Nếu California áp dụng dự luật đang được đề nghị nhằm ép buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội, thì không chỉ có Giáo Hội Công Giáo mà tất cả mọi tôn giáo sẽ phải đau khổ, một linh mục dòng Đa Minh đã đưa ra nhận xét trên trong một bài viết gần đây trên tờ USA Today.
Hôm Chúa Nhật 28 tháng Tư, Cha Pius Pietrzyk, trợ lý giáo sư giáo luật tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, cảnh báo rằng nếu dự luật này được thông qua, không có tôn giáo nào được an toàn.
Nếu một nguyên tắc cốt lõi ăn sâu vào truyền thống và giáo lý Công Giáo có thể bị nhà nước xóa bỏ dễ dàng như thế, thì không còn quyền tín ngưỡng hay lương tâm cơ bản nào là an toàn.
Dự luật Thượng viện California 360, tìm cách buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em.
Hơn 40 ngành nghề, bao gồm cả giáo sĩ, đã bị chi phối bởi luật pháp tiểu bang yêu cầu họ phải thông báo cho chính quyền dân sự trong các trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em. Tuy nhiên, luật hiện hành miễn trừ đối với “các trao đổi sám hối” giữa một cá nhân và thừa tác viên của họ nếu yêu cầu bảo mật bắt nguồn từ tín lý của giáo hội liên hệ. Lời thú tội trong tòa giải tội là một trường hợp điển hình.
Thượng nghị sĩ Jerry Hill đã giới thiệu dự luật California 360 vào tháng Hai, nói rằng: “Luật pháp nên được áp dụng như nhau cho tất cả các nhà chuyên môn bị chi phối bởi luật bắt buộc phải báo cáo những tội ác này - không có ngoại lệ, chấm hết.” Ông ta cho rằng việc miễn trừ cho các giáo sĩ chỉ là nhằm bảo vệ những kẻ lạm dụng và khiến trẻ em có nguy cơ cao hơn.
Đáp lại, Cha Pius Pietrzyk khẳng định rằng dự luật này không có gì khác hơn là “một nỗ lực nhằm tống giam các linh mục vô tội”.
Mặc dù mục đích của đạo luật báo cáo bắt buộc là tốt, “không có bằng chứng nào cho thấy việc buộc các linh mục tiết lộ các trường hợp lạm dụng biết được trong tòa giải tội sẽ ngăn chặn được một trường hợp lạm dụng trẻ em nào”.
Thay vào đó, ngài nói, “Có tất cả mọi lý do để tin rằng việc loại bỏ miễn trừ này sẽ có nghĩa là thủ phạm đơn giản sẽ không đưa vụ việc đó ra tòa giải tội. ”
Dự luật sẽ buộc một linh mục nghe được tội lạm dụng tình dục trong tòa giải tội “phải chọn hoặc là đối diện với án tù hoặc là phản bội bí mật đó và vi phạm lương tâm sâu sắc nhất của ngài và luật pháp của Thiên Chúa và của Giáo Hội Công Giáo.”
Cha Pius Pietrzyk nhận xét rằng: “Tôi biết rõ là tất cả các linh mục thuộc mọi quang phổ thần học và ý thức hệ, không ai trong số họ từng xem xét việc vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
“Giáo Hội Công Giáo cho rằng bí tích hòa giải là một bí tích quan trọng, cho phép các hối nhân nhận được ân sủng của Chúa Kitô và tha thứ tội lỗi cho họ,” vị linh mục giải thích.
“Mặc dù vị linh mục hoạt động như một công cụ, nhưng việc xưng tội về cơ bản là một cuộc gặp gỡ giữa hối nhân Kitô hữu với Thiên Chúa; người ấy thừa nhận tội lỗi của mình với Chúa và thông qua vị linh mục nhận được ơn xá giải của Chúa. Đó là một khoảnh khắc linh thánh trong đó một người tiết lộ phần sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa.”
