu trả lời nầy cho các anh em linh mục cũng như cho các tu sĩ. Tuy nhiên, nếu cần một gợi ý nhỏ, thì tôi chỉ xin tất cả chúng ta cùng hướng về Vị Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II kính yêu vừa mới từ giã chúng ta đi vào vĩnh cửu, để học cách Ngài “gắn liền với Đức Kitô” :
Để “bén rễ sâu trong Đức Kitô” (theo cách nói trong bài giảng lễ An Táng ĐTC của ĐHY Ratzinger), Đức Gioan-Phaolô II là một “Con người cầu nguyện”. Thứ đến, Ngài là “Con người của Bí Tích Thánh Thể”. Rồi Ngài là “Con người yêu mến và tận hiến cho Đức Mẹ Maria”. Ngài cũng là ‘Con người của tình hòa bình hiệp thông huynh đệ” và sau cùng, Ngài là “Con người của khoan dung bác ái”. Cuộc đời, mẫu gương và những giáo huấn của ĐTC G.P II sẽ mãi mãi là những chỉ dẫn thiết thực và cụ thể cho người linh mục và tu sĩ chúng ta hôm nay và mọi thời.
v Hiệp thông với Hội Thánh. Trong số 16 của Tông huấn Pastores dabo vobis, ĐGH G.P.II đã cắt nghĩa rằng : quan hệ giữa linh mục (Thừa tác) và Giáo Hội là một quan hệ vừa hàm chứa trong chính hữu thể do bí tích Truyền Chức Thánh vừa hàm chứa trong chính sứ vụ, trong thừa tác vụ của linh mục. Nói cách khác, linh mục chỉ có thể giữ được căn tính và thăng tiến ơn gọi của mình khi sống hiệp thông với Giáo Hội; và cũng chính ở giữa lòng Giáo Hội mà linh mục tìm được “Mùa xuân”, tìm được điểm tựa, tìm được sức mạnh đỡ nâng cuộc sống...Bởi vì, khi Giu-đa từ giã Bàn Tiệc của anh em để ra đi, “lập tức bóng tối dâng lên”, trong khi cho dù vất vả thâu đêm, trên chiếc thuyền của Phê-rô có đông đủ anh em cùng buông lưới, các Tông Đồ đã gặp được Đấng Phục Sinh đứng đợi trên bờ với bữa điểm tâm dạt dào tình mến. Trong khi đó, ĐTC G.P II đã nhắn nhủ các tu sĩ trong Tông huấn Đời Thánh Hiến về việc thực thi sống mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh : "Những người được thánh hiến được yêu cầu phải thực sự trở nên những chuyên gia của sự đoàn kết nhất trí và thực thi linh đạo của sự hiệp thông…. Hẳn thật đời sống hiệp thông trở nên một dấu chỉ đối với thế gian và trở thành một sức thu hút đưa đến việc tin nhận Chúa Ki-tô" (ĐTH số 46).
-Liên đới với cộng đoàn tín hữu chung quanh.
Về điều nầy, chúng ta hãy lắng nghe những chỉ dẫn vừa sâu sắc vừa tế nhị của Công đồng, đã hơn 40 năm vẫn còn mới mẻ :
“Thật vậy, cùng với tất cả những ai được tái sinh trong suối nước rửa tội, các linh mục là những anh em giữa các anh em mình, là chi thể của cùng một Thân Thể duy nhất của Chúa Ki-tô mà mọi người có nhiệm vụ xây dựng.
Như vậy các linh mục phải lãnh đạo làm sao để không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích cho Chúa Giê-su Kitô; các Ngài hợp tác với giáo dân và cùng với họ, xử sự theo gương Thầy, Đấng đến ở giữa mọi người “không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người” (Mt 20,28) (SL về Chức Vụ và Đời sống linh mục số 9).
