Niềm tin Kitô giáo, có thể nói, được xây dựng trên nội dung ý ngĩa nền tảng nầy: Đức Kitô đến, qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã nối kết Đất-Trời, Thiên Chúa - Nhân loại và liên kết người với người thành anh em với nhau. Một tôn giáo chỉ có “chiều dọc” và loại bỏ chiều ngang sẽ biến tín đồ thành những con người cuồng tín, sẵn sàng chà đạp lên mạng sống và phẩm giá của anh em ; trái lại một tôn giáo chỉ tập trung thăng tiến con người mà loại bỏ chiều kích “hướng thượng”, thì sẽ trở thành một chủ thuyết duy vật vô thần, sẽ sớm đưa lịch sử con người vào ngõ cụt, chẳng chóng thì chầy sẽ xô đẩy nhân loại vào những cuộc huynh đệ tương tàn, hận thù chia rẽ.
Sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay là một khắc họa rõ nét về hai mối tương quan nầy: Chúa và tôi / Tôi và anh em đồng loại. Chúa đến để tìm tôi để nói với tôi lời yêu thương tha thứ; và tôi đưa mắt khát khao gặp gỡ Chúa để làm lại cuộc đời. Rồi từ cuộc gặp gỡ thân thương nầy Ngài sẽ biến đổi tôi để tôi có thể giang rộng vòng tay ôm lấy mọi anh em.
- Ngay từ Bài đọc thứ nhất, Trích sách Huấn ca: Đây là những đoạn hiếm hoi của mặc khải cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa: “Chúa yêu thương hết mọi loài…Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người…Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài là của Chúa…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng: “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15).
- Phải chăng việc thể hiện Đức tin đúng nghĩa đó là không ngừng tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa như lời tuyên xưng của đáp ca Thánh vịnh 144, hôm nay: “Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm. Ai quị ngã Chúa cũng đều nâng dậy, kẻ bị dìm xuống Người cho đứng thẳng lên”.
- Và Thiên Chúa đó đã không mệt mỏi dấn thân đi tìm con chiên lạc, để hôm nay bắt gặp một Giakê, kẻ vừa thấp bé trong cái nhìn nhục mạ rẻ khinh của người Do Thái, vừa lùn trong hàng rào đố kỵ của đám đông. Đây là một cuộc gặp gỡ đặc biệt mang dấu ấn sâu sắc về Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong Đức Ki-tô. Sáng kiến cứu độ, tình yêu tha thứ, luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa: “Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy…tới chỗ ấy..Người nhìn lên và gọi ông…Quả thật Đức Kitô đã tìm thấy con chiên lạc đang “vướng trên cành” và niềm vui rạng rỡ đã bật thành lời: “Hỡi Gia-kê hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại nhà ngươi” (Lc 19,5).
Trong cuộc hạnh ngộ hi hữu nầy không phải chỉ có Giakê là người hạnh phúc mà theo chú giải của Noel Quesson, chính Đức Kitô cũng là người hạnh phúc vui mừng: “Ôi chao ! Ngày hôm nay đó, chắc Đức Giêsu phải sung sướng hạnh phúc lắm ! Còn vài cây số nữa là đến Giêrusalem. Còn vài ngày nữa là cuộc khổ nạn được dâng hiến để cứu chuộc con người. Mọi nỗi đơn độc chơ vơ của thập giá, mọi hình khổ Ngài sẽ gánh chịu, mọi vết thương xé nát bàn tay và đôi chân đẩm máu sẽ mang lại ơn ích cho nhân loại. Ngài biết điều đó. Ngài đã cứu thế gian khi tiến lên Giêrusalem. Và Giakê là hoa trái đầu mùa”…
Và phải chăng với câu chuyện Giakê hôm nay, Đức Kitô muốn hiện thực hóa những dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa mà Ngài vừa rao giảng: “Tìm con chiên lạc”, “Đồng bạc tìm thấy”, “Người con hoang đàng”.
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi bữa tiệc vui mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt đời sống”. Quả thật đúng như lời ca mà ai ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần ngâm nga: “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh”. Vâng, “Thiên Chúa yêu chúng ta đến nổi ban Con Một” (Ga 3, 16), và Người Con ấy, đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11). Tuy nhiên, để “sáng kiến cứu độ” đó được trở thành hiện thực thì chúng ta phải mở rộng cõi lòng đón nhận, phải can đảm đổi đời như Gia-kê: “Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người… Ông đứng lên thưa với Chúa rằng: “Tôi xin lấy phân nữa tài sản của tôi mà cho người ngèo ; và nếu đã hiệt hại ai, tôi xin đền gấp bốn”. Với hiện trạng nầy, từ một tên ty trưởng thuế vụ giàu có, giữ chặt hầu bao, kiên cố kho lẫm…Giakê đã trở nên gần như “trắng tay” khi sẻ chia bác ái và thực thi công bình. Vâng, ông đã chọn “con đường của Tám Mối phúc”!
