Chúa Nhật 3 Thường Niên C
Sau một thời gian ngược xuôi giảng dạy ở nhiều nơi, Chúa Giêsu trở về quê hương Nadarét yêu dấu thăm viếng. Vào ngày Sabát, Ngài đến hội đường, người ta mời Ngài đọc sách thánh và giảng dạy. Thời đó, tại Israel có hai nơi dành cho việc phụng tự là Đền thờ và Hội đường. Chỉ có một Đền thờ tại Giêrusalem. Hội đường rất nhiều, hầu như mỗi làng đều có một cái. Đền thờ là nơi dân Do thái dâng hy lễ cho Thiên Chúa, như chiên, cừu, bồ câu… Còn Hội đường là nơi dành cho việc giảng huấn, nơi dân chúng lắng nghe Lời Chúa và cố gắng áp dụng lời ấy vào cuộc sống của họ.
Ngày Sabát, người ta thường đọc sách Luật, các sách Ngôn sứ rồi tiếp theo là một bài giảng giải. Người Do thái trưởng thành nào cũng có quyền được lên tiếng ở đó, nhưng thường những người coi sóc hội đường hay giao cho ai thông thạo Kinh Thánh làm việc này. Hôm nay cũng vậy, người ta đưa cho Chúa Giêsu cuốn Sách Thánh. Mở sách ra, Ngài gặp ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng Cứu Thế sẽ đến và những việc Ngài sẽ làm.
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó.Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,19-19). Chúa Giêsu xác nhận lời tiên báo được thực hiện nơi chính bản thân Ngài: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Nội dung của sứ điệp ngôn sứ được ứng nghiệm nói lên công việc Chúa Giêsu sẽ thi hành. Công việc gồm hai điểm chính là loan báo Tin Mừng và đi công bố những gì Thiên Chúa muốn thực hiện cho nhân loại.
1. Loan báo Tin Mừng
Tin Mừng được loan báo là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu nói rõ đối tượng ưu tiên của việc rao giảng Tin Mừng là đến với những người nghèo khó: “Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo khó”. Mọi người đều là những người nghèo : kẻ thì nghèo vật chất, người thì nghèo tinh thần. Như vậy Tin Mừng của Chúa được loan báo cho tất cả mọi người.Giáo Hội luôn phục vụ những người nghèo.Sống nghèo, tận tụy phục vụ người nghèo, đó là những nét nổi bật của Giáo Hội. Sứ vụ ấy làm nên tinh thần khó nghèo của Tám Mối Phúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Khi tôi được bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức Hồng Y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau. Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến tôi hạnh phúc: ‘Đừng quên người nghèo’. Thật là đẹp”. (x.Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Đài truyền hình Braxin Globo sau kết thúc ngày Giới Trẻ tại Rio de Janeiro). Thực sự, “Đừng quên người nghèo” là một lời khuyên đơn sơ. Nhưng là một lời khuyên rất đạo đức, rất Phúc Âm, rất thời sự. Lời khuyên đó trong giây phút lịch sử trọng đại bầu Giáo hoàng đã và đang đánh thức lương tâm rất nhiều người. “Đừng quên người nghèo” cũng được coi là lời khuyên, chính Chúa gởi tới mọi người có trách nhiệm lo cho nhân loại hiện nay.Đức Giêsu, không những đã không quên người nghèo mà còn rất thương họ. Người thương người nghèo, trước hết bằng cách mặc lấy thân phận người nghèo. Thánh Phaolô viết:“Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem trong hang đá với những hoàn cảnh cực nghèo. Người sống 30 năm ở Nadarét, như một người thợ mộc, thuộc gia đình nghèo. Quê Người thuộc vùng dân nghèo. Người đi giảng trên đất những người nghèo.Những nơi mà Chúa Giêsu sinh sống và hoạt động đều không thuộc về trung tâm của Đời và Đạo. Những người mà Chúa Giêsu năng lui tới hầu hết thuộc loại bên lề xã hội và tôn giáo, như những người tàn tật, bệnh hoạn, nghèo túng, tội lỗi.
