Trước các giới hạn kể là nghiêm ngặt của các chính phủ hiện nay và sự cộng tác nhiệt tình của hàng giáo phẩm hoàn vũ đối với các biện pháp cần thiết ấy, không thiếu người Công Giáo sốt ruột và gần đến Tuần Thánh năm nay, thậm chí có cả các kiến nghị yêu cầu hàng giáo phẩm lên tiếng với các nhà cầm quyền để họa chăng có một nới rộng nào đó để các tín hữu tham dự các cử hành phụng vụ Phục Sinh bằng sự hiện diện thể lý của họ chứ không qua “trực tuyến”. Hay ít nhất cũng để các nhà cầm quyền hiểu rằng các buổi lễ tôn giáo mà tiếng Anh cũng dùng hạn từ “service” để diễn tả không hơn thì ít nhất cũng “essential” (chủ yếu) như các dịch vụ siêu thị, ngân hàng, bệnh viện, trường học...
Hàng giáo phẩm khắp thế giới dường như không ai nghĩ đến việc ấy. Thậm chí có vị giáo phẩm còn ngặt nghèo hơn cả ông thống đốc khi không cho mở cửa nhà thờ, trong khi ông thống đốc cho mở.
Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí Crux, có cái nhìn dường như thanh thản và quân bình hơn. Ông cho rằng dù gì hàng giáo phẩm cũng phải nghĩ đến chuyện phải làm gì một khi “cao điểm giới hạn” qua đi. Việc này hình như rục rịch đang xẩy ra. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump dự định nới lỏng các giới hạn vào đầu tháng 5 này (chỉ còn hơn nửa tháng nữa thôi). Còn ở Úc, mặc dù chính phủ liên bang và các chính phủ tiểu bang vẫn nhấn mạnh phải duy trì các biện pháp hiện thời “cho tới khi có vắc-xin [18 tháng nữa!]”, nhưng cơ quan đầu não của Rugby League đã công bố chính thức rằng các trận thi đấu của họ tái diễn vào cuối tháng 5 [hơn 1 tháng nữa thôi]. Họ cho biết quyết định này được công bố sau khi đã tham khảo với chính phủ tiểu bang.
Collins cho hay dù các chính phủ có bắt đầu mở các xã hội của họ đi chăng nữa, việc cho phép các linh mục ban các bí tích sau cùng cho bệnh nhân vẫn là ưu tiên thứ yếu trên nghị trình của họ và nhất là việc mở cửa các nhà thờ mà hậu quả là những buổi tụ tập đông người tại những không gian đóng kín.
Thành thử, nếu chỉ hoàn toàn trông chờ vào các nhà cầm quyền để khởi diễn lại sinh hoạt phụng vụ, hàng giáo phẩm sẽ phải chờ đợi khá lâu. Lúc đó, hình ảnh sẽ hóa ra xấu nếu các thành phần khác trong khu phố như cửa hàng, tiệm ăn, và trường học, từ từ hồi sinh, trong khi các nhà thờ vẫn treo bảng “đóng cửa vô hạn định” ở ngoài cửa.
Ông bảo ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên nghĩ đến tình huống đó, nặn óc (brainstorming) với các nhà chuyên môn để tìm cách an toàn trả lại sinh hoạt bí tích cho hàng ngũ giáo dân, dù trong những điều kiện giới hạn. Cùng một lúc, hàng ngũ giáo dân phải ý thức rằng “việc thờ phượng thông thường” có thể còn lâu mới trở lại.
Bởi thế ông đề nghị những điểm sau, trong bối cảnh Giáo Hội Hoa Kỳ, dĩ nhiên, nhưng có những điểm, ở các nơi khác cũng có thể áp dụng được
1.Các nhà thờ nên có sát trùng tay (hand sanitizer) ở các lối ra vào, phải đeo khẩu trang, và triệt để giữ khoảng cách xã hội, dù là trong lúc cầu nguyện riêng.
2) Các nhượng bộ bất thường để có thể cử hành Thánh Lễ cách an toàn. Thêm vào đó, nên tiếp tục việc miễn chước bổn phận dự Thánh Lễ Chúa Nhật, và các buổi phụng vụ sẽ dành cho những người “có vé mà thôi” nghĩa là phát vé để người ta có thể tham dự Thánh lễ vào các ngày khác nhau trong tuần, bảo đảm việc tuân giữ khoảng cách xã hội. Các thực hành khác như hôn bình an, xin tiền nên được bỏ. (Riêng điểm xin tiền này, bản thân tôi có cách để đóng góp cho nhà thờ: trong website của giáo xứ Regina Coeli, có mục “support us” trong đó có chỗ an toàn cho tôi góp tiền hàng tuần).
3) Các linh mục nên được huấn luyện “các thực hành tốt nhất” để bảo đảm mọi thận trọng được tuân giữ để ngăn chặn việc lây lan Covid-19: phải phân phối Thánh Thể ra sao, phải tương tác với các giáo dân thế nào trước và sau Thánh Lễ.
4) Những người dễ bị thương tổn nhất, như người cao niên và những người mang sẵn bệnh tật khác, phải được đặc biệt chăm sóc về thiêng liêng vì họ là lớp người được khuyến khích kiểm dịch lâu dài hơn những người khác. Có thể giải tội cho họ qua một bức màn ở tại nhà, và ban Mình Thánh Chúa ở ngoài cửa.
