Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một thành viên Hội đồng giáo xứ, khi thảo luận với vị giám đốc phụng vụ của giáo phận chúng con, đã gợi ý với con rằng lễ bổn mạng của giáo xứ chúng con, thánh Tôma thành Canterbury, phải được tổ chức trong năm nay như một lễ trọng, thay cho ngày mà lễ này trùng ngày, đó là Chúa Nhật Thánh Gia Thất. Giáo xứ hiện được kết hợp dưới một tên mới, chung cho cả hai nhà thờ, mặc dù cả hai đều giữ lại tên thánh bổn mạng khi được cung hiến. Con không thể thực sự thấy rằng việc không cử hành lễ Thánh Gia Thất là vì mục đích cử hành trọng thể lễ bổn mạng của một trong hai nhà thờ vào ngày Chúa Nhật. Xin cha giúp ý kiến. - R. D., Cornwall on Hudson, New York, Hoa Kỳ.
Đáp: Có một vài điều cần xem xét ở đây.
Trước hết, ngày lễ thánh Tôma thành Canterbury (29-12) là một lễ trọng riêng trong Hội Thánh, theo Quy luật tổng quát về Năm phụng vụ và Lịch chung Rôma.
Như thế, lễ này là ưu tiên hơn lễ Thánh Gia Thất trong bất cứ năm nào, mà trong đó ngày 29-12 rơi vào ngày Chúa Nhật, và phải được cử hành trong nhà thờ đó.
Mặc dù hiện nay giáo xứ đã được nối kết với một giáo xứ khác dưới một tên mới, nhưng lễ trọng vẫn được áp dụng cho nhà thờ thánh Tôma, chứ không cho nhà thờ kia.
Tôi tin rằng sự giải thích này là rõ ràng theo Bộ Giáo luật hiện hành (Điều 1218) và Nghi thức cung hiến một nhà thờ (số 4) và Sách Lễ Nghi Giám mục, số 865:
"Mỗi nhà thờ phải mang một tước hiệu riêng, và một khi đã cung hiến, không thể thay đổi tước hiệu nữa" (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Tước hiệu được ban cho nhà thờ vào lúc cung hiến nhà thờ, với sắc lệnh của Giám mục.
Để làm rõ thêm các quy chế này và giải quyết một số tình huống mục vụ mới, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã ban hành một thông báo, "Omnis ecclesia titulum" vào ngày 10-2-1999, "Liên quan đến việc đặt tên thánh bổn mạng cho các giáo phận và giáo xứ". Liên quan đến điểm trên, tài liệu viết:
"5. Một khi tước hiệu đã được đặt trong việc cung hiến một nhà thờ, tước hiệu này không thể được thay đổi (Giáo luật điều 1218), trừ khi, vì các lý do nghiêm trọng, nó được cho phép rõ ràng bởi một đặc miễn của Tòa Thánh.
"6. Tuy nhiên, nếu một tước hiệu đã được chỉ định như một phần của việc làm phép nhà thờ, theo Ordo Benedictionis Ecclesiae (nghi thức làm phép nhà thờ), nó có thể được thay đổi bởi Giám mục giáo phận (xem điều luật 381, 1) vì một lý do nghiêm trọng, và với tất cả các yếu tố được xem xét hợp lệ.”
Trong một số trường hợp, quy luật của lịch chung tiên liệu việc chuyển lễ bổn mạng của một nhà thờ vào ngày Chúa Nhật kế tiếp. Mời đọc:
“58. Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi thánh lễ có đông giáo dân tham dự.” (bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Phụng tự, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng ở đây chúng ta nói về “Chúa Nhật mùa Thường niên”, và do đó khả năng này không thể xuất hiện trong tuần bát nhật Giáng sinh.