Thuộc về trung tâm tôn giáo hồi đó là các thượng tế, các luật sĩ, và các thầy Lêvi. Họ có nhiều chức, nhiều quyền, nhiều lợi. Còn Chúa Giêsu thì thuộc loại bên lề. Đặc biệt là lúc sinh ra và lúc chết.Sỡ dĩ Chúa Giêsu chọn ở bên lề như vậy, là để những người ở bên lề vốn bị khinh chê và bị loại trừ, thấy được là họ được Chúa yêu thương, được Chúa chia sẻ, được Chúa lo giải cứu.Chúa Giêsu giải cứu họ bằng sự lo chữa bệnh tật cho họ, trừ quỷ cho họ, cho họ có của ăn khi cần, bênh quyền lợi của họ, loan báo Tin Mừng cho họ, nhất là bằng việc Người hy sinh mạng sống mình. Người chết, nhưng đã sống lại, để rồi mọi kẻ tin theo Người, cho dù bị Đời và Đạo lúc đó loại trừ, cũng sẽ được sống lại hiển vinh như chính Người. Theo cung cách đó, Tin Mừng cho người nghèo và người tội lỗi chính là điều Chúa mạc khải và đã thực hiện như được kể trong Phúc Âm.Những gì xưa Chúa Giêsu đã làm cho người nghèo, vẫn được các môn đệ Chúa trong mọi thời mọi nơi tiếp tục thực hiện.
Thế nào là đừng quên người nghèo?. Theo các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, khi còn là Hồng Y, và khi đã làm Giáo hoàng, xin tóm lược ý của Ngài về đừng quên người nghèo.
Đừng quên người nghèo là cố gắng cứu giúp người nghèo một cách cụ thể tế nhị và quảng đại, tùy khả năng. Đừng quên người nghèo là hãy có một thái độ gần gũi với họ. Họ là những trẻ em nghèo, những người già yếu, bệnh tật, những người lỡ lầm, những người bị xã hội loại trừ. Đừng quên người nghèo là hãy có một đời sống giản dị, không xa cách người nghèo. Không cấm có những tiện nghi cần thiết, nhưng đừng sang trọng xa hoa. Đừng quên người nghèo là hãy đơn sơ trong việc giảng dạy, để người nghèo dễ hiểu. Đừng quên người nghèo là hãy lắng nghe những người yếu đuối nhất. Đừng quên người nghèo là hãy tìm hiểu hoàn cảnh nhiều người bỏ đạo, lấy tình thương mà giúp họ trở về. Đừng quên người nghèo là hãy biết ân cần đón nhận bất cứ dấu chỉ thiện chí nào của những người tội lỗi, nghèo túng, để nhờ đó mà có những bắt đầu dọn đường cho tình yêu thương xót Chúa, giúp họ làm lại cuộc đời. Đừng quên người nghèo là hãy khiêm tốn học nơi nhiều người nghèo những đức tính tốt. Đừng quên người nghèo là phải có tấm lòng yêu thương nồng nàn chân thật và kiên trì đối với người nghèo theo gương Chúa Giêsu.Thiết tưởng có một trái tim đầy lửa tình yêu thương xót chính là mấu chốt của “đừng quên người nghèo”. Để yêu thương, Đức Phanxicô nhắc đến thánh giá và sự từ bỏ mình. Ngài nhận đó là điều khó chịu, nhưng không phải là vô bổ trong tình yêu thương xót đối với người nghèo khổ.“Đừng quên người nghèo” đang được khơi động sâu rộng trong Hội Thánh do Đức Phanxicô. Đây là một lựa chọn vừa thần học và cũng vừa tiên tri. Có thể tính cách tiên tri vượt nổi hơn.Đạo nơi nào không quên người nghèo sẽ tồn tại và phát triển. Đạo nơi nào quên người nghèo sẽ tự biến chất và tự hủy. Đó là một lời tiên tri không nên coi thường. (x. Đừng quên người nghèo, ĐGM Bùi Tuần).
Đại Hội Đồng các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh đã tuyên bố tại Puebca năm 1979 rằng: “Việc phục vụ con người tốt đẹp nhất là loan báo Tin Mừng. Công việc đó giúp con người phát triển như con cái Thiên Chúa, giải thoát con người khỏi những bất công và thúc đẩy công trình phát triển toàn diện con người”.