5) Việc cử hành các bí tích khác cũng có thể được thích ứng: rửa tội có thể chỉ có bố mẹ; giải tội tại các tòa giải tội ở bên ngoài; hôn phối hạn chế người tham dự; xức dầu chỉ cho những người thật cần đến, với các biện pháp an tòan đòi hỏi; thêm sức có thể tạm ngưng.
6) Hàng giáo phẩm nên yêu cầu chính phủ nhìn nhận vai trò của các giáo sĩ phục vụ cộng đồng để bảo đảm quyền đi lại của các ngài và các ngài được ưu tiên thử nghiệm Covid-19.
Hàng giáo phẩm khắp thế giới dường như không ai nghĩ đến việc ấy. Thậm chí có vị giáo phẩm còn ngặt nghèo hơn cả ông thống đốc khi không cho mở cửa nhà thờ, trong khi ông thống đốc cho mở.
Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí Crux, có cái nhìn dường như thanh thản và quân bình hơn. Ông cho rằng dù gì hàng giáo phẩm cũng phải nghĩ đến chuyện phải làm gì một khi “cao điểm giới hạn” qua đi. Việc này hình như rục rịch đang xẩy ra. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump dự định nới lỏng các giới hạn vào đầu tháng 5 này (chỉ còn hơn nửa tháng nữa thôi). Còn ở Úc, mặc dù chính phủ liên bang và các chính phủ tiểu bang vẫn nhấn mạnh phải duy trì các biện pháp hiện thời “cho tới khi có vắc-xin [18 tháng nữa!]”, nhưng cơ quan đầu não của Rugby League đã công bố chính thức rằng các trận thi đấu của họ tái diễn vào cuối tháng 5 [hơn 1 tháng nữa thôi]. Họ cho biết quyết định này được công bố sau khi đã tham khảo với chính phủ tiểu bang.
Collins cho hay dù các chính phủ có bắt đầu mở các xã hội của họ đi chăng nữa, việc cho phép các linh mục ban các bí tích sau cùng cho bệnh nhân vẫn là ưu tiên thứ yếu trên nghị trình của họ và nhất là việc mở cửa các nhà thờ mà hậu quả là những buổi tụ tập đông người tại những không gian đóng kín.
Thành thử, nếu chỉ hoàn toàn trông chờ vào các nhà cầm quyền để khởi diễn lại sinh hoạt phụng vụ, hàng giáo phẩm sẽ phải chờ đợi khá lâu. Lúc đó, hình ảnh sẽ hóa ra xấu nếu các thành phần khác trong khu phố như cửa hàng, tiệm ăn, và trường học, từ từ hồi sinh, trong khi các nhà thờ vẫn treo bảng “đóng cửa vô hạn định” ở ngoài cửa.
Ông bảo ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên nghĩ đến tình huống đó, nặn óc (brainstorming) với các nhà chuyên môn để tìm cách an toàn trả lại sinh hoạt bí tích cho hàng ngũ giáo dân, dù trong những điều kiện giới hạn. Cùng một lúc, hàng ngũ giáo dân phải ý thức rằng “việc thờ phượng thông thường” có thể còn lâu mới trở lại.
Bởi thế ông đề nghị những điểm sau, trong bối cảnh Giáo Hội Hoa Kỳ, dĩ nhiên, nhưng có những điểm, ở các nơi khác cũng có thể áp dụng được
1.Các nhà thờ nên có sát trùng tay (hand sanitizer) ở các lối ra vào, phải đeo khẩu trang, và triệt để giữ khoảng cách xã hội, dù là trong lúc cầu nguyện riêng.
2) Các nhượng bộ bất thường để có thể cử hành Thánh Lễ cách an toàn. Thêm vào đó, nên tiếp tục việc miễn chước bổn phận dự Thánh Lễ Chúa Nhật, và các buổi phụng vụ sẽ dành cho những người “có vé mà thôi” nghĩa là phát vé để người ta có thể tham dự Thánh lễ vào các ngày khác nhau trong tuần, bảo đảm việc tuân giữ khoảng cách xã hội. Các thực hành khác như hôn bình an, xin tiền nên được bỏ. (Riêng điểm xin tiền này, bản thân tôi có cách để đóng góp cho nhà thờ: trong website của giáo xứ Regina Coeli, có mục “support us” trong đó có chỗ an toàn cho tôi góp tiền hàng tuần).
3) Các linh mục nên được huấn luyện “các thực hành tốt nhất” để bảo đảm mọi thận trọng được tuân giữ để ngăn chặn việc lây lan Covid-19: phải phân phối Thánh Thể ra sao, phải tương tác với các giáo dân thế nào trước và sau Thánh Lễ.
4) Những người dễ bị thương tổn nhất, như người cao niên và những người mang sẵn bệnh tật khác, phải được đặc biệt chăm sóc về thiêng liêng vì họ là lớp người được khuyến khích kiểm dịch lâu dài hơn những người khác. Có thể giải tội cho họ qua một bức màn ở tại nhà, và ban Mình Thánh Chúa ở ngoài cửa.
5) Việc cử hành các bí tích khác cũng có thể được thích ứng: rửa tội có thể chỉ có bố mẹ; giải tội tại các tòa giải tội ở bên ngoài; hôn phối hạn chế người tham dự; xức dầu chỉ cho những người thật cần đến, với các biện pháp an tòan đòi hỏi; thêm sức có thể tạm ngưng.
6) Hàng giáo phẩm nên yêu cầu chính phủ nhìn nhận vai trò của các giáo sĩ phục vụ cộng đồng để bảo đảm quyền đi lại của các ngài và các ngài được ưu tiên thử nghiệm Covid-19.