Và chính cuộc đổi đời đó đã đưa Giakê vào một vị trí mới, một sự hàn gắn mối tương quan người với người, một cuộc hiệp thông huynh đệ, một đại gia đình không còn chỗ cho đố kỵ rẻ khinh, mà tất cả sẽ là “anh em trong Đức Kitô”. Đó chính là “Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình, gặp gỡ Đức Kitô nẩy sinh tình đệ huynh”. Bởi vì chính Đức Kitô hôm nay đã khẳng quyết: “bởi người nầy cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham” (Lc 19,10).
Từ cuộc tìm kiếm, khám phá Đức Kitô khá ngộ nghĩnh và hồn nhiên đầy tính trẻ con của Giakê (ngồi lắt lẻo trên cây), cho tới quyết tâm “sẻ chia cho người nghèo” và “đền bù thiệt hại” cho anh em…, quả thật con đường gặp gỡ Thiên Chúa và hoán cải của Giakê biết bao giờ chúng ta mới học cho hết, cho đủ !
Như thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sinh động bằng những nỗ lực hằng ngày vươn mình về phía trước, về phía của Đức Ki-tô, của Tin Mừng với một trái tim yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào lòng nhân ái của Thiên Chúa. Khiêm hạ đón nhận sứ điệp Lời Chúa và can đảm đổi đời đó chính là định hướng căn bản của đức tin và là chìa khoá giải mã, là điểm tựa cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2: Trích thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Và một niềm tin như thế sẽ biến chúng ta thành chứng nhân của yêu thương, khoan dung và tha thứ để xây dựng thế giới quanh ta, cộng đoàn quanh ta thành gia đình của hiệp nhất, yêu thương, huynh đệ.
Tóm lại, mỗi một cuộc đời, cho dẫu phải đi qua những nẻo đường mùa đông tăm tối giá băng, thì sau cuộc hạnh ngộ với Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật, Sự Sống, một mùa xuân sẽ trở về; đó là mùa xuân của yêu thương và tha thứ, của sám hối và đổi đời, của đại tiệc hoan ca ấm tình huynh đệ, thắm nghĩa gia đình…
LM. Trương Đình Hiền.
Sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay là một khắc họa rõ nét về hai mối tương quan nầy: Chúa và tôi / Tôi và anh em đồng loại. Chúa đến để tìm tôi để nói với tôi lời yêu thương tha thứ; và tôi đưa mắt khát khao gặp gỡ Chúa để làm lại cuộc đời. Rồi từ cuộc gặp gỡ thân thương nầy Ngài sẽ biến đổi tôi để tôi có thể giang rộng vòng tay ôm lấy mọi anh em.
- Ngay từ Bài đọc thứ nhất, Trích sách Huấn ca: Đây là những đoạn hiếm hoi của mặc khải cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa: “Chúa yêu thương hết mọi loài…Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người…Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài là của Chúa…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng: “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15).
- Phải chăng việc thể hiện Đức tin đúng nghĩa đó là không ngừng tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa như lời tuyên xưng của đáp ca Thánh vịnh 144, hôm nay: “Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm. Ai quị ngã Chúa cũng đều nâng dậy, kẻ bị dìm xuống Người cho đứng thẳng lên”.
- Và Thiên Chúa đó đã không mệt mỏi dấn thân đi tìm con chiên lạc, để hôm nay bắt gặp một Giakê, kẻ vừa thấp bé trong cái nhìn nhục mạ rẻ khinh của người Do Thái, vừa lùn trong hàng rào đố kỵ của đám đông. Đây là một cuộc gặp gỡ đặc biệt mang dấu ấn sâu sắc về Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong Đức Ki-tô. Sáng kiến cứu độ, tình yêu tha thứ, luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa: “Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy…tới chỗ ấy..Người nhìn lên và gọi ông…Quả thật Đức Kitô đã tìm thấy con chiên lạc đang “vướng trên cành” và niềm vui rạng rỡ đã bật thành lời: “Hỡi Gia-kê hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại nhà ngươi” (Lc 19,5).
