Cơn đại dịch Covid 19 đã làm xáo trộn tất các các sinh hoạt trong xã hội Hoa Kỳ từ đầu tháng Ba năm 2020 cho đến nay. Váo cuối tháng Ba người dân Hoa Kỳ phải tuân theo quyết định hành chánh của chính quyền địa phương là ngưng tất cả mọi sinh hoạt tụ tập đông người nhằm tránh dịch bệnh có thể lây lan đến cho nhiều người.
Về phương diện tôn giáo các Giám Mục Hoa Kỳ đã ra chỉ thỉ thị cho tất cá các giáo xứ tạm ngưng mọi sinh hoạt phụng vụ và xã hôi có đông người tham dự. Về tang lễ, và hôn lể các giáo phận quy định chỉ cử hành trong phạm vi gia đình.
Vì tạm ngưng các sinh hoạt phụng vụ nên các thánh lể cuối tuần đã không có giáo dân tham dự. Do đó, giáo xứ lâm tình trạng thiếu hụt tài chánh vi giáo dân không có cơ hội đóng góp.
Tại San Jose, California nơi chúng tôi cư ngụ, theo bản thông tin giáo xứ, giáo xứ thu được từ 18,000.00 đến 22,000.00 dollars một tuần do giáo dân đóng góp trong các thành lễ. Giáo xứ dùng tiền này để chi trả cho các công việc như thuê văn phòng, chi phí hành chánh, bảo hiểm sức khỏe và lương bổng cho các nhân viên và 4 linh mục trong giáo xứ.
Nay vì dịch cúm giáo dân không đến nhà thờ mà tham dự thánh lể trực tuyến trong gần hai tháng nên giáo xứ tại Hoa Kỳ lâm tình trạng thiếu hụt tại chánh.
Trước tình trạng này, các linh mục chính xứ đã kêu gọi sự trợ giúp của giáo dân qua các phương tiện thư từ điện toán. Tuy nhiên, kết quả cũng rất giới hạn vì giáo dân không hiện diện trong nhà thờ. Mặt khác vì kinh tế cả nước sa sút, nhiều người mất công ăn việc làm.
Trước tình trạng này,các giáo xứ tại Hoa Kỳ đã nộp đơn xin vay nợ chính quyền qua chương trình Paycheck Protection Program gợi tắt là PPP tức Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương dành cho các xí nghiệp nhỏ bị đóng cửa vì dịch cúm.
Chính quyền cho các nơi thờ tự được vay tiền, không phải vì lý do đó là nhà thờ, hay vì tôn giáo mà là vì nhà thờ được coi như là một xí nghiệp nhỏ, có các cơ sở phục vụ như trường học và cũng có việc trả lương cho các nhân viên, giáo chức. v.v..
Trích nguồn tin của ông Pat Markey, Giám Đốc Điều Hành Của Hội Quản Lý Tài Chánh Các Giáo Phận Hoa Kỳ, hãng thông tấn CBS trong ngày thứ Hai 11 tháng 5 năm 2020 cho biết: Có từ 12000 đến 13000 giáo xứ trong tổng số 17,000 giáo xứ tại Hoa Kỳ đã nộp đơn xin được vay tiền của chính phủ qua chương trìn PPP.
Trong đợt đầu đã có 6000 giáo xứ nộp đơn xin liên bang tài trợ và khoảng 3000 giáo xứ đã được chấp thuận. Bản tin của CBS không cho biết mỗi giáo xứ trung bình được vay bao nhiêu tiền.
Điều đámg nói không phải chỉ có các nhà thờ Công Giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất tìm sự trợ giúp tài chánh qua chương trình PPP mà các tôn giáo khác như Tin Lành, Do Thái Giáo cũng tìm sực trợ giúp tài chánh nơi chinh quyền Liên Bang Hoa Kỳ.
Một cuộc khảo sát của cơ quan LifeWay Research cho biết 40% các nhà thờ Tin lành ở Mỹ cũng đã nộp đơn xin hỗ trợ của chính phủ thông qua Đạo luật CARES hoặc Quản trị doanh nghiệp nhỏ. Các mục sư cho biết 59% đơn xin trợ giúp của các nhà thờ Tin lành đã được phê duyệt.
Các nhà thờ Tin Lành càng lớn, càng có nhiều khả năng nộp đơn xin viện trợ liên bang. Một nửa số mục sư tại các nhà thờ có trung bình 200 người trở lên cho biết họ đã xin vay tiền, Trong khi đó chỉ một phần ba các nhà thờ có trung bình 50 tín hữu là đã nộp đơn xin vay tiền.