2. Đi công bố
Sau khi công bố "Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo", Chúa Giêsu đã đưa thêm một số thí dụ để giải thích thế nào là loan báo Tin Mừng cho người nghèo :
- Công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha.
- Cho người mù biết họ được sáng mắt.
- Trả tự do cho người bị áp bức.
- Công bố một năm hồng ân của Chúa.
Như vậy, "người nghèo" là những kẻ đang ở trong tình cảnh khổ sở, thiếu thốn như bị giam cầm, bị mù, bị áp bức…và đang mong thoát khỏi cảnh ấy. Đối với những người như thế, lời công bố của Chúa Giêsu mới thực sự là Tin Mừng. Còn những ai không khổ sở thiếu thốn thì lời Chúa Giêsu như nói với ai đó chứ chẳng liên can gì tới họ, cho nên chẳng phải là Tin Mừng gì cả. Bởi vậy Chúa Giêsu cũng chẳng cần loan báo cho họ. Nhưng xét cho cùng, ai mà không khổ sở thiếu thốn ? Ai mà không "bị giam cầm" trong một thứ tù ngục nào đó ? Ai mà không "mù" một cách nào đó ? Ai mà không "bị áp bức" bởi một thế lực gian tà nào đó ? Thành thử Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên Tin Mừng ấy chỉ có hiệu quả đối với những ai ý thức mình là người nghèo. (x. Sợi chỉ đỏ, CN 3 thường niên C).
Sứ điệp công bố là những gì Thiên Chúa muốn làm cho nhân loại khốn cùng. Chúa Giêsu đã công bố bằng lời nói và bằng việc làm. Chính nơi Chúa Giêsu, người tội lỗi nhận được ơn tha thứ, người đau khổ gặp được nguồn an ủi, người chán nản gặp được niềm vui và người thất vọng tìm lại niềm hy vọng. Biết bao người tội lỗi đã “bị giam cầm” nay được thứ tha. Ánh sáng là một báu vật cho những người đang chìm trong tăm tối. Người mù thể lý được Chúa mở mắt. Người mù thiêng liêng được mở mắt đức tin để nhìn thấy và tin vào Chúa. Tự do là quà tặng quí giá nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Những người bị áp bức, bị vùi dập, bị đè nén, những thống khổ nay được giải thoát. Những lo lắng, bệnh tật, bất công... làm cho con người trở nên nô lệ, mất đi phẩm giá, nay được Chúa chữa lành bệnh tật, bênh vực kẻ yếu, duy trì công bình xã hội và phục hồi phẩm giá cho họ. Đó là hồng ân Chúa Giêsu công bố và thực hiện. Đây là sứ mạng giải thoát con người hoàn toàn khỏi mọi cảnh bất công xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa hay tôn giáo. Trong Nước Thiên Chúa mọi người đều bình đẳng trước nhan Thiên Chúa. Hình ảnh lý tưởng ấy đang hiện diện một cách huyền nhiệm trong Giáo Hội (x. Lumen Gentium, 3).
3. Giáo Hội tiếp nối sứ vụ.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Sức thuyết phục của Chúa Giêsu chỉ có thể giải thích được là tất cả lời giảng, dụ ngôn và suy luận của Người không bao giờ tách khỏi đời sống của Người. Theo nghĩa đó, tất cả cuộc đời của Người là một bài giảng liên tục…” (Catechesi tradendae số 9). Chúa Giêsu đã trao cho Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Ngài. Giáo Hội luôn ý thức về sứ mạng của mình trong thế giới. Giáo Hội nối dài hoạt động của Chúa Giêsu. Qua dọc dài lịch sử, Giáo Hội luôn nỗ lực thực hiện sứ mạng đem Tin Mừng cho người nghèo hèn. Giáo Hội đã thiết lập các bệnh viện, các trường học, các cô nhi viện, các trại cùi, nhà dưỡng lão…Những công việc từ thiện, bác ái, xã hội, văn hóa, Giáo Hội đã làm và đang tiếp tục làm:“Giáo Hội trìu mến và ấp ủ tất cả những ai đau khổ vì sự yếu hèn của con người, nhất là nhận biết nơi những người nghèo khó và đau khổ hình ảnh Đấng Sáng Lập khó nghèo và đau khổ, ra sức giảm bớt nỗi cơ cực của họ và nhằm phụng sự Chúa Kitô trong họ”(Lumen Gentium, 8).