Về quan điểm kỹ thuật, lễ này không được chuyển sang Chúa Nhật (như xảy ra ở một số quốc gia cho lễ Hiển Linh, lễ Mình Thánh Chúa, v.v.), nhưng được cử hành đúng ngày. Do đó, Các Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành vào đúng ngày lễ của thánh nhân, và Các Giờ Kinh Phụng Vụ của ngày Chúa Nhật tương ứng vào ngày lễ thánh nhân vẫn được duy trì.
Về trường hợp xây nhà thờ mới, có nhiều khả năng được tiên liệu trong tài liệu “Omnis Ecclesiae Titulum”:
"11. Khi một giáo xứ mới được xây dựng thay cho một số giáo xứ hủy bỏ, giáo xứ mới có thể có nhà thờ riêng, vốn giữ lại tước hiệu hiện tại, trừ khi đó là một tòa nhà mới xây. Hơn nữa, các nhà thờ của các giáo xứ hủy bỏ, bất cứ khi nào các giáo xứ này được coi là 'đồng giáo xứ' (co-parish), vẫn giữ các tước hiệu riêng của họ.
"12. Nếu một số giáo xứ được kết hợp với nhau để thành một giáo xứ mới, thì vì lý do mục vụ, được phép thiết lập một tước hiệu mới khác với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ."
Tùy chọn thứ hai này là sự lựa chọn đã được thực hiện trong trường hợp cụ thể này. Bởi vì lễ trọng gắn liền với nhà thờ, nên dường như tước hiệu của giáo xứ mới không cấu thành lễ trọng cho nhà thờ không có tước hiệu này.
Thật vậy, mặc dù theo truyền thống, tên của giáo xứ trùng với tên của nhà thờ, Giáo luật không có quy định cụ thể nào yêu cầu hoặc quy định một tên của giáo xứ. Do đó, trong một số trường hợp hợp nhất, giáo xứ đã nhận được một tên dân sự dựa vào địa phương (ví dụ, giáo xứ Phú Nhơn) và không phải tên của một vị thánh, hoặc tên thánh bổn mạng của bất cứ nhà thờ nào mà giáo xứ thuộc về.
Khi giáo xứ và nhà thờ có tên khác nhau, có nhiều lý do tốt để nói cho chính xác, thậm chí có khi phải trả giá bằng một số vụng về và sai trái, chẳng hạn sử dụng tên “Giáo xứ thánh Têrêsa thành Lisieux tại Nhà thờ thánh Têrêsa thành Avila”, và “Giáo xứ thánh Têrêsa thành Lisieux tại nhà thờ thánh Gioan Thánh Giá.”
Trong trường hợp như vậy, lễ thánh Têrêsa thành Avila (15-10) và lễ thánh Gioan Thánh Giá (14-12) sẽ được mừng trọng thể trong các nhà thờ tương ứng của các ngài.
Lễ thánh Têrêsa thành Avila có thể được mừng trọng thể vào Chúa Nhật gần đó; còn lễ thánh Gioan Thánh giá là không được mừng trọng thể, vì lễ này đúng vào Mùa Vọng. Thật vậy, lễ này sẽ không mừng trọng thể ngay cả khi lễ là đúng vào ngày Chúa Nhật, bởi vì các Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn bất cứ lễ trọng riêng nào.
Lễ nhớ thánh Têrêsa thành Lisieux (ngày 1-10), khi không được kết nối với bất kỳ nhà thờ nào, sẽ không phải là lễ trọng hay lễ kính trong giáo xứ. Tuy nhiên, giáo xứ có thể sử dụng các quy luật phụng vụ tổng quát, vốn cho phép đưa thêm một số yếu tố trọng thể vào một lễ mừng, vì lý do mục vụ, thí dụ, hát bài Vinh Danh Thiên Chúa (Gloria) vào ngày này.