Giáo hội dạy rằng “ấn tín bí tích hòa giải” là bất khả xâm phạm và không thể thay đổi bởi các thẩm quyền con người, bởi vì nguồn gốc của bí tích này nằm trong mặc khải của Thiên Chúa,” Cha Pius Pietrzyk nói. Một linh mục cố ý vi phạm ấn tín này phạm vào một trọng tội và lập tức bị tuyệt thông.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng thông tin mà linh mục nhận được trong tòa giải tội không thuộc về ngài. Nó chỉ thuộc về Chúa. Vì lý do đó, một linh mục dứt khoát bị cấm tiết lộ tội lỗi của một hối nhân, không có bất kỳ ngoại lệ nào.
Niềm tin này là nền tảng cho giáo lý Công Giáo, tồn tại trong nhiều thế kỷ trước khi Hoa Kỳ được thành lập, vị linh mục lưu ý. Và từ lâu điều này đã được các tòa án và chính quyền dân sự tán thành.
Cha Pius Pietrzyk nhắc nhớ rằng vào năm 1813, Tòa Đại Hình New York tuyên bố: “Buộc một thừa tác viên nói ra những gì nhận được trong tòa giải tội, là tuyên bố rằng sẽ không còn có sự thú tội nữa; và đặc tính quan trọng này đạo Công Giáo sẽ bị tiêu diệt.”
Năm 1980, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thừa nhận: “Quan hệ giữa linh mục và hối nhân thừa nhận nhu cầu của con người phải tiết lộ cho một cố vấn tâm linh, là người mình hoàn toàn tin tưởng một cách tuyệt đối, những gì được cho là khiếm khuyết trong hành động hoặc suy nghĩ ngõ hầu có thể nhận được sự an ủi và hướng dẫn.”
Với bối cảnh tôn giáo và lịch sử của ấn tín bí tích hòa giải, tất cả người dân Hoa Kỳ cần phải cảnh giác trước dự luật của California.
“Buộc các cá nhân lựa chọn giữa phần bất khả xâm phạm nhất trong niềm tin tôn giáo và tù tội chính là điều mà Dự luật Nhân quyền [10 tu chính án đầu tiên của Hoa Kỳ được thông qua năm 1791- chú thích của người dịch] muốn tránh đi.”
Source:Catholic News AgencyDominican priest: California confession bill threatens all religions
Hôm Chúa Nhật 28 tháng Tư, Cha Pius Pietrzyk, trợ lý giáo sư giáo luật tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, cảnh báo rằng nếu dự luật này được thông qua, không có tôn giáo nào được an toàn.
Nếu một nguyên tắc cốt lõi ăn sâu vào truyền thống và giáo lý Công Giáo có thể bị nhà nước xóa bỏ dễ dàng như thế, thì không còn quyền tín ngưỡng hay lương tâm cơ bản nào là an toàn.
Dự luật Thượng viện California 360, tìm cách buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội trong các trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em.
Hơn 40 ngành nghề, bao gồm cả giáo sĩ, đã bị chi phối bởi luật pháp tiểu bang yêu cầu họ phải thông báo cho chính quyền dân sự trong các trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em. Tuy nhiên, luật hiện hành miễn trừ đối với “các trao đổi sám hối” giữa một cá nhân và thừa tác viên của họ nếu yêu cầu bảo mật bắt nguồn từ tín lý của giáo hội liên hệ. Lời thú tội trong tòa giải tội là một trường hợp điển hình.
Thượng nghị sĩ Jerry Hill đã giới thiệu dự luật California 360 vào tháng Hai, nói rằng: “Luật pháp nên được áp dụng như nhau cho tất cả các nhà chuyên môn bị chi phối bởi luật bắt buộc phải báo cáo những tội ác này - không có ngoại lệ, chấm hết.” Ông ta cho rằng việc miễn trừ cho các giáo sĩ chỉ là nhằm bảo vệ những kẻ lạm dụng và khiến trẻ em có nguy cơ cao hơn.
Đáp lại, Cha Pius Pietrzyk khẳng định rằng dự luật này không có gì khác hơn là “một nỗ lực nhằm tống giam các linh mục vô tội”.