Trong khi đó, để nhấn mạnh khía cạnh liên đới với cộng đoàn, với anh chị em với môi trường phục vụ mà người linh mục-tu sĩ phải dấn thân và đối diện, Cha Adrian Van Kaam C.S.Sp nói một cách xác tín trong tác phẩm "Nhân cách Tôn giáo",:
"Người ấy luôn cần đến kẻ khác. Nếu ở một mình, người ấy là hư không. Với kẻ khác, người ấy là tất cả. Trong cô lập, người ấy thật cằn cỗi. Trong sự hợp nhất, người ấy mang nhiều hoa trái. Khi đóng kín chính mình, người ấy không có tài năng, cảm hứng; nhưng trong cộng đoàn nhân loại, người ấy thấy nhiều hứng khởi và thêm phong phú" (Adrian Van Kaam C.S.Sp, Sđd tr. 64).
Và để minh hoạ thêm cho ý tưởng nầy, xin được đọc lên mấy vần thơ trong tập thơ “Hãy Cho Nhau” của một nữ thi si Phật Giáo, Tôn nữ Hỷ Khương :
Hãy cho nhau những nụ cười,
Hãy cho nhau trọn tình người-niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi,
Hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương…
2. Để sống cuộc đời Hy tế :
Sau những ngày “Mùa xuân trăng mật” của Phục Sinh, các Tông đồ đã lên đường để dấn thân vào nẽo đường “Làm chứng” mà bóng Thánh Giá, Hy tế thấp thoáng trên mọi nẽo đường. Trong suốt Mùa Phục sinh nầy, các trích đoạn sách CVTĐ đã nói với chúng ta điều đó. Phêrô và Gioan bị tống giam vì rao giảng Tin Mừng Phục Sinh; và đoạn kết của thiên anh hùng ca nầy là cái chết “ngược đầu thập giá” trên đồi Vatican của Phêrô và bao cuộc tử đạo khác của hàng hàng lớp lớp thế hệ tông đồ, chứng nhân. Đó cũng chính là điều mà Thánh Phêrô đã cảm nghiệm và chia sẻ cho chúng ta trong bức thư của Ngài được công bố trong BĐ 2 hôm nay : “…nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban. Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế…Thật vậy Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người….
Sống thiên chức linh mục và sống ơn gọi thánh hiến đó chính là tìm thấy Mùa Xuân trong Hy Tế, là không ngừng đọc, suy niệm và áp dụng lời mời gọi triệt để của Đức Ki-tô : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo...” (Lc 9,23-24). Tông huấn Pastores dabo vobis đã nhấn mạnh khía cạnh nầy :
“Trên Thập giá, Đức Giê-su Ki-tô mang Đức ái mục vụ của Ngài đến mức trọn hảo trong một sự trần trụi tột cùng bên ngoài và bên trong. Ngài là mẫu mực và là nguồn mạch các nhân đức vâng phục, khiết tịnh và nghèo khó mà linh mục được mời gọi sống như là biểu hiện tình yêu mục vụ của mình đối với anh em. Theo như những điều Phaolô viết cho các tín hữu Philipphê, linh mục phải có cùng những tâm tình như Đức Giê-su, phải tự tước bỏ khỏi cái tôi riêng rẻ của mình, để trong đức ái vâng phục, khiết tịnh và nghèo khó, tìm gặp được con đường vương giả đưa tới sự nối kết với Thiên Chúa và tới sự hiệp nhất với anh em.”
