Trên đường Emmau
Vào một buổi sáng mùa xuân, trên con đường dài mười một cây số nối liền thành phố Giêrusalem với thị trấn Emmau, có hai người môn đệ đang đi với nhau. Vừa đi họ vừa đàm đạo về những biến cố vừa xẩy ra tại kinh thành Giêrusalem. Thật là bất ngờ, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra. Ngài chuyện trò, sánh bước, và đồng hành với họ trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng cả hai không ai nhận ra âm thanh và dung mạo của người đàn ông lạ mặt. Mãi đến giây phút người khách bẻ bánh, Cleopas và người môn đệ thứ hai mới nhận ra người bạn đồng hành trên con đường Emmau chính là Thầy của mình.
Sau biến cố Phục Sinh, đây không phải là lần đầu tiên những người môn đệ của Đức Giêsu không nhận ra sư phụ của mình. Tin Mừng Phục Sinh ghi nhận ba trường hợp mà những người môn đệ thân tín của Đức Kitô không nhận diện ra dung mạo của Ngài. Trường hợp thứ nhất xảy ra với Maria Mađalêna bên ngôi mộ trống vào sáng sớm của ngày Phục Sinh đầu tiên (Gioan 20:1-18). Trường hợp thứ hai liên quan đến câu chuyện trên đường Emmau (Luca 24:13-35). Trường hợp thứ ba xảy ra với tám người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu bên bờ Biển Hồ Tiberius (Gioan 21:1-14). Trong cả ba trường hợp vừa được trích dẫn, tất cả những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu thoạt tiên không nhận ra Thầy của mình. Mãi cho đến khi Đức Kitô Phục Sinh mở miệng gọi tên như trường hợp của cô Maria Mađalêna, hoặc khi Ngài bẻ bánh trao cho hai người môn đệ trong một căn phòng của thị trấn Emmau, hoặc sau khi lưới của tám người ngư phủ Biển Hồ lại ngập tràn những cá, mọi người mới nhận ra Đức Giêsu.
Thật ra, theo như thánh tông đồ Phaolô, Đức Kitô, sau biến cố Phục Sinh, Ngài đã không còn thân xác trần gian như chúng ta nữa-thân xác này Phaolô gọi là thể xác sinh khí. Nói cho chính xác nhất, vào giây phút chiến thắng tử thần, thể xác sinh khí của Đức Giêsu đã được biến đổi sang thể xác thần khí, hay thân xác thiên đàng (1Cor 15:44). Bởi thể xác thần khí này, những người môn đệ của Đức Kitô thoạt tiên đã không nhận diện ra được người mà mình đang đối diện chính là Thầy của mình.
Bạn thân,
Hồi xưa, bởi thể xác thần khí của Đức Kitô, hai người môn đệ trên đường Emmau đã không nhận ra người bạn đồng hành trên con đường mười một cây số chính là Đức Giêsu. Ngày hôm nay, nếu không cẩn trọng với đời sống chứng nhân Tin Mừng, có những lúc chúng ta cũng sẽ đi theo vết xe đổ của ông Cleopas và người môn đệ đồng hành. Vào những giây phút không nhận ra dung mạo Giêsu trên khuôn mặt của những người thân trong gia đình và trong cộng đoàn, bạn và tôi đang là hai người môn đệ của thuở xưa. Vào những giây phút chúng ta không tròn bổn phận làm cha, làm mẹ, và làm con, bạn và tôi đang là hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào những giây phút tôi gọi những người không có cùng một mầu da bằng những danh từ thiếu tế nhị, tôi đang dẫm lên những bước xe đổ của Cleopas và người môn đệ đồng hành. Khi đối xử với tha nhân như một nấc thang để chúng ta bước lên cao hơn nữa trong bậc thang xã hội, bạn và tôi lại đang khập khễnh lao đao bước đi những bước xiêu vẹo trên con đường dài mười một cây số nối liền thành phố Giêrusalem và thị trấn Emmau.