Cuối cùng, bạn đọc R. D. cần cảm tạ Chúa, vì Chúa đã cung cấp cho mình các tín hữu luôn nhiệt tình về đức tin và phụng vụ. (Zenit.org 26-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/patronal-feast-during-christmas-season/
Hỏi: Một thành viên Hội đồng giáo xứ, khi thảo luận với vị giám đốc phụng vụ của giáo phận chúng con, đã gợi ý với con rằng lễ bổn mạng của giáo xứ chúng con, thánh Tôma thành Canterbury, phải được tổ chức trong năm nay như một lễ trọng, thay cho ngày mà lễ này trùng ngày, đó là Chúa Nhật Thánh Gia Thất. Giáo xứ hiện được kết hợp dưới một tên mới, chung cho cả hai nhà thờ, mặc dù cả hai đều giữ lại tên thánh bổn mạng khi được cung hiến. Con không thể thực sự thấy rằng việc không cử hành lễ Thánh Gia Thất là vì mục đích cử hành trọng thể lễ bổn mạng của một trong hai nhà thờ vào ngày Chúa Nhật. Xin cha giúp ý kiến. - R. D., Cornwall on Hudson, New York, Hoa Kỳ.
Đáp: Có một vài điều cần xem xét ở đây.
Trước hết, ngày lễ thánh Tôma thành Canterbury (29-12) là một lễ trọng riêng trong Hội Thánh, theo Quy luật tổng quát về Năm phụng vụ và Lịch chung Rôma.
Như thế, lễ này là ưu tiên hơn lễ Thánh Gia Thất trong bất cứ năm nào, mà trong đó ngày 29-12 rơi vào ngày Chúa Nhật, và phải được cử hành trong nhà thờ đó.
Mặc dù hiện nay giáo xứ đã được nối kết với một giáo xứ khác dưới một tên mới, nhưng lễ trọng vẫn được áp dụng cho nhà thờ thánh Tôma, chứ không cho nhà thờ kia.
Tôi tin rằng sự giải thích này là rõ ràng theo Bộ Giáo luật hiện hành (Điều 1218) và Nghi thức cung hiến một nhà thờ (số 4) và Sách Lễ Nghi Giám mục, số 865:
"Mỗi nhà thờ phải mang một tước hiệu riêng, và một khi đã cung hiến, không thể thay đổi tước hiệu nữa" (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Tước hiệu được ban cho nhà thờ vào lúc cung hiến nhà thờ, với sắc lệnh của Giám mục.
Để làm rõ thêm các quy chế này và giải quyết một số tình huống mục vụ mới, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã ban hành một thông báo, "Omnis ecclesia titulum" vào ngày 10-2-1999, "Liên quan đến việc đặt tên thánh bổn mạng cho các giáo phận và giáo xứ". Liên quan đến điểm trên, tài liệu viết:
"5. Một khi tước hiệu đã được đặt trong việc cung hiến một nhà thờ, tước hiệu này không thể được thay đổi (Giáo luật điều 1218), trừ khi, vì các lý do nghiêm trọng, nó được cho phép rõ ràng bởi một đặc miễn của Tòa Thánh.
"6. Tuy nhiên, nếu một tước hiệu đã được chỉ định như một phần của việc làm phép nhà thờ, theo Ordo Benedictionis Ecclesiae (nghi thức làm phép nhà thờ), nó có thể được thay đổi bởi Giám mục giáo phận (xem điều luật 381, 1) vì một lý do nghiêm trọng, và với tất cả các yếu tố được xem xét hợp lệ.”
Trong một số trường hợp, quy luật của lịch chung tiên liệu việc chuyển lễ bổn mạng của một nhà thờ vào ngày Chúa Nhật kế tiếp. Mời đọc:
“58. Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi thánh lễ có đông giáo dân tham dự.” (bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Phụng tự, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng ở đây chúng ta nói về “Chúa Nhật mùa Thường niên”, và do đó khả năng này không thể xuất hiện trong tuần bát nhật Giáng sinh.