Mặc dù mục đích của đạo luật báo cáo bắt buộc là tốt, “không có bằng chứng nào cho thấy việc buộc các linh mục tiết lộ các trường hợp lạm dụng biết được trong tòa giải tội sẽ ngăn chặn được một trường hợp lạm dụng trẻ em nào”.
Thay vào đó, ngài nói, “Có tất cả mọi lý do để tin rằng việc loại bỏ miễn trừ này sẽ có nghĩa là thủ phạm đơn giản sẽ không đưa vụ việc đó ra tòa giải tội. ”
Dự luật sẽ buộc một linh mục nghe được tội lạm dụng tình dục trong tòa giải tội “phải chọn hoặc là đối diện với án tù hoặc là phản bội bí mật đó và vi phạm lương tâm sâu sắc nhất của ngài và luật pháp của Thiên Chúa và của Giáo Hội Công Giáo.”
Cha Pius Pietrzyk nhận xét rằng: “Tôi biết rõ là tất cả các linh mục thuộc mọi quang phổ thần học và ý thức hệ, không ai trong số họ từng xem xét việc vi phạm ấn tín tòa giải tội.”
“Giáo Hội Công Giáo cho rằng bí tích hòa giải là một bí tích quan trọng, cho phép các hối nhân nhận được ân sủng của Chúa Kitô và tha thứ tội lỗi cho họ,” vị linh mục giải thích.
“Mặc dù vị linh mục hoạt động như một công cụ, nhưng việc xưng tội về cơ bản là một cuộc gặp gỡ giữa hối nhân Kitô hữu với Thiên Chúa; người ấy thừa nhận tội lỗi của mình với Chúa và thông qua vị linh mục nhận được ơn xá giải của Chúa. Đó là một khoảnh khắc linh thánh trong đó một người tiết lộ phần sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa.”
Giáo hội dạy rằng “ấn tín bí tích hòa giải” là bất khả xâm phạm và không thể thay đổi bởi các thẩm quyền con người, bởi vì nguồn gốc của bí tích này nằm trong mặc khải của Thiên Chúa,” Cha Pius Pietrzyk nói. Một linh mục cố ý vi phạm ấn tín này phạm vào một trọng tội và lập tức bị tuyệt thông.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng thông tin mà linh mục nhận được trong tòa giải tội không thuộc về ngài. Nó chỉ thuộc về Chúa. Vì lý do đó, một linh mục dứt khoát bị cấm tiết lộ tội lỗi của một hối nhân, không có bất kỳ ngoại lệ nào.
Niềm tin này là nền tảng cho giáo lý Công Giáo, tồn tại trong nhiều thế kỷ trước khi Hoa Kỳ được thành lập, vị linh mục lưu ý. Và từ lâu điều này đã được các tòa án và chính quyền dân sự tán thành.
Cha Pius Pietrzyk nhắc nhớ rằng vào năm 1813, Tòa Đại Hình New York tuyên bố: “Buộc một thừa tác viên nói ra những gì nhận được trong tòa giải tội, là tuyên bố rằng sẽ không còn có sự thú tội nữa; và đặc tính quan trọng này đạo Công Giáo sẽ bị tiêu diệt.”
Năm 1980, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thừa nhận: “Quan hệ giữa linh mục và hối nhân thừa nhận nhu cầu của con người phải tiết lộ cho một cố vấn tâm linh, là người mình hoàn toàn tin tưởng một cách tuyệt đối, những gì được cho là khiếm khuyết trong hành động hoặc suy nghĩ ngõ hầu có thể nhận được sự an ủi và hướng dẫn.”
Với bối cảnh tôn giáo và lịch sử của ấn tín bí tích hòa giải, tất cả người dân Hoa Kỳ cần phải cảnh giác trước dự luật của California.
“Buộc các cá nhân lựa chọn giữa phần bất khả xâm phạm nhất trong niềm tin tôn giáo và tù tội chính là điều mà Dự luật Nhân quyền [10 tu chính án đầu tiên của Hoa Kỳ được thông qua năm 1791- chú thích của người dịch] muốn tránh đi.”
Source:Catholic News Agency
Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.