Thời đại hôm nay, sứ mạng của Giáo Hội còn quan trọng và thiết thực hơn nữa, liên quan đến tự do, công lý, nhân quyền, phát triển và hòa bình.Những hoạt động bác ái và y tế xã hội chỉ xoa dịu phần nào nỗi đau khổ của những người nghèo hèn. Còn những người bị giam cầm trong các trại tù cải tạo, những người bị áp bức đến mất tự do ngoài xã hội và những người dân đang bị hạn chế tự do, đói khát nhân quyền. Giáo Hội quan tâm nhiều đến họ và trợ giúp cho họ. Phương tiện của Giáo Hội luôn là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Tin Mừng là “sự thật giải thoát” (Ga 8,32). Trong Tông huấn “Niềm Vui Tin mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các Kitô hữu cùng với ngài đem Tin Mừng cứu độ đến cho thế giới: “Sứ mạng của Hội Thánh là đi ra để cung cấp cho tất cả mọi người sự sống của Đức Kitô” (số 49). Giáo hội thực thi sứ vụ ấy không phải bằng uy quyền sức mạnh của trần gian, nhưng bằng ân sủng của Tin Mừng.
Mỗi Kitô hữu tiếp nối công việc của Chúa Giêsu bằng cách chia sẻ niềm vui và ánh sáng, nâng đỡ người đau khổ thể xác và tinh thần, tẩy trừ sợ hãi, giải thoát người bị áp bức, xoa dịu các oán hờn, an ủi kẻ cô đơn, biểu lộ sự hiện diện tích cực của Chúa bằng những hoạt động bác ái của mình. Trung thành thực thi sứ vụ của người môn đệ Chúa Kitô, chúng ta góp phần làm cho lời tiên tri Isaia cũng được ứng nghiệm,năm hồng ân của Chúa được công bố và Nước Thiên Chúa hiện diện giữa lòng cuộc sống hôm nay.Chúa luôn đồng hành với chúng ta. Chúa luôn luôn ở bên trong sứ vụ tình yêu của chúng ta.
Sau một thời gian ngược xuôi giảng dạy ở nhiều nơi, Chúa Giêsu trở về quê hương Nadarét yêu dấu thăm viếng. Vào ngày Sabát, Ngài đến hội đường, người ta mời Ngài đọc sách thánh và giảng dạy. Thời đó, tại Israel có hai nơi dành cho việc phụng tự là Đền thờ và Hội đường. Chỉ có một Đền thờ tại Giêrusalem. Hội đường rất nhiều, hầu như mỗi làng đều có một cái. Đền thờ là nơi dân Do thái dâng hy lễ cho Thiên Chúa, như chiên, cừu, bồ câu… Còn Hội đường là nơi dành cho việc giảng huấn, nơi dân chúng lắng nghe Lời Chúa và cố gắng áp dụng lời ấy vào cuộc sống của họ.
Ngày Sabát, người ta thường đọc sách Luật, các sách Ngôn sứ rồi tiếp theo là một bài giảng giải. Người Do thái trưởng thành nào cũng có quyền được lên tiếng ở đó, nhưng thường những người coi sóc hội đường hay giao cho ai thông thạo Kinh Thánh làm việc này. Hôm nay cũng vậy, người ta đưa cho Chúa Giêsu cuốn Sách Thánh. Mở sách ra, Ngài gặp ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng Cứu Thế sẽ đến và những việc Ngài sẽ làm.
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó.Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,19-19). Chúa Giêsu xác nhận lời tiên báo được thực hiện nơi chính bản thân Ngài: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Nội dung của sứ điệp ngôn sứ được ứng nghiệm nói lên công việc Chúa Giêsu sẽ thi hành. Công việc gồm hai điểm chính là loan báo Tin Mừng và đi công bố những gì Thiên Chúa muốn thực hiện cho nhân loại.