Về quan điểm kỹ thuật, lễ này không được chuyển sang Chúa Nhật (như xảy ra ở một số quốc gia cho lễ Hiển Linh, lễ Mình Thánh Chúa, v.v.), nhưng được cử hành đúng ngày. Do đó, Các Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành vào đúng ngày lễ của thánh nhân, và Các Giờ Kinh Phụng Vụ của ngày Chúa Nhật tương ứng vào ngày lễ thánh nhân vẫn được duy trì.
Về trường hợp xây nhà thờ mới, có nhiều khả năng được tiên liệu trong tài liệu “Omnis Ecclesiae Titulum”:
"11. Khi một giáo xứ mới được xây dựng thay cho một số giáo xứ hủy bỏ, giáo xứ mới có thể có nhà thờ riêng, vốn giữ lại tước hiệu hiện tại, trừ khi đó là một tòa nhà mới xây. Hơn nữa, các nhà thờ của các giáo xứ hủy bỏ, bất cứ khi nào các giáo xứ này được coi là 'đồng giáo xứ' (co-parish), vẫn giữ các tước hiệu riêng của họ.
"12. Nếu một số giáo xứ được kết hợp với nhau để thành một giáo xứ mới, thì vì lý do mục vụ, được phép thiết lập một tước hiệu mới khác với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ."
Tùy chọn thứ hai này là sự lựa chọn đã được thực hiện trong trường hợp cụ thể này. Bởi vì lễ trọng gắn liền với nhà thờ, nên dường như tước hiệu của giáo xứ mới không cấu thành lễ trọng cho nhà thờ không có tước hiệu này.
Thật vậy, mặc dù theo truyền thống, tên của giáo xứ trùng với tên của nhà thờ, Giáo luật không có quy định cụ thể nào yêu cầu hoặc quy định một tên của giáo xứ. Do đó, trong một số trường hợp hợp nhất, giáo xứ đã nhận được một tên dân sự dựa vào địa phương (ví dụ, giáo xứ Phú Nhơn) và không phải tên của một vị thánh, hoặc tên thánh bổn mạng của bất cứ nhà thờ nào mà giáo xứ thuộc về.
Khi giáo xứ và nhà thờ có tên khác nhau, có nhiều lý do tốt để nói cho chính xác, thậm chí có khi phải trả giá bằng một số vụng về và sai trái, chẳng hạn sử dụng tên “Giáo xứ thánh Têrêsa thành Lisieux tại Nhà thờ thánh Têrêsa thành Avila”, và “Giáo xứ thánh Têrêsa thành Lisieux tại nhà thờ thánh Gioan Thánh Giá.”
Trong trường hợp như vậy, lễ thánh Têrêsa thành Avila (15-10) và lễ thánh Gioan Thánh Giá (14-12) sẽ được mừng trọng thể trong các nhà thờ tương ứng của các ngài.
Lễ thánh Têrêsa thành Avila có thể được mừng trọng thể vào Chúa Nhật gần đó; còn lễ thánh Gioan Thánh giá là không được mừng trọng thể, vì lễ này đúng vào Mùa Vọng. Thật vậy, lễ này sẽ không mừng trọng thể ngay cả khi lễ là đúng vào ngày Chúa Nhật, bởi vì các Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn bất cứ lễ trọng riêng nào.
Lễ nhớ thánh Têrêsa thành Lisieux (ngày 1-10), khi không được kết nối với bất kỳ nhà thờ nào, sẽ không phải là lễ trọng hay lễ kính trong giáo xứ. Tuy nhiên, giáo xứ có thể sử dụng các quy luật phụng vụ tổng quát, vốn cho phép đưa thêm một số yếu tố trọng thể vào một lễ mừng, vì lý do mục vụ, thí dụ, hát bài Vinh Danh Thiên Chúa (Gloria) vào ngày này.
Cuối cùng, bạn đọc R. D. cần cảm tạ Chúa, vì Chúa đã cung cấp cho mình các tín hữu luôn nhiệt tình về đức tin và phụng vụ. (Zenit.org 26-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/patronal-feast-during-christmas-season/