Trong những tuần gần đây, sự bùng phát của bệnh coronavirus đã khiến hàng triệu người trên thế giới sợ hãi với rất nhiều lo lắng trước rất nhiều điều không chắc chắn. Có một nỗi sợ hãi về việc liệu tôi sẽ nhiễm virus này hay không và nếu tôi bị nhiễm bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi như thế nào, liệu tôi có chết không, điều này sẽ ảnh hưởng đến gia đình và những người gần gũi với tôi ra sao.
Theo tờ Aleteia, nghĩa là “Chân lý tỏ tường”, trong những thời gian dịch bệnh, các tín hữu Công Giáo Âu Châu thường cầu khẩn cùng Đức Mẹ với các tước hiệu như Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Bên cạnh đó, còn có hai vị thánh được xem là các vị thánh bảo trợ trong thời dịch bệnh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Kim Phượng.
Vị thứ nhất là Thánh Sêbastinô. Ngài được xem là người bảo vệ các tín hữu chống lại bệnh dịch hạch, một căn bệnh truyền nhiễm khó chịu đã cướp đi hàng triệu mạng sống ở Âu châu trong thời trung cổ.
Từ thế kỷ thứ 7, các tín hữu đã bắt đầu hướng những lời cầu nguyện của họ lên với Thánh Sêbastinô trong một đợt bùng phát dữ dội của bệnh dịch hạch ở Pavia, miền bắc Italia.
Thánh Sêbastinô đã bị giết vào khoảng năm 288 trong cuộc bách hại Kitô giáo của hoàng đế La Mã Điôclêtianô. Cái chết của ngài đã truyền cảm hứng cho vô số nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ.
Andrea Mantegna, danh họa bậc thầy thời Phục hưng đã hoàn thành ba bức chân dung của Thánh Sêbastinô. Ba bức tranh này hiện đang được trưng bày tại Vienna, Paris và Venice. Trong số ba bức tranh này, bức Thánh Sêbastinô ở thành Vienna, có ý nghĩa nhất vì nó được Andrea Mantegna vẽ theo lời yêu cầu của thị trưởng thành Mantua, bên Ý, để kỷ niệm trận dịch hạch kết thúc hoàn toàn trong thành phố.
Trong bức họa này, Mantegna từ bỏ hình ảnh cổ điển Thánh Sêbastinô bị trói vào cột trước khi chịu tử đạo và thay bằng hình ảnh ngài dựa vào một cấu trúc trông giống như cổng vào một thành phố hoặc một khải hoàn môn, và thánh nhân đang nhìn lên thiên đàng trong khi chịu đựng nỗi đau vì các mũi tên nhọn do bọn cung thủ thi nhau bắn như mưa vào thánh nhân.
Vị thứ hai là Thánh Roch, ngài đi đến đâu thì dịch bệnh biến mất ở đó.
Vào thế kỷ 14, có một bệnh dịch ở Ý và Thánh Roch đã đến một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nhất nhất bởi dịch bệnh này.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, thánh nhân đã tận tụy chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh dịch hạch, và chữa cho họ bằng cách làm dấu thánh giá trên người họ. Tiếp theo, ngài đến thăm thành Cesena và các thành phố lân cận khác và cuối cùng là đến Rôma. Khắp nơi tai họa khủng khiếp biến mất trước sức mạnh kỳ diệu của ngài.
Cuối cùng, chính ngài cũng mắc phải bệnh dịch hạch, nhưng sau khi lui vào rừng cầu nguyện, ngài cũng được chữa khỏi căn bệnh này.
Sau khi thánh nhân qua đời, các tín hữu ở Đức đã nhờ lời cầu bầu của ngài mà vượt qua được một trận dịch bệnh vào thế kỷ 15.
Vào năm 1414, trong thời gian xảy ra Công Đồng Constance, dịch bệnh đã bùng phát ở ngay thành phố này. Các nghị phụ của Công Đồng đã ra lệnh cầu nguyện và rước kiệu tôn vinh vị thánh, và ngay lập tức bệnh dịch đã chấm dứt.