Chúng ta cũng tìm gặp ý nghía tương tự trong Tông Huấn Đời Thánh Hiến của ĐTC G.P.II khi Ngài ngỏ lời với các tu sĩ : "Đời thánh hiến phản ảnh vẽ lộng lẫy nầy của tình yêu, bởi vì, bằng sự trung thành với mầu nhiệm Núi Sọ, đời thánh hiến tự nhận tin ở tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và sống với lòng tin đó. Như vậy, đời thánh hién góp phần gìn giữ trong Giáo Hội ý thức sinh động rằng Thập giá là sung mãn tình yêu của Thiên Chúa tuôn tràn trên thế gian. Thập giá là dấu chỉ vĩ đại về sự hiện diện cứu độ của Chúa Ki-tô, và điều đó đặc biệt đúng trong những nổi khó khăn và thử thách. Có rất nhiều người được thánh hiến liên tục làm chứng về điều đó với một sự can trường rất đáng khâm phục, khi họ thường xuyên phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn, kể cả bị bắt bớ và tử đạo" (ĐTH 24)
Kết luận :
Kính thưa ông bà anh chị em, đặc biệt các bạn linh mục và quí tu sĩ có mặt hôm nay,
Thật ra, sứ điệp phụng vụ hôm nay không chỉ nhằm riêng cho các linh mục-tu sĩ, mà là lời mời gọi đến tất cả chúng ta tiến bước trên con đường của Vị Mục Tử Tối Cao, Đức Kitô, Đấng đã đến “để cho chiên được sống và sống phong phú”. Đó chính là con đường của Tám Mối Phúc Thật, con đường bác ái yêu thương, con đường quảng đại biết cho đi và phục vụ. Đó cũng chính là con đường biết từng ngày dành cho Đức Kitô “cái phần tốt nhất” là cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, là con đường thường xuyên mời Chúa vào quán trọ để Bẻ bánh với Thánh lễ mỗi ngày, là biết “khóc lóc bên chân Chúa” để trở về với bí tích Hòa Giải, là “biết đập bể bình dầu thơm cam tòng để xức chân Chúa” qua việc chia sẻ bác ái yêu thương, là con đường cùng với Đức Maria leo lên Đồi Sọ để đón nhận chén đắng hy sinh từng ngày, hay cùng với Mẹ sốt sắng ấm cúng hiệp thông trong lời cầu nguyện trong căn nhà Tiệc Ly là Giáo Hội để chờ đợi Chúa Thánh Thần Hiện xuống…Tất cả chúng ta đều phải đi trên con đường, phải bước qua “cánh cửa đó”, thì mới mong “tìm được đồng cỏ xanh mơ của ơn cứu độ”.
Đứng trước một thế giới mà giá trị của ơn gọi linh muc-tu sĩ đang bị giảm giá trầm trọng, con đường theo Đức Kitô trong cuộc sống tu trì đang là một thách đố to lớn và là bài toán nan giải của Hội Thánh, chúng ta một lần nữa hãy “cầu xin Chúa ban cho cánh đồng trần thế có thêm nhiều thợ gặt lành nghề”, trong Giáo Hội phát sinh nhiều ơn gọi thánh hiến, để “Ngôi Nhà Hội Thánh luôn rực lên mùi thơm ngào ngạt” vì luôn có những con người như cô Maria Bêtania, sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm cam tùng hảo hạng” là chính cuộc đời trai trẻ tươi đẹp của mình, tương lai của mình, mộng ước của mình, sắc đẹp của mình, tài năng của mình…để “xức chân Chúa Kitô” là chính anh em đồng loại, là vô số những người nghèo hèn tật bệnh, dốt nát đui mù…đang khao khát được yêu thương và phục vụ.
Cách riêng, đối với các tân linh mục đang bước đi những bước đầu tiên trên cuộc hành trình linh mục, chúng ta hãy muợn lời kinh của ĐHY Roger Etchegaray cầu xin cho những anh em nầy, và đó cũng là lời chúc mừng trân trọng của chúng ta gởi đến các Ngài trong dịp tạ ơn hôm nay :
Lạy Chúa,
Xin chiếu toả trên con ánh sáng của Chúa
và dạy con bước đi
ngay trong đêm tối cũng như giữa ban ngày.
Xin truyền cho con sức mạnh của Người.
Uớc gì những cánh tay rã rời vì thất bại của con
tìm lại được sức trẻ
để gieo trồng hàng cây xanh cho một thế giới mới.
ước gì mồ hôi của con
pha lẫn mồ hôi của Chúa trong vườn Cây Dầu.
Uớc gì máu con
hoà lẫn với Máu Chúa trên Núi Sọ
để tưới gội cho mảnh đất đã bị khô cằn
vì bất công và ích kỷ.
Chúc tụng Chúa là Cha,
đã dẫn con đi đến cùng,
đến tận Emmaus, nơi Chúa hiển dung
với tràn trề bình an và niềm vui. Amen.