Ái Nhĩ Lan là quốc gia vẫn thường được xem là một nước Công Giáo sùng đạo. Tuy nhiên, từ ngày 1 tháng Giêng năm ngoái 2019, phá thai được hợp pháp hóa tại quốc gia này sau cuộc trưng cầu ý kiến hồi tháng Năm, 2018. Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, việc hợp pháp hóa phá thai là do một phán quyết của tòa án, hay do việc thông qua các dự luật tại Quốc Hội. Ái Nhĩ Lan là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay, trong đó 66.4% dân số đồng thanh ủng hộ phá thai, mặc dù quốc gia này có đến 78.3% trong tổng số 5.2 triệu dân nhận mình là người Công Giáo. Báo chí gọi diễn biến bi đát này là một vụ bội giáo tập thể.
Bên cạnh đó còn có tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ; và Ái Nhĩ Lan còn phải vật lộn với tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao nhất trong các nước Âu Châu.
Tuy nhiên, trong bộ phim Hope, nghĩa là Hy Vọng, do đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ thực hiện, Cha Richard Gibbons, giám đốc Đền Thánh Quốc Gia Knock, khẳng định rằng Đức Mẹ đang cứu nước Ái Nhĩ Lan qua các phép lạ liên tiếp tại Đền Thánh này.
Cha Gibbons nói rằng Đền Thánh Knock, được xây dựng trên địa điểm xảy ra cuộc hiện ra của Đức Mẹ vào năm 1879, là nơi nhiều người tìm thấy sự chữa lành và bình an trong tâm hồn khi nhận lãnh các bí tích. Ngài cho biết, trung bình có 4,000 người đến xưng tội mỗi tuần tại đền thờ này.
Vì thế, Aidan Gallagher, Giám đốc điều hành của EWTN Ireland nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng: “Chúng tôi muốn đưa Our Lady, Đức Mẹ của chúng ta, ra trước những người Ái Nhĩ Lan và thế giới như một ngọn hải đăng của hy vọng. Chúng tôi muốn bộ phim này là một thông điệp hy vọng cho mọi người.”
Cuốn phim kể lại câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock, và các phép lạ cho đến nay.
Vào một ngày mưa gió dữ dội, cụ thể là ngày 21 tháng 8 năm 1879, 15 nhân chứng tận mắt chứng kiến Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, Thánh Sử Gioan, các thiên thần và Chúa Giêsu Kitô ở đầu hồi phía nam của ngôi nhà thờ ở thị trấn Knock, được gọi là nhà thờ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử. Trong khoảng thời gian khoảng hai giờ, đám đông 15 người này đã tụ tập để thờ phượng, chiêm ngưỡng sự lạ này và đọc kinh Mân côi. Mặc dù mưa bão, mặt đất xung quanh đầu hồi phía nam không bị ướt.
Không giống như hầu hết các lần hiện ra khác, Đức Mẹ im lặng trong suốt thời gian này và không đưa ra thông điệp hay lời tiên tri nào. Một số người đã đưa ra giả thuyết rằng Đức Mẹ im lặng do những thay đổi văn hóa xảy ra ở Ái Nhĩ Lan vào thời điểm đó - người già nhất trong số 15 nhân chứng này chỉ có thể nói được tiếng Ái Nhĩ Lan, trong khi người trẻ nhất, chỉ mới sáu tuổi, chỉ biết nói tiếng Anh.
Sau các cuộc điều tra nghiêm nhặt, Tòa Thánh thấy câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock là “đáng tin cậy và lời khai của các nhân chứng là thỏa đáng” sau hai ủy ban điều tra riêng biệt; vào năm 1879 và một lần nữa vào năm 1936.
Bộ phim mới được đặt trong bối cảnh những đau khổ mà người dân Ái Nhĩ Lan phải chịu đựng trong thế kỷ 19, đặc biệt là ở quận Mayo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn đói khoai tây.
