Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả
Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, nhưng cũng là tiên tri vĩ đại của Thiên Chúa. Thánh Gioan dọn đường cho Chúa Kitô ngự đến tâm hồn người thế bằng cách kêu gọi họ ăn năn tội để đón chờ Chúa trong hy vọng, trong sự sẵn sàng và tỉnh thức.
Sau cùng thánh Gioan dùng chính cái chết của mình để đấu tranh cho công lý. Qua cái chết của thánh Gioan, cho thấy quyền lực bất chính, những tính toán và những tham vọng bất lương của thế gian đã biến nhiều người, không chỉ vô tội mà còn thánh thiện, thành nạn nhân của nó. Thánh Gioan chỉ là đại diện trong số những nạn nhân ấy.
Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, cướp vợ của anh ruột là bà Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ thúc đẩy thánh Gioan lên tiếng tố cáo sự cấu kết bất chính giữa Hêrôđê với Hêrôđiađê. Vì lên tiếng bênh vực công lý, thánh Gioan đã bị vua Hêrôđê chẳng những không lắng nghe, không nhận ra tội lỗi, mà còn bị bắt giam.
Không biết vua có ý định xét xử thế nào đối với thánh Gioan, chỉ biết trong một lần vua tổ chức tiệc mừng sinh nhật của mình, thánh Gioan đã bị thảm sát. Nhà vua đã cấu kết với Hêrôđiađê, kẻ đang cùng nhà vua sống loạn luân, ra lệnh chém đầu thánh Gioan. Vì thế, Bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê, chẳng mấy chốc đã biến thành bữa tiệc của sự thảm sát người công chính. Bàn tay cầm thức ăn, ngay sau đó biến thành bàn tay vấy máu một vị thánh.
Trước mặt người đời, xem ra thánh Gioan thất bại. Sứ mạng của mà thánh nhân đảm nhận xem như không hoàn thành. Ngài bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại. Thế nhưng Chúa Giêsu đã nói về người dọn đường của mình: “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28).
Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống. Thái độ sống của thánh Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.
Kẻ tội lỗi vẫn nhởn nhơ sống. Kẻ tội lại nắm quyền hành và lên án chết cho những ai lành thánh. Cứ như thế mà hết thời đại này đến thời đại khác, nhân loại đầy dẫy bất công. Nhân loại mà càng hiện diện lâu nơi trần thế này, số người công chính bị tước bỏ quyền sống, quyền làm người, quyền hưởng thụ chân lý... càng chồng chất, càng gia tăng.
Thời đại hôm nay, cảnh những con người bị thống trị hà khắc, bị chà đạp quyền sống, bị bức tử, bị thảm sát... do những kẻ cầm quyền, những kẻ có đủ mọi điều kiện, mọi phương tiện thống trị diễn ra hầu như thường xuyên, và nhiều nơi, mặc dù những kẻ thống trị ấy tội lỗi ngập tràn.
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại là biết bao nhiêu anh chị em đang dấn thân đi tìm công lý và hòa bình, nhằm mang lại một cuộc sống xứng với nhân phẩm cho nhiều người, nhất là những người thấp cổ bé miệng, nghèo hèn, bị bỏ rơi.
Họ dấn thân vì nhân quyền. Họ đấu tranh cho tự do, cho lẽ công bằng. Họ lên tiếng đòi phải trả lại quyền làm người, quyền tự do tôn giáo, quyền tư hữu, quyền được thông tin sự thật, quyền được pháp luật bảo vệ… cho mọi người, mọi tầng lớp xã hội.
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại, đã phải đối đầu cùng bao nhiêu cảnh khổ đau, bị bức bách, bị đàn áp, bị thù ghét, bị trả thù, bị tù tội, bị giết hại, bị những bản án nặng nề oan ức...