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin mở mắt con để con nhận diện ra dung mạo của Thiên Chúa trên những khuôn mặt của anh chị em con●
Vào một buổi sáng mùa xuân, trên con đường dài mười một cây số nối liền thành phố Giêrusalem với thị trấn Emmau, có hai người môn đệ đang đi với nhau. Vừa đi họ vừa đàm đạo về những biến cố vừa xẩy ra tại kinh thành Giêrusalem. Thật là bất ngờ, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra. Ngài chuyện trò, sánh bước, và đồng hành với họ trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng cả hai không ai nhận ra âm thanh và dung mạo của người đàn ông lạ mặt. Mãi đến giây phút người khách bẻ bánh, Cleopas và người môn đệ thứ hai mới nhận ra người bạn đồng hành trên con đường Emmau chính là Thầy của mình.
Sau biến cố Phục Sinh, đây không phải là lần đầu tiên những người môn đệ của Đức Giêsu không nhận ra sư phụ của mình. Tin Mừng Phục Sinh ghi nhận ba trường hợp mà những người môn đệ thân tín của Đức Kitô không nhận diện ra dung mạo của Ngài. Trường hợp thứ nhất xảy ra với Maria Mađalêna bên ngôi mộ trống vào sáng sớm của ngày Phục Sinh đầu tiên (Gioan 20:1-18). Trường hợp thứ hai liên quan đến câu chuyện trên đường Emmau (Luca 24:13-35). Trường hợp thứ ba xảy ra với tám người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu bên bờ Biển Hồ Tiberius (Gioan 21:1-14). Trong cả ba trường hợp vừa được trích dẫn, tất cả những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu thoạt tiên không nhận ra Thầy của mình. Mãi cho đến khi Đức Kitô Phục Sinh mở miệng gọi tên như trường hợp của cô Maria Mađalêna, hoặc khi Ngài bẻ bánh trao cho hai người môn đệ trong một căn phòng của thị trấn Emmau, hoặc sau khi lưới của tám người ngư phủ Biển Hồ lại ngập tràn những cá, mọi người mới nhận ra Đức Giêsu.
Thật ra, theo như thánh tông đồ Phaolô, Đức Kitô, sau biến cố Phục Sinh, Ngài đã không còn thân xác trần gian như chúng ta nữa-thân xác này Phaolô gọi là thể xác sinh khí. Nói cho chính xác nhất, vào giây phút chiến thắng tử thần, thể xác sinh khí của Đức Giêsu đã được biến đổi sang thể xác thần khí, hay thân xác thiên đàng (1Cor 15:44). Bởi thể xác thần khí này, những người môn đệ của Đức Kitô thoạt tiên đã không nhận diện ra được người mà mình đang đối diện chính là Thầy của mình.
Bạn thân,
Hồi xưa, bởi thể xác thần khí của Đức Kitô, hai người môn đệ trên đường Emmau đã không nhận ra người bạn đồng hành trên con đường mười một cây số chính là Đức Giêsu. Ngày hôm nay, nếu không cẩn trọng với đời sống chứng nhân Tin Mừng, có những lúc chúng ta cũng sẽ đi theo vết xe đổ của ông Cleopas và người môn đệ đồng hành. Vào những giây phút không nhận ra dung mạo Giêsu trên khuôn mặt của những người thân trong gia đình và trong cộng đoàn, bạn và tôi đang là hai người môn đệ của thuở xưa. Vào những giây phút chúng ta không tròn bổn phận làm cha, làm mẹ, và làm con, bạn và tôi đang là hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào những giây phút tôi gọi những người không có cùng một mầu da bằng những danh từ thiếu tế nhị, tôi đang dẫm lên những bước xe đổ của Cleopas và người môn đệ đồng hành. Khi đối xử với tha nhân như một nấc thang để chúng ta bước lên cao hơn nữa trong bậc thang xã hội, bạn và tôi lại đang khập khễnh lao đao bước đi những bước xiêu vẹo trên con đường dài mười một cây số nối liền thành phố Giêrusalem và thị trấn Emmau.
Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh, xin mở mắt con để con nhận diện ra dung mạo của Thiên Chúa trên những khuôn mặt của anh chị em con●