Trong cuộc hạnh ngộ hi hữu nầy không phải chỉ có Giakê là người hạnh phúc mà theo chú giải của Noel Quesson, chính Đức Kitô cũng là người hạnh phúc vui mừng: “Ôi chao ! Ngày hôm nay đó, chắc Đức Giêsu phải sung sướng hạnh phúc lắm ! Còn vài cây số nữa là đến Giêrusalem. Còn vài ngày nữa là cuộc khổ nạn được dâng hiến để cứu chuộc con người. Mọi nỗi đơn độc chơ vơ của thập giá, mọi hình khổ Ngài sẽ gánh chịu, mọi vết thương xé nát bàn tay và đôi chân đẩm máu sẽ mang lại ơn ích cho nhân loại. Ngài biết điều đó. Ngài đã cứu thế gian khi tiến lên Giêrusalem. Và Giakê là hoa trái đầu mùa”…
Và phải chăng với câu chuyện Giakê hôm nay, Đức Kitô muốn hiện thực hóa những dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa mà Ngài vừa rao giảng: “Tìm con chiên lạc”, “Đồng bạc tìm thấy”, “Người con hoang đàng”.
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi bữa tiệc vui mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt đời sống”. Quả thật đúng như lời ca mà ai ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần ngâm nga: “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh”. Vâng, “Thiên Chúa yêu chúng ta đến nổi ban Con Một” (Ga 3, 16), và Người Con ấy, đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11). Tuy nhiên, để “sáng kiến cứu độ” đó được trở thành hiện thực thì chúng ta phải mở rộng cõi lòng đón nhận, phải can đảm đổi đời như Gia-kê: “Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người… Ông đứng lên thưa với Chúa rằng: “Tôi xin lấy phân nữa tài sản của tôi mà cho người ngèo ; và nếu đã hiệt hại ai, tôi xin đền gấp bốn”. Với hiện trạng nầy, từ một tên ty trưởng thuế vụ giàu có, giữ chặt hầu bao, kiên cố kho lẫm…Giakê đã trở nên gần như “trắng tay” khi sẻ chia bác ái và thực thi công bình. Vâng, ông đã chọn “con đường của Tám Mối phúc”!
Và chính cuộc đổi đời đó đã đưa Giakê vào một vị trí mới, một sự hàn gắn mối tương quan người với người, một cuộc hiệp thông huynh đệ, một đại gia đình không còn chỗ cho đố kỵ rẻ khinh, mà tất cả sẽ là “anh em trong Đức Kitô”. Đó chính là “Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình, gặp gỡ Đức Kitô nẩy sinh tình đệ huynh”. Bởi vì chính Đức Kitô hôm nay đã khẳng quyết: “bởi người nầy cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham” (Lc 19,10).
Từ cuộc tìm kiếm, khám phá Đức Kitô khá ngộ nghĩnh và hồn nhiên đầy tính trẻ con của Giakê (ngồi lắt lẻo trên cây), cho tới quyết tâm “sẻ chia cho người nghèo” và “đền bù thiệt hại” cho anh em…, quả thật con đường gặp gỡ Thiên Chúa và hoán cải của Giakê biết bao giờ chúng ta mới học cho hết, cho đủ !
Như thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sinh động bằng những nỗ lực hằng ngày vươn mình về phía trước, về phía của Đức Ki-tô, của Tin Mừng với một trái tim yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào lòng nhân ái của Thiên Chúa. Khiêm hạ đón nhận sứ điệp Lời Chúa và can đảm đổi đời đó chính là định hướng căn bản của đức tin và là chìa khoá giải mã, là điểm tựa cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2: Trích thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Và một niềm tin như thế sẽ biến chúng ta thành chứng nhân của yêu thương, khoan dung và tha thứ để xây dựng thế giới quanh ta, cộng đoàn quanh ta thành gia đình của hiệp nhất, yêu thương, huynh đệ.
Tóm lại, mỗi một cuộc đời, cho dẫu phải đi qua những nẻo đường mùa đông tăm tối giá băng, thì sau cuộc hạnh ngộ với Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật, Sự Sống, một mùa xuân sẽ trở về; đó là mùa xuân của yêu thương và tha thứ, của sám hối và đổi đời, của đại tiệc hoan ca ấm tình huynh đệ, thắm nghĩa gia đình…
LM. Trương Đình Hiền.