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại còn là những người dân chân chất quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm từng hạt cơm, manh áo trên mảnh đất của cha ông mình, hay của chính mình sau bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới có được. Nó là phương tiện duy nhất để cả gia đình có thể sống. Bỗng dưng một ngày, họ mất tất cả, bị cướp trắng ngay trên tay mình, sau khi họ nhận được lệnh cưỡng chế tàn bạo.
Những Gioan Tẩy Giả thời hiện đại còn là những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, bóc lột… đang diễn ra khắp nơi trên đất nước này, trên thế giới này.
Với tư cách ngôn sứ, từng người Công Giáo chúng ta có thể làm chứng cho chân lý, cho công lý, cho tình yêu, trước hết bằng sự cầu nguyện. Xin cho mọi người, mọi nhà đều được tôn trọng quyền sống, quyền làm người.
Chúng ta cầu nguyện cho lương tâm kẻ cầm quyền đừng vì tư lợi, nhưng vì tương lai của quốc gia, dân tộc mà lo cho vận mệnh của quốc gia mình, của dân tộc mình. Xin cho tất cả những ai nắm giữ quyền lực hãy có tình yêu, hãy có lương tâm, hãy để sự công bằng thống trị.
Ngoài ra, chúng ta lên tiếng bênh vực những nạn nhân của bạo lực, của bất công… Cần phải sát cánh cùng mọi người đau khổ. Cần phải đồng hành với những ai thiếu thốn mọi quyền được sống, được làm người đúng nghĩa, vừa để cảm thông, chia sớt hoàn cảnh của họ, vừa là hình thức tố cáo bạo quyền, tố cáo cái ác...
Lạy Chúa, xin cho thế giới ngày càng bớt đi sự đối đầu. Xin cho mọi người lành được bảo vệ. Xin cho khắp nơi không còn cảnh người vô tội bị xử án bất công, độc ác bởi những kẻ có quyền. Xin cho những ai dù có quyền hay không, nếu đã phạm tội thì phải bị trừng trị thích đáng. Amen.
Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, nhưng cũng là tiên tri vĩ đại của Thiên Chúa. Thánh Gioan dọn đường cho Chúa Kitô ngự đến tâm hồn người thế bằng cách kêu gọi họ ăn năn tội để đón chờ Chúa trong hy vọng, trong sự sẵn sàng và tỉnh thức.
Sau cùng thánh Gioan dùng chính cái chết của mình để đấu tranh cho công lý. Qua cái chết của thánh Gioan, cho thấy quyền lực bất chính, những tính toán và những tham vọng bất lương của thế gian đã biến nhiều người, không chỉ vô tội mà còn thánh thiện, thành nạn nhân của nó. Thánh Gioan chỉ là đại diện trong số những nạn nhân ấy.
Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, cướp vợ của anh ruột là bà Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ thúc đẩy thánh Gioan lên tiếng tố cáo sự cấu kết bất chính giữa Hêrôđê với Hêrôđiađê. Vì lên tiếng bênh vực công lý, thánh Gioan đã bị vua Hêrôđê chẳng những không lắng nghe, không nhận ra tội lỗi, mà còn bị bắt giam.
Không biết vua có ý định xét xử thế nào đối với thánh Gioan, chỉ biết trong một lần vua tổ chức tiệc mừng sinh nhật của mình, thánh Gioan đã bị thảm sát. Nhà vua đã cấu kết với Hêrôđiađê, kẻ đang cùng nhà vua sống loạn luân, ra lệnh chém đầu thánh Gioan. Vì thế, Bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê, chẳng mấy chốc đã biến thành bữa tiệc của sự thảm sát người công chính. Bàn tay cầm thức ăn, ngay sau đó biến thành bàn tay vấy máu một vị thánh.
Trước mặt người đời, xem ra thánh Gioan thất bại. Sứ mạng của mà thánh nhân đảm nhận xem như không hoàn thành. Ngài bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại. Thế nhưng Chúa Giêsu đã nói về người dọn đường của mình: “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28).
Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống. Thái độ sống của thánh Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.
Kẻ tội lỗi vẫn nhởn nhơ sống. Kẻ tội lại nắm quyền hành và lên án chết cho những ai lành thánh. Cứ như thế mà hết thời đại này đến thời đại khác, nhân loại đầy dẫy bất công. Nhân loại mà càng hiện diện lâu nơi trần thế này, số người công chính bị tước bỏ quyền sống, quyền làm người, quyền hưởng thụ chân lý... càng chồng chất, càng gia tăng.
Thời đại hôm nay, cảnh những con người bị thống trị hà khắc, bị chà đạp quyền sống, bị bức tử, bị thảm sát... do những kẻ cầm quyền, những kẻ có đủ mọi điều kiện, mọi phương tiện thống trị diễn ra hầu như thường xuyên, và nhiều nơi, mặc dù những kẻ thống trị ấy tội lỗi ngập tràn.
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại là biết bao nhiêu anh chị em đang dấn thân đi tìm công lý và hòa bình, nhằm mang lại một cuộc sống xứng với nhân phẩm cho nhiều người, nhất là những người thấp cổ bé miệng, nghèo hèn, bị bỏ rơi.
Họ dấn thân vì nhân quyền. Họ đấu tranh cho tự do, cho lẽ công bằng. Họ lên tiếng đòi phải trả lại quyền làm người, quyền tự do tôn giáo, quyền tư hữu, quyền được thông tin sự thật, quyền được pháp luật bảo vệ… cho mọi người, mọi tầng lớp xã hội.
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại, đã phải đối đầu cùng bao nhiêu cảnh khổ đau, bị bức bách, bị đàn áp, bị thù ghét, bị trả thù, bị tù tội, bị giết hại, bị những bản án nặng nề oan ức...
Những Gioan Tẩy Giả của thời hiện đại còn là những người dân chân chất quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm từng hạt cơm, manh áo trên mảnh đất của cha ông mình, hay của chính mình sau bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới có được. Nó là phương tiện duy nhất để cả gia đình có thể sống. Bỗng dưng một ngày, họ mất tất cả, bị cướp trắng ngay trên tay mình, sau khi họ nhận được lệnh cưỡng chế tàn bạo.
Những Gioan Tẩy Giả thời hiện đại còn là những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, bóc lột… đang diễn ra khắp nơi trên đất nước này, trên thế giới này.
Với tư cách ngôn sứ, từng người Công Giáo chúng ta có thể làm chứng cho chân lý, cho công lý, cho tình yêu, trước hết bằng sự cầu nguyện. Xin cho mọi người, mọi nhà đều được tôn trọng quyền sống, quyền làm người.
Chúng ta cầu nguyện cho lương tâm kẻ cầm quyền đừng vì tư lợi, nhưng vì tương lai của quốc gia, dân tộc mà lo cho vận mệnh của quốc gia mình, của dân tộc mình. Xin cho tất cả những ai nắm giữ quyền lực hãy có tình yêu, hãy có lương tâm, hãy để sự công bằng thống trị.
Ngoài ra, chúng ta lên tiếng bênh vực những nạn nhân của bạo lực, của bất công… Cần phải sát cánh cùng mọi người đau khổ. Cần phải đồng hành với những ai thiếu thốn mọi quyền được sống, được làm người đúng nghĩa, vừa để cảm thông, chia sớt hoàn cảnh của họ, vừa là hình thức tố cáo bạo quyền, tố cáo cái ác...
Lạy Chúa, xin cho thế giới ngày càng bớt đi sự đối đầu. Xin cho mọi người lành được bảo vệ. Xin cho khắp nơi không còn cảnh người vô tội bị xử án bất công, độc ác bởi những kẻ có quyền. Xin cho những ai dù có quyền hay không, nếu đã phạm tội thì phải bị trừng trị thích đáng. Amen.