Nạn đói lớn kéo dài từ năm 1845 đến năm 1849 đã tàn phá Ái Nhĩ Lan dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu người, và khiến 1 triệu người khác quyết tâm di cư khỏi đất nước này vào năm 1851.
Lý do họ quyết tâm di cư bằng mọi giá là vì nạn đói tái diễn nhiều lần đã làm thối chí người Ái Nhĩ Lan trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở phía tây bắc. Năm 1879, khi Đức Mẹ hiện ra cũng là “một năm đói kém” của người dân Ái Nhĩ Lan.
Đạo diễn Gallagher nói:
“Khi Đức Maria hiện ra tại Knock vào năm 1879, Mẹ đã mang ánh sáng và hy vọng cho người dân Ái Nhĩ Lan, và Mẹ đã làm như vậy tại một thời khắc đen tối của lịch sử dân tộc này.”
“Vì thế, hôm nay, khi chúng ta có thể nói rằng đang có một nạn đói về tâm linh, là một tai họa đang tàn phá Ái Nhĩ Lan, cùng với những vấn đề lớn như nạn tự tử, trầm cảm, thì Đức Mẹ cũng đang hiện ra giúp chúng ta đương đầu với cuộc khủng hoảng quốc gia này.”
Ái Nhĩ Lan có tỷ lệ trầm cảm mãn tính cao nhất trong số những người trẻ tuổi ở các nước Âu Châu. Thống kê mới nhất của Eurofound cho biết 12% người Ái Nhĩ Lan trong độ tuổi từ 15 đến 24 mắc chứng trầm cảm kinh niên.
Bắc Ireland, là nơi có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, thậm chí cao hơn cả tại Nhật Bản.
Bộ phim cũng kể lại câu chuyện về một sự chữa lành kỳ diệu liên quan đến việc chầu Thánh Thể xảy ra tại Đền Knock vào năm 1989 và được chính thức công nhận vào tháng 9 năm 2019.
Phép lạ diễn ra cho Marion Carroll rất ngoạn mục vì giống hệt như các phép lạ chính Chúa Giêsu đã thực hiện như được tường thuật trong Kinh Thánh. Người được chữa lành tức khắc khỏi bệnh một cách triệt để đứng dậy và đi lại ngay lập tức như một người bình thường.
Marion Carroll đã được đưa đến đền thờ trên một chiếc cáng vào ngày 1 tháng Chín, năm 1989 vì bệnh đa xơ cứng, các bác sĩ đã bó tay, và chỉ cho bà uống các liều thuốc giảm đau trong khi chờ chết.
Marion Carroll, lúc đó đang ở lứa tuổi 30, đã thưa với Đức Mẹ trong một lời cầu nguyện mà cô nói rằng “không giống ai”. Cô nói với Đức Mẹ rằng:
“Đức Mẹ cũng là một người mẹ và Mẹ biết con cảm thấy thế nào khi phải lìa bỏ chồng và con mình.”
Marion Carroll nói với cộng đoàn rằng:
“Đó không phải là một lời cầu nguyện, cũng chẳng phải là một lời tuyên bố, nhưng đó là một người phụ nữ đang trò chuyện với một người phụ nữ khác.”
“'Ngay lúc đó tôi có cảm giác rất tuyệt vời - một cảm giác thật lạ như có một làn gió thì thầm nói với tôi rằng tôi đã được chữa khỏi. Tôi có một cảm giác thật tuyệt vời như có ai nói với tôi rằng tôi có thể đứng dậy và bước đi.”
Và Marion Carroll trỗi dậy bước đi. Những người khiêng cáng là những người đầu tiên há hốc mồm trước một phép lạ nhãn tiền trước mắt họ.
Người đứng đầu Văn phòng Y tế tại đền thờ Knock, Tiến sĩ Diarmuid Murray, nói với RTÉ News rằng phải mất 30 năm để xác định rằng không thể giải thích về mặt y khoa cho việc chữa lành ngoạn mục này. Đồng thời cần phải có thời gian để có thể khẳng định rằng phép lạ là triệt để, chữa lành hoàn toàn, và bệnh nhân không mắc trở lại bệnh cũ.