1. Loan báo Tin Mừng
Tin Mừng được loan báo là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu nói rõ đối tượng ưu tiên của việc rao giảng Tin Mừng là đến với những người nghèo khó: “Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo khó”. Mọi người đều là những người nghèo : kẻ thì nghèo vật chất, người thì nghèo tinh thần. Như vậy Tin Mừng của Chúa được loan báo cho tất cả mọi người.Giáo Hội luôn phục vụ những người nghèo.Sống nghèo, tận tụy phục vụ người nghèo, đó là những nét nổi bật của Giáo Hội. Sứ vụ ấy làm nên tinh thần khó nghèo của Tám Mối Phúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Khi tôi được bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức Hồng Y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau. Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến tôi hạnh phúc: ‘Đừng quên người nghèo’. Thật là đẹp”. (x.Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Đài truyền hình Braxin Globo sau kết thúc ngày Giới Trẻ tại Rio de Janeiro). Thực sự, “Đừng quên người nghèo” là một lời khuyên đơn sơ. Nhưng là một lời khuyên rất đạo đức, rất Phúc Âm, rất thời sự. Lời khuyên đó trong giây phút lịch sử trọng đại bầu Giáo hoàng đã và đang đánh thức lương tâm rất nhiều người. “Đừng quên người nghèo” cũng được coi là lời khuyên, chính Chúa gởi tới mọi người có trách nhiệm lo cho nhân loại hiện nay.Đức Giêsu, không những đã không quên người nghèo mà còn rất thương họ. Người thương người nghèo, trước hết bằng cách mặc lấy thân phận người nghèo. Thánh Phaolô viết:“Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem trong hang đá với những hoàn cảnh cực nghèo. Người sống 30 năm ở Nadarét, như một người thợ mộc, thuộc gia đình nghèo. Quê Người thuộc vùng dân nghèo. Người đi giảng trên đất những người nghèo.Những nơi mà Chúa Giêsu sinh sống và hoạt động đều không thuộc về trung tâm của Đời và Đạo. Những người mà Chúa Giêsu năng lui tới hầu hết thuộc loại bên lề xã hội và tôn giáo, như những người tàn tật, bệnh hoạn, nghèo túng, tội lỗi.
Thuộc về trung tâm tôn giáo hồi đó là các thượng tế, các luật sĩ, và các thầy Lêvi. Họ có nhiều chức, nhiều quyền, nhiều lợi. Còn Chúa Giêsu thì thuộc loại bên lề. Đặc biệt là lúc sinh ra và lúc chết.Sỡ dĩ Chúa Giêsu chọn ở bên lề như vậy, là để những người ở bên lề vốn bị khinh chê và bị loại trừ, thấy được là họ được Chúa yêu thương, được Chúa chia sẻ, được Chúa lo giải cứu.Chúa Giêsu giải cứu họ bằng sự lo chữa bệnh tật cho họ, trừ quỷ cho họ, cho họ có của ăn khi cần, bênh quyền lợi của họ, loan báo Tin Mừng cho họ, nhất là bằng việc Người hy sinh mạng sống mình. Người chết, nhưng đã sống lại, để rồi mọi kẻ tin theo Người, cho dù bị Đời và Đạo lúc đó loại trừ, cũng sẽ được sống lại hiển vinh như chính Người. Theo cung cách đó, Tin Mừng cho người nghèo và người tội lỗi chính là điều Chúa mạc khải và đã thực hiện như được kể trong Phúc Âm.Những gì xưa Chúa Giêsu đã làm cho người nghèo, vẫn được các môn đệ Chúa trong mọi thời mọi nơi tiếp tục thực hiện.
Thế nào là đừng quên người nghèo?. Theo các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, khi còn là Hồng Y, và khi đã làm Giáo hoàng, xin tóm lược ý của Ngài về đừng quên người nghèo.