Hết lần này đến lần khác, các tín hữu đã cầu khẩn cùng thánh nhân trong nhiều dịch bệnh thời trung cổ và đó là lý do tại sao ngài được coi là quan thầy chống lại dịch bệnh.
Source:AleteiaWhy St. Roch is a powerful patron against plagues
Theo tờ Aleteia, nghĩa là “Chân lý tỏ tường”, trong những thời gian dịch bệnh, các tín hữu Công Giáo Âu Châu thường cầu khẩn cùng Đức Mẹ với các tước hiệu như Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Bên cạnh đó, còn có hai vị thánh được xem là các vị thánh bảo trợ trong thời dịch bệnh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Kim Phượng.
Vị thứ nhất là Thánh Sêbastinô. Ngài được xem là người bảo vệ các tín hữu chống lại bệnh dịch hạch, một căn bệnh truyền nhiễm khó chịu đã cướp đi hàng triệu mạng sống ở Âu châu trong thời trung cổ.
Từ thế kỷ thứ 7, các tín hữu đã bắt đầu hướng những lời cầu nguyện của họ lên với Thánh Sêbastinô trong một đợt bùng phát dữ dội của bệnh dịch hạch ở Pavia, miền bắc Italia.
Thánh Sêbastinô đã bị giết vào khoảng năm 288 trong cuộc bách hại Kitô giáo của hoàng đế La Mã Điôclêtianô. Cái chết của ngài đã truyền cảm hứng cho vô số nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ.
Andrea Mantegna, danh họa bậc thầy thời Phục hưng đã hoàn thành ba bức chân dung của Thánh Sêbastinô. Ba bức tranh này hiện đang được trưng bày tại Vienna, Paris và Venice. Trong số ba bức tranh này, bức Thánh Sêbastinô ở thành Vienna, có ý nghĩa nhất vì nó được Andrea Mantegna vẽ theo lời yêu cầu của thị trưởng thành Mantua, bên Ý, để kỷ niệm trận dịch hạch kết thúc hoàn toàn trong thành phố.
Trong bức họa này, Mantegna từ bỏ hình ảnh cổ điển Thánh Sêbastinô bị trói vào cột trước khi chịu tử đạo và thay bằng hình ảnh ngài dựa vào một cấu trúc trông giống như cổng vào một thành phố hoặc một khải hoàn môn, và thánh nhân đang nhìn lên thiên đàng trong khi chịu đựng nỗi đau vì các mũi tên nhọn do bọn cung thủ thi nhau bắn như mưa vào thánh nhân.
Vị thứ hai là Thánh Roch, ngài đi đến đâu thì dịch bệnh biến mất ở đó.
Vào thế kỷ 14, có một bệnh dịch ở Ý và Thánh Roch đã đến một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nhất nhất bởi dịch bệnh này.
Theo Bách khoa toàn thư Công Giáo, thánh nhân đã tận tụy chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh dịch hạch, và chữa cho họ bằng cách làm dấu thánh giá trên người họ. Tiếp theo, ngài đến thăm thành Cesena và các thành phố lân cận khác và cuối cùng là đến Rôma. Khắp nơi tai họa khủng khiếp biến mất trước sức mạnh kỳ diệu của ngài.
Cuối cùng, chính ngài cũng mắc phải bệnh dịch hạch, nhưng sau khi lui vào rừng cầu nguyện, ngài cũng được chữa khỏi căn bệnh này.
Sau khi thánh nhân qua đời, các tín hữu ở Đức đã nhờ lời cầu bầu của ngài mà vượt qua được một trận dịch bệnh vào thế kỷ 15.
Vào năm 1414, trong thời gian xảy ra Công Đồng Constance, dịch bệnh đã bùng phát ở ngay thành phố này. Các nghị phụ của Công Đồng đã ra lệnh cầu nguyện và rước kiệu tôn vinh vị thánh, và ngay lập tức bệnh dịch đã chấm dứt.
Hết lần này đến lần khác, các tín hữu đã cầu khẩn cùng thánh nhân trong nhiều dịch bệnh thời trung cổ và đó là lý do tại sao ngài được coi là quan thầy chống lại dịch bệnh.
Source:Aleteia