“Trong những tình huống như thế này, Giáo hội phải luôn luôn thận trọng. Phép lạ này được chứng thực và được công nhận bởi thực tế là ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi điều này diễn ra, và trong suốt thời gian này các kiểm tra của Cục Y tế chứng minh rằng không có lời giải thích nào về mặt y khoa cho việc chữa lành này.”
Bên cạnh đó còn có tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ; và Ái Nhĩ Lan còn phải vật lộn với tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao nhất trong các nước Âu Châu.
Tuy nhiên, trong bộ phim Hope, nghĩa là Hy Vọng, do đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ thực hiện, Cha Richard Gibbons, giám đốc Đền Thánh Quốc Gia Knock, khẳng định rằng Đức Mẹ đang cứu nước Ái Nhĩ Lan qua các phép lạ liên tiếp tại Đền Thánh này.
Cha Gibbons nói rằng Đền Thánh Knock, được xây dựng trên địa điểm xảy ra cuộc hiện ra của Đức Mẹ vào năm 1879, là nơi nhiều người tìm thấy sự chữa lành và bình an trong tâm hồn khi nhận lãnh các bí tích. Ngài cho biết, trung bình có 4,000 người đến xưng tội mỗi tuần tại đền thờ này.
Vì thế, Aidan Gallagher, Giám đốc điều hành của EWTN Ireland nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng: “Chúng tôi muốn đưa Our Lady, Đức Mẹ của chúng ta, ra trước những người Ái Nhĩ Lan và thế giới như một ngọn hải đăng của hy vọng. Chúng tôi muốn bộ phim này là một thông điệp hy vọng cho mọi người.”
Cuốn phim kể lại câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock, và các phép lạ cho đến nay.
Vào một ngày mưa gió dữ dội, cụ thể là ngày 21 tháng 8 năm 1879, 15 nhân chứng tận mắt chứng kiến Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, Thánh Sử Gioan, các thiên thần và Chúa Giêsu Kitô ở đầu hồi phía nam của ngôi nhà thờ ở thị trấn Knock, được gọi là nhà thờ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử. Trong khoảng thời gian khoảng hai giờ, đám đông 15 người này đã tụ tập để thờ phượng, chiêm ngưỡng sự lạ này và đọc kinh Mân côi. Mặc dù mưa bão, mặt đất xung quanh đầu hồi phía nam không bị ướt.
Không giống như hầu hết các lần hiện ra khác, Đức Mẹ im lặng trong suốt thời gian này và không đưa ra thông điệp hay lời tiên tri nào. Một số người đã đưa ra giả thuyết rằng Đức Mẹ im lặng do những thay đổi văn hóa xảy ra ở Ái Nhĩ Lan vào thời điểm đó - người già nhất trong số 15 nhân chứng này chỉ có thể nói được tiếng Ái Nhĩ Lan, trong khi người trẻ nhất, chỉ mới sáu tuổi, chỉ biết nói tiếng Anh.
Sau các cuộc điều tra nghiêm nhặt, Tòa Thánh thấy câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Knock là “đáng tin cậy và lời khai của các nhân chứng là thỏa đáng” sau hai ủy ban điều tra riêng biệt; vào năm 1879 và một lần nữa vào năm 1936.
Bộ phim mới được đặt trong bối cảnh những đau khổ mà người dân Ái Nhĩ Lan phải chịu đựng trong thế kỷ 19, đặc biệt là ở quận Mayo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn đói khoai tây.
Nạn đói lớn kéo dài từ năm 1845 đến năm 1849 đã tàn phá Ái Nhĩ Lan dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu người, và khiến 1 triệu người khác quyết tâm di cư khỏi đất nước này vào năm 1851.
Lý do họ quyết tâm di cư bằng mọi giá là vì nạn đói tái diễn nhiều lần đã làm thối chí người Ái Nhĩ Lan trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở phía tây bắc. Năm 1879, khi Đức Mẹ hiện ra cũng là “một năm đói kém” của người dân Ái Nhĩ Lan.