Đừng quên người nghèo là cố gắng cứu giúp người nghèo một cách cụ thể tế nhị và quảng đại, tùy khả năng. Đừng quên người nghèo là hãy có một thái độ gần gũi với họ. Họ là những trẻ em nghèo, những người già yếu, bệnh tật, những người lỡ lầm, những người bị xã hội loại trừ. Đừng quên người nghèo là hãy có một đời sống giản dị, không xa cách người nghèo. Không cấm có những tiện nghi cần thiết, nhưng đừng sang trọng xa hoa. Đừng quên người nghèo là hãy đơn sơ trong việc giảng dạy, để người nghèo dễ hiểu. Đừng quên người nghèo là hãy lắng nghe những người yếu đuối nhất. Đừng quên người nghèo là hãy tìm hiểu hoàn cảnh nhiều người bỏ đạo, lấy tình thương mà giúp họ trở về. Đừng quên người nghèo là hãy biết ân cần đón nhận bất cứ dấu chỉ thiện chí nào của những người tội lỗi, nghèo túng, để nhờ đó mà có những bắt đầu dọn đường cho tình yêu thương xót Chúa, giúp họ làm lại cuộc đời. Đừng quên người nghèo là hãy khiêm tốn học nơi nhiều người nghèo những đức tính tốt. Đừng quên người nghèo là phải có tấm lòng yêu thương nồng nàn chân thật và kiên trì đối với người nghèo theo gương Chúa Giêsu.Thiết tưởng có một trái tim đầy lửa tình yêu thương xót chính là mấu chốt của “đừng quên người nghèo”. Để yêu thương, Đức Phanxicô nhắc đến thánh giá và sự từ bỏ mình. Ngài nhận đó là điều khó chịu, nhưng không phải là vô bổ trong tình yêu thương xót đối với người nghèo khổ.“Đừng quên người nghèo” đang được khơi động sâu rộng trong Hội Thánh do Đức Phanxicô. Đây là một lựa chọn vừa thần học và cũng vừa tiên tri. Có thể tính cách tiên tri vượt nổi hơn.Đạo nơi nào không quên người nghèo sẽ tồn tại và phát triển. Đạo nơi nào quên người nghèo sẽ tự biến chất và tự hủy. Đó là một lời tiên tri không nên coi thường. (x. Đừng quên người nghèo, ĐGM Bùi Tuần).
Đại Hội Đồng các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh đã tuyên bố tại Puebca năm 1979 rằng: “Việc phục vụ con người tốt đẹp nhất là loan báo Tin Mừng. Công việc đó giúp con người phát triển như con cái Thiên Chúa, giải thoát con người khỏi những bất công và thúc đẩy công trình phát triển toàn diện con người”.
2. Đi công bố
Sau khi công bố "Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo", Chúa Giêsu đã đưa thêm một số thí dụ để giải thích thế nào là loan báo Tin Mừng cho người nghèo :
- Công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha.
- Cho người mù biết họ được sáng mắt.
- Trả tự do cho người bị áp bức.
- Công bố một năm hồng ân của Chúa.
Như vậy, "người nghèo" là những kẻ đang ở trong tình cảnh khổ sở, thiếu thốn như bị giam cầm, bị mù, bị áp bức…và đang mong thoát khỏi cảnh ấy. Đối với những người như thế, lời công bố của Chúa Giêsu mới thực sự là Tin Mừng. Còn những ai không khổ sở thiếu thốn thì lời Chúa Giêsu như nói với ai đó chứ chẳng liên can gì tới họ, cho nên chẳng phải là Tin Mừng gì cả. Bởi vậy Chúa Giêsu cũng chẳng cần loan báo cho họ. Nhưng xét cho cùng, ai mà không khổ sở thiếu thốn ? Ai mà không "bị giam cầm" trong một thứ tù ngục nào đó ? Ai mà không "mù" một cách nào đó ? Ai mà không "bị áp bức" bởi một thế lực gian tà nào đó ? Thành thử Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên Tin Mừng ấy chỉ có hiệu quả đối với những ai ý thức mình là người nghèo. (x. Sợi chỉ đỏ, CN 3 thường niên C).