Đối với Do Thái Giáo, đại diện của Liên đoàn Do Thái ở Bắc Mỹ nói với CBS News rằng họ đã thực hiện một cuộc khảo sát vào ngày 21 tháng 4 và biết rằng 573 tổ chức Do Thái đã được chấp thuận cho vay theo hình thức PPP, với tổng giá trị là 276 triệu đô la.
Nguyễn Long Thao
Về phương diện tôn giáo các Giám Mục Hoa Kỳ đã ra chỉ thỉ thị cho tất cá các giáo xứ tạm ngưng mọi sinh hoạt phụng vụ và xã hôi có đông người tham dự. Về tang lễ, và hôn lể các giáo phận quy định chỉ cử hành trong phạm vi gia đình.
Vì tạm ngưng các sinh hoạt phụng vụ nên các thánh lể cuối tuần đã không có giáo dân tham dự. Do đó, giáo xứ lâm tình trạng thiếu hụt tài chánh vi giáo dân không có cơ hội đóng góp.
Một nhà thờ tại San Jose mùa dich cúm 2020 |
Nay vì dịch cúm giáo dân không đến nhà thờ mà tham dự thánh lể trực tuyến trong gần hai tháng nên giáo xứ tại Hoa Kỳ lâm tình trạng thiếu hụt tại chánh.
Trước tình trạng này, các linh mục chính xứ đã kêu gọi sự trợ giúp của giáo dân qua các phương tiện thư từ điện toán. Tuy nhiên, kết quả cũng rất giới hạn vì giáo dân không hiện diện trong nhà thờ. Mặt khác vì kinh tế cả nước sa sút, nhiều người mất công ăn việc làm.
Trước tình trạng này,các giáo xứ tại Hoa Kỳ đã nộp đơn xin vay nợ chính quyền qua chương trình Paycheck Protection Program gợi tắt là PPP tức Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương dành cho các xí nghiệp nhỏ bị đóng cửa vì dịch cúm.
Chính quyền cho các nơi thờ tự được vay tiền, không phải vì lý do đó là nhà thờ, hay vì tôn giáo mà là vì nhà thờ được coi như là một xí nghiệp nhỏ, có các cơ sở phục vụ như trường học và cũng có việc trả lương cho các nhân viên, giáo chức. v.v..
Trích nguồn tin của ông Pat Markey, Giám Đốc Điều Hành Của Hội Quản Lý Tài Chánh Các Giáo Phận Hoa Kỳ, hãng thông tấn CBS trong ngày thứ Hai 11 tháng 5 năm 2020 cho biết: Có từ 12000 đến 13000 giáo xứ trong tổng số 17,000 giáo xứ tại Hoa Kỳ đã nộp đơn xin được vay tiền của chính phủ qua chương trìn PPP.
Trong đợt đầu đã có 6000 giáo xứ nộp đơn xin liên bang tài trợ và khoảng 3000 giáo xứ đã được chấp thuận. Bản tin của CBS không cho biết mỗi giáo xứ trung bình được vay bao nhiêu tiền.
Điều đámg nói không phải chỉ có các nhà thờ Công Giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất tìm sự trợ giúp tài chánh qua chương trình PPP mà các tôn giáo khác như Tin Lành, Do Thái Giáo cũng tìm sực trợ giúp tài chánh nơi chinh quyền Liên Bang Hoa Kỳ.
Một cuộc khảo sát của cơ quan LifeWay Research cho biết 40% các nhà thờ Tin lành ở Mỹ cũng đã nộp đơn xin hỗ trợ của chính phủ thông qua Đạo luật CARES hoặc Quản trị doanh nghiệp nhỏ. Các mục sư cho biết 59% đơn xin trợ giúp của các nhà thờ Tin lành đã được phê duyệt.
Các nhà thờ Tin Lành càng lớn, càng có nhiều khả năng nộp đơn xin viện trợ liên bang. Một nửa số mục sư tại các nhà thờ có trung bình 200 người trở lên cho biết họ đã xin vay tiền, Trong khi đó chỉ một phần ba các nhà thờ có trung bình 50 tín hữu là đã nộp đơn xin vay tiền.
Đối với Do Thái Giáo, đại diện của Liên đoàn Do Thái ở Bắc Mỹ nói với CBS News rằng họ đã thực hiện một cuộc khảo sát vào ngày 21 tháng 4 và biết rằng 573 tổ chức Do Thái đã được chấp thuận cho vay theo hình thức PPP, với tổng giá trị là 276 triệu đô la.
Nguyễn Long Thao