Đạo diễn Gallagher nói:
“Khi Đức Maria hiện ra tại Knock vào năm 1879, Mẹ đã mang ánh sáng và hy vọng cho người dân Ái Nhĩ Lan, và Mẹ đã làm như vậy tại một thời khắc đen tối của lịch sử dân tộc này.”
“Vì thế, hôm nay, khi chúng ta có thể nói rằng đang có một nạn đói về tâm linh, là một tai họa đang tàn phá Ái Nhĩ Lan, cùng với những vấn đề lớn như nạn tự tử, trầm cảm, thì Đức Mẹ cũng đang hiện ra giúp chúng ta đương đầu với cuộc khủng hoảng quốc gia này.”
Ái Nhĩ Lan có tỷ lệ trầm cảm mãn tính cao nhất trong số những người trẻ tuổi ở các nước Âu Châu. Thống kê mới nhất của Eurofound cho biết 12% người Ái Nhĩ Lan trong độ tuổi từ 15 đến 24 mắc chứng trầm cảm kinh niên.
Bắc Ireland, là nơi có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, thậm chí cao hơn cả tại Nhật Bản.
Bộ phim cũng kể lại câu chuyện về một sự chữa lành kỳ diệu liên quan đến việc chầu Thánh Thể xảy ra tại Đền Knock vào năm 1989 và được chính thức công nhận vào tháng 9 năm 2019.
Phép lạ diễn ra cho Marion Carroll rất ngoạn mục vì giống hệt như các phép lạ chính Chúa Giêsu đã thực hiện như được tường thuật trong Kinh Thánh. Người được chữa lành tức khắc khỏi bệnh một cách triệt để đứng dậy và đi lại ngay lập tức như một người bình thường.
Marion Carroll đã được đưa đến đền thờ trên một chiếc cáng vào ngày 1 tháng Chín, năm 1989 vì bệnh đa xơ cứng, các bác sĩ đã bó tay, và chỉ cho bà uống các liều thuốc giảm đau trong khi chờ chết.
Marion Carroll, lúc đó đang ở lứa tuổi 30, đã thưa với Đức Mẹ trong một lời cầu nguyện mà cô nói rằng “không giống ai”. Cô nói với Đức Mẹ rằng:
“Đức Mẹ cũng là một người mẹ và Mẹ biết con cảm thấy thế nào khi phải lìa bỏ chồng và con mình.”
Marion Carroll nói với cộng đoàn rằng:
“Đó không phải là một lời cầu nguyện, cũng chẳng phải là một lời tuyên bố, nhưng đó là một người phụ nữ đang trò chuyện với một người phụ nữ khác.”
“'Ngay lúc đó tôi có cảm giác rất tuyệt vời - một cảm giác thật lạ như có một làn gió thì thầm nói với tôi rằng tôi đã được chữa khỏi. Tôi có một cảm giác thật tuyệt vời như có ai nói với tôi rằng tôi có thể đứng dậy và bước đi.”
Và Marion Carroll trỗi dậy bước đi. Những người khiêng cáng là những người đầu tiên há hốc mồm trước một phép lạ nhãn tiền trước mắt họ.
Người đứng đầu Văn phòng Y tế tại đền thờ Knock, Tiến sĩ Diarmuid Murray, nói với RTÉ News rằng phải mất 30 năm để xác định rằng không thể giải thích về mặt y khoa cho việc chữa lành ngoạn mục này. Đồng thời cần phải có thời gian để có thể khẳng định rằng phép lạ là triệt để, chữa lành hoàn toàn, và bệnh nhân không mắc trở lại bệnh cũ.
“Trong những tình huống như thế này, Giáo hội phải luôn luôn thận trọng. Phép lạ này được chứng thực và được công nhận bởi thực tế là ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi điều này diễn ra, và trong suốt thời gian này các kiểm tra của Cục Y tế chứng minh rằng không có lời giải thích nào về mặt y khoa cho việc chữa lành này.”