Sứ điệp công bố là những gì Thiên Chúa muốn làm cho nhân loại khốn cùng. Chúa Giêsu đã công bố bằng lời nói và bằng việc làm. Chính nơi Chúa Giêsu, người tội lỗi nhận được ơn tha thứ, người đau khổ gặp được nguồn an ủi, người chán nản gặp được niềm vui và người thất vọng tìm lại niềm hy vọng. Biết bao người tội lỗi đã “bị giam cầm” nay được thứ tha. Ánh sáng là một báu vật cho những người đang chìm trong tăm tối. Người mù thể lý được Chúa mở mắt. Người mù thiêng liêng được mở mắt đức tin để nhìn thấy và tin vào Chúa. Tự do là quà tặng quí giá nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Những người bị áp bức, bị vùi dập, bị đè nén, những thống khổ nay được giải thoát. Những lo lắng, bệnh tật, bất công... làm cho con người trở nên nô lệ, mất đi phẩm giá, nay được Chúa chữa lành bệnh tật, bênh vực kẻ yếu, duy trì công bình xã hội và phục hồi phẩm giá cho họ. Đó là hồng ân Chúa Giêsu công bố và thực hiện. Đây là sứ mạng giải thoát con người hoàn toàn khỏi mọi cảnh bất công xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa hay tôn giáo. Trong Nước Thiên Chúa mọi người đều bình đẳng trước nhan Thiên Chúa. Hình ảnh lý tưởng ấy đang hiện diện một cách huyền nhiệm trong Giáo Hội (x. Lumen Gentium, 3).
3. Giáo Hội tiếp nối sứ vụ.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Sức thuyết phục của Chúa Giêsu chỉ có thể giải thích được là tất cả lời giảng, dụ ngôn và suy luận của Người không bao giờ tách khỏi đời sống của Người. Theo nghĩa đó, tất cả cuộc đời của Người là một bài giảng liên tục…” (Catechesi tradendae số 9). Chúa Giêsu đã trao cho Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Ngài. Giáo Hội luôn ý thức về sứ mạng của mình trong thế giới. Giáo Hội nối dài hoạt động của Chúa Giêsu. Qua dọc dài lịch sử, Giáo Hội luôn nỗ lực thực hiện sứ mạng đem Tin Mừng cho người nghèo hèn. Giáo Hội đã thiết lập các bệnh viện, các trường học, các cô nhi viện, các trại cùi, nhà dưỡng lão…Những công việc từ thiện, bác ái, xã hội, văn hóa, Giáo Hội đã làm và đang tiếp tục làm:“Giáo Hội trìu mến và ấp ủ tất cả những ai đau khổ vì sự yếu hèn của con người, nhất là nhận biết nơi những người nghèo khó và đau khổ hình ảnh Đấng Sáng Lập khó nghèo và đau khổ, ra sức giảm bớt nỗi cơ cực của họ và nhằm phụng sự Chúa Kitô trong họ”(Lumen Gentium, 8).
Thời đại hôm nay, sứ mạng của Giáo Hội còn quan trọng và thiết thực hơn nữa, liên quan đến tự do, công lý, nhân quyền, phát triển và hòa bình.Những hoạt động bác ái và y tế xã hội chỉ xoa dịu phần nào nỗi đau khổ của những người nghèo hèn. Còn những người bị giam cầm trong các trại tù cải tạo, những người bị áp bức đến mất tự do ngoài xã hội và những người dân đang bị hạn chế tự do, đói khát nhân quyền. Giáo Hội quan tâm nhiều đến họ và trợ giúp cho họ. Phương tiện của Giáo Hội luôn là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Tin Mừng là “sự thật giải thoát” (Ga 8,32). Trong Tông huấn “Niềm Vui Tin mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các Kitô hữu cùng với ngài đem Tin Mừng cứu độ đến cho thế giới: “Sứ mạng của Hội Thánh là đi ra để cung cấp cho tất cả mọi người sự sống của Đức Kitô” (số 49). Giáo hội thực thi sứ vụ ấy không phải bằng uy quyền sức mạnh của trần gian, nhưng bằng ân sủng của Tin Mừng.
Mỗi Kitô hữu tiếp nối công việc của Chúa Giêsu bằng cách chia sẻ niềm vui và ánh sáng, nâng đỡ người đau khổ thể xác và tinh thần, tẩy trừ sợ hãi, giải thoát người bị áp bức, xoa dịu các oán hờn, an ủi kẻ cô đơn, biểu lộ sự hiện diện tích cực của Chúa bằng những hoạt động bác ái của mình. Trung thành thực thi sứ vụ của người môn đệ Chúa Kitô, chúng ta góp phần làm cho lời tiên tri Isaia cũng được ứng nghiệm,năm hồng ân của Chúa được công bố và Nước Thiên Chúa hiện diện giữa lòng cuộc sống hôm nay.Chúa luôn đồng hành với chúng ta. Chúa luôn luôn ở bên trong sứ vụ tình yêu của chúng ta.